B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn.
a) VD 1: 30 + 5 : 5 và ( 30 + 5 ) : 5
- Yêu cầu học sinh tìm điểm khác nhau giữa 2 biểu thức.
- Giới thiệu: Chính điểm khác nhau này dẫn đến cách tính giá trị 2 biểu thức khác nhau
- Nêu cách tính giá trị của biêu thức có dấu ngoặc đơn: “Thực hiện các phép tính trong ngoặc trước”.
- Yêu cầu học sinh so sánh giá trị 2 biểu thức trên
*Kết luận: Vậy khi tính giá trị của biểu thức chúng ta cần xác định đúng dạng của biểu thức, sau đó thực hiện các phép tính đúng thứ tự.
b)VD 2: 3 x ( 20 – 10 )
*Qui tắc SGK: cho học sinh học thuộc lòng quy tắc
Tuần 17 Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2016 Sáng Tiết 1 Hoạt động tập thể Sinh hoạt dưới cờ HS tập trung tại sân trường tiến hành lễ chào cờ dưới sự chỉ đạo của tổng phụ trách đội. Tiết 2 + 3 tập đọc- kể chuyện Mồ Côi xử kiện I. Mục tiêu: A.Tập đọc: - Đọc đúng: nông dân, lợn quay, gà luộc, giãy nảy, lạch cạch. - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Đọc trôi trảy toàn bài, bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Nắm được nội dung của bài: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. Mỗ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng.( trả lời được các câu hỏi SGK) *Các kỹ năng cần giáo dục: Tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. * GD HS lòng nhân ái với mọi người. B. Kể chuyện: - Biết kể câu chuyện dựa theo tranh và trí nhớ - Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể. - HS học tốt kể lại được toàn bộ câu chuyện. II. Đồ dùng: Bảng phụ,Tranh SGK III. Các hoạt động dạy học: Tập đọc: A- Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài “ Ba điều ước” B.Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm, ND bài qua tranh ( SGK) 2. Phát triển: *. HĐ1:Luyện đọc: a) GV đọc toàn bài. b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ: - Đọc từng câu: GV sửa lỗi phát âm từ khó, dễ lẫn. - Đọc từng đoạn trước lớp: +Đưa bảng phụ HD đọc phân biệt lời các nhân vật : người dẫn truyện, chủ quán,... + Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn theo nhóm + GV kết hợp giải nghĩa từ: công đường, bồi thường,.. - Đọc từng đoạn trong nhóm: - GV yêu cầu hs đọc theo cặp. + Cho HS thi đọc giữa các nhóm - Đọc đồng thanh HĐ2: Tìm hiểu bài: - Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì? - Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân. - Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần? - Em hãy thử đặt một tên khác cho truyện? - Mồ Côi là người như thế nào? *Câu chuyện khuyên em điều gì? HĐ3: Luyện đọc lại: - GVhướng dẫn HS luyện đọc theo cách phân vai - Thi đọc trước lớp. - GV, HS nhận xét. Kể chuyện: + Xác định yêu cầu truyện - Gọi HS nêu y/c + Kể mẫu + Kể theo nhóm + Kể trước lớp - Tuyên dương HS kể tốt C. Củng cố - dặn dò : - Em biết được điều gì qua câu chuyện trên? - Về luyện đọc và kể cho gia đình nghe. - 2 HS và trả lời - Lớp theo dõi nhận xét - Quan sát tranh ( SGK ) - HS theo dõi - Đọc nối tiếp câu kết hợp luyện đọc từ khó: nông dân, lợn quay, gà luộc, giãy nảy, lạch cạch. - Tập đọc lời các nhân vật - Đọc nối tiếp từng đoạn -> hết bài . - HS giải nghĩa. - 1em đọc đoạn 1, 2; 1 em đọc tiếp đoạn 3 sau đó đổi lại - 3 cặp thi đọc nối tiếp - Cả lớp đọc HS đọc theo đọan SGK,thảo luận nhóm 2, trả lời - bác nông dân ngửi mùi thức ăn mà không trả tiền. - không vì nếu ăn mới phải trả tiền. - xóc đồng tiền để tên chủ quan nghe. Nêu - Rất thông minh, biết giúp người lúc họ gặp khó khăn. - Đọc trong nhóm 3 - 2-3 nhóm thi đọc. - QS tranh kể lại toàn bộ câu chuyện - 3 HS kể nối tiếp 3 đoạn - HS lần lượt kể trong nhóm - 2 HS kể -Lớp nhận xét _____________________________________________ Tiết 4 chính tả Nghe viết: Vầng trăng quê em I. Mục tiêu: - Nghe viết lại chính xác đoạn văn : “ Vầng trăng quê em “ - Làm các bài tập chính tả phân biệt r/gi/d hoặc ăc/ ăt - Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp - Giáo dục học sinh yêu quý cảnh thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh và có ý thức bảo vệ môi trường. II.Đồ dùng: - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học : A.Kiểm tra bài cũ: - GV đọc : công cha, mặt trăng, chữ hiếu,... - GV nhận xét. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài 2. Phát triển HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả a) GVđọc mẫu - Vầng trăng nhô lên được tả đẹp như thế nào? - Trước cảnh đẹp đó em có suy nghĩ gì? - Bài gồm mấy đoạn? - Trong mỗi đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? - Những dấu câu nào được sử dụng trong đoạn văn? b) Viết từ khó c) Viết bài: GV đọc - Soát lỗi - Chấm bài: 7-10 bài, nhận xét. HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2: GV treo bảng phụ ghi BT - Gọi HS nêu y/c của bài? GV hướng dẫn HS làm, tổ chức trò chơi “ Tiếp sức” - GV nhận xét, chốt KQ đúng C. Củng cố - dặn dò: - Nêu cách trình bày một đoạn văn đúng , đẹp? - Nhận xét giờ học. - 2 HS viết bảng lớp . - Lớp viết bảng con - HS khác nhận xét. - Lớp theo dõi SGK, 1 HS đọc lại + Vầng trăng đang nhô lên được tả bằng các hình ảnh sau: óng ánh trên hàm răng, đậu vào đáy mắt, ôm ấp mái tóc bạc của cụ già, thao thức như canh gác trong đêm. Nêu +Bài gồm 2 đoạn, viết hoa lùi vào 1 ô. - HS trả lời. - HS tìm-viết ra nháp - HS nghe viết vào vở - HS đổi vở kiểm tra - 2 đội lên bảng - lớp làm VBT Cỏc từ cần điền: mắc trồng khoai, bắc mạ (gieo mạ), gặt hỏi, mặc đốo cao, ngắt hoa. - HS đọc bài Nêu. ________________________________________________ Chiều tiết 2 tiếng việt(TT) Luyện đọc: Âm thanh thành phố I. Mục tiêu: - Đọc bài tập đọc “Âm thanh thành phố ” . HS đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng một số từ khó trong bài: náo nhiệt, ồn ã, rền rĩ, lách cách, đường ray, vi- ô- lông,... - Hiểu 1 số từ ngữ trong bài : vi- ô- lông, pi- a- nô,... - Qua bài thấy được Cuộc sống ở thành phố rất sôi động, náo nhiệt với vô vàn âm thanh. Bên cạnh những âm thanh rất ồn ào căng thẳng, vẫn có những âm thanh êm ả làm con người cảm thấy dễ chịu thoải mái. II.Đồ dùng: -Bảng phụ. III.Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc bài: Anh Đom Đóm B. Phát triển 1. HĐ1: Luyện đọc a) Đọc mẫu b) Hướng dẫn HS luyện đọc và giải nghĩa từ : - Đọc từng câu và phát âm từ khó - Đưa bảng phụ HD ngắt giọng câu khó, nhấn giọng những từ ngữ chỉ âm thanh - Đọc từng đoạn .- Giải nghĩa : vi- ô- lông, pi- a- nô, - Đọc cả bài 2. HĐ2:Tìm hiểu bài - Hàng ngày, anh Hải nghe thấy những âm thanh nào? - Tìm những từ ngữ tả âm thanh ấy? - Các âm thanh trên nói lên điều gì về cuộc sống của thành phố? - *Tìm câu văn theo mẫu: Ailàm gì? Ai thế nào? 3. HĐ3:Luyện đọc lại bài. - Giáo viên đọc mẫu lần 2. - Hướng dẫn đọc nâng cao. - Thi đọc diễn cảm - GV nhận xét, đánh giá 3 HS đọc và trả lời câu hỏi - HS đọc nối tiếp câu - HS tập ngắt giọng, nhấn giọng - HS đọc tiếp nối từng đoạn: - Đọc trước lớp. - Đọc trong nhóm - 2,3 HSđọc cả bài. - ồn ã, náo nhiệt. - rền rĩ, lách cách, thét lên, ầm ầm. - Cuộc sống náo nhiệt của thành phố, - HS nêu - HS theo dõi - HS luyện đọc diễn cảm - HS thi đọc diễn cảm C. Củng cố - dặn dò - Qua các âm thanh ta thấy cuộc sống ở thành phố thế nào? - Nhận xét giờ học - Thi đua học tập tốt. ______________________________________________ Tiết 2 toán Tính giá trị của biểu thức( Tiếp theo) I.Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết thực hiện tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ). - Ghi nhớ qui tắc tính giá trị biểu thức dạng này. HS làm bài 1,2,3. HS học tốt làm tất cả các BT. - GD HS ý thức tự học. II. Đồ dùng: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ Tính giá trị của biểu thức. 345 : 5 - 27 89 + 45 x 7 - Y/c HS nhắc lại cách thực hiện - Nhận xét, ghi điểm - 2 học sinh lên bảng, mỗi học sinh làm 1 biểu thức, lớp làm bảng con 120 – 35 x2 - HS nhận xét B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn. a) VD 1: 30 + 5 : 5 và ( 30 + 5 ) : 5 - Yêu cầu học sinh tìm điểm khác nhau giữa 2 biểu thức. - Giới thiệu: Chính điểm khác nhau này dẫn đến cách tính giá trị 2 biểu thức khác nhau - Nêu cách tính giá trị của biêu thức có dấu ngoặc đơn: “Thực hiện các phép tính trong ngoặc trước”. - Yêu cầu học sinh so sánh giá trị 2 biểu thức trên *Kết luận: Vậy khi tính giá trị của biểu thức chúng ta cần xác định đúng dạng của biểu thức, sau đó thực hiện các phép tính đúng thứ tự. b)VD 2: 3 x ( 20 – 10 ) *Qui tắc SGK: cho học sinh học thuộc lòng quy tắc - HS đọc 2 biểu thức 30 + 5 : 5 và ( 30 + 5 ) : 5 - HS thảo luận và trình bày ý kiến của mình. - Biểu thức 30 + 5 : 5 không có ngoặc đơn biểu thức ( 30 + 5 ) : 5 có ngoặc đơn. - HS nêu cách tính giá trị của biểu thức thứ nhất. 30 + 5 : 5 = 30 + 1 = 31 - HS nghe giảng và thực hiện cách tính giá trị của biểu thức ( 30 + 5 ) : 5 = 35 : 5 = 7 - Giá trị của 2 biểu thức khác nhau - HS nêu cách tính 3 x ( 20 – 10 ) = 3 x 10 = 30 - HS đọc cá nhân, đồng thanh 3. Luyện tập Bài 1: - Cho học sinh nhắc lại cách làm bài, sau đó yêu cầu học sinh tự làm bài. - Gv theo dõi học sinh làm bài, kèm học sinh còn chậm. - Nhận xét - 1 học sinh đọc yêu cầu - HS làm vào vở, 4 HS lên bảng làm. a) 25 - ( 20 - 10) = 25 - 10 = 15 80 - ( 30 + 25 ) = 80 - 55 = 25 b) 125 + ( 13 + 7) = 125 + 20 = 145 416 - ( 25 -11 ) = 416 - 14 = 402 - HS nhận xét Bài 2: (Tương tự bài 1) - Nhận xét - Gv gọi HS nêu lại qui tắc tính. Bài 3: - Gọi học sinh đọc đề bài - Bài toán cho biết gì? hỏi gì? - Muốn biết mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách ta phải biết được gì? - HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm a. (65 + 15 ) x 2 = 80 x 2 = 160 48 : (6: 3) = 48 : 2 = 24 - HS nhận xét - 3HS nêu. - 2 học sinh đọc đề bài - HS nêu - Chúng ta phải biết mỗi tủ có bao nhiêu quyển sách - Yêu cầu học sinh làm bài - GV theo dõi học sinh làm bài, kèm học sinh - Nhận xét C. Củng cố - dặn dò: - Trong biểu thức có dấu ngoặc đơn thì ta thực hiện như thế nào? - Nhận xét tiết học - Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - Có tất cả bao nhiêu ngăn sách. - HS là vào vở, 2 học sinh lên bảng làm Bài giải Cách 1: Mỗi chiếc tủ có số sách là 240 : 2 = 120 ( quyển) Mỗi ngăn sách có số quyển là 120 : 4 = 30 ( quyển) Đáp số: 30 quyển Cách 2: Số ngăn sách cả 2 tủ là: 4 x 2 = 8 (ngăn) Mỗi ngăn có số quyển là 240 : 8 = 30 ( quyển ) Đáp số: 30 quyển - HS nhận xét Nêu __________________________________________________________________ Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2016 Sáng chiều tiết 1 tập đọc Anh Đom Đóm I. Mục tiêu: - Đọc đúng: gác núi, lan dần, lên đèn, làn gió, lặng lẽ, long lanh, - Đọc trôi trảy toàn bài và ngắt nghỉ hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ. - Trả lời các câu hỏi SGK, thuộc lòng 2-3 khổ thơ. - Hiểu: đom đóm, chuyên cần - Hiểu nội dung của bài : Đom Đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp ... của HCN và 2 cạnh này bằng nhau.( Hay cạnh AB và cạnh CD gọi là chiều dài của hình chữ nhật ABCD. Cạnh AD và cạnh BD gọi là chiều rộng của hình chữ nhật ABCD) - yêu cầu học sinh dùng thước ê ke để kiêm tra các góc của hình chữ nhật ABCD - yêu cầu HS nêu một số hình ảnh xung quanh lớp học có dạng HCN. * KL: Yêu cầu học sinh nêu lại các đặc điểm của hình chữ nhật - HS gọi tên HCN - HS thực hành đo hình SGK. - HS dùng thước chia vạch cm để đo - Độ dài cạnh AB bằng độ dài cạnh CD - Độ dài cạnh AC bằng độ dài cạnh BD - Học sinh nhắc lại AB = CD; AC = BD - HCN có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau và có 4 góc vuông. - Hình chữ nhật ABCD có 4 góc cùng là góc vuông - Vài học sinh nêu + Các đồ vật có dạng HCN: Khung cửa sổ, cánh cửa, khung ảnh Bác Hồ, khẩu hiệu, nội quy, Năm điều Bác Hồ dạy.. HĐ2: Luyện tập thực hành Bài 1: - Yêu cầu học sinh tự nhận biết HCN sau đó dùng thước và ê ke để kiểm tra lại - GV nhận xét Bài 2: - Yêu cầu học sinh dùng thước để đo độ dài các cạnh của 2 hình chữ nhật sau đó báo cáo kết quả - HS thực hiện gạch chéo vào HCN ( không gạch hình không phải là HCN). - Học sinh nêu và giải thích: Tứ giác MNPQ và RSTU là HCN vì có 4 góc vuông ( đo bằng ê - ke). Tứ giácc ABCD và EGHI không phải là HCN vì ABCD chỉ có 2 góc vuông còn EGHI thì không có góc vuông nào) - Hs nhận xét - HS thực hành đo, vài học sinh nối tiếp nêu kết quả: - GV nhận xét Bài 3: - Yêu cầu 2 học ngồi cạnh nhau thảo luận để tìm tất cả các hình chữ nhật có trong hình, sau đó gọi tên hình và đo đọ dài của các cạnh mỗi hình. Độ dài AB = CD = 4 cm AC = BD = 3 cm Độ dài MN = PQ = 5 cm MQ = NP = 2 cm - HS nhận xét - HS làm vào vở – vài học sinh nêu kết quả - Có các hình chữ nhật là ABMN, MNCD, ABCD A 4cm B 4cm 1cm 3cm M N 4cm D C - Hình ABMN có AB = MN = 4 cm AM = BN = 1 cm - Hình MNCD có: MN = DC = 4 cm MD = NC = 2 cm - Hình ABCD có : AB = CD = 4 cm AD = BC = 2 + 1 = 3 cm - HS nhận xét Bài 4: - GV vẽ hình như SGK lên bảng - Yêu cầu học sinh kẻ thêm 1 đoạn thẳng để được hình chữ nhật - GV nhận xét. - HS vẽ vào bảng con, 2 học sinh lên bảng vẽ - HS nhận xét - Học bài và chuẩn bị bài sau C. Củng cố - dặn dò: - Em hãy nêu lại đặc điểm của hình chữ nhật? - Nhận xét giờ học. __________________________________________________________________ Sáng Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2016 tiết 1 tập làm văn Viết về thành thị, nông thôn I. Mục tiêu: - Dựa vào nội dung bài TLV miệng ở tuần 16, Hs viết được một lá thư cho bạn (khoảng 10 câu) để kể những điều em đã biết về thành thị (hoặc nông thôn). - Dùng từ, đặt câu đúng. - Rèn kỹ năng nói, viết. - GD HS ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đát quê hương. II. Đồ dùng: - Viết sẵn nội dung gợi ý của bài tập lên bảng. III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra:Yêu cầu HS lên kể về thành thị hoặc nông thôn. B. Bài mới : 1.Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn làm bài tập làm văn. Bài giảng: Hướng dẫn viết thư. - Cho học sinh nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày 1 lá thư. - GV hỏi HS : + Em chọn viết thư cho ai ? Tên là gì? + Dòng đầu thư viết gì? + Lời xưng hô như thế nào? + Nội dung thư viết gì? + Cuối thư viết gì? - Hướng dẫn học sinh dựa vào kiến thức đã học để viết thư kể về nông thôn. *Nhắc nhở HS cách trình bày 1 là thư, chú ý cách dùng từ đặt câu, lỗi chính tả. - Cho học sinh viết bài vào vở. - Chấm chữa bài. 3- Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tuyên dương những em làm bài tốt. - Nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài sau. - Học sinh nghe. - 1 HS đọc yêu cầu của bài - 1 HS nêu, lớp nhận xét. - Học sinh trả lời. + Dòng đầu thư viết ngày, tháng + Lời xưng hô có thể là: Bạn thân mến, bạn quý mến, + Nội dung thư kể về cảnh đẹp của quê hương mình. + Cuối thư viết lời chào, chữ ký, họ tên - Học sinh viết bài vào vở. - HS theo dõi nắm bắt nội dung cần rút kinh nghiệm. _________________________________________________ Tiết 2 toán Hình vuông I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nhận biết hình vuông theo các yếu tố( đỉnh, cạnh, góc) của hình vuông. - Biết vẽ hình vuông đơn giản trên giấy có ô vuông. - GD HS ham học toán. II. Đồ dùng: - Bảng phụ. Thước thẳng, ê ke, mô hình hình vuông. III. Các hoạt động dạy học: A.Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu đặc điểm của hình chữ nhật ? B.Bài mới : 1. Giới thiệu: 2. Giới thiệu về hình vuông. - GV: vẽ lên bảng 1 hình vuông, 1 hình tròn, 1 hình CN, 1 hình tam giác. A B D C - Y/c HS dùng ê ke kiểm tra góc của hình vuông, yêu cầu HS so sánh độ dài các cạnh hình vuông. + Em cú nhận xột gỡ về cỏc cạnh của hỡnh vuụng? * Kết luận: +Hình vuông có 4 góc ở 4 đỉnh đều là góc vuông. + Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau. - Y/c HS tìm điểm giống nhau và khác nhau của hình vuông và hình chữ nhật 3. Luyện tập. Bài 1: GV treo bảng phụ vẽ hình - Gọi HS nêu yêu cầu của đề. - Cho học sinh làm. - Giáo viên nhận xét. Bài 2: Yêu cầu HS thực hành đo độ dài cạnh của hình vuông - Yờu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nờu miệng kết quả. - Nhận xột chốt lại lời giải đỳng. Bài 3: - Gọi học sinh đọc đề bài. - Yêu cầu học sinh tự làm. Bài 4: - Hướng dẫn học sinh vẽ. - Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh. - Yờu cầu học sinh quan sỏt kĩ hỡnh vẽ để kẻ một đoạn thẳng để cú hỡnh vuụng . - Gọi hai học sinh lờn bảng kẻ . - Giỏo viờn nhận xột đỏnh giỏ. - HS tìm và gọi tên hình vuông. - Đo, nhận xét góc hình vuông. - HS nhắc lại - 1HS lờn đo rồi nờu kết quả. - Lớp rỳt ra nhận xột: + Hỡnh vuụng ABCD cú 4 gúc đỉnh A, B, C, D đều là gúc vuụng. + Hỡnh vuụng ABCD cú 4 cạnh đều bằng nhau : AB = BC = CD = DA. - HS nêu - HS quan sát và đọc tên hình vuông. + Hỡnh vuụng : EGHI . + Cỏc hỡnh ABCD và MNPQ khụng phải là hỡnh vuụng. - Cả lớp thực hiện dựng thước đo độ dài cỏc cạnh hỡnh vuụng và kết luận : - Ta cú : 4 cạnh của hỡnh vuụng ABCD là 3 cm và độ dài 4 cạnh hỡnh vuụng MNPQ là 4cm. - HS thực hành đo rồi đọc kết quả - 2 HS lên bảng làm - 1 em đọc yờu cầu của bài. - Quan sỏt hỡnh vẽ và thực hiện kẻ thờm một đoạn thẳng để tạo ra hỡnh vuụng. - 2HS lờn bảng làm bài. Lớp nhận xột bổ sung. C.Củng cố - dặn dò: - Nêu đặc điểm của hình vuông? - Nêu điểm giống và khác nhau của hình vuuông và hình chữ nhật? - Nhận xét tiết học. ______________________________________________ chiều toán( tt) tiết 2 Luyện tập: Tính giá trị biểu thức I. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh về tính giá trị biểu thức. - Rèn kĩ năng làm tính chia, nhân, cộng, trừ - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. Đồ dùng: - Bài tập. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ. - Yêu cầu 2HS lên bảng làm Tính giá trị của biểu thức: 456 + 128 : 3 7 x (6 + 74) - GV nhận xét B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài 2. Luyện tập. - GV treo bảng phụ ghi các bài tập - Yêu cầu HS nêu cách làm và làm Bài 1: Tính giá trị của biểu thức. 61 - ( 100 - 81 ) ( 86 - 32 ) : 2 72 : ( 107 - 99 ) 5 x ( 145 - 123 ) Bài 2: Một cuộn dây dài 62 mét, người ta cắt lấy 5 đoạn dây, mỗi đoạn dài 7m. Hỏi cuộn dây còn lại bao nhiêu mét? - Bài toán gồm mấy bước giải? - Muốn biết còn bao nhiêu mét cần biết gì? - Giáo viên nhận xét, đánh giá. Bài 3: Tìm một số biết rằng lấy số đó nhân với 8 rồi chia cho 4 thì được số tròn chục bé nhất? - Bài toán thuộc dạng toán gì? - Nêu cách làm. Bài 4: Có 852 chữ số được dùng để đánh số trang của một cuốn sách liên tục từ 1. Hỏi số trang của cuốn sách là bao nhiêu? Bài 4: Cho biểu thức : 3 x 26 + 64 : 6 + 2 Hãy điền dấu ngoặc đơn thích hợp để biểu thức có giá trị là : a) 86 b) 47 - GV hướng dẫn : - Y/c HS tự làm - Chấm , chữa bài C. Củng cố - dặn dò: - Nêu cách tính giá trị của biểu thức. - Nhận xét tiết học - Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau. - 2 Học sinh làm bảnglớp, lớp làm bảng con - Học sinh làm bài chữa bài. - 3 em lên bảng chữa, lớp nhận xét, bổ sung. - Học sinh đọc đề bài và phân tích. - Làm vở, 1 em lên bảng chữa. - Đoạn dây cắt đi dài là:7 x 5 =35(m) - Cuộn dây còn lại là: 62-35 =27(m) Đ/S: 27m HS làm bài, chữa bài Số tròn chục bé nhất là 10. Gọi số đó là x, theo bài ra ta có x x 8 : 4 = 10 x = 10 x 4 : 8 =5. Vậy số đó là 5 - GV gợi ý để HS tìm cách giải . + Có 9 chữ số đánh số trang từ 1 đến 9. + Các số trang từ 10 đến 99 phải sử dụng: 90 x 2 = 180 ( chữ số ) + Các trang còn lại từ 100 trở lên sử dụng: 852 – ( 180 + 9) = 663 ( chữ số) + Số trang còn lại là: 663 : 3 = 221 (trang) HS làm bài a) 3 x 26 + 64 : ( 6 + 2 ) b) 3 x ( 26 + 64 ) : 6 + 2 Nêu ______________________________________________ tiết 3 hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I.Mục tiêu: - HS nắm được ưu, nhược điểm của tuần 17 từ đó có hướng phấn đấu trong tuần 18 - Rèn ý thức tổ chức kỉ luật. II. Các hoạt động dạy học : *HĐ1: Ôn định tổ chức: Cả lớp hát 1 bài. *HĐ2: Nhận xét các hoạt động trong tuần 1. Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ 2. CTHĐTQ nhận xét 3. GV nhận xét chung. *Ưu điểm ..................... .. *Nhược điểm: ...................... ............................................................................................................................... *HĐ3: Đề phương hướng tuần tới - Duy trì sĩ số100%. - Tiếp tục ổn định các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhất là tập thể dục giữa giờ. - Chú ý đến việc giữ gìn sách vở và rèn chữ viết cho HS. - Thi đua học tập tốt giành nhiều điểm tốt chao mừng ngày 22/12 *HĐ4: Văn nghệ - HS hát, kể chuyện, ___________________________________________________________________ Kí duyệt ngày ... tháng 12 năm 2016 ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: