Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 10

Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 10

A- Mục tiêu:

- Củng cố cách viết số đo độ dài là ghép của 2 đơn vị. Đổi đơn vị đo độ dài. Củng cố KN cộng, trừ, nhân, chia các số đo độ dài. So sánh ssố đo độ dài.

- Rèn KN tính toán và đổi đơn vị đo.

- GD HS chăm học.

B- Đồ dùng:

GV : Bảng phụ- Phiếu HT

C- Các hoạt động dạy học

 

doc 98 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1387Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 
Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2009
Toán +
Luyện tập
A- Mục tiêu:
- Củng cố cách viết số đo độ dài là ghép của 2 đơn vị. Đổi đơn vị đo độ dài. Củng cố KN cộng, trừ, nhân, chia các số đo độ dài. So sánh ssố đo độ dài.
- Rèn KN tính toán và đổi đơn vị đo.
- GD HS chăm học.
B- Đồ dùng:
GV : Bảng phụ- Phiếu HT
C- Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Đọc tên các đơn vị đô độ dài trong bảng đơn vị đo độ dài?
3/ Luyện tập:
* Bài 1:
- Đọc đề?
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 2:
- HD : Thực hiện nh với STN sau đó ghi thêm đơn vị đo vào KQ.
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 3:
- Đọc yêu cầu BT 3?
- Chấm bài, nhận xét.
4/ Củng cố:
* Trò chơi: Ai nhanh hơn
4hm7dam = ....dam
6hm 9m = ......m
* Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
- HS đọc
- Nhận xét
- Làm phiếu HT
- 2 HS chữa bài.
- 3m2dm = 32dm
- 4m7dm = 47dm
- 4m7cm = 407cm
- 9m3dm = 93dm
+ 2 HS chữa bài
+ Làm phiếu HT
8dam + 5dam = 13dam
57hm - 28hm = 29hm
15km x 4= 60km
54mm : 9 = 6mm
- Làm vở- 1 HS chữa bài.
6m3cm < 7m
6m3cm > 6m
5m6cm =506cm
5m6cm < 560cm
- HS thi điền số nhanh
Tiếng việt *
Ôn luyện tiếng việt
I.Mục tiêu
-Ôn luyện về thêm hình ảnh so sánh cho câu
-Biết sử dụng dấu chấm để ngắt câu
-Giáo dục học sinh chăm chỉ rèn luyện vốn từ
II.Chuẩn bị 
Nội dung bài tập
III.Hoạt động dạy học
*Hướng dẫn học sinh làm 1 số bài tập
Bài 1:Tìm từ thích hợp chỉ âm thanh điền vào chỗ trống
A ,Từ xa, tiếng thác dội về nghe ..
B ,Tiếng trò chuyện của bầy trẻ ríu rít ..
C ,Tiếng sóng biển rì rầm 
D, Tán bàng xoè ra trông 
*Yêu cầu học sinh làm theo nhóm
Bài 2:Ngắt đoạn văn thành 4 câu cho hợp lí
 Hậu là cậu em họ tôi sống ỏ thành phố mỗi lần về quê.Hậu rất thích đuổi bắt bớm ,câu cá có khi cả buổi sáng em chạy tha thẩn trên khắp thửa ruộng của bà để đuổi theo mấy con bớm vàng ,bớm nâu một lần ,em mải miết ngồi câu cá từ sáng đến chiều mới câu đợc một con cá to bằng bàn tay.
*Học sinh làm bài ra vở
*Cho học sinh lên chữa bài và nhận xét.
3.Củng cố dặn dò
-Ôn luyện kiếu so sánh đã học.
---------------------------------------------------
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Truyền thống nhà trờng
*Mục tiêu
-Học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể của nhà trờng
-Biết lao động vệ sinh làm sạch trường lớp và giữ gìn vệ sinh cá nhân
-Giáo dục học sinh phát huy tốt truyền thống nhà trờng.
*Nội dung hoạt động
-Cho học sinh chăm sóc bồn hoa cây cảnh của lớp :tới hoa ,nhặt lá ,bắt sâu..
-Thờng xuyên trực nhật ,làm vệ sinh lớp học sạch
-Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ
-Biết đoàn kết ,giúp đỡ nhau trong học tập :phân công nhóm giúp đỡ các bạn học yếu
-Biết kính trọng thầy cô giáo và người lớn tuổi :chào hỏi lễ phép
--------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 29 tháng 10 năm 2009
Toán +
Luyện tập
I. Mục tiêu
	- Củng cố cho HS về cách thực hiện phép nhân, phép chia. Đơn vị đo đội dài
	- Giải toán có lời văn
	- Vận dụng làm bài tập
II. Chuẩn bị
	GV : Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra miệng các phép tính trong các bảng nhân đã học
2. Bài mới
* Bài tập 1
- Tính nhẩm
 7 x 9 = .... 42 : 7 = .....
