Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 26

Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 26

I – Mục tiêu:

 1. Kiến thức: HS nắm được những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê: hàng, cột.

 2. Kỹ năng: Biết cách đọc, phân tích các số liệu của một bảng thống kê.

 3. Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy bén.

II – Chuẩn bị:

 GV: Các bảng thống kê số liệu, bảng phụ, băng giấy, thẻ từ.

 HS: Vở BT, bảng đ/s, sách GK.

III – Các hoạt động:

 1. Ổn định: (1) hát

 2. Bài cũ: (4) Làm quen với thống kê số liệu.

 - HS sửa bài, nhận xét.

 - Nhận xét.

 3. Bài mới: (25) Làm quen với thống kê số liệu (tt)

 

doc 9 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1441Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 26	
TOÁN
LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU 
(tiếp theo)
I – Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS nắm được những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê: hàng, cột.
 2. Kỹ năng: Biết cách đọc, phân tích các số liệu của một bảng thống kê.
 3. Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy bén.
II – Chuẩn bị:
 GV: Các bảng thống kê số liệu, bảng phụ, băng giấy, thẻ từ.
 HS: Vở BT, bảng đ/s, sách GK.
III – Các hoạt động:
 1. Ổn định: (1’) hát
 2. Bài cũ: (4’) Làm quen với thống kê số liệu.
 - HS sửa bài, nhận xét.
 - Nhận xét.
 3. Bài mới: (25’) Làm quen với thống kê số liệu (tt)
* Hoạt động 1: Làm quen với bảng thống kê số liệu.
. Mục tiêu: HS hình thành và đọc được bảng số liệu.
. Phương pháp: hỏi đáp, trực quan, giảng giải
 - GV yêu cầu HS quan sát bảng số liệu có những nội dung gì?
 + Bảng này có mấy cột và mấy hàng?
 + Hàng thứ nhất của bảng cho biết điều gì?
 + Hàng thứ hai của bảng cho biết gì?
 ® Giới thiệu bài – ghi tựa.
 - GV hỏi: 
 + Bảng thống kê số con của mấy gia đình?
 + Số người con trong mỗi gia đình?
 + Gia đình nào có ít con nhất?
 + Những gia đình nào có số con bằng nhau?
* Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
. Mục tiêu: HS thực hành cách đọc, cách phân tích số liệu thống kê.
. Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, thảo luận, thi đua.
Bài 1: Nêu yêu cầu.
 + Bảng số liệu có mấy cột và mấy hàng?
 + Nêu nội dung của từng hàng?
 - Sửa bài, nhận xét.
Bài 2: Gọi HS đọc bảng thống kê.
 - Sửa bài.
4. Củng cố: (4’)
 - Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
 * Thi đua 2 đội, mỗi đội cử 4 bạn thi gắn nhanh, đúng các thẽ từ ghi tháng, số điểm 10 vào bảng thống kê theo yêu cầu bài 3.
 - Nhận xét.
5. Dặn dò: (1’)
 - Làm bài 3.
 - Chuẩn bị bài “Luyện tập”.
 - Nhận xét tiết.
- HS quan sát, trả lời.
 + Tên của các gia đình và số con tương ứng của mỗi gia đình.
 + Có 4 cột và 2 hàng.
 + Ghi tên của các gia đình.
 + Ghi số con của các gia đình có tên trong hàng thứ nhất.
- HS đọc bảng số liệu, nêu nhận xét.
- HS thi đua đọc bảng số liệu, trả lời.
 + 6 cột và 2 hàng.
a) Khối Một có 140 học sinh; khối Năm có 160 học sinh.
b) Khối Hai có ít hơn khối Bốn là 40 học sinh.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc, thảo luận nhóm đôi.
- Lớp làm vở.
- Sửa bài, nhận xét.
- HS thi đua thực hiện.
- Sửa bài, nhận xét.
Bảng thống kê số liệu.
SGK 
Bảng phụ
Bảng đ/s.
Vở BT.
Băng giấy, thẻ từ
Kế hoạch bài dạy tuần 26	
TOÁN
LUYỆN TẬP
I – Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS thực hành đọc, viết các số liệu của một dãy số và bảng số liệu.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, phân tích, xử lí số liệu.
 3. Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy bén.
II – Chuẩn bị:
 GV: Bảng phụ, băng giấy, thẻ từ
 HS: Vở BT, bảng đ/s.
III – Các hoạt động:
 1. Ổn định: (1’) hát
 2. Bài cũ: (4’) Làm quen với thống kê số liệu (tt)
 - HS sửa bài, nhận xét.
 - Nhận xét.
 3. Bài mới: (25’) Luyện tập
* Giới thiệu bài – ghi tựa.
* Hoạt động 1: Lập và xử lí số liệu của một dãy.
. Mục tiêu: HS thực hành đọc, xử lí số liệu của một dãy số.
. Phương pháp: Đàm thoại, trò chơi.
Bài 1: Nêu yêu cầu.
 - GV phát thẻ từ cho HS thi đua tìm nhanh các số theo yêu cầu.
 * Cho dãy số: 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109.
 - Sửa bài, nhận xét.
* Hoạt động 2: Xử lí số liệu của một bảng.
. Mục tiêu: HS thực hành xử lí số liệu của một bảng.
. Phương pháp: hỏi đáp, thực hành, thảo luận
Bài 2: Gọi HS đọc đề.
 Ê Lưu ý: Khi ghi số giải, ngoài việc chú ý để ghi cho đúng hàng, còn phải chú ý ghi đúng cột, giải của môn thi đấu nào phải ghi đúng vào cột có tên của môn đó.
4. Củng cố: (4’)
 - Thi đua viết số thích hợp vào ô trống các lớp 3A, 3B, 3C, mỗi lớp khối Ba đều có 40 học sinh.
 - Nhận xét.
5. Dặn dò: (1’)
 - Làm bài 3. Ôn tập.
 - Chuẩn bị bài: “Kiểm tra định kì giữa học kì 2”.
 - Nhận xét tiết.
- HS sửa bài qua trò chơi “Bão tjhổi”.
- Nhận xét.
a) Số 100.
b) Số 104.
c) Số 109.
d) 11 số.
e) 11 số.
- 1 HS đọc đề.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Trình bày, viết số, nhận xét.
- HS thi đua tính và viết đúng, nhanh số học sinh nam và số học sinh nữ theo yêu cầu bài 3.
- Sửa bài, nhận xét. 
Thẻ từ
Bảng đ/s
Bảng phụ
Vở BT
Băng giấy
Kế hoạch bài dạy tuần 26	
TOÁN
 KIỂM TRA GIỮA KÌ II
Kế hoạch bài dạy tuần 26	
TOÁN
LUYỆN TẬP
I – Mục tiêu: Giúp HS:
 - Củng cố về nhận biết và sử dụng các loại giấy bạc đã học.
 - Rèn kỹ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số có đơn vị là đồng, HS biết giải bài toán có liên quan đến tiền tệ.
 - HS ham mê học toán, tạo óc sáng tạo.
II – Chuẩn bị:
 GV: Các tờ giấy bạc loại 2000, 5000, 10.000 đồng, đồ vật (bút bi, quyển sách, kẹp tóc, hộp bút) có gắn giá tiền, tranh bài tập 1.
 HS: Vở BT, bảng đ/s, xem trước bài, chì màu.
III – Các hoạt động:
 1. Ổn định: (1’)
 2. Bài cũ: (4’) Tiền Việt Nam
 - GV đưa các đồ vật có gắn giá tiền, cho HS nêu giá và đưa câu hỏi:
 . Trong các đồ vật trên, đồ vật nào có giá trị ít nhất? Nhiều nhất?
 . Nếu mua một quyển sách và một hộp bút thì hết bao nhiêu tiền?
 . Nếu mua một bút chì và một kẹp tóc thì hết bao nhiêu tiền?
 . Giá tiền một hộp bút nhiều hơn giá tiền một bút chì là bao nhiêu?
 - HS trả lời – Cả lớp giơ bảng đ/s để nhận xét câu trả lời của bạn.
 - Yêu cầu HS lên bảng nhận biết tờ giấy bạc loại 2000, 5000, 10.000 đồng
 - GV nhận xét.
 3. Bài mới: (25’)
* Giới thiệu bài – ghi tựa.
* Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu.
 - GV treo tranh có các ví tiền, yêu cầu HS quan sát, hướng dẫn các bước:
 + Trước tiên phải xác định tổng số tiền trong mỗi ví.
 + So sánh kết quả tìm được.
 + Rút ra kết luận: chiếc ví có tổng số tiền là 4700 đồng là chiếc ví có ít tiền nhất.
 - GV cho HS sửa bài, nhận xét.
* Bài 2:
 - GV đưa các tờ giấy bạc như trong hình vẽ, yêu cầu HS lựa ra các tờ giấy bạc để có số tiền tương ứng là 6100 đồng, 4500 đồng, 3200 đồng.
 - GV nhận xét.
* Bài 3: Cho HS nêu yêu cầu.
 - GV đưa tranh đồ vật có gắn giá tiền cho HS quan sát.
 + Tranh vẽ những đồ vật nào? Giá của từng đồ vật là bao nhiêu?
 - Cho HS đọc câu hỏi của bài.
 + Em hiểu thế nào là đủ tiền?
 + Bạn Lan có bao nhiêu tiền?
 + Vậy Lan có đủ tiền mua cái gì?
 - Các câu khác GV cho HS tự làm.
 - GV cho HS sửa bài bằng cách “Gọi điện”.
* Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề, tìm hiểu đề.
 - Cho HS làm bài, 1 HS lên bảng giải.
 - GV nhận xét.
4. Củng cố: (4’)
 - Cho HS chơi trò “Đi chợ”.
 . GV đưa một số mặt hàng (rổ, bàn chải, kem đánh răng, ca, ...) có ghi giá tiền. Sau đó với giá tiền mà GV giao cho, HS sẽ xem mình vừa đủ tiền để mua những thứ gì.
5. Dặn dò: (1’)
 - Làm bài tập 2.
 - Chuẩn bị bài “Làm quen với thống kê số liệu”.
 - Nhận xét tiết.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm theo hướng dẫn của GV, đánh dấu vào ô trống.
- Đại diện HS lên lựa các tờ giấy bạc để có số tiền tương ứng.
- HS có thể làm nhiều cách khác nhau.
- HS nêu yêu cầu.
- HS trả lời.
- HS đọc.
 + Là mua hết tiền không thừa không thiếu.
- Có 3000 đồng.
 + Mua cục gôm.
- HS làm bài.
- HS sửa bài – nhận xét.
- HS nêu đề – tìm hiểu đề.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
 Giải
 Số tiền mẹ đưa cho cô bán hàng là:
 5000 + 2000 = 7000 (đồng)
 Số tiền cô bán hàng phải trả lại mẹ là:
 7000 - 5600 = 1400 (đồng)
 Đáp số: 1400 đồng
 - HS sửa bài.
- HS chơi trò “Đi chợ”.
Tranh
Mẫu tờ giấy bạc
Tranh
Kế hoạch bài dạy tuần 26	
TOÁN
LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU
I – Mục tiêu:
 Giúp HS:
 - Bước đầu làm quen với dãy số liệu.
 - Biết xử lí số liệu ở mức độ đơn giản và lập dãy số liệu.
II – Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa bài học trong SGK.
III – Các hoạt động:
 1. Ổn định: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Luyện tập
 - Cho HS sửa bài tập trong SGK.
 Bài 3: Gọi HS trả lời miệng, cả lớp giơ bảng đ/s.
 Bài 4: Cho 1 HS lên bảng làm bài.
 Bài giải
 Mẹ mua hết số tiền là:
 6700 + 2300 = 9000 (đồng)
 Cô bán hàng phải trả lại số tiền là:
 10000 - 9000 = 1000 (đồng)
 Đáp số: 1000 đồng
 - GV sửa bài – nhận xét.
 3. Bài mới: (25’)
* Giới thiệu bài – ghi tựa.
* Hoạt động 1: Làm quen với dãy số liệu.
. Mục tiêu: HS làm quen với thứ tự, các số hạng của dãy.
. Phương pháp: trực quan, giảng giải, hỏi đáp.
a) Hình thành dãy số liệu.
 - GV cho HS quan sát tranh treo bảng, đặt câu hỏi:
 + Hình vẽ gì?
 + Hãy nêu chiều cao của các bạn? (Cho 1 HS đọc – 1 HS lên bảng ghi).
 - GV giới thiệu: Các số đo chiều cao trên là dãy số liệu.
b) Làm quen với thứ tự và số hạng của dãy.
 - GV nêu câu hỏi:
 + Số 122cm là số thứ mấy trong dãy?
 - Tương tự với các số còn lại.
 + Dãy số liệu trên có mấy số?
 - Cho HS nêu lại thứ tự các số.
 - Gọi 1 HS lên bảng ghi tên 4 bạn theo thứ tự chiều cao đã có trên bảng.
* Hoạt động 2: Thực hành
. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức mới học vào làm bài tập.
. Phương pháp: thực hành, trực quan.
Bài 1: Cho 1 HS đọc đề.
 - GV gắn băng giấy có ghi: 
 gà , vịt , ngỗng , lợn
 2kg , 1kg , 5kg , 75kg
 - Yêu cầu HS làm bài.
 - Cho HS sửa bài bằng cách lên điền câu trả lời vào bảng phụ - GV nhận xét.
 - GV có thể cho HS thực hiện thêm yêu cầu:
 + Viết số cân nặng của các con vật theo thứ tự từ cao đến thấp.
Bài 3: Cho HS nêu yêu cầu.
 - GV cho HS quan sát hình và làm bài.
 - Cho HS sửa bài.
 - GV nhận xét.
4. Củng cố: (4’)
 - GV đưa ra dãy số:
 110, 220, 330, 440, 550, 660, 770, 880, 990.
 - Cho HS đọc lại dãy số, đặt câu hỏi:
 + Dãy số trên có bao nhiêu số?
 + Sốù thứ năm trong dãy là số nào?
 + Số thứ tám trong dãy là số nào?
 + Số thứ ba trong dãy là số nào?
 +Hãy sắp dãy số theo thứ tự từ lớn đến bé.
 - GV nhận xét.
5. Dặn dò: (1’)
 - Hoàn thành bài tập 2.
 - Xem lại bài.
 - Chuẩn bị: Làm quen với thống kê số liệu (tt).
 - Nhận xét tiết.
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
 + Vẽ 4 bạn HS – Chiều cao của 4 bạn.
- 1 HS trả lời – 1 HS ghi bảng.
 122cm, 130cm, 127cm, 118cm.
 + Là số thứ nhất.
- HS trả lời tương tự.
 + Có 4 số.
- HS nêu.
- HS lên ghi: Anh, Phong, Ngân, Minh.
- Một số HS nhìn danh sách và dãy số liệu trên đọc chiều cao từng bạn.
- 1 HS đọc.
- HS quan sát.
- HS làm bài.
- HS lên sửa bài trên bảng phụ.
- Cả lớp giơ bảng đ/s.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
- HS sửa bài bằng cách “Gọi điện”.
- Cả lớp nhận xét.
- HS trả lời câu hỏi.
Tranh
Băng giấy, bảng phụ

Tài liệu đính kèm:

  • docToan.doc