Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 35 năm 2009

Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 35 năm 2009

I. Mục tiêu:

 1. Kiểm tra lấy điểm đọc:

 - Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc từ tuần 28 đến tuần 34.

 - Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu: HS trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

 2. Biết viết bản thông báo ngắn( theo kiểu quảng cáo) về một buổi liên hoan văn nghệ của liên đội: gọn, rõ, đủ thông tin, hấp dẫn các bạn đến xem.

II. Đồ dùng dạy- học:

 - Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học.

 - Giấy, bút màu để viết và trang trí thông báo.

 - Bảng phụ viết một mẫu của thông báo.

III. Các hoạt động dạy- học:

 

doc 15 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1169Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 35 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuầN 35
Thứ ngày tháng năm 2009
Tập đọc - kể chyuện:
Ôn tập và kiểm tra( tiết 1).
Đọc thêm : tin thể thao
I. Mục tiêu:
 1. Kiểm tra lấy điểm đọc:
 - Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc từ tuần 28 đến tuần 34.
 - Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu: HS trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
 2. Biết viết bản thông báo ngắn( theo kiểu quảng cáo) về một buổi liên hoan văn nghệ của liên đội: gọn, rõ, đủ thông tin, hấp dẫn các bạn đến xem. 
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học.
 - Giấy, bút màu để viết và trang trí thông báo.
 - Bảng phụ viết một mẫu của thông báo.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. Giới thiệu bài 
 B. Giảng bài:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra đọc.
 - GV gọi HS lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc.
 - Cho HS về chỗ chuẩn bị rồi gọi HS lên bảng đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi về nội dung vừa đọc.
 - GV cho điểm theo hướng dẫn.
 2. Hoạt động 2: Đọc thêm bài: Tin thể thao.
 - GV đọc cả bài 1 lượt.
 - Gọi HS đọc nối tiếp câu- Chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
 - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn và mục chú giải.
 - GV hướng dẫn HS ngắt ở 1 số câu dài và nhấn giọng 1 số từ ngữ gợi tả.
 - GV đặt câu hỏi theo phần cuối bài cho HS trả lời.
 3. Hoạt động 3: Làm bài tập.
 a) Hướng dẫn HS chuẩn bị.
 - Gọi HS đọc yêu cầu.
 - Yêu cầu HS đọc thầm bài quảng cáo.
 ? Cần chú ý điểm gì khi viết thông báo?
 - GV chốt lại cách viết thông báo.
 b) HS viết thông báo:
 - GV yêu cầu HS viết thông báo vào giấy đã chuẩn bị .
 - Yêu cầu HS trình bày bản thông báo.
 - GV hướng dẫn HS nhận xét, bình chọn.
 - GV chấm điểm.
 C. Củng cố- dặn dò: 
 - Nhân xét tiết học.
 - Dặn HS VN tiếp tục luyện đọc và kể chuyện.
 - Nhắc HS lập một sổ lưu giữ các sản phẩm do mình viết, vẽ để làm sản phẩm.
- 5, 6 HS lên bốc thăm bài tập đọc.
- HS về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút rồi lên đọc và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi.
- HS đọc nối tiếp câu và đoạn sau đó đọc phần chú giải. 
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV và trả lời ND bài đọc.
- 1 HS đọc to yêu cầu.
- HS đọc thầm bài quảng cáo Chương trình xiếc đặc sắc.
- HS suy nghĩ, TLCH.
- HS thực hành viết thông báo.
- HS nối tiếp nhau dán thông báo lên bảng lớp và đọc nội dung thông báo.
- Lớp bình chọn bản thông báo được viết đúng, trình bày hấp dẫn nhất.
* Cho điểm: 
_HS đọc thông phát âm rõ, đúng tốc độ, biết ngừng nghỉ đúng sau các dấu câu giữa các cụm từ( Bài học thuộc lòng: y/cầu thuộc bài , đọc rõ ràng trôi chảy, ngắt nghỉ đúng, thể hiện giọng đọc phù hợp bớc đầu đọc diễn cảm) , trả lời đúng câu hỏi Gv đa ra : 5 điểm.
- HS đọc thông phát âm rõ, đúng tốc độ, biết ngừng nghỉ đúng sau các dấu câu giữa các cụm từ( bài HTL: thuộc bài đọc trôi chảy rõ ràng, đúng tốc độ), trả lời cha đầy đủ và rõ ràng câu hỏi Gv đa ra : 4 điểm.
- HS đọc thông phát âm rõ, tốc độ hơi chậm, biết ngừng tơng đối đúng sau các dấu câu giữa các cụm từ(Bài HTL: thuộc bài, tốc độ hơi chậm, đọc còn cha trôi chảy), trả lời câu hỏi Gv đa ra còn hơi lúng túng cha thật chính xác : 3 điểm.
- HS đọc cha đạt y/cầu kiểm tra lại.
Tiếng Việt:
Ôn tập và kiểm tra( tiết 2).
I. Mục tiêu:
 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc và học thuộc lòng.
 2. Củng cố và hệ thống hoá vốn từ theo các chủ điểm: Bảo vệ Tổ quốc, Sáng tạo, Nghệ thuật.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học.
 - Bảng phụ viết sẵn bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoat động của thầy
Hoat động của trò
 A. Giới thiệu bài: 
 B. Giảng bài: 
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra đọc.
 - GV gọi HS lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc.
 - Cho HS về chỗ chuẩn bị rồi gọi HS lên bảng đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi về nội dung vừa đọc.
 - GV cho điểm theo hướng dẫn.
 2. Hoạt động 2: Đọc thêm bài:Bé thành phi công và Bài: Ngọn lửa Ô - lim - pích
 - GV đọc cả bài 1 lượt.
 - Gọi HS đọc nối tiếp câu- Chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
 - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn và mục chú giải.
 - GV hướng dẫn HS ngắt ở 1 số câu dài và nhấn giọng 1 số từ ngữ gợi tả.
 - GV đặt câu hỏi theo phần cuối bài cho HS trả lời.
 3. Hoạt động 3: Làm bài tập.
 - GV gọi HS đọc đầu bài và phát phiếu, bút dạ cho HS .
 - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
 - Hết thời gian, yêu cầu đại diện các nhóm dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả.
 - GV hướng dẫn HS nhận xét nhóm có vốn từ phong phú nhất. 
 C. Củng cố- dặn dò:
 - Nhận xét chung tiết học. 
 - GV yêu cầu HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
- 5, 6 HS lên bốc thăm bài tập đọc.
- HS về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút rồi lên đọc và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi.
- HS đọc nối tiếp câu và đoạn sau đó đọc phần chú giải. 
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV và trả lời ND bài đọc.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện các nhóm lên dán kết quả làm của nhóm lên bảng, đọc kết quả.
 - Lớp nhận xét nhóm có vốn từ phong phú nhất, chữa bài vào vở.
Thứ ngày tháng năm 2009
chính tả - tiết 69:
Ôn tập và kiểm tra( tiết 3).
đọc thêm bài : Con cò và mè hoa lượn sóng
I. Mục tiêu:
 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc.
 2. Rèn kĩ năng viết chính tả: Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài thơ viết theo thể thơ lục bát( Nghệ nhân Bát Tràng).
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học.
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. Giới thiệu bài:
 B. Giảng bài:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra đọc.
 - GV gọi HS lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc.
 - Cho HS về chỗ chuẩn bị rồi gọi HS lên bảng đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi về nội dung vừa đọc.
 - GV cho điểm theo hướng dẫn.
 2. Hoạt động 2: Đọc thêm bài: Con cò và Mè hoa lượn sóng .
 - GV đọc cả bài 1 lượt.
 - Gọi HS đọc nối tiếp câu- Chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
 - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn và mục chú giải.
 - GV hướng dẫn HS ngắt ở 1 số câu dài và nhấn giọng 1 số từ ngữ.
 - GV đặt câu hỏi theo phần cuối bài cho HS TL.
 3. Hoạt động 3: Nghe- viết bài Nghệ nhân Bát Tràng.
 a) Hướng dẫn HS chuẩn bị: 
 - GV đọc bài chính tả một lần.
 - GV giúp HS nắm nội dung bài:
 ? Dưới ngòi bút của nghệ nhân Bát Tràng, những cảnh đẹp nào đã hiện ra?
 - GV hướng dẫn HS cách trình bày và viết đúng những từ dễ sai.
 b) GV đọc cho HS viết.
 c) Chấm, chữa bài.
 - GV chấm 1 số bài, nhận xét từng bài về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài. 
 C. Củng cố- dặn dò:- Nhận xét chung tiết học. 
 - GV y/ cầu HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau. 
- 5, 6 HS lên bốc thăm bài tập đọc.
- HS về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút rồi lên đọc và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi.
- HS đọc nối tiếp câu và đoạn sau đó đọc phần chú giải. 
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV và trả lời ND bài đọc.
- 2, 3 HS đọc lại - Lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc chú giải các từ: Bát Tràng, cao lanh.
- HS đọc thầm bài và trả lời.
- HS nói cách trình bày bài thơ lục bát sau đó đọc thầm bài thơ, ghi nhớ những chữ cần viết hoa, viết ra giấy nháp những chữ mình dễ mắc lỗi.
- HS viết bài.
- HS nghe, sửa lỗi.
Thứ ngày tháng năm 2009
luyện từ và câu - tiết 35
Ôn tập và kiểm tra( tiết 4).
Đọc thêm bài: quà của đồng nội.
I. Mục tiêu: 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc.
 2. Ôn luyện về nhân hoá, các cách nhân hoá.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học.
 - 4 tờ phiếu khổ to kẻ bảng để HS làm BT2a.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. Giới thiệu bài:
 B. Giảng bài:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra đọc.
 - GV gọi HS lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc.
 - Cho HS về chỗ chuẩn bị rồi gọi HS lên bảng đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi về nội dung vừa đọc.
 - GV cho điểm theo hướng dẫn.
 2. Hoạt động 2: Đọc thêm bài: Bài Quà của đồng nội.
 - GV đọc cả bài 1 lượt.
 - Gọi HS đọc nối tiếp câu- Chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
 - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn và mục chú giải.
 - GV hướng dẫn HS ngắt ở 1 số câu dài và nhấn giọng 1 số từ ngữ gợi tả.
 - GV đặt câu hỏi theo phần cuối bài cho HS trả lời.
 3. Hoạt động 3: Làm bài tập.
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
 - GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu ảnh sam, dã tràng, còng.
 - GV yêu cầu HS tìm tên các con vật được kể đến trong bài và làm bài theo nhóm đôi.( Giao 4 phiếu lớn cho 4 nhóm làm).
 - Gọi HS làm phiếu lớn lên bảng dán bài và trình bày
 ? Em thích hình ảnh nào? Vì sao?
( GV khuyến khích các em nói những suy nghĩ riêng.)
 C. Củng cố- dặn dò: - N xét chung tiết học. 
 - GV yêu cầu HS về đọc bài và chuẩn bị bài 
- 5, 6 HS lên bốc thăm bài tập đọc.
- HS về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút rồi lên đọc và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi.
- HS đọc nối tiếp câu và đoạn sau đó đọc phần chú giải. 
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV và trả lời ND bài đọc.
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS đọc thầm lại bài thơ tìm tên các con vật được nói đến trong bài.
- HS đọc thầm lại bài thơ, làm bài theo nhóm 2. 4 nhóm làm phiếu lớn.
- HS các nhóm làm phiếu lớn trình bày kết quả, lớp theo dõi, nhận xét.
- HS nêu và giải thích.
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV.
tập viết - tiết 35:
Ôn tập và kiểm tra( tiết 5).
đọc thêm bài: trên con tàu vũ trụ.
I. Mục tiêu: 
 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng .
 2. Rèn kĩ năng nói: Nghe kể câu chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng, nhớ lại nội dung câu chuyện, kể lại tự nhiên, giọng vui, khôi hài.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học và 14 phiếu ghi tên các bài thơ và mức độ yêu cầu HTL.
 - Bảng phụ viết 3 câu hỏi gợi ý kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. Giới thiệu bài:
 B. Giảng bài:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra đọc học thuộc lòng.
 - GV gọi HS lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc.
 - Cho HS về chỗ chuẩn bị rồi gọi HS lên bảng đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi về nội dung vừa đọc.
 - GV cho điểm theo hướng dẫn.
 2. Hoạt động 2: Đọc thêm bài: Trên con tàu vũ trụ.
 - GV đọc cả bài 1 lượt.
 - Gọi HS đọc nối tiếp câu- Chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
 - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn và mục chú giải.
 - GV hướng dẫn HS ngắt ở 1 số câu dài và nhấn giọng 1 số từ ngữ.
 - GV đặt câu hỏi theo phần cuối bài cho HS trả lời.
 3. Hoạt động 3: Làm bài tập.
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
 - GV kể chuyện( lần 1).
 ? Chú lính được cấp ngựa để làm gì?
 ? Chú sử dụng con ngựa như thế nào?
 ? Vì sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa?
 - GV kể chuyện lần 2.
 - Yêu cầu HS tập kể theo nhóm 2 rồi thi kể trước lớp.
 ? Truyện này gây cười ở điểm nào?
 - GV cùng HS bình chọn bạn kể hay, khôi hài.
 C. Củng cố- dặn dò:
 - Nhận xét chung tiết học. 
 - GV yêu cầu HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau. 
- 5, 6 HS lên bốc thăm bài tập đọc.
- HS về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút rồi lên đọc và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi.
- HS đọc nối tiếp câu và đoạn sau đó đọc phần chú giải. 
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV và trả lời ND bài đọc.
- 1HS đọc yêu cầu của bài và câu hỏi gợi ý. Lớp theo dõi trong SGK và quan sát tranh minh hoạ.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS chăm chú nghe. Một HS kể lại chuyện.
- Từng cặp HS tập kể.
- HS nhìn gợi ý trên bảng thi kể lại chuyện. 
- HS trả lời.
Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay, khôi hài.
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV.
Thứ ngày tháng năm 2009
tập đọc - tiết 105:
Ôn tập và kiểm tra( tiết 6 +7).
I. Mục tiêu:
 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
 2. Rèn kĩ năng viết chính tả: Viết chính xác, trình bày đúng bài thơ Sao Mai.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Phiếu ghi tên các bài HTL đã học.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. Giới thiệu bài:
 B. Giảng bài:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra đọc.
 - GV gọi những HS còn lại lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc- HTL.
 - Cho HS về chỗ chuẩn bị rồi gọi HS lên bảng đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi về nội dung vừa đọc.
 - GV cho điểm theo hướng dẫn.
 2. Hoạt động 2: Làm bài tập.
* Bài 2( T143) - tiết 6
 a) Hướng dẫn HS chuẩn bị:
 - GV đọc 1 lần bài chính tả. 
 - GV nói với HS về sao Mai: Tức là sao Kim có màu sáng xanh, thường thấy vào lúc sáng sớm nên có tên là sao Mai. Vẫn là sao này nhưng mọc vào lúc chiều tối thì có tên là sao Hôm.
 ? Ngôi sao Mai trong bài thơ chăm chỉ như thế nào?
 - GV hướng dẫn HS cách trình bày bài thơ và luyện viết những từ dễ mắc lỗi. 
 b) GV đọc cho HS viết bài sau đó soát lại bài. 
 c) Chấm, chữa bài cho HS.
 - GV chấm 1 số bài, nhận xét từng bài về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài. 
* Bài 2 ( 143) - tiết 7
 - GV gọi hs đọc bài.
- Y/cầu hs làm bài theo nhóm, GV phát phiếu và bút dạ cho các nhóm.
- Theo dõi các nhóm làm bài
- NX, chữa bài
C. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét chung tiết học. 
 - GV yêu cầu HS về đọc bài và chuẩn bị giờ sau kiểm tra.
- HS lên bốc thăm bài tập đọc- HTL.
- HS về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút rồi lên đọc và trả lời câu hỏi.
- 2, 3 HS đọc lại.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm lại bài thơ và trả lời.
- HS nói về cách trình bày bài thơ 4 chữ và luyện viết tiếng khó.
- HS viết và soát bài.
- HS nghe, chữa lỗi.
- HS đọc y/ cầu bài tập
- Làm bài theo nhóm 6
- Dại diện các nhóm dán bài lên bảng lớp.
- GV và lớp NX nhóm có vốn từ phong phú nhất
- lớp làm vào vở BT
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV.
chính tả - tiết 70
kiểm tra đọc
( Đọc hiểu + Luyện từ và câu)
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Kiểm tra HS về khả năng đọc, hiểu ND văn bản và kiểm tra HS về kiến thức so sánh
 - Rèn cho HS kĩ năng làm kiểu bài trắc nghiệm.
II. Các hoạt động dạy- học:
 A. ổn định: 
 B. Bài mới:
 1. GV ra đề:
 - GV ghi đề bài lên bảng:
 Đọc thầm bài Cây gạo sau đó dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời dưới đây: 
1. Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?
	a) Tả cây gạo.
	b) Tả chim.
	c) Tả cả cây gạo và chim.	
	2. Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?
	a) Vào mùa hoa.
	b) Vào mùa xuân.
	c) Vào 2 mùa kế tiếp nhau.
	3. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
	a) 1 hình ảnh.
	b) 2 hình ảnh.
	c) 3 hình ảnh.	
4. Những sự vật nào trong đoạn văn được nhân hoá?
	a) Chỉ có cây gạo được nhân hoá.
	b) Chỉ có cây gạo và chim chóc được nhân hoá.
	c) Cả cây gạo, chim chóc và con đò đều được nhân hoá.
	5. Trong câu: “ Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. ”, tác giả nhân hoá cây gạo bằng cách nào?	
