- GV nhận xét bài làm của HS trên bảng và hỏi lại: Để tính số lít mật ong có trong 1 can, chúng ta phải làm phép tính gì?
- GV giảng: Bài toán cho ta biết số lít mật ong có trong 7 can, y/c chúng ta tìm số lít mật ong trong 1 can, để tìm được số mật ong trong 1 can chúng ta thưc hiện phép tính chia.Bước này gọi la rút về đơn vị, tức là tìm giá trị của 1 phần trong các phần bằng nhau.
Thứ ba ngày 9 tháng 4 năm 2010 Toán Bài toán liên quan đến rút về đơn vị I.Mục tiêu: Giúp HS biết cách giải các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị II. Đồ dùng: Mỗi HS chuẩn bị 8 hình tam giác vuông như bài tập 3 VBT trang40. III.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: 2.Bài mới: a/ GTB: ở chương trình toán lớp 3 các em đã được học dạng bài toán giải bằng 2 phép tính,trong giờ học này chúng ta được làm quen với 1 dạng toán nữa đó là bài toán liên quan đến rút về đơn vị. b/ Hướng dẫn giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. *Bài toán 1: - GV đọc bài toán lần 1, sau đó yêu cầu HS đọc lại. H: Bài toán cho biết gì? H: Bài toán hỏi gì? H: Vậy muốn tính số mật ong có trong mỗi can ta phải làm phép tính gì? - GV y/c HS lớp làm bài vào nháp, gọi 1 HS lên bảng tóm tắt và giải bài toán. - GV nhận xét bài làm của HS trên bảng và hỏi lại: Để tính số lít mật ong có trong 1 can, chúng ta phải làm phép tính gì? - GV giảng: Bài toán cho ta biết số lít mật ong có trong 7 can, y/c chúng ta tìm số lít mật ong trong 1 can, để tìm được số mật ong trong 1 can chúng ta thưc hiện phép tính chia.Bước này gọi la rút về đơn vị, tức là tìm giá trị của 1 phần trong các phần bằng nhau. * Bài toán 2: GV gọi HS đọc đề bài toán 2 H: Bài toán cho biết gì? H: Bài toán hỏi gì? GV: Bài toán 2 khác bài toán 1 là hỏi số lít mật ong có trong 2 can. Vậy muốn tính được số lít mật ong có trong 2 can, trước hết ta phải tính được gì? H: Làm thế nào để tính được số mật ong có trong 1 can? H: Vậy ta được số lít mật ong có trong 1 can là bao nhiêu? H: Biết số lít mật ong có trong 1 can, để tính số mật ong có trong 2 can ta làm thế nào? - GV y/c Hs tóm tắt và giải bài toán vào nháp. 1 HS lên bảng làm bài. - GV chữa bài và hỏi lại HS: Trong bài toán 2, bước nào được gọi là bước rút về đơn vị? GV giảng: Các bài toán liên quan đến rút về đơn vị thường được giải bằng 2 bước. + Bước 2: tìm giá trị của 1 phần trong các phần bằng nhau ( bước này ta thực hiện phép chia ) + Bước 2: tìm giá trị của nhiều phần bằng nhau. - GV y/c HS nhắc lại các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. c/Bài tập thực hành: - GV y/c HS mở VBT trang 40 * Bài 1: - GV gọi 1 HS đọc đề bài toán trước lớp. H: Bài toán cho biết gì? H: Vậy bài toán hỏi ta cái gì? H: Muốn tính 3 bàn có bao nhiêu cái cốc thì trước tiên ta phải tìm cái gì? H: Làm thế nào để tính được số cốc có trên một bàn? - GV y/c HS tóm tắt và làm bài giải vào VBT. Gọi 1 HS lên bảng làm. - GV chữa bài, cho điểm HS H: Bài toán trên thuộc dạng toán nào? H: Vậy bước rút về đơn vị trong bài toán trên là bước nào? - GV chốt: * Bài 2: - GV gọi 1 HS đọc đề bài toán H: Bài toán trên thuộc dạng toán nào? - GV y/c HS giải bài toán trên vào VBT.1 HS lên bảng tóm tắt và giải. H: Trong bài toán, bước nào là bước rút về đơn vị? - GV chốt: * Bài 3: - GV nêu y/c bài toán - Cho HS chơi trò chơi “ai nhanh tay”. GV chuẩn bị 2 bộ 8 hình tam giác như nhau, cử đại diện 2 tổ, mỗi tổ 3 HS lên thi. Một em cầm bộ hình tam giác, hai em còn lại xếp hình theo y/c như y/c bài toán. Sau thời gian 1’, đội nào nhanh, xếp đúng và đẹp là đội thắng cuộc. - GV nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc. 3/ Củng cố, dặn dò: - GV tổng kết giờ đọc - Dặn dò HS về nhà xem lại bài tập và chuẩn bị bài mới HS nghe Gv giới thiệu bài. - 2 HS đọc lại: Có 35l mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi mỗi can có mấy lít mật ong? - Bài toán cho biết có 35l mật ong, đổ đều vào 7 can. - Bài toán hỏi số lít mật ong có trong mỗi can. - Ta làm phép tính chia vì có tất cả 35l được chia đều vào 7 can 9 cia đều thành 7 phần bằng nhau) - 1 Hs lên bảng,lớp làm trên nháp. Tóm tắt: 7 can : 35l 1 can : l? Bài giải: Số lít mật ong có trong mỗi can là: 35 : 7 = 5 ( l ) Đáp số: 5 l - HS: Phép tính chia. HS đọc: Có 35l mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi 2 can có mấy lít mật ong. - Có 35l mật ong chia đều vào 7 can. - Số lít mật ong có trong 1 can. - Tính được số mật ong có trong 1can. - Lấy số mật ong có trong 7 can đó chia cho 7. - Số lít mật ong có trong 1 can là: 35 : 7 = 5 ( l ) - Lấy số lít mật ong có trong 1 can nhân với 2: 5 x 2 = 10 ( l ) HS thực hiện Tóm tắt: 7 can : 35 l 2 can : l ? Bài giải: Số lít mật ong có trong mỗi can là: 35 : 7 = 5 ( l ) Số lít mật ong có trong 2 can là: 7 x 2 = 10 ( l ) Đáp số : 10 l - Bước tìm số lít mật ong trong 1 can gọi là bước rút về đơn vị. - 2 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi nhận xét. - 1 HS đọc: Người ta đem 48 cái cốc xếp đều lên 8 bàn. Hỏi trên 3 bàn đó có bao nhiêu cái cốc? - Có 48 cái cốc xếp đều lên 8 bàn - Hỏi trên 3 bàn đó có bao nhiêu cái cốc - Phải tính được số cốc có trên một bàn - Ta thực hiện phép tính chia: 48 : 8 = 6 (cái cốc) - HS thực hiện: Tóm tắt: 8 bàn: 48 cái cốc 3 bàn: . cái cốc? Bài giải: Số cốc có trên một bàn là: 48: 8 = 6 (cái cốc) Số cốc có trên 3 bàn là: 6 x 3 = 18 (cái cốc) Đáp số: 18 cái cốc - Bài toán thuộc dạng toán liên quan đến rút về đơn vị - là bước tìm số cốc có trên một bàn - HS đọc: Có 30 cái bánh xếp đều vào 5 hộp. Hỏi trong 4 hộp đó có bao nhiêu cái bánh? - Thuộc dạng bài toán có liên quan đến rút về đơn vị - HS thực hiện: Tóm tắt: 5 hộp: 30 cái bánh 4 hộp: cái bánh? Bài giải: Số bánh có trong một hộp là: 30 : 5 = 6 (cái bánh) Số bánh có trong 4 hộp là: 6 x 4 = 24 (cái bánh) Đáp số: 24 cái bánh - Bước thực hiện phép chia để tìm số bánh có trong một hộp. - HS thực hiện. HS dưới lớp cổ vũ.
Tài liệu đính kèm: