Giáo án tóm tắt các môn Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020

Giáo án tóm tắt các môn Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020

Bài 5: Yêu thương các thành viên trong gia đình (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

Sau bài học, HS:

- Biết được cách thể hiện tình yêu thương với các thành viên trong gia đình.

- Hiểu được tình cảm yêu thương gia đình dành cho em và hiểu hành động cần thực hiện để thể hiện tình yêu thương với người thân, gia đình.

* Tích hợp KNS: Kĩ năng thể hiện sự yêu thương, chia sẻ.

II. Tài liệu và phương tiện:

 1, Giáo viên:

 - Hướng dẫn học theo lô gô.

 - Giáo dục lối sống lớp 3

 2, Học sinh:

 - Thẻ mặt cười/ mặt mếu dùng cho nhóm.

 - Giáo dục lối sống lớp 3

 

doc 13 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 08/07/2022 Lượt xem 300Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tóm tắt các môn Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9: 
 Ngày soạn: 25/10/2019 
 Ngày giảng: Thứ hai, ngày 28 tháng 10 năm 2019
Sáng
Tiết 1: Chào cờ
--------------------------------------------------- 
Tiết 2: Tiếng Việt
Bài 9A: Ôn tập 1 (TiÕt1)
( Dạy theo tài liệu học tập)
* Bổ sung mục tiêu:
- HS yếu : Đọc được 2/3 nội dung của đoạn hoặc bài đọc.
* Bổ sung hình thức tổ chức dạy học 
- Yêu cầu 2 bổ sung các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp; nhóm bạn chia sẻ.
 A. Hoạt đông cơ bản	
1. Trò chơi Hái hoa. ( 25’)
- Học sinh bốc thăm, đọc bài và trả lời câu hỏi.
2. Viết tên các sự vật được so sánh với nhau.( 10’)
Câu
Sự vật A
Sự vật B
a)
hồ
chiếc gương bầu dục khổng lồ.
b)
cầu Thê Húc cong cong
con tôm
c)
con rùa lớn, đầu to
trái bưởi
--------------------------------------------------- 
Tiết 3: Toán
Bài 23: Góc vuông, góc không vuông. 
Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng ê ke (tiết 1)
 ( Dạy theo tài liệu học tập) 
* Bổ sung điều chỉnh hình thức tổ chức dạy học 
- Yêu cầu 3: Chuyển hoạt động cả lớp - GV HD cách vẽ góc vuông bằng ê ke
- Yêu cầu 4: Bổ sung HS thảo luận cặp đôi; chia sẻ trước lớp.
A. Hoạt động cơ bản
1. Quan sát hình vẽ hai kim đồng hồ trong hình và đọc. ( 5’)
2. Quan sát hình vẽ và nghe thầy/cô hướng dẫn . ( 10’)
3. Quan sát mẫu rồi thảo luận cách dùng ê ke để vẽ góc vuông. ( 10’)
4. Quan sát hình vẽ chỉ ra góc vuông, góc không vuông. ( 10’) 
a) Góc AOB là góc vuông.	 H
b) Đỉnh O , cạnh OA ,OB 
c) Vẽ góc vuông.
 Q
 K
 O P I
Tiết 4: Thủ công
( GV dạy - Lương Thị Lân )
----------------------------------------------------------
Chiều
Tiết 1 : Giáo dục lối sống
Bài 5: Yêu thương các thành viên trong gia đình (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS:
- Biết được cách thể hiện tình yêu thương với các thành viên trong gia đình.
- Hiểu được tình cảm yêu thương gia đình dành cho em và hiểu hành động cần thực hiện để thể hiện tình yêu thương với người thân, gia đình.
* Tích hợp KNS: Kĩ năng thể hiện sự yêu thương, chia sẻ.
II. Tài liệu và phương tiện:
	1, Giáo viên:
	- Hướng dẫn học theo lô gô.
	- Giáo dục lối sống lớp 3
	2, Học sinh:
	- Thẻ mặt cười/ mặt mếu dùng cho nhóm.
	- Giáo dục lối sống lớp 3
III. Tiến trình:
1. Khởi động: Cho lớp hát bài “ Ba ngọn nến lung linh” ( 5’)
2. Khám phá: ( 15’)
Em đọc câu chuyện “Quả táo ngọt ngào” và trả lời câu hỏi.
+ Vì sao Bi lại cắn quả táo trước khi đưa cho mẹ? (Vì Bi xem trước quả 
nào ngọt thì mới đưa cho mẹ..)
+ Mẹ của Bi có cảm xúc gì khi hiểu hành động yêu thương của Bi? ( Mẹ Bi rất vui mừng khi thấy hành động của Bi như vậy...) 
*GSKNS: - Em hãy kể một vài việc làm thể hiện sự yêu thương, chăm sóc bố mẹ ? 
3. Trải nghiệm: ( 15’)
Em sẽ làm gì trong những tình huống sau?
- HS đọc cá nhân các tình huống trong SGK.
- HS chia sẻ với bạn cùng bàn- trong nhóm.
+ Tình huống 1: Em vui vẻ sẽ đi cùng chị để cổ vũ cho chị...
+ Tình huống 2: Em vui vẻ hỏi mẹ xem hôm nay mẹ nhiều việc...
+ Tình huống 3: Em động viên cho em trai vui lên, chịu khó cố gắng học lần sau sẽ đạt được tốt , em sẽ giảng lại cho em trai hiểu...
- Đánh giá tiết học, dặn dò chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------
Tiết 2: Trải nghiệm sáng tạo
Chủ đề 3: Em thực hiện thời gian biểu (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Em biết xây dựng thời gian biểu hoạt động trong tuần cho bản thân..
II. Tài liệu và phương tiện:
1, Giáo viên:
 - Hướng dẫn học theo lô gô.
	- SGK Trải nghiệm sáng tạo lớp 3
2, Học sinh:
	- Thẻ mặt cười/ mặt mếu dùng cho cá nhân.
 - SGK Trải nghiệm sáng tạo lớp 3
III. Tiến trình lên lớp:
* Khởi động: chơi trò chơi (10’)
* Cách thực hiện.
1. Tự đánh giá việc thực hiện thời gian biểu của em.
 HS đọc nội dung trong bảng và đánh dấu x vào cột mức 
độ đúng với em.
- HS làm việc cá nhân; chia sẻ với bạn cùng bàn, trong nhóm.
- 1 số HS báo cáo nội dung thực hiện thời gian biểu của mình trước lớp.
2. Liệt kê các nội dung cần có trong thời gian biểu.
2.1: Em đánh dấu x vào những công việc em vẫn làm hàng ngày, hàng tuần trong bảng.
- HS đọc làm bài cá nhân
- HS chia sẻ với bạn cùng bàn, trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
2.2: Sắp xếp các công việc hằng ngày em cần thực hiện theo trình tự thời gian. Điền tiếp vào bảng dưới.
- HS làm bài; chia sẻ với bạn cùng bàn.	
* Đánh giá tiết học:
IV. Kết luận:
- Chuẩn bị chủ đề 3 (tiết 2)
 -------------------------------------------------
Tiết 3: Tin học
( Gv chuyên dạy - Nguyễn Ngọc Tuyền )
-----------------------------------------------------
 Ngày soạn: 26/10/2019 
 Ngày giảng: Thứ ba, ngày 29 tháng 10 năm 2019
Sáng
Tiết 1: Toán
Bài 23: Góc vuông, góc không vuông. 
Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng ê ke (tiết 2)
 ( Dạy theo tài liệu học tập) 
* Điều chỉnh bổ sung hình thức tổ chức dạy học 
- Yêu cầu 1: Hoạt động cá nhân chuyển sang hoạt động cả lớp.
- Yêu cầu 3: Bổ sung nêu cách vẽ góc vuông trước lớp .
B. Hoạt động thực hành
1. HĐ cá nhân chuyển sang HĐ cả lớp. ( 15’)
a) Góc vuông là: AOB, CDE.
b) Đỉnh O, cạnh OA,OB; - Đỉnh D,cạnh DC,DE
c) + Đỉnh P, cạnh PM,PN
 + Đỉnh O ,cạnh OY, OX
 + Đỉnh K, cạnh KT, KG
 + Đỉnh S, cạnh SH, SQ
2. ( 8’)
 - Góc đỉnh M cạnh MN, MQ, Góc đỉnh Q cạnh QM, QP là góc vuông
 - Góc đỉnh N cạnh NM cạnh NP, góc đỉnh P cạnh PN cạnh PQ là góc không vuông.
3. Vẽ góc vuông biết đỉnh và một cạnh cho trước. ( 12’) B
 O 
 A
 X Y C
----------------------------------------------------
Tiết 2: Tiếng Anh
( Gv chuyên dạy - Lù Thị Nghiệp )
 -----------------------------------------------
Tiết 3: Tiếng Việt
Bài 9A: Ôn tập 1 (TiÕt2)
( Dạy theo tài liệu học tập)
* Bổ sung hình thức tổ chức dạy học
 - Yêu cầu 1: HS làm bài bảng nhóm, chia sẻ trước lớp. 
- Yêu cầu 2: Làm bài cá nhân, đọc bài trước lớp. 
- Yêu cầu 4: GV hướng dẫn cách viết đơn; HS làm bài cá nhân, chia sẻ trước lớp. 
B. Hoạt động thực hành
1. Chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo thành hình ảnh so sánh.( 10’)
- Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như một cành diều.
- Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo
- Sương sớm long lanh tựa những hạt ngọc
- Toà tháp đôi sừng sững như hai trái núi.
2. Tìm hình ảnh so sánh thích hợp với mỗi chỗ trống. ( 5’)
- Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu
- Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu.
3. Viết vào vở những hình ảnh so sánh ở hoạt động 2. ( 5’)
4.Viết đơn theo mẫu. ( 10’)
5. Đổi đơn cho bạn để kiểm tra giúp nhau.( 5’)
 ----------------------------------------------------
Tiết 4: Tiếng Việt
Bài 9B: Ôn tập 2 (TiÕt1)
( Dạy theo tài liệu học tập)
* Bổ sung mục tiêu:
- HS yếu : Đọc được 2/3 nội dung của đoạn hoặc bài đọc
* Điều chỉnh hình thức tổ chức dạy học 
- Yêu cầu 1,2: Hoạt động nhóm chuyển sang hoạt động cả lớp.
A. Hoạt động cơ bản
1.HĐ nhóm chuyển sang HĐ cả lớp: Chơi trò chơi Hái hoa. (20’)
2. HĐ nhóm chuyển HĐ cả lớp: Kể một câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.( 15’)
-------------------------------------------------
Chiều
Tiết 1 : Thể dục
( Gv chuyên dạy - Bùi Thị Lý )
-----------------------------------------------
Tiết 2: Tin học
( Gv chuyên dạy - Nguyễn Ngọc Tuyền )
 -------------------------------------------------
Tiết 3: KNS PoKi
( Dạy học theo phần mềm )
-----------------------------------------------------
 Ngày soạn: 26/10/2019 
 Ngày giảng: Thứ tư, ngày 30 tháng 10 năm 2019
Sáng
Tiết 1+2: Tiếng Việt
Bài 9B: Ôn tập 2 (TiÕt 2+3)
( Dạy theo tài liệu học tập)
* Bổ sung mục tiêu:
- HS yếu : Đặt được 1,2 câu ở yêu cầu 3.
* Điều chỉnh, bổ sung hình thức tổ chức dạy học 
- Yêu cầu 1,6: Hoạt động cá nhân chuyển sang hoạt động nhóm.
- Yêu cầu 3, 5 bổ sung GV hướng dẫn, HS hoạt động cặp đôi; chia sẻ trước lớp. 
B. Hoạt động thực hành
1.HĐ cá nhân chuyển HĐ nhóm; làm bảng nhóm: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. ( 8’)
 - Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường?
.- Câu lạc bộ thiếu nhi phường là gì ?
2. Đặt 3 câu theo mầu Ai là gì ? ( 10’)
- Bố em là bộ đội.
- Em là học sinh lớp 3ª.
- Cô em là bác sĩ .
3. Chọn từ thích hợp trong ngoặc để bổ sung ý nghĩa cho các từ ngữ in đậm. ( 7’)
+ Câu 1 : xinh xắn
+ Câu 2: tinh xảo.
+ Câu 3: tinh tế .
4. Đặt dấu phẩy phù hợp vào các câu in nghiêng . ( 5’)
- Trước khi đi ngủ , một cụ già cầm chiếc đồng hồ phàn nàn:
 	- Một lát sau, cậu bé từ ngoài sân bước vào tay ôm một chú gà trống : 5.Chọn vế câu ở bên B phù hợp với từ ở bên A đẻ tạo 2 câu mẫu Ai làm gì?( 5’) 
A
B
a) Cụ già
1) bước vào, tay ôm một chú gà trống.
b) Cậu bé
2) là một cái đồng hố báo thức cổ truyền.
c) Gà trống
3) phàn nàn là chiếc đồng hồ báo thức đã hỏng.
*************************
6. HĐ cá nhân chuyển HĐ nhóm; thảo luận, trả lời trước lớp: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm.( 8’)
a) Ở câu lạc bộ chúng em làm gì?
b) Ai thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ?
7. Đặt 1 câu theo mầu Ai làm gì ? ( 7’)
VD: + Mẹ em đang soạn bài.
 + Con mèo đang ngoạm miếng thịt.
8. Nghe - viết vào vở bài Gió heo may.( 20’)
-------------------------------------------------
Tiết 3: Tiếng Anh
( Gv chuyên dạy - Lù Thị Nghiệp )
-------------------------------------------------
Tiết 4: Toán
Bài 24: Đề-ca-mét. Héc-tô-mét
 ( Dạy theo tài liệu học tập)
* Bổ sung mục tiêu:
- HS yếu : Làm được 2 phép tính Yêu cầu 2( HĐTH).
* Điều chỉnh, bổ sung hình thức tổ chức dạy học 
- Yêu cầu 2 ( HĐCB): Hoạt động nhóm chuyển sang hoạt động cả lớp.
- Yêu cầu 3 ( HĐCB): bổ sung HS hoạt động nhóm sau đó chia sẻ trước lớp. 
- Yêu cầu 1( HĐTH) : HĐ cá nhân chuyển HĐ nhóm; nghe thầy/cô hướng dẫn, làm bảng nhóm; chia sẻ trước lớp.
- Yêu cầu 2( HĐTH) :làm bài cá nhân vào vở. 
 A. Hoạt động cơ bản
1. Chơi trò chơi “ Ai nhớ lâu hơn”. ( 2’)
2. Đọc kĩ nội dung và nghe thầy/cô giới thiệu về đơn vị đo độ dài Đề-ca-mét; Héc-tô-mét. ( 8’) 
3. HĐ nhóm; chia sẻ trước lớp.( 8’)
 1hm = 10 dam 10m = 1dam
 1km = 1000m 100 m = 1hm
 1hm = 100 m 10 cm = 1dm
B. Hoạt động thực hành	
1. 
 6 dam = 6 m 3hm = 300 m
 7 dam = 7 m 7hm = 700m
2. Tính ( theo mẫu)
25 dam + 23 dam = 48 dam 45 dam - 12 dam = 33dam
124 dam + 131 dam = 255 dam 316 dm - 105 dam = 211dam
----------------------------------------------------
Chiều
Tiết 1: Âm nhạc
( Gv chuyên dạy - Trần Thị Thu Thủy)
----------------------------------------------------
Tiết 2: Tự nhiên và Xã hội
Phiếu kiểm tra 1
 Chúng em đã học được gì từ chủ đề con người và sức khỏe?
A. Hoạt động thực hành:
Hoàn thành bảng sau(35’)
a/ Điền vào chỗ chấm() dưới mỗi hình tên cơ quan của cơ thể cho phù hợp.
b/ Điền thông tin vào các cột còn lại.
Cơ quan
Chức năng
Để bảo vệ và giữ vệ sinh
Nên làm
Không nên làm
1. Cơ quan hô hấp gồm có: Mũi, khí quản, phế quản và phổi.
- Giúp con người có thể thở, đủ khí ô xi để sống.
- Giữ vệ sinh mũi họng hàng ngày. Dọn dẹp phòng ở ngăn nắp.
-Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Hít thở ở nơi có nhiều khói bụi.
- Ăn nhiều đồ lạnh.
-Hít khói thuốc lá.
2. Cơ quan tuần hoàn gồm có: Tim và các mạch máu
- Vận chuyển máu đi khắp cơ thể.
- Hoạt động thể thao, lao động vừa sức.
