Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 25

Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 25

A/Tập đọc:

1/Đọc đúng:

 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẩn do ảnh hưởng của phương ngữ: ngự giá, truyền lệnh, trong leo lẻo, hốt hoảng, vùng vẫy, biểu lộ, cởi trói,.

 Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

 Đọc trôi chạy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.

2/Đọc hiểu:

 Hiểu nghĩa từ ngữ mới được chú giải cuối bài. Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá, đối, tức cảnh, chinh.

 Nắm được cốt truyện: Ca ngợi Cao Bá Quát, thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.

B/Kể chuyện:

 Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.

 Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn. Kể tiếp được lời bạn.

 

doc 44 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1039Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN 
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I/Mục tiêu: 
A/Tập đọc:
1/Đọc đúng: 
 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẩn do ảnh hưởng của phương ngữ: ngự giá, truyền lệnh, trong leo lẻo, hốt hoảng, vùng vẫy, biểu lộ, cởi trói,....
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi chạy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.
2/Đọc hiểu:
Hiểu nghĩa từ ngữ mới được chú giải cuối bài. Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá, đối, tức cảnh, chinh.
Nắm được cốt truyện: Ca ngợi Cao Bá Quát, thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
B/Kể chuyện: 
Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn. Kể tiếp được lời bạn.
II/Chuẩn bị: 
Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
III/Lên lớp:
T
G
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
51’
1’
30’
20’
2’
1’
1/ Ổn định: 
2/ Bài cũ: Chương trình xiếc đặc sắc
-YC HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc
-Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt (về lời văn, trang trí)?
-Em thích những nội dung nào trong quảng cáo?
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
3/ Bài mới: 
a.Giới thiệu: Cao Bá Quát không chỉ là một nhà thơ, ông còn là lãnh tự của phong trào nông dân khởi nghĩa thế kĩ XIX. Ông là người tài năng và có bản lĩnh. Truyện Đối đáp với vua hôm nay chúng ta học sẽ giúp các em hiểu được ngay từ nhỏ Cao Bá Quát đã thể hiện được tài năng và bản lĩnh của mình-Ghi tựa.
TẬP ĐỌC
b. Hướng dẫn luyện đọc: 
-GV đọc mẫu 1 lần. Giọng đọc thong thả, nhẹ nhàng thể hiện sự trang nghiêm (Đ1), sự tinh nghịch (Đ2), sự hồi hộp (Đ3) và với giong cảm xúc, khâm phục....(Đ4). 
*GV HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn. 
-Hướng dẫn phát âm từ khó: 
-Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó. 
-Chia đoạn. (nếu cần)
-YC 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.
-HD HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. 
-YC HS đặt câu với từ mới. ( nếu cần)
-YC 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. 
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
-YC lớp đồng thanh.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
-Gọi HS đọc lại toàn bài trước lớp.
-YC HS đọc đoạn 1.
-Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu? 
-YC HS đọc đoạn 2.
- Cao Bá Quát có mong muốn gì?	
-Cao Bá Quát đã làm gì để thực hiện mong muốn đó?
-YC HS đọc đoạn 3 và 4.
-Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?
-Vua ra vế đối thế nào?
- Cao Bá Quát đối lại thế nào?
-Qua lời đối đáp câu đố, em thấy ngay từ nhỏ Cao Bá Quát là người thế nào?
-GV: Đối đáp thơ văn là cách người xưa thường dúng để thử tài học trò. Qua lời đáp của Cao Bá Quát, ta thấy ngay từ bé ông là người rất thông minh. Lời đối của ông rất chặt chẻ từ ý tới lời.
-Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
* Luyện đọc lại:
-GV chọn 1 đoạn trong bài và đọc trước lớp.
-Gọi HS đọc các đoạn còn lại.
-Tổ chức cho HS thi đọc theo đoạn.
-Cho HS luyện đọc theo vai.
-Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất. 
KỂ CHUYỆN
a.Xác định yêu cầu:
-Gọi 1 HS đọc YC SGK.
b. Kể mẫu:
-GV cho HS quan sát 4 bức tranh trong SGK theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện.
-Gọi HS nêu thứ tự các tranh.
-GV cho HS kể mẫu.
-GV nhận xét nhanh phần kể của HS.
c. Kể theo nhóm:
-YC HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
d. Kể trước lớp:
-Gọi 4 HS dựa vào 4 bức tranh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Nhận xét và cho điểm HS. 
4.Củng cố:
-Hỏi: Qua câu chuyện, em thấy Cao Bá Quát là người như thế nào?
-GDHS: Học tập những đức tính tốt của Cao Bá Quát 
5/Dặn dò: 
-Khen HS đọc bài tốt, kể chuyện hay, khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe. 
-Về nhà học bài. 
-Chuẩn bị bài sau
-2 học sinh lên bảng trả bài cũ. 
-Thông báo ngắn gọn,rõ ràng, các câu văn đều ngắn, tách ra thành từng dòng riêng.
-Những từ ngữ quan trọng được in đậm, trình bày theo nhiều kiểu chữ, nhiều cỡ chữ. Các chữ được tô màu khác nhau (Tranh minh hoạ)
-HS tự trả lời.
-HS lắng nghe và nhắc tựa.
-Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu. 
-Mỗi học sinh đọc một câu từ đầu đến hết bài.(2 vòng)
-HS đọc theo HD của GV: truyền lệnh, trong leo lẻo, vùng vẫy, cởi trói, chang chang, ....
-1HS đọc từng đọan theo HD GV. 
-4 HS đọc: Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu câu.
VD: Cậu bé bị dẫn đến trước mặt vua.// Cậu tự xưng là học trò mới ở quê ra chơi,/ nên không biết gì.// Thấy nói là học trò,/ vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối / thì mới tha.// Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, / vua tức cảnh đọc vế đối như sau://
Nước trong leo lẻo / cá đớp cá
Chẳng nghĩ ngợi lâu la gì, / Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, / đối lại luôn://
Trời nắng chang chang / người trói người.
-HS trả lời theo phần chú giải SGK. 
-HS đặt câu với từ.
-Mỗi HS đọc 1 đọan thực hiện đúng theo yêu cầu của GV 
-Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc 1 đoạn trong nhóm.
-2 nhóm thi đọc nối tiếp.
-HS đồng thanh cả bài (giọng vừa phải).
-1 HS đọc, lớp theo dõi SGK.
-1 HS đọc đoạn 1.
-....ngắm cảnh ở Hồ Tây.
-1 HS đọc đoạn 2.
-Muốn nhìn rõ mặt vua.
-Cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm, làm ầm ĩ để vua phải chú ý.
-1 HS đọc đoạn 3 và 4.
-Vì vua thấy cậu bé xưng là học trò nên muốn thử tài, cho cậu cơ hội chuộc tội.
-Nước trong leo lẻo / cá đớp cá
-Trời nắng chang chang / người trói người.
-Là người rất thông minh nhanh trí.
-Ca ngợi Cao Bá Quát, thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. Tính cách khẳng khái tự tin...
-HS theo dõi GV đọc.
-3 HS đọc. 
-HS xung phong thi đọc.
-4 HS tạo thành 1 nhóm đọc theo vai.
-1 HS đọc YC: Sắp xếp lại các bức tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện Đối đáp với vua.
-Thứ tự các tranh theo câu chuyện: 3-1-2-4.
-2 HS khá giỏi kể mẫu đoạn 1.
-HS kể theo YC. Từng cặp HS kể.
-HS nhận xét cách kể của bạn.
-4 HS thi kể trước lớp.
-Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể đúng, kể hay nhất.
- 2 – 3 HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
-Là người thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
-Lắng nghe.
TOÁN 
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
KT: Củng cố về kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp thường có chữ số 0).Củng cố về tìm thừa số chưa biết của phép nhân. Giải bài toán bằng lời văn bằng hai phép tính.
KN: Chia nhẫm số tròn nghìn cho số có một chữ số.
TĐ: HS có ý thức rèn tính cẩn thận khi thực hiện tính chia.
II/ Đồ dùng:
Vẽ sẵn hình bài tập 3 vào bảng phụ.
II/ Các hoạt động:
T
G
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
5’
31’
1’
30’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số
-GV kiểm tra bài tiết trước:
- Nhận xét-ghi điểm:
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em cũng cố về kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số và giải các bài toán có liên quan. Ghi tựa 
b. Luyện tập:
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập.
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-3 HS lên bảng làm BT, mỗi HS làm một bài.
1. Đặt tính rồi tính: 
5078 : 5 ; 9172 : 3 ; 2406 : 6
(=1015 dư 3; = 3057 dư 1; = 401)
-Nghe giới thiệu.
-1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-Thực hiện phép chia.
-3 HS lên bảng làm bài, HS lớp làm bảng con.
a) b) c)
2’
1’
-Yêu cầu các HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ từng bước chia của một trong hai phép chia của mình.
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2:
-1 HS đọc YC bài.
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV hỏi: Vì sao trong phần a, để tìm x em lại thực hiện phép chia 2107 : 7 ?
-Chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 3: 
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
-Muốn tính được số gạo cửa hàng còn lại thì trước hết ta phải tính được gì?
-Yêu cầu HS tóm tắt bài toán và trình bày bài giải.
Tóm tắt
 Có: 2024kg gạo
 Đã bán: số gạo
 Còn lại: ..... kg gạo?
-Nhận xét ghi điểm cho HS.
Bài 4: 
-GV viết lên bảng phép tính: 6000 : 3 = ? và yêu cầu HS nhẩm, nêu kết quả.
-GV nêu lại cách nhẩm, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
4/ Củng cố :
-Nêu cách thực hiện phép chia số 4 chữ số cho số có 1 chữ số.
-GDHS: Nắm chắc quy tắc để làm bài đúng.
5/ Dặn dò:
-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt.
-YC HS về nhà làm BT luyện tập thêm. 
-3 HS lần lượt nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
-1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-Tìm x.
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào phiếu BT.
 7 = 2107 8 = 1640
 = 2107 : 7 = 1640 : 8 
 = 301 = 205 
 9 = 2763
 = 2763 : 9
 = 307
-Vì x là thừa số chưa biết trong phép nhân. Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
-1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-Có 2024kg gạo, đã bán số gạo đó.
-Số gạo còn lại sau khi bán.
-Tính được số ki-lô-gam gạo cửa hàng đã bán.
-1 HS lên bảng làm bài, HS c ... : Luyện tập
-GV kiểm tra bài tiết trước:
+Có 4 que diêm em xếp được các chữ số La Mã nào?
- Nhận xét-ghi điểm; Nhận xét chung
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
-GV giới thiệu trực tiếp và ghi tựa bài
b.Hướng dẫn xem đồng hồ.
-GV sử dụng mặt đồng hồ có các vạch chia phút để giới thiệu chiếc đồng hồ, yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ SGK.
-Yêu cầu HS quan sát H1 và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
-Nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút.
-Yêu cầu HS quan sát chiếc đồng hồ thứ hai.
-Hỏi: Kim giờ và kim phút đang ở vị trí nào?
-GV: Kim phút đi từ vạch nhỏ này đến vạch nhỏ liền sau là được một phút. Vậy bạn nào có thể tính được số phút, kim phút đả đi từ vị trí số 12 đến vị trí vạch nhỏ thứ 3 sau vạch số 2, tính theo chiều quay của kim đồng hồ.
-Vậy đồng hồ thứ hai chỉ mấy giờ?
-GV yêu cầu HS quan sát đồng hồ thứ 3.
-GV hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
-Nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút.
-Khi kim phút đi đến vạch số 11 là kim đã đi được 55 phút tính từ vạch số 12 theo chiều quay của kim đồng hồ, kim chỉ thêm một vạch nữa là được thêm một phút, vậy kim phút chỉ đến phút thứ 56. Đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút.
-GV: Vậy còn thiếu mấy phút nữa là đến 7 giờ?
-GV: Để biết còn thiếu mấy phút nữa thì đến 7 giờ, em có thể đếm số vạch từ vạch số 12 đến vị trí vạch chỉ của kim phút nhưng theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.
-GV cùng cả lớp đếm: 1, 2, 3, 4 vậy thiếu 4 phút nữa thì đến 7 giờ, ta có cách đọc giờ thứ hai là 7 giờ kém 4 phút.
c. Luyện tập:
Bài 1: 
-Gọi HS nêu YC của bài.
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát đồng hồ và nêu giờ, có kèm theo vị trí các kim đồng hồ tại mỗi thời điểm.
-GV yêu cầu HS nêu giờ trên mỗi chiếc đồng hồ.
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu BT.
-GV cho HS tự vẽ kim phút trong các trường hợp của bài, sau đó yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi cheo vở cho nhau để kiểm tra bài của nhau.
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-GV cho một HS lần lượt đọc từng giờ ghi trong các ô vuông và chỉ định HS bất kì trong lớp nêu chiếc đồng hồ đang chỉ ở giờ đó. GV cũng có thể tổ chức thành trò chơi thi quay kim đồng hồ. GV lần lượt đọc các giờ cho HS quay kim. Mỗi lượt chơi cho 4 HS lên bảng cùng quay kim đồng hồ đến một thời điểm GV đọc. HS nào quay nhanh và đúng là HS thắng cuộc.
-Chữa bài ghi điểm cho HS.
4. Củng cố:
-1 giờ bằng bao nhiêu phút? 1 phút bằng bao nhiêu giây?
5. Dặn dò:
-YC HS về nhà luyện tập thêm về xem đồng hồ cho thuần thục.
-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. Chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng làm BT.
-Trả lời: III, IV, VI, VII, XI, IX, XII, XX.
-Nhận xét bài bạn.
-Nghe giới thiệu và nhắc lại.
-HS quan sát
-Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút.
-Kim giờ chỉ qua số 6 một chút, kim phút chỉ đến số 2.
-HS quan sát theo yêu cầu.
-Kim giờ đang ở quá vạch số 6 một chút, vậy là hơn 6 giờ. Kim phút chỉ qua vạch số 2 được 3 vạch nhỏ.
-HS tính nhẫm miệng 5, 10 (đến vạch số 2) tính tiếp 11, 12, 13, vậy kim phút đi được 13 phút.
-Chỉ 6 giờ 13 phút.
-HS quan sát.
-Đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút.
-Kim giờ chỉ qua số 6, đến gần số 7, kim phút chỉ qua vạch số 11 thêm một vạch nhỏ nữa.
-Lắng nghe.
-Còn thiếu 4 phút nữa thì đến 7 giờ.
-HS đếm theo và đọc: 7 giờ kém 4 phút.
-1 HS nêu yêu cầu BT.
-Thực hành xem đồng hồ theo cặp, HS chỉnh sữa sai cho nhau.
2 giờ 9 phút.
5 giờ 16 phút.
11 giờ 21 phút.
9 giờ 34 phút hay 10 kém 26 phút.
10 giờ 39 phút hay 11 kém 21 phút.
G. 3 giờ 57 phút hay 4giờ kém 3 phút.
-1 HS nêu yêu cầu BT.
-HS làm bài theo yêu cầu của GV.
-1 HS nêu yêu cầu BT.
Đáp án:
+ 3 giờ 27 phút: B.
+ 12 giờ rưỡi: G
+ 1 giờ kém 16 phút: C.
+ 7 giờ 55 phút: A.
+ 5 giờ kém 23 phút: E.
+ 18 giờ 8 phút: I.
+ 8 giờ 50 phút: H.
+ 9 giờ 19 phút: D.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
QUẢ
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
KT: Thấy được sự đa dạng về màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước, của các loài quả. Kể tên được các bộ phận chính của quả.
KN:Nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả trong cuộc sống.
TĐ: HS biết bảo vệ hoa quả
II. Đồ dùng: 
Tranh ảnh như SGK.
Một số loại trái cây khác nhau.
Băng bịt mắt để thực hiện trò chơi.
III. Các hoạt động:
T
G
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
26’
1’
25’
2’
1’
1.Ổn định:
2.KTBC: Hoa
-KT sự chuẩn bị bài của HS.
-Hoa có những ích lợi gì?
-Nhận xét tuyên dương. Nhận xét chung
3.Bài mới:
a)Giới thiệu bài: Hoạt động khởi động.
-GV bắt cho HS hát bài: “Đố quả”. 
-Chúng ta đều biết, từ hoa có thể tạo thành quả. Mỗi loại hoa có thể tạo thành mỗi loại quả khác nhau. 
-Đố các em trong bài hát trên có những quả nào?
-GV giới thiệu: Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về các loại quả trong bài học hôm nay. Ghi tựa.
b)Giảng bài:
ØHoạt động 1:Quan sát và thảo luận
 *MT: Biết quan sát SS để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước của quả.
+Yêu cầu HS để ra trước mặt các loại quả đã mang tới lớp. Sau đó giới thiệu với bạn bên cạnh về loại quả mà mình có (tên quả, màu sắc, hình dạng và mùi vị khi ăn).
+Yêu cầu một vài HS giới thiệu trước lớp về loại quả mình có.
+Quả chín thường có màu gì?
+Hình dạng quả của các loài cây giống hay khác nhau?
+Mùi vị của các loài quả giống hay khác nhau
-Kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc và mùi vị.
ØHoạt động 2: Quan sát và thảo luận
*MT: Biết các bộ phận của quả.
-GV cho HS quan sát 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8 SGK hoặc GV bổ sung quả mà HS có và tìm các bộphận chín của quả, những phần đó được gọi tên là gì?
-Yêu cầu HS làm việc theo cặp cùng thảo luận trả lời câu hỏi: Quả gồm những bộ phận nào? Chỉ rõ các bộ phận đó?
-Yêu cầu một vài HS lên bảng chỉ trên hình hoặc quả thật và gọi tên các bộ phận của quả trước lớp.
-Kết kuận: Mỗi quả thường có 3 phần chính: vỏ, hạt, thịt. 
ØHoạt động 3: Thảo luận
*MT: Vai trò và ích lợi của quả.
-Yêu cầu HS trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: Quả thường dùng để làm gì? hạt dùng để làm gì?
-Yêu cầu các HS nêu chức năng của hạt và ích lợi của quả, lấy VD minh hoạ.
GV kết luận:
+Hạt để trồng cây mới. Khi gặp điều kiện thích hợp, hạt sẽ mọc thành cây mới.
+Quả có nhiều ích lợi: quả để ăn, để làm thuốc, ép dầu ăn. Quả có thể ăn tươi hoặc chế biến để ăn. Quả có nhiều vitamin. Ăn nhiều quả có lợi cho sức khoẻ.
4/ Củng cố :
-YC HS đọc phần bạn cần biết SGK.
-Giáo dục tư tưởng cho HS.
5/ Dặn dò: 
-Nhận xét tiết học. Về nhà học bài chuẩn bị bài sau mang các tranh ảnh về các loài vật.
-HS báo cáo trước lớp.
-Hoa có nhiều ích lợi, hoa dùng để trang trí, làm nước hoa, ướp chè, để ăn, để làm thuốc. Hoa là cơ quan sinh sản của cây.
-HS Hát đồng thanh: Quả gì mà chua chua thế....
-1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
-HS nghe và nhắc lại
-HS làm việc theo cặp:
VD: Đây là quả chuối, chuối chín có màu vàng, chuối có dạng dài, khi ăn có vị ngọt thơm.
+HS giới thiệu màu sắc, mùi vị, hình dạng của các loại quả mình mang đến. Không giới thiệu trùng lặp.
-Quả chín thường có màu đỏ hoặc vàng, có quả có màu xanh.
-Hình dạng quả của các loài cây thường khác nhau.
-Mỗi quả có một mùi vị khác nhau, có quả rất ngọt, có quả chua,...
-HS quan sát, suy nghĩ.
-2 HS cùng thảo luận với nhau. Quả gồm các bộ phận là: vỏ, hạt, thịt.
-2 – 3 HS lên bảng thực hiện. Các HS khác nhận xét bổ sung.
-1 – 2 HS nhắc lại phần kết luận.
-2 HS thảo luận với nhau trả lời câu hỏi: Hạt để trồng cây, để ăn. Quả để ăn, để lấy hạt, để làm thuốc,...
-HS trả lời, mỗi HS chỉ nêu một ý kiến, không trùng lặp.
-Lắng nghe.
-2 HS đọc, sau đó lớp đồng thanh.
-Lắng nghe.
SINH HOẠT LỚP
Giáo viên nêu yêu cầu tiết sinh hoạt cuối tuần.
I/Mục tiêu:
-Đánh giá nhận xét ưu khuyết điểm của HS trong tuần.
-Lên kế hoạch hoạt động cho tuần 24
II/Nội dung:
Các tổ trưởng nhận xét chung về tình hình thực hiện trong tuần qua. 
Tổ 1 - Tổ 2 
Giáo viên nhận xét chung lớp: 
-Về nề nếp: 
+Tương đối tốt, quần áo, đầu tóc gọn gàng sạch sẽ khi đến lớp.
+Các em ngoan, không nói chuyện trong giờ học
+Duy trì hát đầu giờ và xếp hàng ra vào lớp
+Đeo khăn quàng đến lớp đầy đủ 
-Về học tập: 
+ Có tiến bộ, đa số các em biết nhân các số có bốn chữ số. Một số em làm còn chậm: Kiên, V.Tuấn, Cường
+Tích cực học tập, hăng hái phát biểu ý kiến
-Lao động: 
+Duy trì vệ sinh luân phiên, VS cá nhân, VS lớp học sạch sẽ
ØTồn tại:
+Các em còn đi học trễ, nghỉ học: Can, Đ.Phương
+Một số em đi học chưa bỏ áo vào quần: Đ.Phương, Trần, Vui, Long, Đ.Tuấn, V.Tuấn
+Quên sách vở ĐD học tập: Trần, Huy
III/ Kế hoạch tuần 23: 
Tiếp tục giao bài và nhắc nhở thường xuyên theo từng ngày học cụ thể. 
Hướng tuần tới chú ý một số các học sinh còn yếu hai môn Toán và Tiếng Việt, có kế hoạch kiểm tra và bồi dưỡng kịp thời. 
Tăng cường khâu truy bài đầu giờ, cán bộ lớp lớp kiểm tra chặt chẻ hơn.
ØKhắc phục tồn tại, chấn chỉnh lại sách vở, chữ viết, nghiêm khắc với những HS cá biệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 24(5).doc