I – Mục tiêu:
- Nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10.000.Biết so sánh các đại lượng cùng loại.
- Rèn so sánh các số trong phạm vi 10.000 và giải toán nhanh, chính xác.
- Giáo dục Hs yêu thích và ham học toán, óc nhạy bén.
II – Chuẩn bị:Giáo viên: phấn màu, bảng phụ, băng giấy.
III – Các hoạt động:
1) Bài cũ: (4) Luyện tập
- Nêu các bước xác định trung điểm của đoạn thẳng?
2) Bài mới: (25) So sánh các số trong phạm vi 10.000
TOÁN SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10.000 I – Mục tiêu: - Nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10.000.Biết so sánh các đại lượng cùng loại. - Rèn so sánh các số trong phạm vi 10.000 và giải toán nhanh, chính xác. - Giáo dục Hs yêu thích và ham học toán, óc nhạy bén. II – Chuẩn bị:Giáo viên: phấn màu, bảng phụ, băng giấy. III – Các hoạt động: 1) Bài cũ: (4’) Luyện tập - Nêu các bước xác định trung điểm của đoạn thẳng? 2) Bài mới: (25’) So sánh các số trong phạm vi 10.000 Hoạt động 1: So sánh hai số trong phạm vi 10.000. a) GV hướng dẫn so sánh hai số có số chữ số khác nhau. 999 ... 1000 - Yêu cầu HS điền dấu thích hợp, giải thích tại sao? - So sánh 9999 và 10.000 tương tự như trên. GV kết luận b) So sánh hai số có số chữ số bằng nhau: Ví dụ: 9000 với 8999 Ví dụ: 6579 với 6580 Gv kết luận Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu. - Sửa bài, nhận xét. Bài 2: Điền dấu > , < , = Bài 4: ( Dành cho Hs khá, giỏi) + Đo rồi viết số đo độ dài cạnh của hình vuông. + Tính chu vi của hình vuông. - Nhận xét. 3) Củng cố: (4’) - Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”. * Thi đua 2 đội, mỗi đội khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng, nhanh bài 3. 4) Dặn dò: (1’) - Làm hoàn chỉnh bài. - Chuẩn bị bài “Luyện tập”. - Nhận xét tiết. - HS điền dấu, trả lời: 999 < 1000. vì 999 thêm 1 được 1000, vì 999 có ít chữ số hơn 1000 ... 10.000 > 9999 - Nhận xét. - HS tự nêu cách so sánh. Nhận xét. * 9000 > 8999 vì ở hàng nghìn có 9 > 8 - HS nhận xét 6579 < 6580 vì các chữ số hàng nghìn đều là 6, các chữ số hàng trăm đều là 5, nhưng ở hàng chục có 7 < 8. - 1 HS nêu. - HS làm vở. - Nêu cách so sánh từng cặp số. - Nhận xét điền dấu > , < , =. - Thảo luận 4 nhóm. Trình bày bài giải. Nhận xét. a) Độ dài cạnh của hình vuông là 5cm. b) Chu vi của hình vuông: 5 ´ 4 = 20 (cm) Đáp số: 20cm - HS thi đua. a) Số lớn nhất: C 9865 b) Số bé nhất: B 4052 - Nhận xét. Thứ năm ngày 14 tháng 1 năm 2010 TOÁN LUYỆN TẬP (tr 101) I – Mục tiêu: - Biết so sánh các số trong phạm vi 10.000, viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. - Nhận biết thứ tự các số tròn trăm, tròn nghìn trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng. - Yêu thích và ham học toán, óc nhạy bén. II – Chuẩn bị:Giáo viên: bảng phụ III – Các hoạt động: 1) Bài cũ: (4’) - HS sửa bài, nhận xét. - Hỏi: củng cố cách so sánh các số. 2) Bài mới: (25’) Luyện tập * Giới thiệu bài – Hoạt động 1: So sánh trong phạm vi 10.000 Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu. + Giải thích vì sao chọn dấu đó, tại sao số này lớn hơn (bé hơn) số kia? - Sửa bài. Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng. Hoạt động 2: Cách xác định trung điểm của đoạn thẳng. Bài 4: a) Nối trung điểm của đoạn thẳng AB với số thích hợp. b) Nối trung điểm của đoạn thẳng MN với số thích hợp. 3) Củng cố: (4’) - Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng. * Thi đua 2 đội, mỗi đội cử 4 bạn tìm nhanh số bé nhất có ba, bốn chữ số và số lớn nhất có ba, bốn chữ số. - Nhận xét. 4) Dặn dò: (1’) - Làm hoàn chỉnh bài. - Chuẩn bị bài: “Phép cộng các số trong phạm vi 10.000”. - Nhận xét tiết. - HS nêu, trả lời. - HS so sánh, điền dấu > , < , = . Nhận xét bảng Đ/S. - HS thi đua thực hiện. a) Viết theo thứ tự từ bé đến lớn: B 6548 , 6584 , 6845 , 6854 b) Độ dài lớn nhất là: D 2km - Nhận xét. - HS thảo luận nhóm đôi, xác định trung điểm của mỗi đoạn thẳng và nối với số thích hợp. a) 500. b) 600. - Nhận xét. - HS thi đua chọn số nhanh và đúng. - Nhận xét. Thứ sáu ngày 15 tháng 1 năm 2010 TOÁN PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10.000 I – Mục tiêu: - HS biết cộng các số trong phạm vi 10.000 ( bao gồm cả đặt tính tính đúng) - Biết giải bài toán có lời văn ( có phép cộng các số trong phạm vi 10 000). -Có kỹ năng tính nhanh, nhận dạng toán đúng. - Rèn tính cẩn thận, chính xác. II – Chuẩn bị: III – Các hoạt động: 1) Bài cũ: (5’) Luyện tập. - GV mời HS lên bảng sửa bài 3, 4. - Nhận xét. 3) Bài mới: (27’) Phép cộng các số trong phạm vi 10.000 Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng: - GV nêu phép cộng: 3526 + 2759. - Cho HS nêu cách thực hiện. - GV gợi ý. + Muốn cộng 2 số có đến 4 chữ số ta làm thế nào? GV nhắc lại Hoạt động 2: Thực hành. - Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: Tính: - Hướng dẫn sửa bài. Bài 2b: Đặt tính rồi tính - Cho Hs tự làm và chữa Bài 3: Toán đố: - Hướng dẫn phân tích đề toán. Cho Hs làm - Gv chấm - Nhận xét. Bài 4: - Yêu cầu HS tự làm bài. - Sửa bài trên bảng phụ 3) Củng cố- Dặn dò: (3’) - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị: Luyện tập. - Nêu nhiệm vụ phải thực hiện. - Nêu cách thực hiện đặt tính. - Tự làm bảng con – Nêu kết quả. - HS trả lời. - Nhiều HS nhắc lại. - HS tự làm vở. 8185 6470 7724 8090 - 4 HS lên bảng sửa bài. Lớp nhận xét bảng - 1 HS đọc đề. HS nêu - HS tự làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng sửa bài. Lớp sửa trong vở bài tập. - 1 HS đọc đề bài. - HS tự làm vở bài tập. - 1 HS lên bảng tìm trung điểm và tô màu hình tứ giác MNPQ. TOÁN ĐIỂM Ở GIỮA – TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG I – Mục tiêu: Giúp HS: - Biết khái niệm và xác định được trung điểm của một đoạn thẳng cho trước - Chỉ ra được điểm ở giữa hai điểm, nhận biết được trung điểm của đoạn thẳng. - Tạo óc sáng tạo, tính cẩn thận cho HS. II – Chuẩn bị: Bảng phụ, thước kẻ, băng giấy. III – Các hoạt động: 1) Kiểm tra bài cũ: (4’) - Cho HS lên sửa bài tập 4, 5 trong SGK. 3) Bài mới: (28’) * Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Giới thiệu điểm ở giữa. - GV vẽ hình trên bảng: A O B * A, O, B là ba điểm thẳng hàng theo thứ tự điểm A, rồi đến điểm O, đến điểm B theo hướng từ trái sang phải. O là điểm ở giữa hai điểm A và B. GV lưu ý điều kiện đầu tiên khi xác định điểm ở giữa là ba điểm phải thẳng hàng. Hoạt động 2: Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng. .- GV vẽ hình như trong SGK: 3cm 3cm A M B - Cho HS nhận biết điểm ở giữa. - GV nhấn mạnh 2 điều kiện để điểm M là trung điểm của đoạn AB Hoạt động 3: Thực hành. Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu. - GV yêu cầu HS chỉ ra được 3 điểm thẳng hàng sau khi HS quan sát hình. Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm bài. - GV cho HS sửa bài – giải thích. Bài 3: - GV cho HS làm bài - GV nhận xét. 3) Củng cố- Dặn dò: (3’) - Xem lại bài. - Chuẩn bị bài tiếp theo: Luyện tập. HS chữa bài, nhận xét - HS quan sát. - HS nhìn hình, xác định vị trí cácđiểm. - HS trả lời. + A, M, B là ba điểm thẳng hàng. M là điểm ở giữa hai điểm A và B. - HS nhắc lại. - 1 HS đọc. - HS quan sát hình trên bảng, sau đó nêu HS nêu yêu cầu: Đúng ghi Đ, sai ghi S. - HS làm bài. - HS giải thích: - HS nêu yêu cầu đề, tự làm bài. - HS sửa bài bằng cách “gọi điện”. Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 2010 TOÁN LUYỆN TẬP (tr 99) I – Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố khái niệm trung điểm của đoạn thẳng. - HS biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước. - Yêu thích học toán, tạo óc sáng tạo, nhạy bén. II – Chuẩn bị: bảng phụ, thước kẻ, giấy hình chữ nhật. III – Các hoạt động: 1) Kiểm tra bài cũ: (4’) - GV cho HS sửa bài 2, 3 trong SGK trang 98. - GV nhận xét – Cho điểm. 2) Bài mới: (25’) Bài 1:a) Cho HS đọc yêu cầu đề. - GV hình thành “các bước” xác định trung điểm của đoạn thẳng. - GV đưa bảng phụ có vẽ hình chữ nhật ABCD như trong vở bài tập, hướng dẫn: + Bước 1: Đo độ dài cả đoạn thẳng AB (6 ô vuông). + Bước 2: Chia độ dài đoạn thẳng AB làm 2 phần bằng nhau (một phần là 3 ô vuông). + Bước 3: Xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB (xác định điểm M trên đoạn thẳng AB sao cho: AM = AB, AM bằng 3 ô vuông. - GV chấm điểm M trên đoạn thẳng AB, ghi chữ M và nói M là trung điểm của đoạn thẳng AB. b) Cho Hs xác định trung điểm của đoạn CD - GV nhận xét. Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu. - Gấp giấy xác định trung điểm. Bài 3: Cho HS nêu yêu cầu. - Cho HS thực hiện giống phần hướng dẫn của bài tập. - GV nhận xét. 3) Củng cố: (4’) - Cho HS nhắc lại các bước xác định trung điểm của 1 đoạn thẳng. - Xem lại bài. 2 Hs chữa bài, nhận xét - 1 HS đọc yêu cầu đề. - HS quan sát cách thực hiện của GV. - HS xác định các trung điểm vào vở sau đó lần lượt lên bảng sửa, điền vào chỗ chấm. - HS nêu yêu cầ - HS nêu yêu cầu. - HS thực hành gấp giấy, đánh dấu trung điểm
Tài liệu đính kèm: