Đạo đức
Tiết 24: Tôn trọng đám tang (T2)
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác.
- Đám tang là lễ chôn cất người đã chết. Đây là sự kiện rất đau buồn đối với những người thân trong gia đình. Vì thế chúng ta phải chia sẻ nỗi buồn, lịch sự, nghiên túc, tôn trọng không khí tang lễ.
- Nói năng nhỏ nhẹ, không cười đùa, hét to trong đám tang.
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác.
- Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang.
Thứ hai, ngày 14 tháng 02 năm 2011 Đạo đức Tiết 24: Tôn trọng đám tang (T2) I. Mục tiêu: - Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác. - Đám tang là lễ chôn cất người đã chết. Đây là sự kiện rất đau buồn đối với những người thân trong gia đình. Vì thế chúng ta phải chia sẻ nỗi buồn, lịch sự, nghiên túc, tôn trọng không khí tang lễ. - Nói năng nhỏ nhẹ, không cười đùa, hét to trong đám tang. - Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác. - Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang. II. Chuẩn bị: * GV: Phiếu thảo luận nhóm. * HS: VBT Đạo đức3. III. Các hoạt động dạy - học: Các bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định:1’ 2. Bài cũ:2’ 3.Bài mới:28’ 4.Củng cố:2’ 5. Dặn dò:2’ - Hát. Tôn trọng đám tang (T1). - Gọi 2 HS làm bài tập 2. - GV nhận xét – tuyên dương. - Giới thiiệu bài – ghi tựa bài: Tiết học hôm nay sẽ giúp các em bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác. *Hoạt động 1: Trò chơi đồng ý hay không đồng ý. - Mục tiêu: Giúp qua trò chơi biết phân biệt những việc làm nào đúng, những việc làm nào sai. - GV yêu cầu HS cử ra 2 bạn đại diện cho mỗi nhóm xanh - đỏ lên chơi trò chơi và 2 bạn làm trọng tài. - GV nêu câu hỏi , người dự thi cho biết đúng hay sai, nếu đúng quay thẻ đỏ, nếu sai quay thẻ xanh. + Tôn trọng đám tang là chia sẻ nỗi buồn với gia đình họ. + Chỉ cần tôn trọng đám tang mà mình quen biết. + Em bịt mặt, đội mũ đi qua thật nhanh mỗi khi thấy đám tang vì sợ không khí ảm đạm. + Không nói to cười đùa chỉ trỏ trong đàn đưa tang. + Em sẽ bỏ mũ nón, dừng lại nhường đường cho đám ta đi qua. - GV chốt lại xem đội nào được nhiều hoa đỏ hơn. * Hoạt động 2: Xử lí tình huống. - Mục tiêu: Giúp HS biết nhận xét, đánh giá tình huống đúng hay sai. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, giải quyết các tình huống sau(3’): 1.Nhà hàng xóm em có tang. Bạn Minh sang nhà chơi nhà em vặn to đài nghe nhạc. Em sẽ làm gì khi đó? 2. Em thấy bạn An đeo băng tang , em sẽ nói gì bạn? 3. Em thấy mấy em nhỏ la hét cười đùa chạy theo sau đám tang. Em đã làm gì khi đó? - GV nhận xét chốt lại. => Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì khiến người khác thêm đau buồn. Tôn trọng đám tang là nếp sống mới, hiện đại, có văn hóa. - GV yêu cầu . - Về làm lại bài tập. - Chuẩn bị bài : Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. - Nhận xét bài học - tuyên dương HS tham gia tích cực các hoạt động. - Hát. - 2 HS làm bài tập 2, cả lớp theo dõi. - Nhận xét. - Lắng nghe. - HS chia 2 đội xanh, đội đỏ và cử 2 trọng tài. + Thẻ đỏ. + Thẻ xanh. + Thẻ xanh. + Thẻ đỏ. + Thẻ đỏ. - Theo dõi. - Các nhóm thảo luận, xử lí tình huống. - Đại diện các nhóm lên trình bày. + Em sẽ vận nhỏ đài hoạt tắt đài đi và giải thích với Minh sao. + Em sẽ tới bên An động viên bạn, nói bạn yên tâm, em và các bạn sẽ giúp An ở lớp khi An nghỉ học, An đừng buồn quá, phải phấn đấu học tập. + Nói với các em nhỏ trật tự, ra chỗ khác chơi, vì làm như thế là không đúng. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 3 HS nhắc lại. - HS đọc ghi nhớ trong SGK . - Lắng nghe, - Xem ở nhà. - Theo dõi. -------------------------------------------------------- Tập đọc – Kể chuyện Tiết 70 +71: Đối đáp với vua I. Mục tiêu: A. Tập đọc. - Biết ngắt nghĩ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ . - Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: leo lẻo, chang chang, đối đáp. - Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.( trả lời được các câu hỏi trong SGK). - Tự nhận thức. Thể hiện sự tự tin. Tư duy sáng tạo. Ra quyết định. B. Kể Chuyện. - Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự của câu chuyện ; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện với giọng phù hợp. - HS khá ,giỏi kể lại được cả câu chuyện . II. Chuẩn bị: * GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. * HS: Đọc và trả lời trước câu hỏi của bài ở nhà, SGK,û. III. Các hoạt động dạy – học: Các bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định:1’ 2. Bài cũ:4’ 3.Bài mới:50’ 4.Củng cố:3’ 5. Dặn dò:2’ - Hát. Chương trình xiếc đặc sắc. - GV mời 2 HS đọc quảng cáo. - GV nhận xét bài cũ. - Giới thiiệu bài – ghi tựa bài: Trong giờ tập đọc này các em sẽ được đọc và tìm hiểu về một danh nhân của nước Việt ta., đó là Cao Bá Quát. * Luyện đọc. - GV đọc diễm cảm toàn bài. - GV cho HS xem tranh minh họa. - GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. - Cho HS tiếp nối đọc từng câu trong mỗi đoạn. - GV mời HS đọc từng đoạn trước lớp. - GV mời HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài. - GV mời HS giải thích từ mới SGK. - GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm. - Cho HS đọc từng đoạn trước lớp. - Cho bốn nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 4 đoạn. - Cho một HS đọc cả bài. * Hướng dẫn tìm hiểu bài. - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Vua Minh Mạng ngắm cảnnh ở đâu? - Cho HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời: + Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì? + Cậu bé làm gì để thực hiện mong muốn đó? - GV mời HS đọc thành tiếng đoạn 3, 4. Thảo luận câu hỏi theo cặp(3’). + Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối? + Vua ra đối thế nào? + Cao Bá Quát đối lại thế nào? - GV nhận xét, chốt lại: Truyện ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính cách khảng khái, tự tin. * Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm đoạn 3. - GV cho 4 HS thi đọc truyện trước lớp . - GV yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn của bài. - Một HS đọc cả bài. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt. * Kể chuyện. - GV cho HS quan sát các tranh, và yêu cầu HS sắp xếp lại các bức tranh. - GV mời 4 HS tiếp nối nhau thi kể từng đoạn câu chuyện. - Một HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt. - GV yêu cầu . - Về luyện đọc lại câu chuyện. - Chuẩn bị bài : Tiếng đàn. - Nhận xét bài học – tuyên dương HS đọc trôi chảy, trả lời được các câu hỏi và thuộc chuyện. - Hát. - 2 HS đọc quảng cáo, cả lớp theo dõi. - Nhận xét . - Lắng nghe. - HS đọc thầm theo GV. - HS xem tranh minh họa. - HS đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn. - HS đọc từng đoạn trước lớp. - 4 HS đọc 4 đoạn trong bài. - HS giải thích các từ khó trong bài. - HS đọc từng đoạn trong nhóm. - Đọc từng đoạn trứơc lớp. - Bốn nhóm đọc ĐT 4 đoạn. - Một HS đọc cả bài. - HS đọc thầm đoạn 1. + Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây. - HS đọc thầm đoạn 2 + Cao Bá Quát mong muốn nhìn rõmặt vua. Nhưng xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi mọi người, không cho ai đến gần. + Cậu nghĩ ra cách làm ầm ĩ, náo động, cởi quần áo xuống sông tắm, làm cho quân lính hốt hoảng bắt trói cậu. Cậu không chịu, la hét, vùng vẫy khiến vua phải truyền lệnh dẫn cậu tới. - HS đọc đoạn 3, 4. +Vì vua thấy Cao Bá Quát tự xưng là học trò muốn thử tài cậu,cho cậu có cơi hội chuộc tội. + Nước trong treo trẻo, cá đớp cá. + Trơì nắng chang chang, người trói người. - 1 HS nhắc lại. - Theo dõi. - 4 HS thi đọc diễn cảm truyện. - 4 HS thi đọc 3 đoạn của bài. - Một HS đọc cả bài. - HS nhận xét. - HS quan sát tranh. - HS sắp xếp các bức tranh. - Theo thứ tự: 3 – 1 – 2 – 4. - 4 HS kể lại 4 đoạn câu chuyện. - 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - HS nhận xét. - 2HS nêu lại nội dung của bài. - Lắng nghe. - Xem bài ở nhà. - Theo dõi. -------------------------------------------------------- Toán Tiết 116: Luyện tập I. Mục tiêu: - Có kĩ năng thực hiện chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số . ( trường hợp có chữ số 0 ở thương) - Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán . - Làm BT 1, 2(a,b), 3, 4. Các BT còn lại dành cho HS khá, giỏi. II. Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ, phấn màu. * HS: SGK, VHS, bảng con... III. Các hoạt động dạy - học: Các bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định:1’ 2. Bài cũ:4’ 3.Bài mới:30’ 4.Củng cố:3’ 5. Dặn dò:2’ - Hát. Chia số có 4 chữ số với số có một chữ số(TT) - GV gọi 2 HS lên bảng làm BT. - Đặt tính rồi tính: 9172 : 3 2406 : 6 - GV nhận xét, cho điểm. - Nhận xét bài cũ. - Giới thiệu bài – ghi tựa. Tiết học học hôm nay sẽ giúp các em có kĩ năng thực hiện chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số( trường hợp có chữ số 0 ở thương). Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán . Bài tập 1: Đặt tính rồi tính. - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài. - Cho HS cả lớp làm vào tập(4’) . - GV mời 6 HS lên bảng làm bài. - GV chốt lại. Bài tập 2: Tìm X: - GV mời HS đọc đề bài. - HS cả lớp làm vào tập (3’) . - GV mời 1 HS làm bảng phụ. - GV chốt lại. Bài tập 3: Giải bài toán. - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn tính được số gạo cửa hàng còn lại thì trước hết ta phải tính được gì? - GV cho HS làm bài vào tập (5’) - Một HS làm bảng phụ. - Chấm điểm. - GV nhận xét, chốt lại: Bài tập 4: Tính nhẩm. - Cho 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - GV yêu cầu 3 ... å biến thành mứt hoặc đóng hộp. Khi gặp điều kiện thích hợp hạt sẽ mọc thành cây mới. - GV yêu cầu . - Về xem lại bài. - Chuẩn bị bài: Động vật. - Nhận xét bài học – tuyên dương HS tích cực phát biểu. - Hát. - 2 HS lên trả lời câu 2 câu hỏi, cả lớp theo dõi. + Là cơ quan sinh sản của cây. + Hoa dùng để trng trí, làm nước hoa , ướp chè, để ăn, để làm thuốc - Nhận xét. - Lắng nghe. - HS từng nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi. + Táo, măng cụt, chôm chôm, chuối, chanh, đậu phộng, đậu ván, đu đủ. Đỏ,xanh, tím Chúng khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi vị. + Chuối – ngọt; chanh – chua; chôm chôm – chua ngọt + Vỏ, thịt, hạt. Thường ăn thịt. - Đại diện từng nhóm lên trả lời. - HS nhận xét. - 2 HS nhắc lại. - HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi. + Để ăn tươi, làm rau trong các bữa ăn, ép dầu ( dưa hấu, xoài, đu đủ, chuối) + Quả dùng ăn tươi như chuối, chôm chôm, chanh, táo, đu đủ chế biến thức ăn : đậu ván, đậu phộng + Hạt để trồng cây mới. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của mình. - HS khác nhận xét. - 2 HS nhắc lại. - HS đọc mục bài học trong SGK. - Lắng nghe. - Xem bài ở nhà. - Theo dõi. -------------------------------------------------------- Thủ công . Tiết 24 : Đan nong đôi (T2) I. Mục tiêu: - Đan được nong đôi đúng quy trình kĩ thuật. Dồn được nan nhưng có thể chưa thật khít . Dán được nẹp xung quanh tấm đan. - Với HS khéo tay : Đan các nan khít nhau .Nẹp được tấm nan chắc chắn . Phối hợp màu sắc của các nan hài hòa . II. Chuẩn bị: * GV: Tranh quy trình đang nong đôi. Các nan đan mẫu ba màu khác nhau. Bìa màu, giấy thủ công, kéo, thước, bút chì, hồ dán. * HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ. III. Các hoạt động dạy - học: Các bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định:1’ 2. Bài cũ:2’ 3.Bài mới:28’ 4.Củng cố:2’ 5. Dặn dò:2’ - Hát. Đan nong đôi (T1) . - GV nhận xét kĩ thuật đan của HS. - Giới thiiệu bài – ghi tựa bài: Tiết học hôm nay cô giúp các em đan được nong đôi đúng quy trình kĩ thuật. Dồn được nan nhưng có thể chưa thật khít . Dán được nẹp xung quanh tấm đan. * Hoạt động 3:HS thực hành đang nong đôi -Mục tiêu: Giúp HS biết đan nong đôi . - GV yêu cầu một số HS nhắc lại quy trình đan nong đôi. - GV nhận xét và hệ thống hóa lại các bước đan nong đôi. + Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan. + Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy, bìa (theo cách đan nhấc hai nan, đè hai nan. Nan ngang trước và nan ngang sau liền kề lệch nhau một nan dọc). + Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan. - Sau đó GV tổ chức cho HS thực hành tiếp. - GV theo dõi, giúp đỡ HS. - Sau khi HS thực hành xong, GV tổ chức cho các em trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm. - GV tuyên dương những tấm đan đẹp nhất. - Yêu cầu HS nêu lại 3 bước đan. - Về tập làm lại bài. Chuẩn bị bài : Làm lọ hoa gắn tường (T1). - Nhận xét bài học – tuyên dương HS nắm được cách đan và đan đẹp. - Hát. - Theo dõi. - Lắng nghe. - HS nhắc lại quy trình đan nong đôi. - HS thực hành đan nong đôi. - HS trình bày các sản phẩm của mình. - Lắng nghe. - 2 HS nhắc lại. - Lắng nghe. - Xem bài ở nhà. - Theo dõi. -------------------------------------------------------- Thứ sáu, ngày 18 tháng 02 năm 2011 Toán Tiết 120: Thực hành xem đồng hồ I. Mục tiêu: - Nhận biết được về thời gian ( chủ yếu là về thời điểm ) . - Biết xem đồng hồ , chính xác đến từng phút . - Làm BT 1, 2, 3. II. Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ, phấn màu. * HS: SGK, VHS, bảng con III. Các hoạt động dạy - học: Các bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định:1’ 2. Bài cũ:4’ 3.Bài mới:30’ 4.Củng cố:3’ 5. Dặn dò:2’ - Hát. Luyện tập. - Gọi 3 HS làm bài, cả lớp theo dõi. - Yêu cầu: Có 4 que diêm, em xếp được những chữ số La Mã nào? - Nhận xét ghi điểm. - Nhận xét bài cũ. - Giới thiệu bài – ghi tựa bài. Tiết học học hôm nay sẽ giúp các em nhận biết được về thời gian ( chủ yếu là về thời điểm ) . Biết xem đồng hồ , chính xác đến từng phút . a. Hướng dẫn HS cách xem đồng hồ. - GV giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ (đặc biệt giới thiệu các vạch chia phút). - GV yêu cầu cả lớp nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất trong bài học và hỏi:. + Đồng hồ thứ nhất chỉ mấy giờ? + Đồng hồ thứ hai chỉ mấy giờ? - GV hướng dẫn HS quan sát tiếp tranh vẽ đồng hồ thứ hai để xác định vị trí kim ngắn và kim dài: + Kim ngắn ở vị trí quá số 6 một ít. Như vậy là hơn 6 giờ. + Kim dài ở vạch nhỏ thứ 3 sau số 2. Do đó đồng hồ chỉ 6 giờ 13phút. - GV hướng dẫn HS quan sát đồng hồ thứ 3. - GV mời một HS đọc kết quả xem mấy giờ. - GV hướng dẫn: Với cách đọc thứ 2 chúng ta xác định còn mấy phút nữa thì đến 7 giờ. Chúng ta có thể tính từ vị trí hiện tại của kim dài đến vạch có ghi số 12 là còn 4 phút nữa. Như vậy chúng ta có thể nói: 7 giờ kém 4 phút. - GV cho HS xem vài đồng hồ tiếp theo và đọc giờ theo hai cách Bài tập 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài: - GV yêu cầu HS tự làm(3’). - GV mời 6 HS đọc kết quả. - GV nhận xét, chốt lại. Bài tập 2: Đặt thêm kim phút để đồng hồ chỉ - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài. - GV yêu cầu cả lớp bài vào vơ(2’). - Cho 3 HS sửa bài. - GV nhận xét, chốt lại: Bài tập 3: Đồng hồ nào ứng với mỗi thời gian đã cho dưới đây: - GV mời 1 HS yêu cầu đề bài. - Cho HS cả lớp làm bài vào SGK(2’) . - GV chia HS thành 3 nhóm cho các em chơi trò chơi. - Yêu cầu: Trong vòng 3 phút nhóm nào làm bài xong, đúng sẽ chiến thắng. - GV nhận xét chốt lại: - GV hướng dẫn lại cách xem đồng hồ. - Làm lại các BT. - Chuẩn bị bài: Thực hành xem đồng hồ (TT). - Nhận xét tiết học – tuyên dương HS biết xem đồng hồ bằng các chữ số la mã. - Hát. - 3 HS làm bài, cả lớp theo dõi. - Nhận xét . - Lắng nghe. - HS quan sát đồng hồ. + Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút. + Đồng hồ chỉ 6 giờ 13 phút - HS quan sát và lắng nghe. + Đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút hay 7 giờ kém 4 phút. - HS xem giờ và đọc theo hai cách. - HS đọc yêu cầu đề bài. - HS làm bài vào tập. - 6 HS đọc kết quả. - HS nhận xét. + Đồng hồ thứ A: 2 giờ 10 phút. + Đồng hồ thứ B: 5 giờ 16 phút. + Đồng hồ thứ C: 11 giờ 21 phút. + Đồng hồ thứ D: 9 giờ 34 phút. + Đồng hồ thứ E: 10 giờ 39 phút. + Đồng hồ thứ G: 3 giờ 57 phút. - HS đọc yêu cầu đề bài. - HS làm bài. - Ba HS lên bảng sửa bài. - Nhận xét. - HS đọc yêu cầu đề bài. - HS cả lớp làm bài vào SGK . - 3 nhóm thi làm bài nối tiếp. - HS nhận xét. - HS sửa bài đúng vào SGK . - Lắng nghe. - Xem bài ở nhà. - Theo dõi. ----------------------------------------------------- Tập làm văn Tiết 24: Nghe - kể : Người bán quạt may mắn I. Mục tiêu: - Nghe - kể lại câu chuyện : Người bán quạt may mắn. - Nhớ và kể lại câu chuyện một cách mạnh dạng tự nhiên. II. Chuẩn bị: * GV: Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. Tranh ảnh minh họa. * HS: VBT, SGK. III. Các hoạt động dạy - học: Các bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định:1’ 2. Bài cũ:4’ 3.Bài mới:30’ 4.Củng cố:3’ 5. Dặn dò:2’ - Hát. Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật. - GV gọi 2 HS đọc lại bài viết về buổi biểu diễn nghệ thuật của mình. - GV nhận xét – tuyên dương . - Giới thiệu bài - ghi tựa bài. Trong giờ tập làm văn này các em nghe - kể lại câu chuyện : Người bán quạt may mắn. Nhớ và kể lại câu chuyện một cách mạnh dạng tự nhiên. * Hướng dẫn HS làm bài. - GV kể chuyện. - GV mời HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý . - GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa trong SGK. - Kể xong lần 1, GV hỏi: + Bà lão bán quạt gặp ai và bà phàn nàn điều gì ? + Ôâng Vương Hi Chi viết chữ vàonhững chiếc quạt để làm gì? +Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt? - Sau đó GV kể chuyện lần 2, lần 3 cho HS nghe. - GV yêu cầu lớp chia nhóm tập kể lại câu chuyện(5’). - GV mời đại diện các nhóm lên thi kể chuyện. - GV mời từng cặp HS ke.å - GV mời 4 – 5 HS thi kể trước lớp. - GV nhận xét, chốt lại. - GV nhận xét, tuyên dương những bạn kể tốt. - GV hỏi: Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi? - GV tóm lại nội dung của chuyện . - Về nhà tập kể lại chuyện. - Chuẩn bị bài: Kể về lễ hội. - Nhận xét tiết học - tuyên dương HS nhớ và kể lại được câu chuyện. - Hát. - 2 HS đọc lại bài . - Nhận xét . - Lắng nghe. - Theo dõi. - HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý. - HS quan sát tranh minh họa. - HSTL: + Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây, gặp ông Vương Hi Chi, phàn nàn quạt bán ế nên chiều nay cả nhà bà không có cơm ăn. + Vì ông tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão. Chữ ông đẹp, nổi tiếng, nhận ra chữ ông, mọi người sẽ mua quạt. + Vì mọi người nhận ra nét chữ , lời thơ của Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua một tác phẩm nghệ thuật quý giá. - Theo dõi. - Các nhóm tập kể lại câu chuyện. - HS thi kể chuyện. - Từng cặp HS kể . - Lắng nghe. - HS cả lớp nhận xét. - HS: Vương Hi Chi là một người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ những người nghèo khổ. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Xem bài ở nhà. - Theo dõi. -------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: