Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 8

Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 8

I/ Mục tiêu :

-Rèn kĩ năng đọc thành tiếng chú ý các từ ngữ : lùi dần ,lộ rõ, sôi nổi

-Yêu cầu đọc đúng các kiểu câu : câu kể ,câu hỏi biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật .

-Rèn kĩ năng đọc hiểu :

-Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện : sếu ,u sầu ,nghẹn ngào

-Nắm được cốt truyện ,ý nghĩa của truyện

-Rèn kĩ năng nói :Biết nhập vai 1 bạn nhỏ trong truyện kể lại được toàn bộ câu chuyện

-Giọng kể tự nhiên phù hợp với diễn biến câu chuyện .

-Rèn kĩ năng nghe : HS nghe hiểu được cốt truyện .

 II/ Đồ dùng dạy học

 

doc 25 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1079Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2007
TẬP ĐOC –KỂ CHUYỆN :
 CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I/ Mục tiêu :
-Rèn kĩ năng đọc thành tiếng chú ý các từ ngữ : lùi dần ,lộ rõ, sôi nổi 
-Yêu cầu đọc đúng các kiểu câu : câu kể ,câu hỏi biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật .
-Rèn kĩ năng đọc hiểu :
-Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện : sếu ,u sầu ,nghẹn ngào 
-Nắm được cốt truyện ,ý nghĩa của truyện 
-Rèn kĩ năng nói :Biết nhập vai 1 bạn nhỏ trong truyện kể lại được toàn bộ câu chuyện 
-Giọng kể tự nhiên phù hợp với diễn biến câu chuyện .
-Rèn kĩ năng nghe : HS nghe hiểu được cốt truyện .
 II/ Đồ dùng dạy học 
-tranh minh hoạ 
 III/ Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ :
	- 3 HS lên bảng đọc bài thơ (bận ) trả lời câu hỏi SGK
B. Bài mới :
1 .Giới thiệu bài ghi tựa 
2.Hoạt động 1: luyện đọc
*Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng đọc đúng các từ ngữ, các kiểu câu
-GV đọc bài lần 1 tóm tắt nội dung .
- 1 HS đọc lại bài .
- HS luyện đọc từng câu .
-GV hướng dẫn đọc từ khó . 
-HS luyện đọc từng đoạn.
-GV nghe hướng dẫn giải nghĩa 1 số từ ngữ khó hiểu : sếu, u sầu, nghẹn ngào.
-HS luyện đọc đoạn trong nhóm .
-Hai nhóm thi đọc trước lớp
3.Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
*Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc hiểu . Nắm được cốt truyện ý nghĩa của truyện
-HS đọc đoạn 1đoạn 2.
-Các bạn nhỏ đi đâu ?
-Điều gì khiến trên đường khiến các bạn nhỏ dừng lại?
-Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào ?
-Vì sao các bạn lại quan tâm đến ông cụ như vậy ?
- HS đọc đoạn 2 đoạn 4
-Ông cụ gặp chuyện gì buồn ?
-Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ lòng cụ lại thấy vui hơn?
-Qua câu chuyện này muốn nói với em điều gì ?
-GV tóm tắt nội dung bài học .
Hoạt động 3:luyện đọc lại :
-HS đọc nối tiếp nhau theo đoạn .
Hoạt động 4: Kể chuyện
- GV nêu nhiệm vụ : Các em kể lại câu chuyện theo vai .
- GV hướng dẫn HSkể chuyện theo lời 1 bạn nhỏ trong chuyện .
-Gọi HS khá kể lại toàn bộ câu chuyện .
-GV yêu cầu các nhóm sắm vai đọc hoặc kể chuyện theo vai .
-GV yêu cầu từng nhóm lên kể .
-GV gọi từng cặp lên kể theo lời nhân vật 
-HS thi kể trước lớp 
Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tuyên dương .
-Về nhà đọc lại câu chuyện. 
TOÁN : 
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu :
-Củng cố ,vận dụng bảng nhân 7,bảng chia 7 để làm toán 
-biết vận dụng các bảng nhân chia trong việc giải toán . Bài 2 Bỏ cột cuối
Đồ dùng dạy học : 
Bảng phụ
Các hoạt động dạy học
A . Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS lên bảng đọc bảng chia 7 
-GV hỏi 1 số phép tính trong bảng chia 7.
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài ghi tựa :
2.Hoạt động 1: Củng cố vận dụng bảng nhân 7,bảng chia 7
Bài 1: HS lần lượt nêu kết quả, gọi HS yếu nêu
Bài 2 Bỏ cột cuối yêu cầu các em đặt tính 
-GV giúp đỡ HS yếu-GV theo dõi nhận xét
3.Hoạt động2: vận dụng các bảng nhân chia trong việc giải toán
Bài 3: Gọi HS đọc đề toán 
-GV yêu cầu HS giai bài toán vào vở.Gọi 1 HS lên bảng phụ làm .
-GV chấm 1 số vở bài tập 
-GV treo bảng phụ lên 
	Bài 4: GV treo bảng phụ lên gọi hs đọc yêu cầu bài 4.
	Bài yêu cầu gì ?
-HS làm bài 4 vào vở bài tập.
-GV theo dõi chú ý đến HS yếu 
3/ Củng cố -Dặn dò: 
-Về nhà làm bài tập 2 - 3 ở vở bài tập .
-GV nhận xét tiết học 
*Rút kinh nghiệm tiết dạy
ĐẠO ĐỨC :
QUAN TÂM GIÚP ĐỠ ANH CHỊ EM TRONG GIA ĐÌNH 
( tiết 2 )
I/ MỤC TIÊU :
-HShiểu trẻ em có quyền được sống với gia đình , có quyền được sống với cha mẹ quan tâm chăm sóc 
-Trẻ có bổn phận phải biết quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ 
-Biết yêu thương chăm sóc những người thân trong gia đình .
 II/ CHUẨN BỊ: 
	-Bảng phụ, vở bài tập 
 III/ Lên lớp :
A.Kiểm tra bài cũ :
	-GV gọi HS đọc nội dung bài học ở tiết trước 
B. Bài mới : 
1. Hoạt động 1 : Xử lý tình huống và sắm vai 
*Mục tiêu : HS biết thể hiện quan tâm ,chăm sóc những người thân trong gia đình .
*Cách tiến hành :
-Hai nhóm thảo luận sắm vai một tình huống sau :
* Tình huống 1: Lan ngồi học trong nhà thấy em bé đang chơi nguy hiểm ở ngoài sân ( như trèo cây ,nghịch lửa ,chơi ở bờ ao ..)
-Nếu em là bạn Lan em sẽ làm gì ?
* Tình huống 2 : ông của Huy có thói quen đọc báo hằng ngày nhưng mấy hôm nay ông bị đau mắt không đọc báo được .
-Nếu là bạn Huy em sẽ làm gì ?vì sao ?
-HS thảo luận sắm vai 
-Gọi đại diện vài nhóm lên trả lời câu hỏi và sắm vai .
2. Hoạt động 2: HS giới thiệu tranh mình vẽ về các món quà mừng sinh nhật ông bà ,cha mẹ ,anh chị em .
* Mục tiêu : Tạo cơ hội cho HS được bày tỏ tình cảm của mình đối vởi những người thân trong gia đình 
*Cách tiến hành :
-HS giới thiệu với bạn ngồi bên cạnh tranh các món quà mình muốn tặng ông bà ,anh chị em trong ngày sinh nhật
-Một vài HSgiới thiệu 
-GV nhận xét chốt ý : 
3. Hoạt động 3 -HS múa hát kể chuyện đọc thơ 
*Mục tiêu : Củng cố nội dung bài học 
*Cách tiến hành :
-HS tự giới thiệu chương trình tiết mục .
-Gv lắng nghe hs trình bày gv nhận xét 
*Kết luận: ông bà cha mẹ anh chị em là những người thân nhất của em vì vậy em luôn quan tâm chăm sóc những người thân trong gia dình . 
Củng cố dặn dò 
-HS nêu nội dung bài học
Thứ ba, ngày 23 tháng 10 năm 2007
THỂ DỤC :
ÔN ĐI HƯỚNG PHẢI TRÁI
BÀI 15 : TRÒ CHƠI CHIM VỀ TỔ
 I/Mục tiêu: 
-ôn động tác đi chuyển hướng phải ,trái .yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
-trò chơi (Chim về tổ )yêu cầu biết cách chơi và bước đầu chơi theo đúng luật
 II/ Đồ dùng dạy học 
-chọn địa điểm , kẻ đường đi ,vạch chuẩn bị ,vạch xuất phát .
Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung 
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu :
-Gv nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học .
-Cho hs khởi động chạy tại chỗ .
2/ phần cơ bản :
-Yêu cầu ôn đi chyển hướng phải ,trái -GV làm mẫu 
-Gv yêu cầu HS tập theo đơn vị tổ .
- Gv theo dõi hs xếp hàng nhận xét 
-Hướng dẫn hs ôn tập theo đơn vị tổ .
-Tổ chức cho hs thi đua giữa các tổ với nhau .
-GV nhận xét tuyên dương .
-Chơi trò chơi : ‘ Chim về tổ”
-GV phổ biến luật chơi , hướng dẫn cách chơi theo như trong SGK.
-Hướng dẫn HS chơi thử .
-Cho HS xếp thành vòng tròn.
-GV theo dõi nhận xét HS chơi trò chơi .
3/Phần kết thúc .
-Gv tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ -GVgọi từng tổ lên tập .
-GV theo dõi nhận xét tuyên dương .
-GV nhận xét tiết học .
-Về nhà ôn đội hình đội ngũ .
2’
1’
8-10’
5-6’
5-6’
1-2’
1’
-HS chú ý nghe yêu cầu của bài.
-4 hàng dọc.
-Lớp trưởng điều khiển cả lớp tập hợp và thực hiện lần lượt các động tác. 
-HS thực hiện theo tổ.
-HS chú ý nghe và thực hiện cách chơi.
4 hàng dọc
.
TOÁN :
GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN
Mục tiêu
-Biết cách giảm một số đi nhiều lần và vận dụng để giải các bài tập .
-Phân biệt giảm đi một số lần với giảm đi một số đơn vị .
Đồ dùng dạy học 
-Bảng phụ , vở bài tập 
Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ :
-GV chấm 1 số vở nhận xét 
B. Bài mới : 
	Hoạt động 1:-Giới thiệu bài ghi tựa
*Mục tiêu: Biết cách giảm một số đi nhiều lần và vận dụng để giải các bài tập .
-GV treo bảng phụ có gắn hình các con gà để hướng dẫn .
-Hàng trên có mấy con gà ?
-Hàng dưới có mấy con gà ?
-Số con gà hàng dưới so với hàng trên – Số con gà ở hàng trên giảm mấy lần thì có số gà hàng dưới ?
-Gv chốt ý. : Số con gà hàng trên giảm 3 lần thì có Số con gà hàng dưới .
GV giải lên bảng
- Số con gà hàng trên giảm 3 lần thì được Số con gà hàng dưới .
- HS rút ra kết luận
-GV chốt ý. : Muốn giảm 1 số đi nhiều lần ta lấy số đó chia cho số lần .
2 Hoạt động 2:Thực hành :
-GV treo bảng phụ có chép sẵn bài tập 1
Bài 1: HS làm vở bài tập .1 em làm bảng phụ.
Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu bài toán phần a .
-Bài toán yêu cầu gì ? 
-Bài toán cho biết gì ? bài toán hỏi gì?
-GV ghi tóm tắt lên bảng:
-GV yêu cầu HS làm vở .
-GV chấm vở nhận xét sửa sai cho HS.
-Em nào có lời giải khác ?
-GV gọi một số hs đọc lời giải trong vở.
-HS làm phần b vào vở.
Bài 3: HS vẽ vào vở. GV quan tâm, giúp đỡ HS yếu 
Củng cố dặn dò 
-GV nhận xét tiết học
-Về nhà chuẩn bị bài sau : Luyện tập
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
CHÍNH TẢ
CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
Mục tiêu
Rèn kĩ năng viết chính tả 
-Nghe viết chính xác trình bày đúng đoạn 4 của truyện các em nhỏ và cụ già 
-Làm đúng bài tập chính tả tìm các từ chứa tiêng bắt đầu bằng r/d/gi 
Đồ dùng dạy học 
-Bảng phụ chép bài viết chính tả , bài tập 
Các hoạt động dạy học 
A. Bài cũ :
 -HS viết Bảng con : nhoẻn cười ,nghẹn nghào.
-GV nhận xét .
 B.Bài mới :
Hoạt động 1:Hướng dẫn viết chính tả .
*Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chính tả 
-GV treo bảng phụ đọc bài viết lần 1 GV tóm tắt nội dung .
-GọiHS đọc bài viết .
-GV nêu câu hỏi 
.Đoạn văn có mấy câu ?
.Những chữ nào trong câu được viết hoa ?Vì sao? 
.Lời ông cụ được đánh dấu bằng những dấu gì ?
-GV hướng dẫn hs viết từ khó:
-GV đọc 1 số từ khó : ngừng lại, xe buýt,nghẹn ngào
-GV nhận xét phần viết bảng con .
* Gv đọc bài lần 2.
-GV đọc từng câu cho HS viết bài .
-Gv đọc bài cho cả lớp soát lại .
-GV thu 1 số vở chấm .
2.Hoạt động 2: Làm bài tập.
*Mục tiêu: làm đúng bài tập chính tả tìm các từ chứa tiêng bắt đầu bằng r/d/gi
-Gv treo bài tập lên bảng yêu cầu hs đọc bài tập . 
-Câu a : HS làm bảng con .
-Câu b : HS làm vở bài tập .
-Gv theo dõi hs làm bài chú ý đến hs yếu 
GV chữa bài, chốt lời giải đúng:giặt, rát, dọc.
3.Củng cố - Dặn dò: 
-GV nêu 1 số từ hs viết sai yêu cầu hs viết vào bảng con .
- GV nhận xét
-Về nhà chuẩn bị bài : “Tiếng ru”
-GV nhận xét tiết học :
Tự nhiên và Xã hội
VỆ SINH THẦN KINH (tiết1)
Mục tiêu:
- Sau bài học HS có khả năng :nêu được 1số việc nên là và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.
- Phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh .
- Kể được tên 1 số thức ăn , đò uống , nếu bị đưa và cơ thể sẽ gây hại đối vớ cơ quan thần kinh.
Đồ dùng dạy học 
-	các hình vẽ trong SGK 32 ,33. Bảng phu, phiếu học tập.
Các hoạt động dạy học 
A.Kiểm tra bài cũ
HS nêu được Hoạt động thần kinh
	-GV nhận xét.
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài: ( Vệ sinh thần kinh )
2.Hoạt đông 1: Làm việc cả lớp.
*Mục tiêu:HS nêu được 1số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.
Cách tiến hành: 
- GV treo bảng phụ ghi nội dung thaỏ luận ( nêu bức tranh có lợi và bức tranh có hại ).
3.Hoạt động 2 : Đóng vai
	*Mục tiêu: HS phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi hoặc có hại đối vớ cơ quan thần kinh.
- Chia lớp làm 4 nhóm phát mỗi nhóm 1 phiếu có gh ...  hệ của các thành phần trong phép chia .
	-Gv đính 6 hình vuông lên bảng 
-Có 6 hình vuông chia đều cho 2 bạn mỗi bạn có mấy hình vuông ?
-Gv yêu cầu hs lập phép tính 
-( 6 : 2 = 3 )
- Em hãy nêu tên gọi trong thành phần của phép chia ? 
	6 : 2 = 3
 số bị chia số chia thương 
-Gv gọi hs nêu tên gọi trong thành phần phép chia ?
-GV chép ví dụ 2 lên bảng
-Bài yêu cầu gì ?
-Em nào có thể tìm nhanh số chia là bao nhiêu ?
-Em làm thế nào để tìm được số chia là 6?
-Gv chốt ý ghi bảng 
-Qua ví dụ trên muốn tìm số chia chưa biết em làm thế nào ?
Muốn tìm số chia chưa biết ta lấy số bị chia ,chia cho thương .
 2.Hoạt động 2: Thực hành
*Mục tiêu: Tìm số chia chưa biết 
Bài 1 : Gọi hs đọc yêu cầu ,nêu miệng kết quả
Bài 2 : Gọi hs nêu yêu cầu bài 2
- HS làm bảng con phần a
- GV nhận xét sửa chữa những HS sai
- cho HS làm vở phần b, c , d , e , g. GV giúp đỡ ,động viên HS yếu cố gắng làm hết bài
- GV chấm VBT , nhận xét.
-Bài 3: GV hướng dẫn hs làm .
-Trong phép chia hết ,7 chia cho mấy để được : a/ thương lớn nhất ?
 b/ thương bé nhất ?
-Gv nhận xét ,và chốt ý :
3/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
-Gọi hs nhắc lại nội dung bài học .
-Về nhà chuẩn bị bài học sau 
-Gv nhận xét tiết học .
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
CHÍNH TẢ (Nhớ viết)
 TIẾNG RU
 I/ MỤC TIÊU :
-Rèn kĩ năng viết chính tả .
-Nhớ và viết lại chính xác khổ thơ 1và2 của bài tiếng ru 
-Trinh bày đúng hình thức của bì thơ viết theo thể lục bát 
-Làm đúng bài tập tìm đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r / gi / r hoặc cóvần uôn /uông theo nghĩa đã học .
II/ CHUẨN BỊ: 
-Bảng phụ viết nội dung đoạn viết , bài tập .
 III / LÊN LỚP :
A. Kiểm tra bài cũ :
- GV đọc từ : giặt giũ, nhàn rỗi , da dẻ. HS viết bảng .
-Gv nhận xét 
B. Bài mới :
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài viết (tiếng ru ).
*Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chính tả .
-Gv đọc bài viết tóm tắt nội dung bài .
-Bài thơ viết theo thể thơ gì ?.
-Cách trình bày bài thơ có đặc điểm gì cần chú ý ?
-Dòng thơ nào có dấu chấm phẩy, chấm than ,chấm hỏi , gạch nối ?
-Hướng dẫn viết từ khó : Anh em ,muốn ,nhân gian
-Gv sữa chữa những hs viết sai . 
- Cho hs đọc thầm đoạn viết .
-HS chép bài vào vở.
-Gv theo dõi hs viết giúp đỡ HS yếu.
-Thu 1 số vở chấm ,và nhận xét cách trình bày và lỗi chính tả của hs .
2.Hoạt động 2: Bài tập .
*Mục tiêu: Làm đúng bài tập tìm đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r / gi / r hoặc cóvần uôn /uông theo nghĩa đã học .
Gv treo bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập .
-Gv hướng dẫn phần bài tập .
-HS làm vở bài tập
3/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
-Gv thu 1 số vở chấm và nhận xét phần bài làm của hs .
-Gv nêu 1 số từ hs viết sai .
-Về nhà luyện tập viết thêm .
	ÂM NHẠC
ÔN TẬP BÀI HÁT 
GÀ GÁY
I/ MỤC TIÊU :
-	Hs thuộc bài hát, biết thể hiện bài hát với tình cảm vui tươi .
-	Tập hát kết hợp vận động phù hoạ .
-	Hs thuộc bài hát và hát đúng nhịp .
II.CHUẨN BỊ: Băng nhạc.
 II/ LÊN LỚP :
A.Kiểm tra bài cũ :-Gọi Hs lên hát bài ( gà gáy )
- Gv nhận xét .
B.Bài mới : Giới thiệu bài học .
* Hoạt động 1 : ôn tập bài hát (Gà gáy)
- Gv nêu y/c của bài học .
-	Gv hát mẫu .
-	Cho Hs khởi động giọng .
- Cho Hs luyện hát và gõ nhịp 2/4. Hs hát với sắc thái vui tươi.
- Gv theo dõi và sửa chữa Hs hát sai .
* Hoạt động 2 :Hát có phụ hoạ và biểu diễn .
-	Gv hưỡng dẫn Hs tập .
-	Cho 1 nhóm lên làm mẫu .
-	Gv cho cả lớp đứng tại chỗ thực hiện.
-	Gv theo dõi và hướng dẫn làm đúng động tác .
	C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
-Gv nhận xét chung và tuyên dương .
- Về nhà luyện tập thêm , và chuẩn bị trước bài học sau .
	Thứ sáu ,ngày 26 tháng 10 năm 2007 
TẬP LÀM VĂN :
KỂ VỀ MỘT NGƯỜI HÀNG XÓM
I/ MỤC TIÊU :
-Rèn kĩ năng nói : hs kể tự nhiên ,chân thật về 1 người hàng xóm mà em quí mến .
-Rèn kĩ năng viết : Viết lại được những điều vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn từ 5-7 câu .Biết diễn đạt rõ ràng .
 II/ CHUẨN BỊ: 
-	Bảng viết câu hỏi gợi ý kể về 1 người hàng xóm .
III/ LÊN LỚP :
A.Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi hs lên kể lại câu chuyện không nỡ nhìn.
-Gv nhận xét.
B.Bài mới : Giới thiệu bài học .
Hoạt động 1 : HS kể được câu chuyện ( Người hàng xóm mà em quí mến ).
 Gv hướng dẫn hs dựa vào từng câu hỏi để kể
	- Người đó tên gì , khoảng bao nhiêu tuổi ?
-	Người đó làm nghề gì , ở đâu ?
-	Tình cảm của gia đình em như thế nào ?
-Nhắc nhở hs chú ý đến đặc điểm hình dáng và tính tình người đó .
-	Khi hs kể Gv chú ý theo dõi và sửa chữa những sai sót của hs.
-	HS khá giỏi kể lại cả câu chuyện .
Hoạt động 2 :HS dựa vào lời kể để viết thành đoạn văn khoảng 5 – 7 câu về người hàng xóm của mình .
 - Gv theo dõi hs làm bài . Nhắc nhở các em trình bày đẹp , viết đúng chính tả và ngữ pháp.
-Khi dùng từ không nên lập lại 1 từ nhiều lần .
-	Gv thu 1 số VBT chấm .
*Củng cố dặn dò : 
-	Gv nhận xét bài viết của hs ., về cách dùng từ, câu và trình bày .
-	Gv đọc những bài làm hay , cả lớp theo dõi .
-	Gv nhận xét tiết học .về nhà học bài và chuẩn bị bài học sau .
Rút kinh nghiệm tiết dạy :
TOÁN : 
 LUYỆN TẬP
 I/ Mục tiêu :
-Củng cố vềtìm một thành phầnchưa biết của phép tính nhân số có 2chư số với một chư số chia số có hai chư số cho số có một chư số .
-xem đồng hồ Bỏ cột cuối phần a,b bài 2
II/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ,vở bài tập 
 III/ Các hoạt động dạy học 
A.Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 1HS lên bảng làm phần a, cả lớp làm phần c vào bảng con.
a.36 : x = 4 b. x : 5 = 4
-Gv nhận xét ghi điểm 
B.Bài mới :
1.Hoạt động 1: Gới thiệu bài :Ghi tựa bài
-Gv treo bảng phụ có chép bài tâp 1
-G.V yêu cầu S.H nêu qui tắc cách tìm .
-HS làm bảng con phần a, b .GV nhận xét kết qủa cách trình bày.
HS làm vở phần còn lại. 
Bài 2: Bỏ cột cuối phần a,b bài 2
-HS đặt tính trong bảng con cột đầu phần a,b. GV giúp đỡ HS yếu
-Gvnhận xét : Cách đặt tính và kết quả của hs .
-HS làm vở phần còn lại.
Bài 3: yêu cầu hs làm bài toán giải .
-Gv gợi ý : Tóm tắt 
Bài 4: yêu cầu hs đọc bài ,và nêu yêu cầu của bài .(khoanh tròn vào câu dòng hồ chỉ đúng :
-1giờ 50 phút 2 giờ 25 phút
- 1giờ 25 phút 5 giờ 10 phút
-Gv thu chấm 1 số vở và nhận xét cách thực hiện của hs
*Củng cố dặn dò : 
-Gv thu vở ,chấm và nhận xét bài làm của hs .
-Về nhà chuẩn bị bài học sau .
*Rút kinh nghiệm tiết dạy
TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
VỆ SINH THẦN KINH 
 ( TIẾT 2)
I/ Mục tiêu :
-Sau bài học hs có thể nêu được vai trò của giấc ngủ đối vơíu sức khoẻ .
-Lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ,ăn ngủ , vui chơi ,học tập 1 cách hợp lý .
II/ Đồ dùng dạy học : -Tranh trang 34. , 35 SGK
III / Các hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ :
-Gv kiểm tra bài : ( Vệ sinh thần kinh )
-Gv theo dõi nhận xét .
B.Bài mới :
1.Gới thiệu bài ghi tựa :
 2.Hoạt động 1: Thảo luận 
*Mục tiêu : HS nêu được vai trò của giâc ngủ đối với sức khoẻ của con người .
 -Gv yêu cầu hs thảo luận theo cặp 
-Gv treo bảng phụ có câu hỏi lên gọi hs đọc yêu cầu câu hỏi 
-Theo em khi ngủ cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi ?
-.Có khi nào bạn mất ngủ chưa ? Bạn nêu cảm giác của bạn sau khi mất ngủ ?
-Nêu những điều kiện để giấc ngủ tốt ?
-Hằng ngày bạn đi ngủ và thức dậy lúc mấy giờ ? Bạn đã làm những việc gì trong ngày ?
-Gv gọi vài cặp trả lời câu hỏi vừa thảo luận
	3. Hoạt động 2 : Thực hành lập thời gian biểu trong ngày .
* Mục tiêu: HS lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn ngủ vui chơi học tập .
-GV hướng dẫn hs lập thời gian biểu của mình vào vở bài tập .
-GV theo dõi hs lập thời gian biểu .GVcần chú ý đến hs yếu 
-Gọi vài hs đọc nội dung thời gian biểu của hs làm .
-GV nhận xét 
*Củng cố dặn dò : 
-Gv yêu cầu hs nêu lại nội dung bài học .
-Về nhà thực hiện đúng thời gian biểu đã lập ở trong bài học hôm nay .
-Gv nhận xét tiết học 
Rút kinh nghiệm tiết dạy :
Mĩ thuật
VẼ TRANH : VẼ CHÂN DUNG
Mục tiêu :
-HS tập quan sát, nhận xét về đặc điểm khuôn mặt người.
-Biết cách vẽ và vẽ được chân dungngười thân trong gia đình hoặc bạn bè.
Đồ dùng dạy học :
-Một số tranh ảnh chân dung của mọi lứa tuổi.
-Hình gợi ý cách vẽ.
Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về tranh chân dung.
-GV giới thiệu và gợi ý HS nhận xét một số tranh chân dung của các họa sĩ và của thiếu nhi.
.Các bức tranh này vẽ khuôn mặt , vẽ nửa người hay vẽ toàn thân?( thường vẽ khuôn mặt)
.Tranh chân dung vẽ những gì?
(hình dáng, khuôn mặt, các chi tiết mắt, mũi, miệng, tóc, tai)
Ngoài khuôn mặt còn có thể vẽ những gì nữa?
(cổ, vai)
.Màu sắc của toàn bộ bức tranh, của các chi tiết?
.Nét mặt người trong tranh như thế nào?
-HS lựa chọn tranh mình vẽ.
Hoạt động 2 : Cách vẽ chân dung
.Dự định vẽ khuôn mặt, nửa người hay toàn thân?
.Vẽ khuôn mặt chính diện hoặc nghiêng?
-Vẽ hình khuôn mặt trước, vẽ mái tóc, cổ, vai sau.
-Sau đó vẽ các chi tiết mắt, mũi , miệng.
-Vẽ màu ở các bộ phận.
Hoạt động 3 : Thực hành:
-HS thực hành vẽ, GV theo dõi , giúp đỡ HS còn lúng túng.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
-GV chọn một số bài vẽ đẹp, hướng dẫn HS đánh giá.
Dặn dò : Về nhà hoàn thành tiếp bài vẽ.
Rút kinh nghiệm tiết dạy :
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 8
ATGT-BÀI 6 :AN TOÀN KHI ĐI Ô TÔ, XE BUÝT
I/ Mục tiêu:
-Nhận xét tình hình tuần 8.
-Đề ra phương hướng tuần 9 
-HS biết nơi chờ xe buýt
-Biết thực hành đúng và an toàn các hành vi an toànkhi đi ô tô, đi xe buýt.
Chuẩn bị:
Tranh ảnh
Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Nhận xét tình hình tuần 8
Các tổ trưởng báo cáo. 
Tổ 1:
Tổ 2:
Tổ 3 :
	Hoạt động 2: Phương hướng tuần 9
-Tiếp tục thực hiện tốt các nội qui do nhà trường đề ra.
-Ôn tập chuẩn bị thi giữa HK 1
-Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
-Luyện tập kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
-Thực hiện tốt luật an toàn giao thông đường bộ.
Hoạt động 3: An toànlên, xuống xe buýt.
.Em nào đã được đi xe buýt?
.Xe buýt đỗ ở đâu để đón khách?
-GV giới thiệu biển số 434.
.Xe buýt có chạy qua tất cả các tuyến phố không?
.Khi lên xuống xe phải như thế nào?
Hoạt động 4: Hành vi an toàn khi ngồi trên xe buýt.
-GV chia 4 nhóm, mỗi nhóm quan sát một bức tranh.
-Các nhóm mô tả hình vẽ trong các bức tranh.
*Kết luận: khi đi xe buýt cần:
-Ngồi ngay ngắn , không thò đầu, thò tay ra ngoài cửa sổ.
-Phải bám vịn vào ghế.
-Không để hành lý gần cửa lên xuống.
*Củng cố dặn dò :
Cần đón xe buýt ở đúng nơi quy định.
khi đi xe vần thực hiện các hành vi an toàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3(184).doc