- Sống vui vẻ, thư thái.
- Giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh cá nhân.
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
-Thức quá khuya, đi ngủ muộn. Xúc động mạnh, tức giận, sợ hãi. Mặc quần áo, đi giầy, dép chật. Ăn các loại thức ăn chứa nhiều chất béo như chiên, xào.
3. Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm có hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Thận lọc các chất độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu, sau đó đưa nước tiểu ra ngoài theo ống đái.
- Tắm rửa sạch sẽ bằng nước sạch, thay quần áo, đặc biệt là quần áo lót. Uống đủ nước và không nhịn đi tiểu.
- Nhịn đi tiểu.
- Uống ít nước.
4. Cơ quan thần kinh gồm não, tủy sống và các dây thần kinh
- Điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.
- Ăn ngủ, học tập, làm việc, vui chơi điều độ.
- Cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày
- Không dùng các chất kích thích và các loại thuốc độc hại. Không làm việc căng thẳng, không lo nghĩ, buồn bực, tức giận
- HS hoàn thành thông tin vào phiếu bài tập.
-------------------------------------------------
Tiết 3: Tiếng Anh
( Gv chuyên dạy - Lù Thị Nghiệp )
-----------------------------------------------------
 Ngày soạn: 27/10/2019 
 Ngày giảng: Thứ năm, ngày 31 tháng 10 năm 2019
Sáng
Tiết 1: Toán
Bài 25: Bảng đơn vị đo độ dài (tiết 1)
( Dạy theo tài liệu học tập)
* Bổ sung hình thức tổ chức dạy học .
- Yêu cầu 4: Bổ sung HS hoạt động cặp đôi: chia sẻ trước lớp.
A. Hoạt động cơ bản
1. Chơi trò chơi. ( 7’)
2. Thảo luận để điền số thích hợp vào chỗ chấm trong bảng. ( 15’)
3. Đọc các tên đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé và ngược lại. ( 5’)
4. Số ? ( 8’)
 1km = 10 hm 1m = 10 dm
 	 1km = 1000m 1m = 100cm
 	 1hm = 10dam 1m = 1000 mm
----------------------------------------------------
Tiết 1 : Luyện tập Toán
( Dạy theo tài liệu học tập)
-------------------------------------------------
Tiết 3+4: Tiếng Việt
Bài 9C: Ôn tập 3 (TiÕt 1+2)
( Dạy theo tài liệu học tập)
* Bổ sung mục tiêu:
- HS yếu : Đọc được 2/3 nội dung của đoạn hoặc bài đọc
* Điều chỉnh, bổ sung hình thức tổ chức dạy học 
- Yêu cầu 2 (HĐCB): Hoạt động cá nhân chuyển hoạt động nhóm, làm bảng nhóm.
- Yêu cầu 2( HĐTH): bổ sung GV hướng dẫn, HS làm bài chia sẻ trước lớp.
A.Hoạt động cơ bản
1. Chơi trò chơi Hái hoa. (15’)
- Từng HS hái hoa; đọc một đoạn hoặc một bài theo yêu cầu
2. HĐ cá nhân chuyển sang HĐ nhóm; làm bảng nhóm. (10’)
Xuân về cây cỏ trải một màu xanh non.Trăm hoa đua nhau khoe sắc .Nào chị hoa huệ trắng tinh ,chị hoa cúc vàng tươi, chị hoa hồng đỏ thắm bên cô em vi - ô - lét tím nhạt, mảnh mai. Tất cả tạo nên một vườn xuân rực rỡ.
3. Viết yêu cầu 2 vào vở.	( 15’)
B. Hoạt động thực hành ( Bài luyện tập 1)
1. Đọc thầm bài văn Mùa hoa sấu. ( 15’)
2. Chọn câu trả lời đúng. ( 15’)
Câu 1: Ý c Câu 3 : Ý a Câu 5 : Ý a
Câu 2: Ý b Câu 4 : Ý b
----------------------------------------------------
Chiều
Tiết 1 : Luyện tập Toán
( Dạy theo tài liệu học tập)
--------------------------------------------------
Tiết 2 : Luyện tập Tiếng Việt
( Dạy theo tài liệu học tập)
--------------------------------------------------
Tiết 3 : Thể dục
( Gv chuyên dạy - Bùi Thị Lý )
 --------------------------------------------------------- 
 Ngày soạn: 27/10/2019 
 Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 01 tháng 11 năm 2019
Sáng
Tiết 1: Tiếng Việt
Bài 9C: Ôn tập 3 (TiÕt 3)
( Dạy theo tài liệu học tập)
* Bổ sung mục tiêu:
- HS yếu : Viết được 4 dòng thơ trong bài viết.
* Bổ sung hình thức tổ chức dạy học 
- Yêu cầu 2: Bổ sung GV hướng dẫn theo gợi ý, HS làm bài, chia sẻ trước lớp. 
B. Hoạt động thực hành ( Bài luyện tập 2 )
1. Viết chính tả. ( 15’)
2. Viết 5-7 câu kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân đối với em. ( 20’)
* Gợi ý : - Người em muốn kể là ai?
 - Người đó yêu thương em như thế nào?
 - Tình cảm của em với người đó như thế nào?
* VD: 
Trong gia đình em, mọi người đều quan tâm đến em. Người gần gũi và chăm sóc cho em nhiều nhất là mẹ. Mỗi ngày, ngoài việc lên lớp mẹ còn chợ búa, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, mẹ luôn dạy bảo, hướng dẫn em trong việc học tập. Những ngày nghỉ, mẹ dẫn em đi chơi, đi siêu thị. Mọi việc ở lớp, ở trường dù vui hay buồn, em đều tâm sự cùng mẹ. Bên mẹ, em cảm thấy tự tin hơn. Mẹ là tất cả của em.
---------------------------------------------------------
Tiết 2: Toán
Bài 25: Bảng đơn vị đo độ dài (tiết 2)
 ( Dạy theo tài liệu học tập) 
* Bổ sung mục tiêu:
- HS yếu : Làm được 2 phép tính bài 4b).
* Điều chỉnh hình thức tổ chức dạy học 
- Yêu cầu 1: Hoạt động cá nhân chuyển hoạt động cả lớp, làm bảng con.
- Yêu cầu 2: Hoạt động cá nhân chuyển hoạt động nhóm, làm bảng nhóm; các nhóm chia sẻ.
 - Yêu cầu 4 làm bài cá nhân vào vở. 
B. Hoạt động thực hành
1. Số? ( 7’)
6hm = 600m 5m = 50 dm
7hm = 700m 6m = 600cm
 5dam = 50m 7cm = 70mm
2. Tính ( theo mẫu). ( 7’)
7hm x 6 = 42 hm 45 hm : 5 = 9hm
 25 m x 2 = 50 m 36 hm : 3 = 12 hm
3b. Viết số thích hợp vào chỗ chấm. ( 8’)
4m 7dm = 47 dm 4m 7cm = 407 cm
7m 5 dm = 75 dm 7m 5cm = 705 cm
4. Tính. ( 7’)
18 dam + 15 dam = 33dam
57 hm - 38 hm = 19 hm
15 hm x 4 = 60 hm
5. >; <; = ? ( 6’)
 6m 3cm < 7m 6m 3cm < 630 cm
6m 3cm > 6m 6m 3cm = 603 cm
---------------------------------------------------
Tiết 3: Tiếng Anh
( Gv chuyên dạy - Lù Thị Nghiệp )
----------------------------------------------------------
Tiết 4: Tự nhiên và Xã hội
Bài 8: Các thế hệ trong gia đình, họ hàng của em (Tiết 1)
 ( Dạy theo tài liệu học tập)
 Bổ sung mục tiêu:
*GD KNS: Các KNS cơ bản được giáo dục: Kĩ năng giao tiếp trình bày diễn đạt ứng xử thân thiện.
 A. Hoạt động cơ bản.
1. Học sinh thảo luận (10’)
 a. Quan sát tranh SHD
 b. Trả lời câu hỏi : 
 - GĐ cô Hoa là GĐ một thế hệ.
 - GĐ bạn Lan là GĐ 2 thế hệ
 - GĐ bạn Minh là GĐ 3thế hệ.
 c. Giớí thiệu về những người trong GĐ trên
 d. TLCH 
 - GĐ cô Hoa gồm có 2 người là cô Hoa và chồng cô Hoa.
 - GĐ bạn Lan gồm có 4 người là: Bố ,mẹ ,Lan và em gái của Lan.
 - GĐ bạn Minh gồm có 6 người là: ông ,bà ,bố ,mẹ ,Minh và em gái của Minh.
2. Giới thiệu về gia đình của em(12’)
 - Giới thiệu với các bạn những thành viên của gia đình em, từ người nhiều tuổi nhất đến ít tuổi nhất.
3. HS tự giới thiệu về họ nội ,họ ngoại của mình.(13’)
*Tích hợp KNS: Em đã lễ phép với anh chị của mình chưa? 
*GVKL: Qua bài học học sinh biết ứng xử thận thiện với họ hàng của mình.
----------------------------------------------------------
Tiết 5: Sinh hoạt lớp\’
SINH HOẠT LỚP
VĂN HÓA GIAO THÔNG 
Bài 9: Không nghịch phá đèn tín hiệu, biển báo hiệu giao thông
I. Mục tiêu: 
1. Học Văn hóa giao thông: Sau bài học, HS biết cần làm gì để giữ gìn, bảo vệ đèn tín hiệu, biển báo giao thông và có ý thức thực hiện nghiêm túc luật giao thông quy định.
2. Nhận xết, đánh giá HĐ trong tuần: HS nhận biết kết quả hoạt động của nhóm, lớp diễn ra trong tuần 9 Biết phương hướng hoạt động của lớp trong tuần 10 để xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể của nhóm trong tuần. Tuyên dương một số gương tiêu biểu thực hiện tốt 10 lời hứa của HS làm theo lời Bác. 
- HS có kĩ năng đánh giá, phân tích và biết kế hoạch hoạt động của cá nhân, tổ. Thể hiện thái độ hợp tác, biết phê và tự phê trong hoạt động tập thể. 
 - Tuyên truyền về Quyền và bổn phận trẻ em: Các bổn phận của trẻ em theo Luật trẻ em năm 2016: điều 37 
- Tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh. 
 	- Tuyên truyền về dịch bệnh Quai bị.
II. Hoạt động thực hành
A. Văn hóa giao thông : Bài 9: Không nghịch phá đèn tín hiệu, biển báo hiệu giao thông
B. Sinh hoạt lớp 
1. Nêu những việc mà bản thân mình đã và chưa làm được trong tuần
2. Lập danh sách tuyên dương các bạn trong nhóm có nhiều thành tích trong tuần
3. Đại diện nhóm báo cáo trước lớp.
4. Ban tự quản đánh giá hoạt động chung của cả lớp.
......................................................................................................................................
5. GV kết luận:
+ Ưu điểm: ....
..............................................................................................................................................................................................................................................................................+ Nhược điểm: .....
....
+ Tuyên dương học sinh tiêu biểu thực hiện tốt 10 lời hứa của HS làm theo lời Bác ........
6. Tuyên truyền
* Học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh: 
 +) Kể một câu chuyện “ Chiếc rễ đa tròn’’.
* Tuyên truyền phòng tránh bệnh quai bị .
 +) Khi phát hiện bệnh quai bị em phải làm gì?
( Đến bác sĩ để khám, phải đeo khẩu trang khi giao tiếp với bạn,...)
7. Phương hướng tuần 10:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Nhận xét đánh giá tiết học
.
----------------------------------------------------------
TỔ CHUYÊN MÔN KÍ DUYỆT
Nguyễn Thị Loan

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tom_tat_cac_mon_lop_3_tuan_9_nam_hoc_2019_2020.doc