Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2016-2017

Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2016-2017

Bài tập 1:

+ Nêu yêu cầu của bài?

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

+ Muốn tìm chiếc ví nào có nhiều tiền nhất trước hết chúng ta tìm gì?

- Yêu cầu HS tính số tiền của mỗi chiếc ví.

- HS nháp và nêu kết quả.

Bài tập2:

- Gọi học sinh nêu yêu cầu.

- HS thảo luận nhóm đôi. Đại diện một số nhóm nêu miệng. Nhóm khác nhận xét.

Đáp án: Phần a.

+ Cách 1: Lấy 2000 + 1000 + 500 + 100 = 3600

+ Cách 2: Lấy 1000+1000+ 1000+ 500+ 100

Phần b.

+ Cách 1: Lấy 5000+2000+ 500 = 7500

+Cách2:Lấy 5000+2000+200+ 200+ 100=7500

Phần c

+ Cách 1: Lấy1000+ 2000+ 100 = 3100

+ Cách 2: Lấy 2000+ 500+ 500 + 100 =3100

Bài tập 3:

- Cho HS nêu yêu cầu của bài.

+ Tranh vẽ các đồ vật nào? Giá mỗi đồ vật là bao nhiêu?

+ Em hiểu thế nào là mua vừa đủ tiền?

 

doc 22 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 26
Thứ hai ngày 6 tháng 3 năm 2017
Sáng
Tiết 1	 Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt dưới cờ
 HS tập trung tại sân trường tiến hành lễ chào cờ dưới sự chỉ đạo của tổng phụ trách đội. 
Tiết 2 + 3 tập đọc- kể chuyện
 Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
I. Mục tiêu:Tập đọc
- Rèn kỹ năng đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: du ngoạn, khóm lau, vây màn, duyên trời, hiển linh, nô nức...
- Rèn kĩ năng đọc hiểu. Hiểu nội dung: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Yêu mến văn hoá truyền thống của dân tộc.
Kể chuyện
- HS học tốt có khả năng khái quát nội dung để đặt tên cho từng đoạn truyện dựa vào tranh minh hoạ và kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung. 
- HS đại trà kể lại được một đoạn truyện. Biết theo dõi bạn kể, nhận xét đánh giá.
- GDKNS: Biết thể hiện sự cảm thông, đảm nhận trách nhiệm và xác định giá trị.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh SGK
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 
- HS đọc bài Ngày hội rừng xanh và trả lời câu hỏi sgk.
B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh minh hoạ. Hỏi HS:
+ Tranh vẽ gì?
2) Hướng dẫn đọc. Đọc mẫu, hỏi HS:
a. GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, giọng kể)
b. Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc nối tiếp từng câu.
- GV sửa phát âm, từ khó :
 Dự kiến: du ngoạn, khóm lau, hiển linh, nô nức,...
- Bài chia làm mấy đoạn? Nêu rõ từng đoạn?
Đoạn 1: Giọng chậm, trầm 
Đoạn2:Giọng nhanh hơn, nhấn ở từ gợi tả sự hoảng hốt của Chử Đồng Tử.
Đoạn 3: Giọng trang nghiêm thể hiện cảm xúc, thành kính.Hai vế câu đối đọc cân đối ngắt nhịp giống nhau
* Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV kết hợp HD HS đọc đúng giọng một số câu, ngắt nghỉ, giải nghĩa từ tương ứng từng đoạn.( GV treo bảng phụ).
"Nào ngờ, ... mà tắm"
"Sau đó, ... dệt vải"
- Đọc từng đoạn trong nhóm: 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc HS ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
Nghe, nhận xét.
- Đọc đồng thanh cả bài.
3) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1, TL: 
+ Câu chuyện xảy ra vào thời gian nào, ở đâu?
+ Ngày nay, làng Chử Xá thuộc địa phận nào?
+ Tìm chi tiết cho thấy gia đình Chử Đồng Tử rất nghèo?
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi:
+ Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã gặp nhau như thế nào?
+ Vì sao công chúa kết duyên cùng Chử Đồng Tử?
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời:
+ Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã giúp dân những gì?
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 4, trả lời:
+ Nhân dân đã làm gì để tỏ lòng biết ơn?
Tiết 2
4) Luyện đọc lại:
- Đọc diễn cảm đoạn 2 của cõu chuyện.
- Hướng dẫn học sinh đọc đỳng đoạn văn.
- Mời 3HS thi đọc đoạn văn.
- Mời 1HS đọc cả bài. 
- Theo dừi bỡnh chọn em đọc hay nhất.
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình tiết, HS đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện. Sau đó kể lại được từng đoạn.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện.
a) Dựa vào tranh, đặt tên cho từng đoạn.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại những tên đúng.
b) Kể lại từng đoạn câu chuyện.
- Nhận xét, bình chọn nhóm kể hay nhất.
C) Củng cố - dặn dò: + Nêu nội dung truyện. 
- Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau.
- 3 em đọc và TLCH.
- HS theo dõi.
- HS đọc nối tiếp câu , phát hiện từ khó, kết hợp luyện đọc từ khó du ngoạn, khóm lau, vây màn, duyên trời, hiển linh, nô nức...
- 4 đoạn
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- HS đọc trong nhóm 4.
Thi đọc giữa các nhóm
Lớp đọc đồng thanh.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm, trả lời:
+ Câu chuyện xảy ra vào đời vua Hùng Vương thứ 18.
+ Ngày nay, làng Chử Xá thuộc xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
+ Mẹ mất sớm, 2 cha con chỉ có 1 chiếc khố mặc chung. Khi cha mất.
+ Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn cập bờ, hoảng hốt bới cát vùi mình trốn
+ Công chúa cảm động khi biết tình cảnh nhà Chử Đồng Tử
+ Đi khắp nơi truyền cho nhân dân cách trồng lúa.
+ Nhân dân đã lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng, hằng năm mở hội
- Lớp lắng nghe giỏo viờn đọc mẫu 
- 3 em thi đọc lại đoạn 2.
- Một em đọc cả bài. 
- Lớp theo dừi bỡnh chọn bạn đọc hay nhất
- Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học 
- Đọc yờu cầu bài (dựa vào 4 bức tranh minh họa đặt tờn cho từng đoạn của cõu chuyện.
 - Cả lớp quan sỏt cỏc bức tranh minh họa và đặt tờn.
- Một số em nờu kết quả, cả lớp bổ sung:
+ Tranh 1 : Cảnh nghốo khổ/ Tỡnh cha con. 
+ Tranh 2 : Cuộc gặp gỡ kỡ lạ + Tranh 3 : Truyền nghề cho dõn 
+ Tranh 4 : Tưởng nhớ / Uống nước nhớ nguồn
- HS kể theo nhóm 4.
- Từng nhóm luyện kể.
- HS các nhóm đại diện thi kể.
- Từ 1 à 2 em kể. 
* Truyện Ca ngợi Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn đối với dân, với nước.
 _________________________________________
Tiết 4	chính tả
Nghe -viết: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nghe viết trình bày đúng đẹp một đoạn trong bài Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
- Làm các bài tập phân biệt tiếng chứa âm đầu r/d/ gi. Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp. 
- Có ý thức giữ gìn VSCĐ và xây dựng nền nếp học tập tích cực.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra: Đọc cho HS viết: 
 4 từ chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n
- Nhận xét.
B. Bài mới : 1) Giới thiệu bài.
2) Hướng dẫn nghe - viết:
a) Chuẩn bị : GV đọc bài chính tả, hỏi HS:
- Tìm những từ viết hoa. Nêu rõ lý do viết hoa.
- Viết tiếng khó.
Dự kiến: 	hiển linh, lập đền thờ, nô nức, tưởng nhớ ...
b) Đọc bài chính tả cho HS viết bài.
c) Nhận xột chữa bài (5 - 7 bài)
3. Bài tập: Bài tập 2: 
a) Nêu yêu cầu của bài?
- Hướng dẫn HS làm bài vào VBT. 4 HS thi làm bài trên bảng nhóm. Sau đó đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
- Nhận xét, chốt lại đáp án đúng
hoa giấy – giản dị – giống hệt – rực rỡ
hoa giấy – rải kín – làn gió
Tuyên dương em tích cực.
C. Củng cố, dặn dò:
+ Tìm từ ngữ để phân biệt r/ gi/ d ? 
- Nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài sau.
- HS viết bảng con, 2 em lên bảng viết.
- 1HS đọc lại, lớp theo dõi SGK.
+ Viết hoa cỏc chữ đầu tờn bài, đầu dũng thơ, tờn riờng của người.
- HS tìm và nêu.
- HS viết ra bảng con. 
- HS viết bài vào vở.
- Soát lỗi bằng chì.
- Lớp làm VBT.
- HS đọc lại các câu thơ đã hoàn chỉnh.
- HS viết ra bảng con.
 ______________________________________
Chiều tiết 2 tiếng việt(TT)
Luyện tập: Kể về lễ hội
I. Mục tiêu:
- Dựa vào kết quả quan sát hai bức ảnh lễ hội (chơi đu và đua thuyền) để kể lại buổi lễ hội đó.
- Kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong bức ảnh.
- Mở rộng vốn từ, thấy được sự đa dạng của nền văn hoá nước nhà.
II. Đồ dùng:- Hai bức ảnh trong sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc làm bài ở nhà của HS
- Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu.
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài 1: Quan sát ảnh lễ hội dưới đây, tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.
- Nêu yêu cầu của bài?
- Yêu cầu học sinh quan sát kĩ bức ảnh => trả lời các câu hỏi gợi ý.
- Yêu cầu giới thiệu về quang cảnh và hoạt
 động của những người tham gia lễ hội theo
 nhóm.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên kể về lễ hội trong bức ảnh.
* Chú ý gọi những học sinh tiết chính chưa được gọi lên bảng
Bài 2: Viết lại những điều vừa kể thành đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu kể về lễ hội.
GV quan sát, nhắc nhở.
Nhận xét 5- 7 bài.
Tuyên dương HS viết tốt.
- Học sinh xác định lại yêu cầu của bài. 
- Học sinh quan sát tranh và trả lời lần lượt từng câu hỏi.
- Học sinh làm việc theo nhóm- 1 học sinh nói - nghe và bổ sung cho bạn.
- Học sinh tả lại quang cảnh và hoạt động một bức tranh mà mình thích.
- Học sinh khác bổ sung, nhận xét.
HS viết bài vào vở.
C. Củng cố - dặn dò:
- Em vừa ôn về nội dung gì?
- Nhận xét giờ học.
 __________________________________________
Tiết 2 toán 
 Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố về nhận biết và cách sử dụng các loại giấy bạc đã học.
- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ các số với đơn vị là đồng. Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ với các nội dung liên quan đến các loại tiền hiện nay. Làm được các BT 1, 3, 4, và BT 2 ( a, b).
- HS tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra: Đặt tính rồi tính 2455 : 5 ; 8900 : 5 
- Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới: a/ Giới thiệu bài.
b/ Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1: 
+ Nêu yêu cầu của bài?
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Muốn tìm chiếc ví nào có nhiều tiền nhất trước hết chúng ta tìm gì?
- Yêu cầu HS tính số tiền của mỗi chiếc ví.
- HS nháp và nêu kết quả.
Bài tập2: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm đôi. Đại diện một số nhóm nêu miệng. Nhóm khác nhận xét. 
Đáp án: Phần a. 
+ Cách 1: Lấy 2000 + 1000 + 500 + 100 = 3600
+ Cách 2: Lấy 1000+1000+ 1000+ 500+ 100
Phần b. 
+ Cách 1: Lấy 5000+2000+ 500 = 7500
+Cách2:Lấy 5000+2000+200+ 200+ 100=7500
Phần c
+ Cách 1: Lấy1000+ 2000+ 100 = 3100
+ Cách 2: Lấy 2000+ 500+ 500 + 100 =3100
Bài tập 3: 
- Cho HS nêu yêu cầu của bài.
+ Tranh vẽ các đồ vật nào? Giá mỗi đồ vật là bao nhiêu?
+ Em hiểu thế nào là mua vừa đủ tiền?
+ Mai có bao nhiêu tiền?
+ Vậy Mai vừa đủ tiền để mua gì ?
+ Nam có bao nhiêu tiền?
+ Vậy Nam vừa đủ tiền để mua gì ?
- GV tự nêu các câu hỏi khác yêu cầu HS trả lời hoặc yêu cầu HSG tự đặt các câu hỏi khác cho bạn trả lời.
Bài tập 4: ( Sửa như sau: Mẹ mua 1 hộp sữa hết 5000 đồng và một gói kẹo hết 3500 đồng, mẹ đưa cho cô bán hàng tờ giấy bạc 10000đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả lại mẹ bao nhiêu tiền?)
+ Phân tích, tóm tắt và giải vào vở.
+ Nêu các bước giải của bài toán.
- Chấm chữa bài, nhận xét.	
3. Củng cố, dặn dò:
+ Những ai có tiền tiết kiệm?
+ Tiền tiết kiệm em để dùng vào việc gì?
- Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau.
- HS đọc đề bài và nêu: Bài toán yêu cầu chúng ta tìm chiếc ví có nhiều tiền nhất.
+ Tìm mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền.
Đáp án: 
Chiếc ví ở phần a có 6300 đồng. 
Chiếc ví ở phần b có 3600 đồng. 
Chiếc ví ở phần c có 10000 đồng. 
Chiếc ví ở phần d có 9700 đồng. 
Vậy chiếc ví ở phần c có n ... o hàng hoặc theo cột)
__________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 10 tháng 3 năm 2017
Sáng
 tiết 1 tập làm văn
 Kể về một ngày hội
I. Mục tiờu: Giúp HS :
- Biết kể về một ngày hội theo các gợi ý. Lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội ( BT 1).
- Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu( BT 2).
- Biết yêu thích môn học và tích cực học tập.
- GDKNS : Có tư duy sáng tạo, tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích đối chiếu. Biết lắng nghe và phản hồi tích cực.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh lễ hội, Bảng phụ ghi gợi ý bài 1
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Kể lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo 1 trong 2 bức ảnh ở bài TLV tuần 25.
- Giáo viên, HS nhận xét, đánh giá.
2.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập. 
- Các em có thể kể về một lễ hội vì trong lễ hội có cả phần hội.
- Có thể kề về ngày hội em không trực tiếp tham gia, chỉ thấy khi xem ti vi, xem phim...
- Gợi ý chỉ là chỗ dựa để các em kể lại câu chuyện của mình. Tuy nhiên, vẫn có thể kể theo cách trả lời từng câu hỏi. Lời kể cần giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
- GV và cả lớp nhận xét cách kể của mỗi HS.
- Lớp bình chọn, nhận xét. 
c. Hướng dẫn HS viết bài.
- Chỉ viết những điều các em vừa kể về những trò vui trong ngày hội (gợi ý e). Viết thành một đoạn văn liền mạch khoảng 5 câu.
- Gv nhận xét một số bài.
3- Củng cố, dặn dò: 
- Khi được xem(tham gia) ngày hội đó em thấy thế nào?
- Nhận xét tuyên dương những em tích cực học tập. Nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS trả lời câu hỏi gợi ý. 
- HS kể trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS viết bài vào vở.
- Một số em đọc bài trước lớp.
- Lớp nghe, nhận xét bài của bạn.
- Vài HS nêu lại.
HS nêu.
	______________________________________________
 tiết 2 toán
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Củng cố cho HS
- Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị:
+ Bước 1: Tìm giá trị một phần (thực hiện phép tính chia ) - bớc rút về đơn vị.
+ Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần đó ( thực hiện phép nhân).
- Giải được các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
- Vận dụng vào thực tế.
+ Ngoài các yêu cầu trên, làm được bài toán về xem giờ có liên quan.
II. Đồ dùng:
 Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
Yêu cầu HS làm
1 can : 7 lít dầu
4 can : lít dầu
- GV nhận xét
B. Bài mới:
- GV treo bảng phụ ghi các BT
Bài 1: Người ta đem 48 cái cốc xếp đều lên 8 cái bàn. Hỏi trên 3 cái bàn đó có bao nhiêu cái cốc?
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con
- HS đọc và phân tích đề bài
- HS phát hiện dạng toán
- HS giải bài toán và chữa bài.
Bài 2: Có 30 cái bánh xếp đều vào 5 hộp. Hỏi trong 4 hộp có bao nhiêu cái bánh?
Bài toán thuộc dạng toán gì?
Nêu các bước giảI bài toán rút về đơn vị?
Bài 3: Có 9345 viên gạch được xếp đều vào 3 cái lò. Hỏi mỗi lò có bao nhiêu viên gạch
Bài 4: Hỏi lúc mấy giờ đúng thì:
a) Kim giờ và kim phút cùng nằm trên một đường thẳng ?
b) Kim giờ và kim phút chồng khít lên nhau ?
c) Kim giờ và kim phút làm thành góc vuông?
Bài 5:
a) Khoảng thời gian từ 3 giờ kém 5 phút đến 3 giờ 5 phút là bao lâu?
b) Khoảng thời gian từ 5 giờ 20 phút đến 6 giờ kém 20 phút là bao lâu?
* Hướng dẫn HS giải :
- GV chấm . chữa bài.
HS làm bài và nêu các bước giải.
 1 hộp có số cái bánh là:
 30 : 5 = 6 ( cái)
 4 hộp có số cái bánh là:
 6 x 4 = 24 ( cái)
 Đáp số: 24 cái bánh
HS làm bài vào vở, chữa bài.
Mỗi lò có số viên gạch là:
 9345 : 3 = 3115( viên)
 Đáp số: 3115 viên gạch
- HS làm bài, chữa bài
Bài 4:
a) 6 giờ 
b)12 giờ 
 c) 3 giờ & 9 giờ.
Bài 5:
a) 5 + 5 = 10 ( phút)
b) 40 - 20 = 20 ( phút)
* HĐ cá nhân làm bài.
 C. Củng cố - dặn dò : 
- HS nhắc lại các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị đã học - Nhận xét tiết học.
 ___________________________________________
chiều tiết 2 toán( tt)
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Củng cố thực hiện các phép tính nhân chia, giải dạng toán có liên quan đến rút về đợn vị.
- Củng cố giải toán có lời văn bằng hai phép tính.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng:
 - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ.
- Chấm bài trong VBT
- Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu
2. HD luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính
2050 : 5 3684 : 9
1307 x 6 3150 x3
Bài 2: Tìm x:
a)X : 5 = 120
b)X x 7 = 637
Nêu cách tìm số bị chia và thừa số chưa biết?
Bài 3: .
 Lớp 3A có 48 học sinh xếp thành 6 hàng đều nhau. Lớp 3B cũng xếp được 7 hàng như vậy. Hỏi lớp 3B có bao nhiêu học sinh?
Bài toán thuộc dạng toán gì?
Nêu các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị?
Bài 4:
a) Lập dãy STN có 4 c/s thoả mãn các đk sau đây:
+Các c/s hàng nghìn đều là 3.
+Các c/s hàng trăm là các c/s chẵn lớn hơn 2.
+Các c/s hàng chục là các c/s lẻ nhỏ hơn 5.
+Các số của dãy đều là số tròn chục.
b) Sắp thứ tự dãy số vừa lập được (từ lớn đến bé )
*GV HD HS cách làm.
Bài 5*: Lớp 3A có 36 học sinh, xếp ngồi vừa đủ và 9 bàn học. Hỏi lớp 3B có 31 học sinh thì cần có ít nhất bao nhiêu bàn học như thế?
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh làm bài vào bảng con.
- 3 em lên bảng chữa, lớp nhận xét, bổ sung.
- Học sinh đọc đề bài.
- Làm vở, 1 em lên bảng chữa.
- Lớp nhận xét.
1 Hàng của lớp 3A có số học sinh là: 48 : 6 = 8( học sinh)
Lớp 3B có số học sinh là:
 8 x 7 = 56 ( học sinh)
 Đáp số: 56 học sinh
- HS làm bài
3830;3810;3630;3610;3430;3410.
* HĐ cá nhân làm bài.
- GV chấm . chữa.
HS giải vào vở.
Chữa bài.
C. Củng cố - dặn dò:
 Nêu các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị?
 - Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau 
 ______________________________________________
tiết 3 hoạt động tập thể
 Sinh hoạt sao
I.Mục tiêu:
- Học sinh nắm được ưu nhược điểm của tuần 26.Từ đó có phương hướng cho tuần sau.
- Nghe phương hướng tuần sau.
- Tiếp tục rèn luyện nền nếp và nội quy của học sinh.
- Giáo dục ý thức tích cực học tập, và tự quản. 
II. Nội dung sinh hoạt:
1. Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
- Lớp trưởng giới thiệu các sao trưởng đánh giá sao mình trong tuần qua.
 Lớp trưởng nhận xét
2. Chị phụ trách nhận xét chung
* Ưu điểm: 
.
.
*Nhược điểm: .
.
3. Phổ biến phương hướng tuần sau. 
- Thi đua học tập chào mừng ngày 26/ 3
- Phát huy các ưu điểm, khắc phục tồn tại vươn lên.
- Duy trì sĩ số, tiếp tục thực hiện tốt nội quy.
- Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch chữ đẹp.
- Ôn tập Toỏn, Tiếng việt
III. Văn nghệ:
- Lớp vui văn nghệ. 
- Học sinh hát đơn ca, tốp ca
___________________________________________________________________ 
	Kí duyệt ngày ... tháng 3 năm 2017
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 1: Đặt tính và tính.
a) 4524 : 3 b) 6012 : 6 c) 5730 : 3
 5672 : 3 8190 : 9 6314 : 7
Bài 2: Mua 2 quyển vở hết 5000 đồng. Hỏi mua 3 quyển vở hết bao nhiêu tiền? 
Bài 3: Học sinh đồng diễn thể dục xếp thành 8 hàng, mỗi hàng có 450 học sinh. Sau đó chuyển thành 9 hàng. Hỏi lúc đó mỗi hàng
có bao nhiêu học sinh.
Bài 4: Một đội công nhân làm đường rải 2 ngày được 1200m đường nhựa. Hỏi đội đó rải 3 ngày thì được bao nhiêu m đường nhựa?
Bài 5*: Lớp 3A có 36 học sinh, xếp ngồi vừa đủ và 9 bàn học. Hỏi lớp 3B có 31 học sinh thì cần có ít nhất bao nhiêu bàn học như thế?
Bài tập 2: Người ta xay 100 kg thóc được 70 kg gạo. Hỏi:
a/ Xay 200 kg thóc được bao nhiêu gạo?
b/ Để xay được 7 kg gạo cần bao nhiêu kg thóc?
a/ 200 thì gấp 100 là 2 lần. Xay 200 kg thóc được số gạo là: 70 x 2 = 140 ( kg)
b/ 70 thì gấp 7 là 70 : 7 = 10 ( lần)
Vậy xay 7 kg gạo cần: 100:10 =10(kg)
 Đáp số: a/ 140 kg gạo
 b/ 10 kg thóc.
Bài tập 3: Có hai chuồng nuôi thỏ. Bạn Bình đếm ở chuồng thứ nhất có 24 chân thỏ, chuồng thứ hai có 24 tai thỏ. Hỏi chuồng nào có nhiều thỏ hơn và nhiều gấp chuồng kia bao nhiêu lần?
- Một con thỏ có 4 chân. Vậy chuồng thứ nhất có số con thỏ là: 24 : 4 = 6 ( con )
- Một con thỏ có 2 tai. Vậy chuồng thứ hai có số con thỏ là: 24 : 2 = 12 ( con)
- So sánh 6 con và 12 con thì chuồng thứ hai có nhiều thỏ hơn và nhiều gấp chuồng thứ nhất số lần là : 12 : 6 = 2 ( lần)
Đáp số : chuồng thứ hai có nhiều thỏ hơn và nhiều gấp chuồng thứ nhất 2 lần
1.tìm hai số lớn hơn 0 có tổng bằng tích ?
2.Hai bạn chơi cờ với nhau, mỗi bạn chơi 4 ván cờ. Hỏi 2 bạn chơi tất cả mấy ván cờ ?
1.Trong các từ sau đây từ nào là từ chỉ hoạt động?
A: mượt mà B : chào mào
C: nhanh nhảu D: hót
1. Đàn bò có 12 cái tai, hỏi đàn bò đó có bao nhiêu chân?
2. Hôm nay là thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2013, Hỏi:
- Thứ hai tuần trước là ngày nào ?
- Thứ hai tuần sau là ngày nào ?
3. Con chim gì được mệnh danh là " Vệ sĩ của rừng xanh" ?
1 . Cánh chim báo mùa xuân ?
2.Một phần năm của 20 cái kẹo là bao nhiêu cái kẹo ?
1. Một con sên bò lên một cái giếng cao 12 mét. ban ngày bò được 4m, ban đêm lại bị tụt xuống 2 m. Hỏi mấy ngày sên bò được lên miệng giếng??
1: Có 9 viên gạch được xếp đều vào 3 cái bếp. Hỏi hai bếp có mấy viên gạch
2:Hỏi lúc mấy giờ đúng thì: Kim giờ và kim phút cùng nằm trên một đường thẳng ?
1 . Hỏi lúc mấy giờ đúng thì:Kim giờ và kim phút chồng khít lên nhau ?
2.Hỏi lúc mấy giờ thì:Kim giờ và kim phút làm thành góc vuông?
3. Khoảng thời gian từ 3 giờ kém 5 phút đến 3 giờ 5 phút là bao lâu?
4. Khoảng thời gian từ 5 giờ 20 phút đến 6 giờ kém 20 phút là bao lâu?
1. Ngày sinh nhật của Bác Hồ là ngày nào?
2. Ngày thành lập Đội thiếu niên TPHCM?
3. Ngày 8/3/ 2012 vào thứ mấy ?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_26_nam_hoc_2016_2017.doc