Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 4 - Tuần 16

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 4 - Tuần 16

 I.MỤC TIÊU :

1.Đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn

 giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

2.- Hiểu nghĩa các từ ngư : thượng võ, giáp.

- Hiểu nội dung bài : Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võcủa dân tộc ta cần được gìn giữ, phất huy.

 

doc 44 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 07/01/2022 Lượt xem 543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 4 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ hai :
TẬP ĐỌC: KÉO CO
 I.MỤC TIÊU : 
1.Đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn
 giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài..
2.- Hiểu nghĩa các từ ngư õ: thượng võ, giáp.
- Hiểu nội dung bài : Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võcủa dân tộc ta cần được gìn giữ, phất huy.. 
II. CHUẨN BỊ : 
-Tranh minh hoạ bài tập đọc.
-Ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. KTBC:
-Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ “Tuổi Ngựa” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Gọi 1 HS nêu nội dung chính của bài.
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi.
+Bức tranh vẽ cảnh gì ?
+Trò chơi kéo co thường diễn ra vào những diệp nào ?
*Kéo co là một trò chơi vui mà ai cũng biết nhưng luật chơi ở mỗi vùng lại khác nhau. Bài tập đọc hôm nay sẽ giới thiệu cho các em biết cách chơi ở một số vùng trên đất nước ta.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
-Gọi 1 HS đọc toàn bài.
-1HS đọc phần chú giải.
-GV cho HS luyện đọc phát âm một số từ ngữ HS thường đọc sai.
-GV HD đoạn cần luyện đọc.
 Hội làng Hữu Trấp/thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm/bên nam thắng, có năm/bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.
-Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
-GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
+Toàn bài đọc với giọng sôi nổi, hào hứng.
 * Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì ?
+Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào ?
-Các em dựa vào phần mở đầu bài văn và tranh minh hoạ để tìm hiểu cách chơi kéo co.
-Ý đoạn 1 : Cách thức chơi kéo co.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Đoạn 2 giới thiệu điều gì ?
+Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp ?
-Ý chính đoạn 2: Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3, trao đổi nội dung và trả lời câu hỏi.
+Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
+Em đã thi kéo co hay xem kéo co bao giờ chưa ? Theo em, trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui ?
+Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác ?
-Ý chính đoạn 3: Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn.
+Nội dung chính của bài này là gì ?
-Ghi nội dung chính của bài.
 * Đọc diễn cảm:
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
-Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS .
-Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố – dặn dò:
- Trò chơi kéo co có gì vui ?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Quan sát và lắng nghe.
+Bức tranh vẽ cảnh thi kéo co.
+Trò chơi kéo co thường diễn ra ở các lễ hội lớn, hội làng, trong các buổi hội diễn, hội thao,
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc bài
-1 HS đọc thành tiếng.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
-HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
+Đoạn 1: Kéo cobên ấy thắng.
+ Đoạn 2:Hội làng Hữu Trấp người xem hội.
+Đoạn 3: phần còn lại.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng. 
+ Phần đầu bài văn giới thiệu cách chơi kéo co.
+Kéo co phải có hai đội và cả hai đội có số người đều nhau 
-2 HS nhắc lại.
- HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. 
+Đoạn 2 giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp
+Cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp rất đặc biệt so với cách thức thi thông thường, ở đây cuộc thi diễn ra giữa bên nam và bên nữnáo nhiệt của những người xem.
-2 HS nhắc lại.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Chơi kéo co ở làng Tích Sơn là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làngchuyển bại thành thắng.
-HS tự trả lời.
+Đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi, chọi gà,
-1 HS nhắc lại.
Bài tập đọc giới thiệu kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người Việt Nam ta.
-HS nhắc lại.
- HS tiếp nối nhau đọc 
-3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
- HS thi đọc toàn bài.
-HS lắng nghe và thực hiện.
KHOA HỌC
KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
 I.MỤC TIÊU : 
 Giúp HS:
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: Trong suốt, không có màu, khống có mùi, không có vị, không có hình dạng nhất định. Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
- Nêu được ví dụvề ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe, ...
- Có ý thức giữ sạch bầu không khí chung.
II. CHUẨN BỊ : 
 -HS chuẩn bị bóng bay và dây thun hoặc chỉ để buộc.
 -GV chuẩn bị: Bơm tiêm, bơm xe đạp, quả bóng đá, 1 lọ nước hoa hay xà bông thơm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
1) Không khí có ở đâu ? Lấy ví dụ chứng minh ? 2) Em hãy nêu định nghĩa về khí quyển ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -Hỏi: Xung quanh ta luôn có gì ? Bạn nào đã phát hiện (nhìn, sờ, ngửi) thấy không khí bao giờ chưa ?
 -GV giới thiệu: Không khí có ở xung quanh chúng ta mà ta lại không thể nhìn, sờ hay ngửi thấy nó. Vì sao vậy ? Bài học hôm nay sẽ làm sáng tỏ điều đó.
 * Hoạt động 1: Không khí trong suốt, không có màu, không có mùi, không có vị.
 -GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp.
 -GV giơ cho cả lớp quan sát chiếc cốc thuỷ tinh rỗng và hỏi. Trong cốc có chứa gì ?
 -Yêu cầu 3 HS lên bảng thực hiện: sờ, ngửi, nhìn nếm trong chiếc cốc và lần lượt trả lời các câu hỏi:
+Em nhìn thấy gì ? Vì sao ?
+Dùng mũi ngửi, lưỡi nếm em thấy có vị gì ?
 -GV xịt nước hoa vào một góc phòng và hỏi: Em ngửi thấy mùi gì ?
+Đó có phải là mùi của không khí không ?
 -GV giải thích: Khi ta ngửi thấy có một mùi thơm hay mùi khó chịu, đấy không phải là mùi của không khí mà là mùi của những chất khác có trong không khí như là: mùi nước hoa, mùi thức ăn, mùi hôi thối của rác thải 
 -Vậy không khí có tính chất gì ?
 -GV nhận xét và kết luận câu trả lời của HS.
 * Hoạt động 2: Trò chơi: Thi thổi bóng. 
 GV tổ chức cho HS hoạt động theo tổ.
 -Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 -Yêu cầu HS trong nhóm thi thổi bóng trong 3 phút.
 -GV nhận xét, tuyên dương những tổ thổi nhanh, có nhiều bóng bay đủ màu sắc, hình dạng.
 -Hỏi:
 1) Cái gì làm cho những quả bóng căng phồng lên ?
2) Các quả bóng này có hình dạng như thế nào?
 3) Điều đó chứng tỏ không khí có hình dạng nhất định không ? Vì sao ?
 * Kết luận: Không khí không có hình dạng nhất định mà nó có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó.
 -Hỏi: Còn những ví dụ nào cho em biết không khí không có hình dạng nhất định.
 * Hoạt động 3: Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra. 
 -GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp.
 -GV có thể dùng hình minh hoạ 2 trang 65 hoặc dùng bơm tiêm thật để mô tả lại thí nghiệm.
 +Dùng ngón tay bịt kín đầu dưới của chiếc bơm tiêm và hỏi: Trong chiếc bơm tiêm này có chứa gì ?
 +Khi thầy dùng ngón tay ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm còn có chứa đầy không khí không?
 -Lúc này không khí vẫn còn và nó đã bị nén lại dưới sức nén của thân bơm.
 +Khi thầy thả tay ra, thân bơm trở về vị trí ban đầu thì không khí ở đây có hiện tượng gì ?
 -Lúc này không khí đã giãn ra ở vị trí ban đầu.
 -Hỏi: Qua thí nghiệm này các em thấy không khí có tính chất gì ?
 -GV ghi nhanh câu trả lời của HS lên bảng.
 -GV tổ chức hoạt động nhóm.
 -Phát cho mỗi nhóm một chiếc bơm tiêm mỗi nhóm quan sát và thực hành bơm một quả bóng.
 -Các nhóm thực hành làm và trả lời:
 +Tác động lên bơm như thế nào để biết không khí bị nén lại hoặc giãn ra ?
 -Kết luận: Không khí có tính chất gì ?
 -Không khí ở xung quanh ta, Vậy để giữ gìn bầu không khí trong lành chúng ta nên làm gì ?
 3.Củng cố- dặn dò:
 -Hỏi: Trong thực tế đời sống con người đã ứng dụng tính chất của không khí vào những việc gì?
 -GV nhận xét tiết học. 
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 -Dặn HS về nhà chuẩn bị theo nhóm: 2 cây nến nhỏ, 2 chiếc cốc thuỷ tinh, 2 chiếc đĩa nhỏ.
-2 HS trả lời,
-Xung quanh chúng ta luôn có không khí
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp.
-HS dùng các giác quan để phát hiện ra tình chất của không khí.
+Mắt em không nhìn thấy không khí vì không khí trong suốt và không màu, không có mùi, không có vị.
+ Không có mùi vị gì cả.
+Em ngửi thấy mùi thơm.
+Đó không phải là mùi của không khí mà là mùi của nước hoa có trong không khí.
-HS lắng nghe.
-Không khí trong suốt, không có màu, không có mùi, không có vị.
-HS hoạt động.
-HS cùng thổi bóng, buộc bóng theo tổ.
-Trả lời:
1) Không khí được thổi vào quả bóng và bị buộc lại trong đó khiến quả bóng căng phồng lên.
2) Các quả bóng đều có hình dạng khác nhau: To, nhỏ, hình thu ... hất độc hại trong không khí ?
 -Hỏi: Không khí gồm có những thành phần nào?
 3.Củng cố- dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 -Dặn HS ôn lại các bài đã học để chuẩn bị ôn tập và kiểm tra học kỳ I.
 -Dặn HS về nhà sưu tầm các tranh ảnh về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
-3 HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp.
-1 HS đọc.Cả lớp suy nghĩ trả lời.
-HS thảo luận.
-HS lắng nghe và quan sát.
1) Khi mới úp cốc nến vẫn cháy vì trong cốc có không khí, một lúc sau nến tắt vì đã cháy hết phần không khí duy trì sự cháy bên trong cốc.
2) Khi nến tắt nước trong đĩa dâng vào trong cốc điều đó chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi.
3) Phần không khí còn lại trong cốc không duy trì được sự cháy, vì vậy nến đã bị tắt.
-Không khí gồm hai thành phần chính, thành phần duy trì sự cháy và thành phần không duy trì sự cháy.
-HS lắng nghe.
-HS hoạt động.
-HS nhận đồ dùng làm thí nghiệm.
-HS đọc.
-HS quan sát và khẳng định nước vôi ở trong cốc trước khi thổi rất trong.
-Sau khi thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần, nước vôi không còn trong nữa mà đã bị vẩn đục. Hiện tượng đó là do trong hơi thở của chúng ta có khí các-bô-níc.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận.
-HS quan sát, trả lời.
+Trong không khí còn chứa hơi nước. Những hôm trời nồm, độ ẩm không khí cao, trên sàn nhà, bờ tường, bàn ghế hơi ướt. Hiện tượng đó là do trong không khí chứa nhiều hơi nước.
+Trong không khí chứa nhiều chất bụi bẩn. Khi ánh nắng chiếu qua khe cửa, nhìn vào tia nắng ta thấy các hạt bụi nhỏ bé lơ lửng trong không khí.
+Trong không khí còn chứa các khí độc do khói của nhà máy, khói xe máy, ô tô thải vào không khí.
+Trong không khí còn chứa các vi khuẩn do rác thải, nơi ô nhiễm sinh ra.
-HS trả lời:
+Chúng ta nên sử dụng các loại xăng không chì hoặc nhiên liệu thiên nhiên.
+Chúng ta nên trồng nhiều cây xanh.
+Chúng ta nên vứt rác đúng nơi quy định, không để rác thối, vữa.
+Thường xuyên làm vệ sinh nơi ở.
-Không khí gồm có hai thành phần chính là ô-xy và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn.
-HS cả lớp.
TOÁN
CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
 I.MỤC TIÊU : 
Giúp HS:
 -Biết cách thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có ba chữ số . 
 -Áp dụng để giải các bài toán tìm thành phần chưa biết của phép tính để giải các bài toán có lời văn. 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.KTBC:
 -GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới :
 a) Giới thiệu bài 
 -Giờ học toán hôm nay các em sẽ được rèn cách thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có ba chữ số, sau đó chúng ta sẽ áp dụng bài toán có liên quan 
 b) Hướng dẫn thực hiện phép chia 
 * Phép chia 41535 : 195 (trường hợp chia hết)
 -GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. 
 -GV theo dõi HS làm bài. Nếu HS làm đúng thì cho HS nêu cách thực hiện tính. 
của mình trước lớp. Nếu sai nên hỏi các HS khác trong lớp có cách làmkháckhông ?
 -GV hướng dẫn lại, HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 
 41535 195 
 0253 213
 0585
 000
 Vậy 41535 : 195 = 213
 -Phép chia 41535 : 195 làø phép chia hết hay phép chia có dư ? 
 -GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia.
 +415 : 195 có thể ước lượng 400 : 200 = 2. 
 +253 : 195 có thể làm tròn số và ước lượng 250 : 200 = 1 (dư 50). 
 +585 : 195 có thể làm tròn số và ước lượng 600 : 200 = 3 
 -GV có thể yêu cầu HS thực hiện lại phép chia trên . 
 * Phép chia 80 120 : 245 (trường hợp chia có dư)
 -GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. 
 -GV theo dõi HS làm bài. Nếu HS làm đúng thì cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp. Nếu sai nên hỏi các HS khác trong lớp có cách làm khác không?
 -GV hướng dẫn lại, HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 
 80120 245
 0662 327
 1720
 05
 Vậy 80120 : 245 = 327
 -Phép chia 80120 : 245 làø phép chia hết hay phép chia có dư ? 
 -GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia.
+801 : 245 có thể ước lượng 80 : 25 = 3 (dư ). +662 : 245 có thể ước lượng 60:25 =2 (dư 10). 
+1720 : 245 có thể ước lượng 175 : 25 = 7. 
 -GV có thể yêu cầu HS thực hiện lại phép chia trên.
 c) Luyện tập , thực hành 
 Bài 1
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV cho HS tự đặt tính và tính. 
 -Yêu cầu cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 2 
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
 -GV yêu cầu HS tự làm. 
 -GV yêu cầu HS giải thích cách tìm X của mình. 
-GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 3
 -GV gọi 1 HS đọc đề bài. 
 -GV cho HS tự tóm tắt và giải bài toán 
 -GV chữa bài và cho điểm HS. 
4.Củng cố, dặn dò :
 -Nhận xét tiết học. 
 -Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêmvà chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe.
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 
- HS nêu cách tính của mình. 
-HS thực hiện chia theo hướng dẫn của GV. 
-Là phép chia hết vì trong lần chia cuối cùng là tìm được số dư là 0. 
-HS cả lớp làm bài, sau đó một HS trình bày rõ lại từng bước thực hiện chia. 
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 
-HS nêu cách tính của mình. 
-HS thực hiện chia theo hướng dẫn của GV. 
-Là phép chia có số dư là 5. 
-HS nghe giảng. 
-HS cả lớp làm bài, sau đó một HS trình bày rõ lại từng bước thực hiện chia. 
-Đặt tính và tính. 
-2 HS lên bảng làm, mỗi HS thực hiện một phép tính, cả lớp làm bài vào VBT. 
-HS nhận xét, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 
-Tìm X. 
-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một phần , cả lớp làm bài vào VBT.
a) X x 405 = 86265 
 X = 86265 : 405 
 X = 213
b) 89658 : X = 293 
 X = 89658 : 293 
 X = 306 
- 2 HS trả lời: HS1 nêu cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân để giải thích; HS2 nêu cách tìm số chia chưa biết trong phép chia để giải thích. 
-HS nêu đề bài. 
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. 
Tóm tắt
305 ngày : 49 410 sản phẩm 
 1 ngày :  sản phẩm
Bài giải
Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất được số sản phẩm là 
49410 : 305 = 162 ( sản phẩm )
Đáp số : 162 sản phẩm
-HS lắng nghe và thực hiện. 
 KỸ THUẬT
 CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (T2)
I/ Mục tiêu:
 - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học
- Không bắt buộc HS nam thêu.
- Với HS khéo tay:Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Tranh quy trình của các bài trong chương.
 -Mẫu khâu, thêu đã học.
III/ Hoạt động dạy- học:
Tiết 2 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: Khởi động.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn. 
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương 1.
 -GV nhắc lại các mũi khâu thường, đột thưa, đột mau, thêu lướt vặn, thêu móc xích.
 -GV hỏi và cho HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu, khâu thường, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường, khâu đột thưa, đột mau, khâu viền đường gấp mép vải bằng thêu lướt vặn, thêu móc xích.
 -GV nhận xét dùng tranh quy trình để củng cố kiến thức về cắt, khâu, thêu đã học.
 * Hoạt động 2: HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn.
 -GV cho mỗi HS tự chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu một sản phẩm mình đã chọn.
 -Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn HS lựa chọn sản phẩm tuỳ khả năng , ý thích như:
 +Cắt, khâu thêu khăn tay: vẽ mẫu thêu đơn giản như hình bông hoa, gà con, thuyền buồm, cây nấm, tên
 +Cắt, khâu thêu túi rút dây.
 +Cắt, khâu, thêu sản phẩm khác váy liền áo cho búp bê, gối ôm  
 * Hoạt động 3: HS thực hành cắt, khâu, thêu.
 -Tổ chức cho HS cắt, khâu, thêu các sản phẩm tự chọn.
 -Nêu thời gian hoàn thành sản phẩm. 
 * Hoạt động 4: GV đánh giá kết quả học tập của HS.
 -GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 -GV nhận xét, đánh giá sản phẩm.
 -Đánh giá kết qủa kiểm tra theo hai mức: Hoàn thành và chưa hoàn thành.
 -Những sản phẩm tự chọn có nhiều sáng tạo, thể hiện rõ năng khiếu khâu thêu được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+).
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét tiết học , tuyên dương HS .
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập
-HS nhắc lại.
- HS trả lời , lớp nhận xét bổ sung ý kiến.
-HS thực hành cá nhân.
-HS nêu.
-HS lên bảng thực hành.
-HS thực hành sản phẩm.
-HS trưng bày sản phẩm. 
-HS tự đánh giá các sản phẩm.
-HS cả lớp.
SINH HOẠT CUỐI TUẦN

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_4_tuan_14.doc