 5 x 8 = ... 32 : 4 = .....
 7 x 5 = ..... 40 : 5 = .....
* Bài tập 2
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm
 3m 3dm = .....dm 1m 12cm = ....cm
 5m 3dm = .....dm 7m 30cm = ....cm
- GV chấm bài
- Nhận xét bài làm của HS
* Bài tập 3
Em hái đợc 27 bông hoa, chị hái đợc số hoa gấp số hoa của em 3 lần. Hỏi chị hái đợc bao nhiêu bông hoa ?
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Tóm tắt và giải bài toán
- GV theo dõi, nhận xét bài làm của HS
- HS tính
- HS làm bài vào phiếu
- Đổi phiếu, nhận xét bài làm của bạn
- HS làm bài vào vở
- HS đọc bài toán
- Em hái đợc 27 bông hoa, chị hái đợc số hoa gấp số hoa của em 3 lần
- Chị hái đợc bao nhiêu bông hoa ?
. 
 ? bông hoa 
 Bài giải
 Chị hái đợc số bông hoa là :
 27 x 3 = 81 ( bông hoa )
 Đáp số : 81 bông hoa
3. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét giờ học
	- Dặn HS về nhà ôn bài
------------------------------------------------
Hướng dẫn tự học
Luyện viết bài chính tả (đoạn văn ,hoặc bài thơ)
I.Mục tiêu
-Học sinh đọc và nghe viết thành thạo bài Quê hơng
-Hiểu đợc nội dung của bài thơ: tình yêu tha thiết đối với quê hơng của mình.
-Giáo dục học sinh rèn chữ viết đúng ,đẹp.
II.Chuẩn bị :nội dung bài
III.Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra
-Đọc bài :Đọc nối tiếp từng câu.
2.Bài mới
Giáo viên
Học sinh
*Giáo viên đọc mẫu toàn bài
Cho học sinh đọc nối tiếp câu.
đọc nối tiếp đoạn.
*Hớng dẫn tìm hiểu nội dung
-Nêu những hình ảnh gắn liền hương?
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở
*Chấm chữa bài cho học sinh.
Học sinh đọc bài
Trả lời câu hỏi
Viết bài vào vở.
Mĩ thuật +
Vẽ cành lá
(Giáo viên chuyên soạn giảng)
Tuần 11
Thứ tư ngày 4 tháng 11 năm 2009
Toán +
Luyện tập
I. Mục tiêu
	- Củng cố lại cho HS bảng nhân 8
	- Giải bài toán có lời văn
	- Rèn kĩ năng làm toán cho HS
II. Đồ dùng
	GV : Nội dung
	HS : Vở
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bảng nhân 8
- GV nhận xét, đánh giá
2. Bài mới
* Bài tập 1
- Mẹ mua một rổ có 9 quả cam. Hỏi 8 rổ như thế có mấy quả cam ?
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- GV chấm bài, nhận xét
* Bài tập 2 : Tính nhẩm
 8 x 3 = 8 x 7 =
 8 x 9 = 8 x 6 =
 8 x 1 = 8 x 0 = 
 8 x 8 = 0 x 8 =
- GV nhận xét
* Bài tập 3
- Đếm cách 8 từ 8 đến 80
- 3, 4 HS đọc
- Nhận
 xét
- 1, 2 HS đọc bài toán
- Một rổ có 9 quả cam
- 8 rổ như thế có mấy quả cam ?
- 1 em lên bảng, cả lớp làm bài vào vở
 Bài giải
8 rổ như thế có số quả cam là :
 9 x 8 = 72 ( quả cam )
 Đáp số 72 quả cam
+ HS làm bài vào phiếu
- Đổi phiếu, nhận xét bài làm của bạn
 8 x 3 = 24 8 x 7 = 56
 8 x 9 = 72 8 x 6 = 48
 8 x 1 = 8 8 x 0 = 0
 8 x 8 = 64 0 x 8 = 0
- HS đếm 
8, 16, 24, 32, 40, 48, 56, 64, 72, 80
- Đếm xuôi, đếm ngược
- Nhận xét bạn
 IV. Củng cố, dặn dò
	- Khen những em chú ý học, có tinh thần học tốt
	- GV nhận xét tiết học
------------------------------------------------
Tiếng việt *
Ôn luyện tiếng việt
I- Mục tiêu.
	- Củng cố về biện pháp tu từ so sánh và cách sử dụng dấu chấm trong một đoạn văn.
	- Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu có sử dụng hình ảnh so sánh và kĩ năng sử dụng dấu câu khi viết.
	- Thích học môn Tiếng Việt.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: Gạch dưới các hình ảnh so sánh trong đoạn văn sau và chỉ ra tác dụng của các hình ảnh của so sánh đó.
Trước mắt tôi, cảnh sắc hiện ra thật huy hoàng.
Những con đường mòn mềm mại lượn khúc như những chiếc khăm van bay lơ lửng trong gió. Xa xa những dãy núi đá vôi uy nghi như những lâu đài cổ từ những thế kỉ xa xưa nào đó.
Bài 2: Tìm một số thành ngữ so sánh trong Tiếng Việt.
Ví dụ: đẹp như tiên,...
Bài 3: Điền dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau.
Nhà ông Hà trông bề thế giữa nhà treo một lá cờ đỏ sao vàng những đầu hổ và những da hổ treo thành một hàng trên vách trên các cột còn móc đủ loại sừng có những cái giống như mũi mác, có cái dài ngòng ngoèo như một cành cây nhiều nhánh.
? + Khi đọc đoạn văn có dấu chấm cần ngắt giọng như thế nào?
- Đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở.
* Những con đường - những chiếc khăn voan.
* Dãy núi đá vôi - những lâu đài cổ.
* Tác dụng: thể hiện sự liên tưởng phong phú được đào tạo cho câu văn sinh động, gợi tả, gợi cảm.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài => nêu miệng bài làm.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Nêu miệng kết quả bài làm và giải thích vì sao điền dấu vào sau từ đó.
-...ngắt giọng bằng thời gian đọc 2 tiếng.
- Đọc lại toàn bộ đoạn văn.
3 - Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Kính yêu thầy cô giáo
I- Mục tiêu.
	- Múa hát chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.
	- Hiểu ý nghĩa của ngày 20 tháng 11. Biết ơn thầy cô đã dạy dỗ lên người.
	- Giáo dục học sinh ý thức nhớ ơn công lao dạy dỗ của các thầy giáo, cô giáo.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Sinh hoạt tập thể.
- Giáo viên nói về ý nghĩa của ngày 20 tháng 11 và công lao dạy dỗ của các thầy giáo, cô giáo đối với học sinh.
? + Để đền đáp công lao to lớn của thầy cô, bản thân mỗi học sinh cần làm gì?
- Múa hát chào mừng ngày 20 tháng 11.
- Yêu cầu học sinh lên biểu diễn những tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị để kính dâng lên thầy cô.
- Học sinh lắng nghe.
- Học tập tốt, vâng lời thầy cô, cha mẹ.
............
+ Đọc thơ.
+ Múa, hát.
+ Kể chuyện.
	3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
----------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 5 tháng 11 năm 2009
Toán +
ôn luyện giải toán bằng 2 phép tính
I- Mục tiêu.
	- Củng cố về bài toán giải bằng 2 phép tính.
	- Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn.
	- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn thực hành.
 Bài 1:
Con lợn lớn nặng 136 kg. Con lợn lớn nặng hơn con lợn bé 18 kg. Hỏi cả 2 con nặng bao nhiêu kg?
 Bài 2: Một đàn gia súc có 66 con, 1/3 số gia súc là dê còn lại là bò. Hỏi có bao nhiêu con bò.
 + Để tìm được số con bò cần biết gì?
 Bài 3: Một phép chia có số chia là 8 thương bằng 17 và số dư là số lớn nhất có thể có tìm số bị chia?
? + Số chia là bao nhiêu?
 + Số dư lớn nhất sẽ là mấy?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
 Bài 4: Tính giá trị biểu thức sau.
 6 + 6 + . .+ 6 - 665
 111 số 6
- Đọc yêu cầu bài.
- Phân tích đề toán => làm bài vào vở.
- Đọc đề toán.
 66 con
 ? con bò
 dê
-...biết số con dê.
- Làm bài vào vở.
- Là 8.
- Là 7.
SBC = 17 x 8 + 7
- Học sinh làm bài - 1 học sinh lên bảng chữa.
3- Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
--------------------------------------
Hướng dẫn tự học : tiếng việt +
Luyện viết đoạn văn với chủ đề về quê hương.
I- Mục tiêu.
	- Biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý trong sách giáo khoa.
	- Rèn kỹ năng nói đủ ý, dùng từ đặt đặt câu đúng, biết dùng 1 số từ ngữ gợi tả hoặc hình ảnh so sánh để bộc lộ tình cảm với quê hương.
	- Trau dồi vốn Tiếng Việt.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn thực hành.
Đề bài: Hãy nói về quê hương  ... ệt.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức: 
2- Hướng dẫn ôn tập.
- Hướng dẫn tìm hiểu lại đề bài.
 Giáo viên gạch chân dưới những yêu cầu chính trong đề bài.
- Yêu cầu học sinh lên bảng kể về việc làm tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mình đã làm.
Giáo viên gọi những học sinh mà trong tiết chính chưa được lên trình bày miệng.
- Yêu cầu học sinh hoàn thành bài viết trong tiết chính của mình.
Giáo viên lưu ý: Học sinh cần sử dụng câu cho hợp lý, ý diễn đạt phải rõ ràng. Câu viết đúng ngữ pháp và nếu dùng câu có hình ảnh thì càng tốt.
- Yêu cầu học sinh lên đọc bài viết của mình.
- Giáo viên nhận xét chung bài viết của học sinh.
3- Củng cố - Dặn dò.
	 Nhận xét giờ học. 
- Học sinh đọc lại đề văn.
- Học sinh lên trình bày miệng.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Học sinh tiếp tục hoàn thiện bài viết.
- Học sinh trình bày bài làm trước lớp.
- Các bạn nhận xét, bổ sung bài làm giúp bạn.
----------------------------------------------------
toán +
Ôn: Giải toán có lời văn
I. Mục tiêu:
	- Củng cố về giải các bài toán có dạng cơ bản đã học.
	- Rèn kỹ năng giải toán có lời văn.
	- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II. Chuẩn bị
III.Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
 Bài 1: Trong kho có 75369 kg muối. Người ta đã xuất 4 lần, mỗi lần 12300 kg muối. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu kg muối?
 Bài 2: Một khu vườn hình chữ nhật có diện tích là 72 m2, chiều dài khu vừan bằng cạnh hình vuông chu vi 36m. Tính chu vi khu vườn hình chữ nhật?
+ Nêu cách tính chiều rộng hình chữ nhật khi biết diện tích và chiều dài.
+ Nêu cách tính cạnh hình vuông khi biết chu vi.
- Yêu cầu học sinh trình bày bài làm vào vở.
+ Bài toán củng cố lại kiến thức gì?
+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật làm như thế nào?
 Bài 3:
Tổng số tuổi bố và Hà là 36 tuổi. Tìm tuổi của mỗi người biết tuổi Hà bằng 1/5 tuổi bố?
- Giáo viên tóm tắt sơ đồ
Bài 4: Viết số biết số đó gồm.
a) 7 chục nghìn, 3 nghìn, 6 đơn vị.
b) 10 chục nghìn, 2 trăm.
c) 192 trăm.
d) 87 nghìn, 6 chục.
- Đọc các số vừa viết được.
3- Củng cố - Dặn dò: 
Nhận xét giờ học.
- Đọc bài toán.
- Phân tích bài toán.
- Trình bày bài vào vở.
- Xác định yêu cầu của bài.
- Nêu hướng làm.
- Trình bày bài làm vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
-... Cách tính chu vi hình chữ nhật.
- Tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Phân tích bài toán.
- Nêu dạng toán.
- Làm bài vào vở.
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là : 
5 + 1 = 6 ( phần )
Tuổi của Hà là: 
36 : 6 = 6 ( tuổi )
Tuổi của bố là:
36 – 6 = 30 ( tuổi )
 Đáp số: bố 30 tuổi
 Hà 6 tuổi.
- Xác định yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
---------------------------------------------------
mĩ thuật +
xé dán hình người đơn giản
( giáo viên chuyên soạn giảng)
Tuần 33
Thứ tư ngày 28 tháng 4 năm 2010
tiếng việt +
Ôn: Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? Dấu chấm, dấu 2 chấm.
I. Mục tiêu.
	- Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? Ôn luyện về dấu 2 chấm và dấu chấm.
	- Rèn kỹ năng đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì sử dụng chính xác dấu 2 chấm, dấu chấm trong đoạn văn
	- Mở rộng vốn từ. Trau dồi Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
2- Hướng dẫn học sinh ôn tập.
 Bài 1: Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "Bằng gì" trong đoạn văn sau:
Tiếng loa vừa dứt, từ phía xa, một vị tướng già râu tóc bạc phơ uy nghi trên mình ngựa phóng tới. Chiếc áo bào bằng gấm xanh in hình hai mươi bốn rồng năm móng bay phần phật theo bước ngựa...Rồi bằng những động tác thành thục dứt khoát, vị tướng già giương cung, mũi tên vụt bay đi trúng ngay hồng tâm.
+ Có nhận xét gì về bộ phận câu "rồi bằng những động tác thành thục dứt khoát"
 + Bộ phận câu chỉ phương tiện thường đứng ở vị ví nào trong câu?
 + Bộ phận câu chỉ phương tiện thường ngăn cách với bộ phận chính trong câu bởi dấu hiệu nào?
 Bài 2: Đặt 2 câu có bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì?
 Bài 3: Chọn dấu 2 chấm hoặc dấu chấm để điền vào mỗi ô trống dưới đây:
Cuối cùng, Gõ kiến đến nhà Gà bảo Gà choai đi tìm Mặt Trời, Gà choai nói "Đến mai bác ạ!" Bảo Gà Mái, Gà Mái mới đẻ trứng xong, kêu lên "Nhọc! nhọc lắm, nhọc lắm, Mệt ! mệt lắm mệt lắm!"
+ Dầu 2 chấm trong câu văn có tác dụng gì ?
 + Ngoài tác dụng trên dấu 2 chấm còn có tác dụng gì nữa?
 + Đặt 1 câu văn có sử dụng dấu 2 chấm?
3- Củng cố - Dặn dò:
 Nhận xét giờ học.
- Xác định yêu cầu của bài.
- Trình bày miệng bài làm.
-...đây là bộ phận câu chỉ phương tiện.
- ... đứng trước bộ phận chính trong câu.
-...dấu phẩy.
- Tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Trình bày miệng bài làm.
- Chữa bài, nhận xét.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Trình bày bài làm vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
-...trích dẫn lời nói trực tiếp.
-...liệt kê các sự việc, sự vật.
- Học sinh nêu miệng.
--------------------------------------------------
toán +
Ôn về đọc, viết, cấu tạo các số đến 100.000
I. Mục tiêu.	
	- Củng cố về cách đọc, viết, cấu tạo các số đến 100.000.
	- Rèn kĩ năng đọc, viết, phân tích cấu tạo của các số đến 100.000.
	- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
2- Hướng dẫn ôn tập.
 Bài 1: Đọc các số sau.
 80609 56115 53008 99000
 Bài 2: Viết các số.
a) Năm mươi tám nghìn chín trăm.
b) Tám mươi nghìn ba trăm linh chín.
c) Bảy mươi nghìn.
d) Năm mươi lăm nghìn hai trăm.
 Bài 3: Điền số vào ô trống.
Số liền trước
Số ở giữa
73999
99998
99999
68299
70609
Số liền sau
 Bài 4: Viết số gồm có.
a) 6 chục nghìn, 3 trăm.
b) 29 nghìn, 6 chục, 1 đơn vị.
c) 436 trăm, 52 đơn vị.
d) 1787 chục.
e) 7 chục nghìn, 6 nghìn.
 Bài 5: Mẹ có 100000 đồng. Mẹ mua thịt bò mất 1/4 số tiền đó số tiền còn lại mẹ mua 10 kg gạo tám thơm. Tính giá tiền 1 kg gạo tám thơm.
+ Bài toán củng cố dạng toán gì?
Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
* Số tiền mua thịt bò?
* Số tiền còn lại?
* 1 kg gạo có giá tiền?
3- Củng cố - Dặn dò: 
Nhận xét giờ học.
- Học sinh trình bày miệng.
- Xác định yêu cầu của bài.
- Trình bày bài vào vở
- Tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở.
- Nêu cách tìm số liền trước và liền sau của 1 số.
- Xác định yêu cầu của bài.
- Trình bày bài làm vào vở.
- Nêu miệng các số tìm được.
- Chữa bài, nhận xét.
- Đọc bài toán.
- Phân tích bài toán.
-...Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Nêu hướng làm.
- Trình bày bài làm vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
------------------------------------------------
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoà bình và hữu nghị
I. Mục tiêu
- Học sinh cần phải hiểu các dân tộc trên thế giới đều yêu chuộng hoà bình và đoàn kết
- Biết đấu tranh chống thoid hư tật xấu phân biệt chủng tộc chia rẽ đoàn kết.
