Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 - Vũ Thị Hường

Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 - Vũ Thị Hường

a. Giới thiệu bài: (1-2')

- Treo tranh và giới thiệu: Đây là bức tranh vẽ đôi bạn thân En-ri-cô và Cô-rét-ti, hai bạn ngồi học cạnh nhau. Có một lần En-ri-cô hiểu lầm Cô-rét-ti và giận bạn nhưng thái độ của Cô-rét-ti đã làm En-ri-cô hiểu bạn hơn và tình bạn của họ ngày càng khăng khít. Để biết nội dung cụ thể chúng ta cùng học bài ngày hôm nay.

b. Luyện đọc đúng. (33-35').

- GV đọc mẫu.

- Bài này được chia làm mấy đoạn.

Đoạn 1:

- Câu 1 là câu dài cần ngắt đúng:

Tôi đang nắn nót viết từng chữ/ thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi,/ làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu.

- Ngoài ra trong câu 1 còn có các từ khó cần đọc đúng: Cô-rét-ti, khuỷu tay, nguệch ra.

- GV đọc mẫu.

- Giải nghĩa: kiêu căng

Hướng dẫnđọc đoạn 1: Giọng to, rõ ràng, chú ý đọc đúng câu dài vừa hướng dẫn, các từ khó và tên riêng nước ngoài.

- G đọc mẫu

 

docx 28 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 - Vũ Thị Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2020
Tiết 1 Hoạt động tập thể 
Tiết số 3 ______________________________________
Tiết 2 Toán
Tiết số 6 TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (có nhớ một lần)
I. MỤC TIÊU 
- Giúp HS trên cơ sở phép trừ không nhớ đã học, biết cách thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm).
- Vận dụng vào giải toán có lời văn (có một phép trừ).
- HS tích cực làm bài, tự tin khi chia sẻ bài.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 
- Giáo án điện tử, máy soi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởi đông (2-3’)
Trò chơi Kết bạn: 
Yêu cầu HS làm bảng con: 
345 - 123 và 56 - 39 
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện. 
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1-2’)
- Tiết học này chúng ta sẽ học bài Trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần.) 
b.Dạy bài mới.(12-15’)
- Dựa vào kiến thức đã được học thực hiện phép tính sau: 432 - 215 = ?
- Mời HS nêu cách thực hiện phép tính. 
- GV yêu cầu HS nêu lại và ghi đầy đủ. 
- GV nhận xét: Đây là phép trừ có nhớ sang hàng chục. Vậy để trừ số có ba chữ số có nhớ một lần sang hàng chục em cần lưu ý gì? 
- Chúng ta vừa thực hiện trừ số có ba chữ số có nhớ một lần sang hàng chục. Để thực hiện trừ số có ba chữ số có nhớ một lần sang hàng trăm làm như thế nào hãy thực hiện phép tính sau: 
627 - 143 = ? 
- Yêu cầu HS thực hiện phép tính. 
- Mời HS nhận xét bài làm. 
- Nhận xét phép tính: 
+ Phép tính này có nhớ không? 
+ Nhớ từ hàng nào sang hàng nào? 
+ Khi thực hiện phép cộng số có ba chữ số có nhớ một lần từ hàng chục qua hàng trăm em cần lưu ý gì? 
- Muốn trừ các số có ba chữ số có nhớ một lần ta làm theo mấy bước? 
Vận dụng các kiến thức mà em vừa được học chúng ta cùng chuyển sang phần luyện tập. 
c. Thực hành.(17-20’)
Bài 1: (4-5’) 
Kiến thức: Trừ số có ba chữ số (có nhớ một lần hàng chục)
- Bài 1 yêu cầu gì? 
- Làm bài 1 vào SGK
- Gv soi 1 bài của H
- Nhận xét bài làm của bạn. 
- Nêu cách thực hiện phép tính. 
- Nhận xét các phép tính trong bài tập 1. 
Chốt: Cách tính trừ số có ba chứ số có nhớ một lần. 
Bài 2: (4-5’) 
Kiến thức: Trừ số có ba chữ số (có nhớ một lần ở hàng trăm). 
- Yêu cầu HS thực hiện bài tập 2 vào sgk. 
- Mời HS lên chia sẻ bài làm. 
Chốt: Cộng các số có ba chữ số có nhớ một lần vào hàng trăm. 
Bài 3: (5’) 
Kiến thức: Giải toán có lời văn. 
+ Bài toán cho em biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì? 
+ Để biết bạn Hoa sưu tầm được bao nhiêu con tem em làm phép tính gì? 
- Yêu cầu HS làm bài vào nháp. 
- Gọi H chia sẻ bài.
- Nhận xét, khen khích lệ H.
Bài 4:(5’) 
Kiến thức: Giải toán có lời văn. 
- Đọc tóm tắt và cho biết: 
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì? 
+ Để tìm được đoạn dây còn lại ta làm tính gì? 
- Yêu cầu HS làm vào vở. 
3.Củng cố, dặn dò (1-2’)
- Nhận xét lớp học
Chơi theo lệnh của quản trò
- 1 HS nêu cách tính. 
- HS ghi tên bài vào vở. 
- HS thực hiện vào nháp
- HS thực hiện phép tính 
 432 
-
 215 
+ 2 không trừ được 5, lấy 12 trừ 5 bằng 7, viết 7 nhớ 1. 
+ 1 thêm 1 là 2. 3 trừ 2 còn 1 viết 1. 
+ 4 trừ 2 bằng 2, viết 2. 
- Phải nhớ 1 sang hàng chục của số thứ hai. 
- HS thực hiện vào bảng con. 
- Có nhớ
- Là phép trừ số có ba chữ số có nhớ một lần, nhớ ở hàng chục qua hàng trăm. 
- Phải nhớ 1 sang hàng trăm của số thứ 2. . 
- Bước 1: Đặt tính. 
- Bước 2: Tính từ phải qua trái. 
- Tính. 
- kết quả bài 1: 414, 308, 349, 427, 457. 
- 1,2 HS nhận xét. 
- 3 HS nêu. 
- Là phép tính cộng các số có ba chữ số có nhớ một lần sang hàng chục. 
- HS làm bài vào sgk. 
- Kết quả bài 2: 184, 495, 174, 384, 395.
+ Bình và Hoa sưu tầm được 335 con tem, trong đó Bình sưu tầm 128 con tem. 
+ Bạn Hoa sưu tầm được bao nhiêu con tem? 
335 – 128. 
- HS làm bài vào vở. 
Bài giải:
Bạn Hoa sưu tầm được là:
335 – 128 = 207( con tem)
Đáp số: 207 con tem
+ Đoạn dây dài 243cm và bị cắt đi 27cm. 
+ Đoạn dây còn lại bao nhiêu cm. 
H: 243 – 27 
Bài giải:
Đoạn dây còn lại là:
243 – 27 = 216cm
Đáp số: 216cm
 _________________________________________
Tiết 3+4: Tập đọc – Kể chuyện
Tiết số 4+5: AI CÓ LỖI ?
I. MỤC TIÊU:
A. Tập đọc
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc trôi chảy toàn bài. 
- Đọc đúng: khuỷu tay, nguệch ra, nắn nót, nổi giận, nổi, lát nữa và Cô-rét-ti, En-ri-cô
- Ngắt nghỉ đúng sau mỗi dấu chấm, dấu phẩy, đọc phân biệt rõ lời người kể và lời các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: 
- Nắm được nghĩa các từ : kiêu căng, hối hận, can đảm và diễn biến của câu chuyện.
- Hiểu phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.
- Học sinh tự tin khi đọc bài, yêu thích môn học.
B. Kể chuyện
1. Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh kể được diễn cảm truyện.
2. Rèn kỹ năng nghe: Tập trung nghe bạn kể và biết nhận xét, đánh giá.
- Học sinh tự tin khi kể chuyện trước lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động: (2-3 ')
- HS chơi trò Đi chợ. 
- Đọc thuộc lòng bài thơ Hai bàn tay em. 
- G nhận xét.
2.Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1-2')
- Treo tranh và giới thiệu: Đây là bức tranh vẽ đôi bạn thân En-ri-cô và Cô-rét-ti, hai bạn ngồi học cạnh nhau. Có một lần En-ri-cô hiểu lầm Cô-rét-ti và giận bạn nhưng thái độ của Cô-rét-ti đã làm En-ri-cô hiểu bạn hơn và tình bạn của họ ngày càng khăng khít. Để biết nội dung cụ thể chúng ta cùng học bài ngày hôm nay. 
b. Luyện đọc đúng. (33-35').
- GV đọc mẫu. 
- Bài này được chia làm mấy đoạn. 
Đoạn 1:
- Câu 1 là câu dài cần ngắt đúng: 
Tôi đang nắn nót viết từng chữ/ thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi,/ làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. 
- Ngoài ra trong câu 1 còn có các từ khó cần đọc đúng: Cô-rét-ti, khuỷu tay, nguệch ra. 
- GV đọc mẫu.
- Giải nghĩa: kiêu căng
Hướng dẫnđọc đoạn 1: Giọng to, rõ ràng, chú ý đọc đúng câu dài vừa hướng dẫn, các từ khó và tên riêng nước ngoài. 
- G đọc mẫu
Đoạn 2:
Hướng dẫn đọc đoạn 2: Đọc tương tự như đoạn 1, ngoài ra cần lưu ý ngắt đúng nghỉ đúng sau mỗi dấu câu. 
- G đọc mẫu
Đoạn 3: 
- Giải nghĩa: hối hận. 
- Trong câu 4 có từ sứt chỉ, cần lưu ý đọc đúng. 
- GV đọc mẫu. 
- Giải nghĩa từ can đảm. 
Hướng dẫn đọc đoạn 3:Đọc to, rõ ràng, lưu ý đọc đúng các từ khó vừa hướng dẫn. 
- GV đọc mẫu. 
Đoạn 4:
- Cần ngắt đúng các câu sau: 
Chúng ta không bao giờ giận nhau nữa,/ phải không En-ri-cô? 
Không bao giờ!//Không bao giờ!// - Tôi trả lời.//
- GV đọc mẫu
- Giải nghĩa: ngây
Hướng dẫn đọc đoạn 4: Đọc rõ ràng, chú ý ngắt nghỉ đúng các câu dài vừa hướng dẫn. 
- G đọc mẫu
Đoạn 5: 
- Cần ngắt đúng câu dài: 
Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn/ vì con có lỗi. 
- GV đọc mẫu. 
Hướng dẫn đọc đoạn 5: Tương tự như đoạn 4. 
- GV đọc mẫu. 
- Mời HS đọc nối tiếp 5 đoạn. 
Hướng dẫn đọc cả bài: Đọc to, rõ ràng, đọc đúng các từ khó, ngắt đúng các câu vừa hướng dẫn và ngắt nghỉ phù hợp sau mỗi dấu câu. 
- GV đọc mẫu. 
c.Tìm hiểu bài (10 -12’)
- Đọc thầm đoạn 1 và cho biết tại sao hai bạn nhỏ giận nhau? 
- Đọc thầm đoạn 2 và cho biết En-ri-cô đẫ làm gì với Cô-rét-ti? 
- Sau khi đã đẩy Cô-rét-ti, tâm trạng của En-ri-cô thế nào? 
- Đọc thầm đoạn 4 và cho biết hai bạn đã làm lành với nhau như thế nào? 
- Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào? 
- Theo em, mỗi bạn có điểm nào được khen? 
d. Luyện đọc lại (5' -7’)
- Đoạn 1: Chậm rãi, nhẹ nhàng. 
- Đoạn 2: Giọng hơi nhanh khi En-ri-cô giận bạn. 
- Đoạn 3,4,5: Trở lại giọng chậm, hơi trầm khi En-ri-cô bắt đầu hối hận. 
- GV yêu cầu HS chia nhóm đọc phận vai. 
- Lời của Cô-rét-ti thân thiện, nhẹ nhàng, giọng của En-ri-cô xúc động. Lời của bố En-ri-cô nghiêm khắc. 
e. Kể chuyện (17’- 19’)
- Mời HS đọc yêu cầu. 
- Có mấy bức tranh để kể?
- 5 bức tranh tương ứng với 5 đoạn trong bài tập đọc. 
- Câu chuyện trong SGK được kể bằng lời của ai? 
- Phần kể chuyện yêu cầu chúng ta kể lại bằng lời của ai? 
- Vậy có nghĩa là khi kể chuyện chúng ta phải đóng vai trò của người dẫn chuyện. Muốn làm được như vậy em phải chuyển lời của En-ri-cô thành lời kể của mình. 
- Yêu cầu HS đọc phần kể mẫu. 
- Chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm có 5 thành viên yêu cầu HS tập kể trong nhóm.
- Gọi các nhóm lên kể nối tiếp câu chuyện. 
- Tuyên dương HS kể tốt. 
3. Củng cố, dặn dò (1-2')
- Qua câu chuyện này em học được điều gì?
- GV nhận xét tiết học. 
- HS lắng nghe. 
- 5 đoạn như SGK. 
- HS đọc theo dãy
- HS đọc chú giải SGK
- HS đọc đoạn 1
- HS đọc đoạn 2
- HS đọc chú giải SGK
- 1 dãy HS đọc. 
- HS giải nghĩa. 
- HS đọc đoạn 3
- HS đọc theo dãy
- HS đọc chú giải. 
- HS đọc đoạn 4
- HS đọc theo dãy. 
- HS đọc đoạn 5
- HS đọc nối tiếp đoạn
- HS đọc cả bài 
- Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào En-ri-cô làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. En-ri-cô vẫn giận bạn dù Cô-rét-ti bảo mình không cố ý. 
- En-ri-cô đẩy Cô-rét-ti để rả đũa, khiến Cô-rét-ti bị hỏng cả trang vở
- Thấy ân hận và thương bạn. 
- Cô-rét-ti đề nghị En-ri-cô thân thiết với mình như trước, En-ri-cô hiểu ra tấm lòng của bạn và cả hai làm lành với nhau. 
- Bố trách mắng En-ri-cô vì đã không xin lỗi bạn. 
- Cô-rét-ti biết nhận lỗi và không nóng nảy. En-ri-cô biết ân hận khi đối xử không tốt với bạn. 
- HS đọc từng đoạn.
- HS đọc phân vai. 
- H đọc yêu cầu
- 5 bức tranh
- En-ri-cô. 
- Kể bằng lời của em. 
- HS đọc phần kể mẫu. 
- 1,2 nhóm kể trước lớp. 
Thứ ba, ngày 10 tháng 9 năm 2019
Tiết 2 Chính tả 
Tiết số 3 AI CÓ LỖI 
I. MỤC TIÊU
- Học sinh viết chính xác đoạn 3 của bài "Ai có lỗi?", viết đúng tên riêng người nước ngoài, biết tìm tiếng có uêch, uyu; nhớ cách viết những tiếng có âm S/x.
- Rèn kỹ năng nghe viết đúng chính tả.
- Có ý thức viết đúng, viết đẹp, rèn chữ, giữ vở sạch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy soi, giáo án điện tử.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởi động (2-3')
- Cho HS hát.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài (1 -2’) .
- Trong tiết học này chúng ta sẽ nghe viết đoạn 3 của bài tập đọc Ai có lỗi, sau đó làm bài tập chính tả tìm từ có chứa uêch, uyu ; phân biết s/x; ăn/ăng. 
b. Hướng dẫn chính tả (10-12')
* G đọc bài viết
* Nhận xét chính tả và tập ghi chữ khó:
Trong bài viết có tên riêng nào?
- GV lưu ý H cách viết tên người nước ngoài
- GV viết một số từ khó: Khuỷu tay, sứt chỉ, lắng xuốn ... ới. 
a. Giới thiệu bài. (1-2’) 
- Nêu mục tiêu của tiết học. 
b. Thực hành (33-35’) 
Bài 1: 
Kiến thức: Mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. 
- Mời HS đọc yêu cầu bài 1. 
- Yêu cầu HS làm vào SGK. 
- GV chữa bài và nhận xét. 
Chốt: Cách làm. 
Bài 2: 
Kiến thức: Thực hiện tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2,3,4. 
- Mời HS đọc yêu cầu bài 2. 
- GV hướng dẫn:
200 : 2 = ? 
Nhẩm: 2 trăm : 2 = 1 trăm. 
Vậy 200 : 2 = 100 
- Yêu cầu HS làm bài 2 vào sgk. 
- GV yêu cầu HS kiểm tra theo nhóm đôi. 
- GV nhận xét và chữa bài. 
Chốt: Cách thực hiện tính nhẩm. 
Bài 3: 
Kiến thức: Giait toán có lời văn. 
- Yêu cầu HS đọc thầm và làm vào vở. 
- GV chấm và chữa bài 
- Có tất cả bao nhiêu cái cốc? 
- Xếp đều vào 4 hộp nghĩa là như thế nào? 
- Bài toán yêu cầu gì? 
- Để tìm số cốc có trong mỗi hộp ta làm như thế nào? 
Bài 4: 
Kiến thức: Ôn lại bảng nhân, chia. 
- Chia lớp thành 3 nhóm để thi nối nhanh các đáp án theo hình thức tiếp sức. 
- Tuyên dương đội nối nhanh và đúng nhất. 
3. Củng cố, dặn dò. 
- Hệ thống kiến thức. 
- Nhận xét tiết học. 
- HS đọc yêu cầu bài 1. 
- HS làm vào sgk. 
- 400 : 2 = 200 800 : 2 = 400 
- 600 : 3 = 300 300 : 3 = 100
- 400 : 4 = 100 800 : 4 = 200 
Bài giải:
Mỗi hộp có số cốc là:
24 : 4 = 6 (cái)
Đáp số: 6 cái cốc 
- Có tất cả 24 cái cốc. 
- Nghĩa là chia 34 cái cốc thành 4 phần bằng nhau. 
- Tìm số côc trong mỗi hộp. 
- Lấy 24 : 6 
_____________________________________
Tiết 4 Chính tả (nghe – viết) 
Tiết số 4 CÔ GIÁO TÍ HON 
I. MỤC TIÊU
Học sinh biết viết chính tả:
- Nghe - Viết chính xác đoạn văn 55 tiếng trong bài "cô giáo tí hon".
- Học sinh biết phân biệt s/x, tìm đúng những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng đã cho có âm đầu là s/x
- HS có ý thức rèn chữ, giữ vở sạch
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động (3-5')
- Cho HS hát. 
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1-2')
- Trong tiết chính tả này chúng ta sẽ viết một đoạn trong bài tập đọc Cô giáo tí hon. 
b. Hướng dẫn viết chính tả (10-12')
- GV đọc đoạn viết
- Trong bài có tiếng nào được viết hoa?
- GV lưu ý HS cách viết hoa.
- G đưa từng từ khó: treo nón, trống, trâm bầu, ríu rít
- G lưu ý cách viết tr, n, ch, tr, r
- G xoá bảng => đọc cho H viết 
c. Viết chính tả:
- GV hướng dẫn HS tư thế ngồi viết, cách trình bày.
- GV đọc cho HS viết vở (13-15’)
d. G chấm chữa (5')
- GV đọc cho H soát lỗi
- GV chấm bài
e. Hướng dẫn làm bài tập: (5-7')
Bài 2(a)/18: Làm vở
- GV làm mẫu phần 1
- GV chấm chữa
Bài 2(b)/18: Làm miệng
- G nêu yêu cầu từng phần
- G chốt lại toàn bài
3. Củng cố, dặn dò: (1-2')
 Nhận xét bài viết.
- HS theo dõi
- Bé, Mấy, Làm, Nó, Đàn. 
- HS đọc, phân tích từng tiếng:
- HS đọc lại
- HS viết bảng con.
- HS viết bài
- HS soát, ghi lỗi, chữa lỗi.
- HS đọc yêu cầu
+ xét: xét xử, xem xét, xét duyệt, xét hỏi,..
+ sét: đất sét, sấm sét, sét đánh,
+ xào: xào xáo, xào măng, rau xào,
+ sào; sào đất, cái xào, sào phơi áo,  
+ xinh: xinh xắn, xinh xinh, xinh đẹp, xinh xẻo, xinh tươi,
+ sinh: sinh nhật, sinh nở, sinh sản,
- HS làm miệng theo dãy. 
+ gắn: gắn bó, gắn kết, hàn gắn,
+ gắng: cố gắng, gắng sức, gắng gượng,
+ nặn: đất nặn, nặn tượng, nháo nặn,
+ nặng: nặng nhọc, nặng nề, nặng cân, nặng kí,
_______________________________
Tiết 5: GDTT BS 
HỌC AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 1: ĐI BỘ AN TOÀN
I. MỤC TIÊU :
 - HS tự kiểm điểm, bình xét thi đua cá nhân, tổ trong tuần.
- Học ATGT :Giúp HS nhận biết được những nơi đi bộ an toàn và đi bộ một mình an toàn. 
- HS có ý thức chấp hành đúng luật khi tham gia giao thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 
- Một số tranh minh họa bài dạy.
- Đĩa DVD an toàn giao thông.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 
1. Ổn định: Hát
2. Bài mới: 
Giáo viên
Học sinh
Học ATGT: Đi bộ an toàn:
- Xem tranh và tìm ra những bạn đi bộ an toàn và những bạn đi bộ k an toàn.
+ Cho HS xem tranh tình huống.
+ Thảo luận nhóm: Bi và Bống đang đi bộ ở đâu? Nơi đó có an toàn k? Bạn nào trong tranh đang đi bộ ở nơi k an toàn, vì sao?
+ GV bổ sung và nhấn mạnh
- Tìm hiểu về những nơi đi bộ an toàn.
Hoạt động 2: Củng cố
- Nhận xét tiết học
- Hs xem tranh, thảo luận, đại diện các nhóm báo cáo.
_________________________________
Tiết 6: Toán (bs)
Tiết số 2: LUYỆN CÁC BẢNG NHÂN, BẢNG CHIA ĐÃ HỌC
I - MỤC TIÊU:
- Củng cố cho HS về các phép tính nhân chia đã học.
- Biết giải toán có lời văn.
- HS có ý thức tự giác làm bài
II – ĐỒ DÙNG 
- Máy soi
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ1: Khởi động: ( 3 – 5 phút)
- HS hát
HĐ2: Luyện tập thực hành: ( 30 – 32 phút)
GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong VBT Trắc nghiệm Toán 3 
Bài 6,7,8/8: 
* Kiến thức: Củng cố tính giá trị biểu thức có phép nhân, chia, cộng, trừ.
* Chốt: Lời giải đúng
Bài 4/10: 
* Kiến thức: Củng cố tìm mộ trong các phần bằng nhau.
* Chốt: Lời giải đúng
Bài 9/8: 
* Kiến thức: Củng cố giải toán liên quan đến phép nhân.
* Chốt: Cách tính.
HĐ3: Củng cố: ( 3 – 5 phút)
- Hệ thống kiến thức đã ôn tập.
- Nhận xét tiết học
___________________________________
Thứ sá
u, ngày 13 tháng 9 năm 2018
Tiết 1: Tập làm văn 
Tiết số 2: VIẾT ĐƠN
I/ MỤC TIÊU
- Dựa theo mẫu đơn của bài Tập đọc Đơn xin vào Đội, mỗi học sinh viết được 1 lá đơn vào Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
- HS biết cấu trúc và cách trình bày đơn
II. ĐỒ DÙNG 
- Bảng phụ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động (2-3’) 
- Cho HS hát.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài: (1-2’)
- 1 HS đọc to bài Tập đọc: Đơn xin vào Đội. Đó là lá đơn của bạn. Còn em viết đơn xin vào Đội như thế nào ? Các em sẽ qua bài Tập làm văn hôm nay.
b) Hướng dẫn làm bài (33-35’)
- Nêu cách trình bày đơn mẫu ?
- Lưu ý : Phần lí do, lời hứa, nguyện vọng các em có thể viết không cần theo mẫu.
- G nêu ví dụ.
- HS đọc bài. 
- 1 H đọc yêu cầu của bài.
- 1 H trình bày.
+ Tên Đội TNTP HCM (góc trái)
+ Địa điểm, ngày tháng năm (góc phải)
+ Tên đơn (ở giữa)
+ Tên người hoặc tổ chức nhận đơn.
+ Họ tên, ngày tháng năm sinh, lớp nào
+ Lí do viết đơn – Lời hứa, chữ kí, tên người viết đơn
- GV nhận xét và sửa cho HS: 
+ Viết đơn có đúng mẫu không ?
+ Cách diễn đạt trong lá đơn (từ, câu) ?
+ Đơn viết có chân thực, thể hiện sự hiểu biết về Đội không? Tình cảm, nguyện vọng ra sao ?
- GV cho HS viết.
- Chấm.
3. Củng cố – Dặn dò(1-2’)
- G nhận xét bài viết của HS (chữa bài nếu có)
- HS viết nháp
- HS trình bày trước lớp
- HS viết vở. 
 ____________________________________
Tiết 2: Toán
Tiết số 10: LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU:
Học sinh:
- Biết tính giá trị của biểu thức có phép nhân, phép chia.
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn có một phép nhân.
- HS trình bày vở sạch đẹp
II – ĐỒ DÙNG 
- Máy soi
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1: Kiểm tra bài cũ: ( 3 – 5 phút)
- Bảng con.
- Tính: 24 : 3 	4 ´ 6	600 : 3	1 ´ 400.
HĐ2: Luyện tập thực hành: ( 30 – 32 phút)
Bài 1/10: Nháp
* Kiến thức : Thực hiện tính giá trị của biểu thức.
* Chốt: Cách tính giá trị của biẻu thức (trong một biểu thức có nhân, chia, cộng phải làm nhân, chia trước; cộng, trừ sau)
Bài 2/10: Miệng
* Kiến thức: Dựa vào số hàng trong hình để tìm số phần hay dựa vào bảng nhân, chia để tìm một phần mấy của một số.
* Chốt: Cách tìm một phần mấy hay cách tìm số phần bằng nhau của một số.
Bài 3/11: Vở
* Kiến thức: Giải toán có lời văn có một phép nhân.
* Chốt: Lời giải đúng.
HĐ3: Củng cố: ( 3 – 5 phút)
- Hệ thống kiến thức.
- Nhận xét tiết học
____________________________________
Tiết 4: Hoạt động tập thể
Tiết số 4                           SINH HOẠT CUỐI TUẦN
                       CHỦ ĐIỂM : TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG EM
I. MỤC TIÊU
- Đánh giá kết quả hoạt động của lớp trong tuần 2
 - Xây dựng  phương hướng cho tuần 3
 - HS thêm yêu trường lớp. 
II. CHUẨN BỊ
 - Phần thưởng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
   1.Khởi động
 - HS hát múa tập thể 
 - Giới thiệu bài
   2. Các hoạt động
 *Hoạt động 1: Sơ kết thi đua tuần 2
 + Lớp trưởng điều hành  sơ kết tuần 2
- Tổ trưởng điều hành tổ mình tự nhận xét cá nhân và bình bầu thi đua
- Đại diện các tổ đọc báo cáo sơ kết
- Các bạn khác cho ý kiến bổ sung
- Lớp trưởng thống nhất ý kiến
-GV tổng hợp lại và ghi tên HS xuất sắc của từmg em lên bảng:
+ Tổ 1
+ Tổ 2
+ Tổ 3
- Tổ xuất sắc đuợc khen
- GV nhận xét ,đánh giá chung:
  + Nề nếp
     - Ưu điểm...................................................................................................
.........................................................................................................................
     - Tồn tạị......................................................................................................
.......................................................................................................................
+Học tập
     - Ưu điểm..............................................................................................
......................................................................................................................
     - Tồn tạị.......................................................................................................
........................................................................................................................
+ GV phát phần thưởng cho tập thể và các nhân xuất sắc  
*Hoạt động 2: Kế hoạch hoạt động tuần 3
GV: Nêu phương hướng của tuần 3
     - Giữ vững kỷ cương nề nếp lớp học 
     - Tăng cường rèn chữ và nâng cao ý thức học tập của học sinh, rèn tác phong nhanh nhẹn. 
      - Nâng cao chất lượng chữ viết và chất lượng văn hoá
      -Lớp trưởng cho lớp thảo luận tìm ra biện pháp khắc phục tồn tại tuần 2 và thực hiện tốt nhiệm vụ tuần 3
     -Từng cá nhân nêu ý kiến
  + Lớp trưởng chốt các ý kiến của các bạn vừa nêu
  + GV đưa ra ý kiến
    - Phát huy những mặt tốt của tuần 2.
    - Cần rèn cho một  số em về chữ viết, tính toán, tác phong chậm..
   - Tham gia tốt các phong trào của nhà trường đề ra
*Hoạt động 3: Chủ đề “ Em yêu trường em ”.
  - Cho HS thi văn nghệ về chủ đề “Em yêu trường em” . 
 - Cả lớp bình chọn ra những tiết mục hay và ý nghĩa. 
3.Củng cố 
 - HS hát tập thể
 - GV nhận xét tiết sinh hoạt.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_2_nam_hoc_2020_2021_vu_th.docx