Giáo án Toán, Tiếng việt Khối 3 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021

Giáo án Toán, Tiếng việt Khối 3 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021

HS đọc, xác định yêu cầu của bài.

- GV hướng dẫn HS nắm nội dung bài tập.

- HS làm bài CN theo các câu hỏi gợi ý của Gv.

- HS liên hệ phần a, b để thấy hình tam giác có thể là đ¬ường gấp khúc khép kín.

- Minh họa gập đoạn dây theo đường gấp khúc để HS quan sát và nhận ra hình tam giác có thể là đ¬ường gấp khúc khép kín.

- GV tổ chức chữa bài, chốt kiến thức.

-> GV: chu vi của hình tam giác chính là độ dài của đường gấp khúc, có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau.

- HS đọc, xác định yêu cầu của bài thực hành đo các cạnh của hình chữ nhật sau đó tính chu vi. 1HS lên bảng chữa bài.

- HS giải thích cách làm, nêu quy tắc tính chu vi một hình.

- GV tổ chức chữa bài, chốt kiến thức

- GV yêu cầu HS đọc đề, quan sát SGK, trình bày miệng, giải thích cách đếm.

- GV tổ chức chữa bài, chốt kiến thức.

 - HS xác định yêu cầu, làm bài theo khả năng, 2 HS lên bảng chữa bài.

 

doc 22 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán, Tiếng việt Khối 3 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
 Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2020
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYÊN
TIẾT 7+8: CHIẾC ÁO LEN
I Mục tiêu tiết học : 
*Tập đọc:
 	 - Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.
 	 - Hiểu ý nghĩa bài: Anh em phải biết nhường nhịn thương yêu lẫn nhau( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)
 	 - Giáo dục tình thương yêu, quan tâm đến người thân và mọi người xung quanh.
* Kể chuyện:
 Kể lại từng đoạn câu chuyện dựa theo các gợi ý. 
* Các KNS được giáo dục trong bài:
+ KN tự nhận thức.
+ KN làm chủ bản thân.
+ KN giao tiếp.
II. Chuẩn bị: 
 GV: Bảng phụ viết sẵn câu văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học : 
1.GTB
+ Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
2. Nội dung
HĐ 1. Luyện đọc 
* Luyện đọc câu, đoạn.
- Phát âm đúng
 + Đọc đúng các từ : lất phất, lạnh buốt, phụng phịu
+ Câu: Lan thấy Hòa có chiếc áo len màu vàng thật đẹp. //Áo có dây kéo ở giữa,/ lại có cả mũ để đội khi có gió hoặc mưa lất phất.// Lan đã mặc thử,/ ấm ơi là ấm.//
 + Giải nghĩa từ: bối rối, thì thào
- Nêu giọng đọc chung của toàn bài.
- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.
*Kỹ thuật đọc tích cực
HĐ 2. Tìm hiểu bài
Đ1: Chiếc áo len của Hòa đẹp và tiện lợi như thế nào?
Đ2: Vì sao Lan dỗi mẹ?
Đ3:Anh Tuấn nói với mẹ những gì?
Đ 4: Vì sao Lan ân hận?
- Liên hệ: Có khi nào em đòi bố mẹ một thứ đắt tiền khiến bố mẹ phải lo lắng không?Sau khi nhận ra lỗi của mình em sẽ làm gì?
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu nhau. 
 - GD HS biết yêu thương, quan tâm đến những người thân trong gia đình. 
- GDKNS: Kiểm soát cảm xúc; Tự nhận thức; Giao tiếp: ứng xử văn hóa. 
Tiết 2 HĐ 3. Luyện đọc lại
- Đọc diễn cảm đoạn 3.
- Đọc phân vai:( người dẫn chuyện, Lan, Tuấn, mẹ). 
+ Giọng Lan: nũng nịu.
+ Giọng Tuấn: thì thào nhưng mạnh mẽ, thuyết phục.
+ Giọng mẹ: cảm động, âu yếm.
- Thi đọc
HĐ 4. Kể chuyện
- Kể lại từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý. 
- Kể lại từng đoạn câu chuyện theo gợi ý SGK. 
Đoạn 1: Chiếc áo đẹp.
Đoạn 2: Dỗi mẹ.
Đoạn 3: Nhường nhịn
Đoạn 4: Ân hận.
Kể theo lời của ai? Lời xưng hô thế nào?
+ Đánh giá: Nội dung, diễn đạt, cách thể hiện: giọng kể, điệu bộ.
3.Củng cố
- Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
*Kỹ thuật rình bày ý kiến cá nhân
- HS phát biểu ý kiến. GV giới thiệuchủ điểm, giới thiệu bài đọc.
- GV đọc bài, hướng dẫn đọc 
- Lớp đọc thầm; phát hiện và luyện đọc từ, câu khó(bảng phụ)+ giải nghĩa từ mới.
- HS luyện đọc nối tiếp câu- GV hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ khó.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. GV kết hợp
 hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi câu dài, giải nghĩa của từ.
– MR: HS nêu cách ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng + giải nghĩa từ mới.
- HS đặt câu với từ bối rối, thì thào.
- Đọc trong nhóm bàn.
- Thi đọc trước lớp: HS đọc đoạn ngắn hoặc câu khó
MR: Thi đọc diễn cảm theo giọng mỗi nhân vật.
- GV, HS nhận xét, đánh giá. 
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1,4.2 HS đọc tiếp nối đoạn 3 và 4.
- Gv tổ chức, hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung từng đoạn theo nhóm đôI, theo các câu hỏi gợi ý Sgk.
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi từng
 đoạn theo gợi ý.
- GV hỏi- HS phát biểu ý kiến.
- MR: HS đặt một tên khác cho truyện.
- HS nêu nội dung, ý nghĩa truyện
- HS liên hệ bổn phận và trách nhiệm của bản thân đối với cha mẹ, anh chị em.
- GV kết luận + GD đạo đức cho HS, chốt nội dung truyện.
- 2 HS đọc lại toàn bài.
- HS nêu giọng đọc của các nhân vật. GV hướng dẫncách đọc.
- Luyện đọc trong nhóm 4. 
- 3 nhóm thi đọc theo phân vai. 
- GV+ HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc đúng, thể hiện được tình cảm của các nhân vật.
- GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào gợi ý kể lại câu chuyện theo lời của Lan.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn các gợi ý- hướng dẫn hs nắm nội dung bài.
- HS kể mẫu 1 đoạn trước lớp
- HS luyện kể, thi kể chuyện trước lớp.
- GV+ HS nhận xét, đánh giá
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nêu ý kiến cá nhân.
- GV nhận xét.
- Nhắc nhở HS phải biết nhường nhịn, quan tâm đến người thân. Nhận xét giờ học.
_______________________________________
TOÁN
TIẾT 11: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC 
I. Mục tiêu:
- Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình chữ nhật.
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3.
II.Chuẩn bị :
	- Đoạn dây dài 86cm- minh họa bài 1
III. Các hoạt động dạy – học
Bài 1 (tr 11) 
- Đường gấp khúc ABCD gồm những đoạn thẳng nào ?
 Nêu số đo độ dài các đoạn thẳng. Tính độ dài đường gấp khúc ABCD.
- Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm thế nào?
+ So sánh độ dài đường gấp khúc ABCD và chu vi hình tam giác MNP. 
+ Khi chập lại hai đầu của đường gấp khúc ta được hình gì?
- Củng cố kĩ năng giải toán về tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi hình tam giác.
* Kỹ thuật đặt câu hỏi
Bài 2(tr 11) 
- Muốn tính chu vi hình tứ giác ta làm thế nào?
- Củng cố kĩ năng giải toán về tính chu vi hình chữ nhật
Bài 3 (tr 11) 
*HS đếm thêm số hình tứ giác có trong hình, giải thích.
- Củng cố kĩ năng nhận biết hình tam giác, hình vuông
Bài 4( Tr.12) : (HS làm theo khả năng).
- Củng cố kĩ năng nhận biết hình tam giác, hình tứ giác. 
3. Củng cố
- Nêu cách tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi hình tam giác.
- Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật.
- HS đọc, xác định yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS nắm nội dung bài tập.
- HS làm bài CN theo các câu hỏi gợi ý của Gv.
- HS liên hệ phần a, b để thấy hình tam giác có thể là đường gấp khúc khép kín.
- Minh họa gập đoạn dây theo đường gấp khúc để HS quan sát và nhận ra hình tam giác có thể là đường gấp khúc khép kín.
- GV tổ chức chữa bài, chốt kiến thức. 
-> GV: chu vi của hình tam giác chính là độ dài của đường gấp khúc, có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau.
- HS đọc, xác định yêu cầu của bài thực hành đo các cạnh của hình chữ nhật sau đó tính chu vi. 1HS lên bảng chữa bài.
- HS giải thích cách làm, nêu quy tắc tính chu vi một hình. 
- GV tổ chức chữa bài, chốt kiến thức
- GV yêu cầu HS đọc đề, quan sát SGK, trình bày miệng, giải thích cách đếm.
- GV tổ chức chữa bài, chốt kiến thức.
 - HS xác định yêu cầu, làm bài theo khả năng, 2 HS lên bảng chữa bài.
 Lưu ý: có nhiều cách vẽ nhưng đoạn thẳng cần phải vẽ xuất phát từ một đỉnh của hình tứ giác.
- Nhận xét, chữa bài, chốt kiến thức. 
- Nhắc lại cách tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, tứ giác. Nhận xét giờ học.
_______________________________
Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2020
TOÁN
TIẾT 12: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu:
- Biết giải toán về nhiều hơn, ít hơn. Biết giải bài toán về "hơn kém nhau một số đơn vị"
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3.
II.Chuẩn bị :
III. Các hoạt động dạy – học
HĐ1. Củng cố cách giải bài toán về "nhiều hơn", " ít hơn".
Bài 1 (tr 12) 
Đội 1 trồng được  : 230 cây
Đội 2 trồng được nhiều hơn đội 1: 90 cây
Đội 2 trồng được  : ... cây ?
- Muốn biết đội 2 trồng được nhiều hơn đội 1 bao nhiêu cây, em làm thế nào ?
Vì sao ?
Bài 2 (tr 12) 
Buổi sáng bán  : 635l xăng
Buổi chiều bán ít hơn buổi sáng :128l xăng 
Buổi chiều bán  : ...l xăng ?
- Vì sao em lựa chọn phép tính bài toán là : 635- 128 ?
- Biết giải toán về nhiều hơn, ít hơn.
HĐ2. Giải bài toán về hơn, kém nhau một số đơn vị.
Bài 3(tr 12) 
a) Bài toán cho biết gì ? 
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết hàng trên nhiều hơn hàng dưới mấy quả ta làm phép tính gì?
b) - Muốn biết số bạn nữ nhiều hơn số bạn nam bao nhiêu ta làm phép tính gì?
Bài 4: Giải toán. (Làm theo khả năng).
- "Nhẹ hơn” nghĩa là thế nào ?
- Muốn biết bao ngô nhẹ hơn bao gạo bao nhiêu kg ta làm phép tính gì?
- Củng cố kĩ năng giải toán về hơn kém nhau một số đơn vị.
3. Củng cố
- Nêu cách giải toán về "nhiều hơn"/ " ít hơn.
- So sánh 2 số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ta làm như thế nào
- HS đọc, xác định yêu cầu của bài.
- HS xác định dạng toán và cách giải
- HS làm bài CN vào vở nháp.
- GV tổ chức chữa bài, chốt dạng toán và cách giải.. 
KL: Trong các“bài toán về nhiều hơn”
thường:
- Biết số bé.	
- Biết phần “nhiều hơn” của số lớn so với số bé.
- Tìm số lớn = Số bé + phần “nhiều hơn
+ Trong các“bài toán về ít hơn”, thường:
- Biết số lớn.
- Biết phần “ít hơn” của số bé so với số bé.
- Tìm số bé = Số lớn - phần “ít hơn”.
- HS đọc, xác định yêu cầu, quan sát, phân tích mẫu. 
- HS làm nhanh làm thêm bài 4
- HS làm cá nhân vào vở, 2 HS lên bảng. 
- HS giải thích thích cách làm.
- GV+ HS nhận xét, bổ sung. 
- GV tổ chức chữa bài, chốt kiến thức.
 * Lưu ý: Khi bài toán cho đầy đủ 2 dữ kiện, muốn so sánh ta lấy số lớn trừ đi số bé.
- Muốn So sánh 2 số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ta lấy số lớn trừ đi số bé. 
Nhắc lại nội dung bài.
 Nhận xét giờ học.
–––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2020
TẬP ĐỌC
TIẾT 9 : QUẠT CHO BÀ NGỦ
I. Mục tiêu:
 	- Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. 
 	 - HS hiểu tình cảm thương yêu, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà( Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
 - Giáo dục tình yêu thương, hiếu thảo đối với bà và người thân.
II. Chuẩn bị: 
 	 - GV: Bảng phụ viết sẵn khổ thơ ngắt nhịp.
III. Các hoạt động dạy học. 
A. KTBC: - Kể nối tiếp các đoạn trong bài " Chiếc áo len" kết hợp trả lời câu hỏi :
 + Vì sao Lan ân hận ?
 + Em học tập được điều gì qua câu chuyện ?
B. Bài mới: 
HĐ1: Luyện đọc
- Từ khó: lặng, ngấn nắng, lim dim, chín lặng, 
- Ngắt nhịp: 
 Ơi/ chích choè ơi!//
 Chim đừng hót nữa,/
 Bà em ngủ rồi,/
 Lặng/ cho bà ngủ.// 
- Giải nghĩa từ: thiu thiu, ngấn nắng...
- Nêu giọng đọc chung của toàn bài.
- Nêu các tiếng , từ khó trong bài 
- Biết ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
HĐ 2. Tìm hiểu bài 
- Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì ?
 (kết hợp cho HS q/s tranh.)
- Bà mơ thấy gì ?
- Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy?
- Qua bài thơ, em thấy tình cảm của cháu đối với bà như thế nào ?
- Hiểu tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà.
HĐ3: Học thuộc lòng bài thơ 
- Luyện đọc, học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
 Lưu ý: giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm, ngắt nhịp  ... iệu nhận biết câu có hình ảnh so sánh. 
Các hình ảnh so sánh: 
+ Mắt hiền sáng tựa vì sao.
+ Hoa xao xuyến nở, như mây từng chùm.
+ Trời là cái tủ ướp lạnh; Trời là cái bếp lò nung.
+ Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
+ Cấu trúc câu có hình ảnh so sánh: Sự vật 1- từ so sánh- sự vật 2( có nét tương đồng sự vật 1).
 + Dấu hiệu nhận biết các hình ảnh so sánh thường đi với từ chỉ sự so sánh: tựa – như - là
- HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập.
- HS làm VBT; 1 HS làm bảng phụ, trao đổi kết quả trong nhóm 2. 
- MR: nêu cách điểm, tác dụng của dấu chấm.
- GV tổ chức chữa bài, chốt KT. 
- Củng cố hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
––––––––––––––––––––––––––––––––
TOÁN +
LUYỆN TẬP TỔNG HỢP
I. Mục tiêu:
- Củng cố về giải toán có lời văn dạng bài toán về nhiều hơn; bài toán về ít hơn,
- HS nắm chắc các dạng toán và cách làm. Vận dụng tốt vào việc giải các bài toán có lời văn dạng nhiều hơn, ít hơn,...
II. Chuẩn bị: 
	- Máy chiếu các bài tập.
III. Các hoạt động dạy học: 
HĐ1. Ôn tập các dạng toán có lời văn.
- Nêu các dạng bài toán có lời văn đã học và cách giải các bài toán đó.
*Kỹ thuật đặt câu hỏi.
HĐ2. Thực hành.
Bài 1. Thùng thứ nhất có 184 ldầu, thùng thứ hai có nhiều hơn 62l dầu. Hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu?
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Muốn biết thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu ta làm thế nào?
- Củng cố giải bài toán về ít hơn.
Bài 2. Một cửa hàng buổi sáng bán được 780 kg gạo, buổi chiều bán được ít hơn buổi chiều sáng 290 kg gạo. Hỏi buổi chiều cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
+ Muốn biết buổi chiều bán được bao nhiêu kg gạo ta làm như thế nào ?
+ Tại sao em lại lấy 780- 290 ?
- Củng cố giải bài toán về ít hơn.
Bài 3. Nhà An nuôi 125 con gà mái, số gà mái nhiều hơn số gà trống 60 con. Hỏi nhà An nuôi bao nhiêu con gà trống?
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Muốn biết nhà An nuôi bao nhiêu con gà trống ta làm như thế nào ?
*MR: Trong 3 bài toán trên, những bài toán nào có cùng dạng toán. Nêu cách giải dạng toán đó.
3. Củng cố
- Nêu cách giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
- HS nêu các dạng bài toán đã học và cách giải bài toán có lời văn dạng nhiều hơn, ít hơn,...
- HS nhận xét. GV nhận xét, chốt.
- HS nhắc lại.
- Gv trình chiếu các bài tập
- HS đọc phân tích bài toán, dạng toán và cách làm
- HS làm vở; 1 em lên bảng giải.
- GV, HS nhận xét. GV củng cố về giải toán có lời văn dạng nhiều hơn. 
-> Chốt: Trong các“bài toán về nhiều hơn”
thường:
- Biết số bé.	
- Biết phần “nhiều hơn” của số lớn so với số bé.
- Tìm số lớn = Số bé + phần “nhiều hơn”.
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán, dạng toán.
- HS làm vở; 1 em lên bảng làm bài.
- GV sửa lỗi 1 số bài, nhận xét. GV củng cố về giải toán có lời văn dạng ít hơn. 
-> Chốt: Trong các“bài toán về ít hơn”, thường:
- Biết số lớn.
- Biết phần “ít hơn” của số bé so với số bé.
- Tìm số bé = Số lớn - phần “ít hơn”.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS thi đọc bài toán theo tóm tắt.
- HS làm bài cá nhân.
- HS đổi vở kiểm tra. GV nhận xét, củng cố về giải toán có lời văn theo tóm tắt. 
- HS so sánh các dạng toán và cách giải.
- GV củng cố cách giải bài toán có lời văn dạng ít hơn, nhiều hơn, nhận xét giờ học.
___________________________________
 Thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2020
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 3: KỂ VỀ GIA ĐÌNH. ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu: 
- HS kể đợc một cách đơn giản về gia đình với một ngời bạn mới quen theo gợi ý
( BT1)
- Biết viết Đơn xin phép nghỉ học đúng theo mẫu( BT2).
II. Chuẩn bị:
	- Bảng phụ ghi mẫu đơn Xin phép nghỉ học
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ 1. Kể về gia đình
- Gia đình em gồm những ai? Bố mẹ làm nghề gì? Anh, chị, em gồm những ai? Họ làm gì, ở đâu? Tính tình và sở thích của mỗi người thế nào?
- Biết kể về gia đình mình với một ngời bạn mới quen: Các thành viên, công việc, sở thích
HĐ 2. Viết đơn
- Đơn gồm mấy phần?
- Phần đầu có gì giống so với Đơn xin vào Đội?
- Phần nào của đơn được viết hoàn toàn( không hoàn toàn) theo mẫu?
- Biết đơn gồm 3 phần : mở đầu, lí do, lời hứa và chữ kí. 
- Củng cố nội dung đơn: lí do viết đơn phải trung thực.
- Cách trình bày một lá đơn xin nghỉ học.
3.Củng cố
- Củng cố cách viết đơn.
- GV nêu yêu cầu bài và hướng dẫn HS kể theo gợi ý.
- Yêu cầu HS kể được ít nhất 5 câu. 
- HS thực hành kể theo nhóm 5.
- MR: HS kể có sáng tạo kết hợp nêu nhận xét, tình cảm . 
- Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt. 
- GV treo bảng phụ. HS đọc, xác định yêu cầu bài: quan sát mẫu đơn; nhận xét: nội dung, cách trình bày, so sánh với mẫu đơn đã học.
- 1 HS làm mẫu điền nội dung đơn 
- Cả lớp nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt kiến thức. Liên hệ. 
- HS tự hoàn thành VBT. GV bao quát giúp đỡ HS lúng túng. HS trao đổi bài, rút kinh nghiệm bài làm.
- HS đọc bài trước lớp. GV + HS nhận xét, đánh giá.
-Nhận xét giờ học.
––––––––––––––––––––––––––––––––
TOÁN
TIẾT 15: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
 	 - HS biết xem giờ (chính xác đến 5 phút), biết xác định. Biết xác định 1/2, 1/3, của một nhóm đồ vật.
 	- Rèn kĩ năng xem đồng hồ; kĩ năng làm tính, giải toán.
- GD HS ý thức tự giác, ham học.
 	 - Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Mô hình đồng hồ.
III. Các hoạt động dạy học:
Bài 1(tr17): Đồng hồ chỉ mấy giờ?
Nêu cách gọi số giờ theo 2 cách?
- Rèn kĩ năng xem đồng hồ. (xem giờ đúng, giờ hơn, giờ kém)
- Đồng hồ nào chỉ giờ kém?
KL: Khi kim phút chỉ qua số 6-> có giờ kém.
Bài 2(tr17): Giải bài toán theo tóm tắt
1 thuyền : 5 người.
4 thuyền : người?
- Nêu thành bài toán.
Bài 3(tr17): Tìm một phần mấy của một nhóm đồ vật.
- Hình nào đã khoanh số cam? Vì sao em biết?
- Hình 2 đã khoanh vào 1 phần mấy số cam? Vì sao em biết?
- Nêu cách tìm một phần mấy của một số.
Bài 4(tr17): Điền dấu>, <, = ? 
*Hãy điền dấu và các phép so sánh trên mà không cần tính kết quả ? Vì sao em điền như vậy ?
- Củng cố tính chất giao hoán của phép nhân.
3. Củng cố
- HS nhắc lại cách xem giờ đúng, giờ hơn, giờ kém; tìm một phần mấy của một số.
- Gv quay kim trên mô hình đồng hồ- 1 HS đcọ giờ mẫu theo 2 cách. Nhận xét.
- HS quan sát tranh GSK hỏi đáp về thời gian trên mỗi đồng hồ theo cặp. 
- HS trình bày trước lớp.
- GV+ HS nhận xét, chốt cách xem giờ.
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài toán + xác định dạng toán, làm vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
- NX, chữa bài, chốt lời giải đúng.
- HS quan sát các hình SGK trao đổi theo cặp. - HS trình bày trước lớp, giải thích cách làm.
- GV, HS nhận xét chốt kết quả đúng.
* HS nêu yêu cầu, làm bài theo khả năng.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- HS, GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 
*Nhìn vào mỗi hình đặt đề toán tương ứng: dạng nhân hoặc chia.
- 3 HS lên bảng làm.
- HS tự làm nháp, chữa bài.
1-2 HS nêu cách điền và giải thích.
- GV nhận xét tiết học.
––––––––––––––––––––––––––––––––
TIẾNG VIỆT+
LUYỆN TẬP: SO SÁNH. DẤU CHẤM
I. Mục tiêu:
 	- HS tìm từ chỉ sự vật được so sánh trong đoạn văn, đoạn thơ.
	- Làm quen với những hình ảnh đẹp trong thơ văn, qua đó luyện óc quan sát cho HS.
- Luyện tập giúp HS củng cố ôn luyện cách dùng dấu chấm
II. Chuẩn bị: 
	- Bảng phụ ghi bài 3
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: So sánh 
Bài 1. Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu thơ sau:
a) Quạt nan như lá
 Chớp chớp lay lay
 Quạt nan rất mỏng
 Quạt gió rất dày.
 b) Cánh diều no gió
 Tiếng nó chơi vơi
 Diều là hạt cau
 Phơi trên nong trời.
- Củng cố, khắc sâu về tác dụng của việc miêu tả sự vật khi sử dụng biện pháp so sánh.
Bài 2. Tìm sự vật được so sánh và sự vật so sánh trong hai câu thơ sau: 
Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
- Biết sự vật được so sánh và sự vật so sánh.
HĐ2: Dấu chấm
Bài 3. Điền dấu chấm vào từng chỗ chấm trong đoạn văn sau và viết lại cho đúng chính tả.
 Một hôm, Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ Trâu dừng lại, vểnh tai nghe nghóng  bỗng một con Nai hớt hải chạy qua báo tin có Hổ đến  nghĩ là Hổ đuổi thật, Trâu cuống cuồng phóng thẳng, đâm vào gốc cây, không sao chạy được nữa.
- Dấu chấm dùng để làm gì? 
- Đoạn văn trên có mấy câu?
- Chữ cái đầu câu, sau dấu chấm viết như thế nào?
- Củng cố về vị trí, cách sử dụng, ý nghĩa của dấu chấm trong câu
3.Củng cố 
- Nhắc lại nội dung bài.
- HS xác định yêu cầu.
- HS làm việc theo cặp. 
- HS chữa bài, nhận xét, bổ sung bài làm của bạn.
 - MR: nêu tác dụng của biện pháp so sánh.
- Nêu các sự vật được so sánh và từ so sánh.
- GV tổ chức chữa bài, chốt lời giải đúng chốt cấu trúc câu và dấu hiệu nhận biết câu có hình ảnh so sánh. 
- HS nêu yêu cầu bài- Làm bài cá nhân.
- HS báo cáo kết quả.
- MR: HS nêu sự vật so sánh, đặc điểm so sánh, từ so sánh và vật dùng để so sánh.
- Lớp nhận xét, GV chốt kiến thức.
- HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào vở; 1 HS làm bảng phụ.
- HS báo cáo kết quả, giải thích việc dùng dấu chấm.
- MR: nêu cách điểm, tác dụng của dấu chấm.
- GV tổ chức chữa bài, chốt. 
- Nhận xét giờ học.
–––––––––––––––––––––––––––––––––
THỦ CÔNG
TIẾT 3: GẤP CON ẾCH (tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Biết cách gấp con ếch 
- Gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp phẳng, thẳng. 
II. Chuẩn bị : Mẫu con ếch, giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.HĐ1: Hướng dẫn quan sát nhận xét
- Biết con ếch gồm 3 phần : Đầu, thân, chân
2. HĐ2 : GV hướng dẫn mẫu
- Biết gấp con ếch gồm ba bước:
+ Bước 1 : Gấp, cắt tờ giấy hình vuông 8 x 8 ( như bài trước )
+ Bước 2 : Gấp tạo hai chân trước con ếch.
+ Bước 3 : Gấp tạo hai chân sau và thân con ếch.
- GV cho HS quan sát mẫu con ếch và nhận xét con ếch gồm 3 phần : Đầu, thân, chân.
- GV liên hệ thực tế về hình dạng và ích lợi của con ếch.
- Cho HS mở dần con ếch đã gấp để hình dung cách gấp con ếch.
* GV vừa hướng dẫn vừa thực hiện nhanh các thao tác gấp con ếch để HS hiểu được cách gấp.
-1, 2 HS lên bảng thao tác lại.Cả lớp cùng quan sát nhận xét. GV uốn nắn các thao tác sai.
- GV tổ chức cho HS gấp con ếch như đã hướng dẫn.
- Quan sát, giúp đỡ(nếu cần)
? Hãy nêu các bước gấp con ếch?
- Nhận xét, tuyên dương.
Củng cố : GV nhận xét sự chuẩn bị bài, tinh thần thái độ học tập, KQ thực hành của HS.
–––––––––––––––––––––––––––––––––
THÔNG QUA GIÁO ÁN
 HIỆU TRƯỞNG
 Trần Hùng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_tieng_viet_khoi_3_tuan_3_nam_hoc_2020_2021.doc