- Giáo dục học sinh biết yêu hoà bình và độc lập dân tộc.
II. Chuẩn bị 
 Nội dung bài
III. Hoạt động dạy học
1- Kể những câu chuyện nước ngoài mà em đã được học hoặc được nghe.
- Học sinh kể cá nhân
- Nhận xét tuyên dương những bạn kể tốt
2- Thảo luận và trả lời
- Vì sao các dân tộc trên thế giới cần bảo vệ và giữ gìn hoà bình ?
- Em sẽ làm gì để góp phần vào sự tiến bộ và hoà bình của nhân loại trên trái đất.
- Hiện nay trên thế giới luôn bảo vệ và chống tệ nạn gì ?
-------------------------------------------------
Thứ năm ngày 29 tháng 4 năm 2010
tiếng việt +
luyện đọc, viết bài:Mè hoa lượn sóng
I. Mục tiêu.
	- Nghe viết đúng chính tả bài "Mè hoa lượn sóng".
	- Viết đẹp và sạch sẽ bài chính tả. Làm chính xác bài tập chính tả.
	- Cẩn thận, sạch sẽ, có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
 Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả.
III. Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức: 
2- Hướng dẫn viết chính tả.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn học sinh nghe viết.
- Giáo viên đọc bài chính tả
+ Mè hoà sống ở đâu.
+ Tìm những từ ngữ tả mè hoa bơi lượn dưới nước?
- Yêu cầu học sinh tự tìm những từ dễ viết sai hướng dẫn luyện viết vào bảng con.
- Giáo viên đọc bài chính tả.
* Đọc soát lỗi.
* Chấm và nhận xét một số bài chấm.
c- Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài tập: Điền vào chỗ trống.
- da hay ra:.....tay,.....vào,...diết,.....thịt
- dào hay rào: hàng......,dồi....., mưa.....,.....dạt
- dẻo hay rẻo:....cao,...dai, bánh....,....đất
- dang hay rang:....tay,....lạc, rảnh.....,.....cánh
3- Củng cố - Dặn dò.
	 Nhận xét giờ học. 
- Cả lớp đọc thầm.
- Một số học sinh đọc lại bài chính tả.
-...ao, ruộng, đìa.
- Học sinh tự tìm và luyện viết vào bảng con những từ ngữ dễ viết sai.
- Học sinh viết vào vở.
- Học sinh soát lỗi.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Học sinh lên bảng chữa bài trên bảng phụ.
---------------------------------------------------
toán +
Ôn: Cộng, trừ các số trong phạm vị 100.000
I. Mục tiêu:
	- Ôn về cộng, trừ các số trong phạm vị 100000.
	- Rèn kỹ năng đặt tính và tính cộng, trừ các số có 5 chữ số và áp dụng vào giải toán có lời văn.
	- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
 Bài 1: Đặt tính và tính.
 38607 + 43598 12359 x 8
 72185 - 45998 63216 : 8
 94131 : 9 43281 : 9
 Bài 2: Tính giá trị biểu thức.
 84655 : 5 + 23678 19999 + 12328 x 5
 (47321 + 25831) : 9 31460 : 4 x 7
+ Bài toán củng cố lại kiến thức gì?
+ Muốn tính giá trị biểu thức làm như thế nào?
 Bài 3: Diện tích khu vườn hình chữ nhật là 54m2, chiều dài là 9 m. Tính cạnh của hình vuông có chu vi bằng chu vi khu vườn.
+ Nêu cách tính cạnh hình vuông khi biết chu vi?
+ Tìm chiều rộng hình chữ nhật khi biết chiều dài và diện tích làm như thế nào?
 Bài 4: 1 đoàn khách du lịch có 1115 người đi đò, mỗi chuyến đò chở được 9 người. Hỏi đoàn khách đó phải thuê bao nhiêu chuyến đò?
3- Củng cố - Dặn dò: 
 Nhận xét giờ học.
- Học sinh làm lần lượt từng phép tính vào bảng con.
- Nêu các thực hiện từng phép tính.
- Xác định yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
-...tính giá trị biểu thức.
- Đọc bài toán.
- Phân tích bài toán.
- a = p: 4
- b = S : a
- Học sinh làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- Tìm hiểu nội dung bài toán.
- Phân tích bài toán.
- Nêu hướng làm.
- Trình bày bài làm vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
------------------------------------------------------
mĩ thuật +
xem tranh thiếu nhi
( Giáo viên chuyên soạn giảng)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an t 4 5.doc