	a) Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.
	b) Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.
	c) Nói với cây gạo như nói với người.
 - GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài, cách làm bài .
 - Nhắc HS lúc đầu tạm đánh dấu bằng bút chì sau đó KT lại bài thật kĩ mới đánh dấu bằng bút mực.
 2. HS làm bài: 
 - HS đọc thật kĩ bài văn và khoanh tròn vào ý đúng để trả lời câu hỏi vào trong vở kiểm tra. 
 3. Thu bài chấm- Nhận xét chung tiết học.
Thứ ngày tháng năm 2009
tập làm văn - tiết 35
kiểm tra viết
( Chính tả + Tập làm văn)
I. Mục đích, yêu cầu:
 Kiểm tra HS về kĩ năng viết chính tả và làm văn có ND liên quan đến các chủ điểm đã học.
II. Các hoạt động dạy- học:
 A. ổn định: 
 B. Bài cũ:
 - GV trả bài kiểm tra tiết trước và nhận xét chung, rút kinh nghiệm cho bài kiểm tra ở tiết học này.
 C. Bài mới:
 1. Viết chính tả:
 - GV yêu cầu HS nhớ lại và viết bài Mưa ( 2 khổ đầu).
 - HS viết bài vào vở kiểm tra.
 2. Làm văn: 
 Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn( từ 7 đến 10 câu)kể về một ngày lễ hội ở quê em.
	 3. GV thu bài- Nhận xét chung tiết kiểm tra .
Đáp án và biểu điểm
Chính tả - Tập làm văn: 10 điểm
A. Chính tả:( 5 điểm)
- HS nhớ viết đúng, đủ trình bày sạch đẹp bài “Mưa” : 5 điểm
- HS viết sai 2 lỗi trừ 1 điểm
- Chữ viết không đúng mẫu, trình bày bẩn toàn bài trừ 1 điểm.
B. Tập làm văn:( 5 điểm)
-Đó là lễ hội gì? 	 	 - 0,5 điểm 
-Hội đđược tổ chức khi nào? ở đâu? 	 - 1 điểm
-Mọi người đi xem hội như thế nào?	 - 1 điểm
- Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì?	 - 0,5 điểm
- Hội có những trò vui gì?	 - 1 điểm
- Cảm tưởng của em về ngày hội đó?	 - 1 điểm	
Kiểm tra đọc: 10 điểm
A. Đọc thầm và làm bài tập( 4 điểm)
- Câu 1: ýa Tả cây gạo	- 0,5 điểm
- Câu 2: ý c Vào hai mùa kế tiếp nhau	-	0,5 điểm
- Câu 3:ý c Hai hình ảnh	-	0,5điểm
Viết rõ: Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. - 0,5 điểm
	 Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. - 0,5 điểm
	 Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. - 0,5 điểm
- Câu 4: ýb Chỉ có cây gạo và chim chóc được nhân hoá.	 - 0,5 điểm	
- Câu5: ýa Dùng vốn từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo. - 0,5 điểm	 
B. Đọc tiếng:( 6 điểm)
Bài kiểm tra định kì đọc cuối kì 2
( Đọc hiểu + Luyện từ và câu)
Họ và tên: .................................................................................................................... 
Lớp: 3 .......Trường Tiểu học Ninh Vân.
A. Đọc thầm và làm bài tập:
 Đọc thầm bài Cây gạo sau đó dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời dưới đây ( khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng): 
1. Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?
	A. Tả cây gạo.
	B. Tả chim.
	C. Tả cả cây gạo và chim.	
2. Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?
	A. Vào mùa hoa.
	B. Vào mùa xuân.
	C. Vào 2 mùa kế tiếp nhau.
3. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?( Viết rõ đó là những hình ảnh nào?)
	A. 1 hình ảnh.
	B. 2 hình ảnh.
	C. 3 hình ảnh.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
4. Những sự vật nào trong đoạn văn được nhân hoá?
	A. Chỉ có cây gạo được nhân hoá.
	B. Chỉ có cây gạo và chim chóc được nhân hoá.
	C. Cả cây gạo, chim chóc và con đò đều được nhân hoá.
5. Trong câu: “ Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. ”, tác giả nhân hoá cây gạo bằng cách nào?	
	A. Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.
	B. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.
	C. Nói với cây gạo như nói với người.
B. Đọc tiếng: 
Bài kiểm tra định kì đọc cuối kì 2
( Chính tả + Tập làm văn)
Họ và tên: .................................................................................................................... 
Lớp: 3 .......Trường Tiểu học Ninh Vân.
 1. Viết chính tả:
 - GV yêu cầu HS nhớ lại và viết bài Mưa ( 2 khổ đầu).
 - HS viết bài vào vở .
 2. Làm văn: 
 Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn( từ 7 đến 10 câu)kể về một ngày lễ hội ở quê em.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 35 L3 CKTMOI.doc