TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN: ĐÔI BẠN
I.MỤC TIÊU:
A.TẬP ĐỌC:
-Bước đầu biết đọc phân biệt lời nguời dẫn chuyện với các nhân vật.
-Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4)
B.KỂ CHUYỆN:
Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa bài tập đọc.- Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
LỊCH BÁO GIẢNG HỌC KỲ 1 : Từ ngày 14/12/2009 16 TUẦN Đến ngày 18/12/2009 Cách ngôn: Chim có tổ, người có tông Thứ Buổi Môn Tiết Tên bài dạy Hai 14/12 Sáng C.cờ T.đọc T.Đ-KC Toán 1 2 3 4 Chào cờ Đôi bạn Đôi bạn Luyện tập chung Ba 15/12 Sáng Toán Ch.tả L.toán NGLL 1 2 3 4 Làm quen với biểu thức Đôi bạn Làm quen với biểu thức Giáo dục môi trường Tư 16/12 Sáng T.đọc Toán Đ. Đức L.T.Việt 1 2 3 4 Về quê ngoại Tính giá trị biểu thức Biết ơn thương binh, liệt sĩ Ôn các bài tập đã học Năm 17/12 Sáng Toán LTVC L.Toán TN-XH 1 2 3 4 Tính giá trị biếu thức (tt) Từ ngữ về thành thị, nông thôn Luyện tập tổng hợp (Tiết16) Chiều T.viết Ch.tả L.T Việt T.công 1 2 3 4 Ôn chữ hoa M Về quê ngoại Luyện tập về so sánh Cắt. dán chữ E Sáu 18/12 Chiều Toán TNXH T.L.văn H ĐTT 1 2 3 4 Luyện tập Nghe- kể: Kéo cây lúa lên. Nói về thành... Sinh hoạt lớp Tuần 16: Thứ hai ngày 14/12/2009 TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN: ĐÔI BẠN I.MỤC TIÊU: A.TẬP ĐỌC: -Bước đầu biết đọc phân biệt lời nguời dẫn chuyện với các nhân vật. -Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4) B.KỂ CHUYỆN: Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa bài tập đọc.- Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TIẾT 1 H Đ của GV H Đ của HS A. Kiểm tra bài cũ : - ChoHS đọc : “Nhà rông ở Tây Nguyên“ B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu chủ điểm và bài mới 2. Luyện đọc a. Đọc mẫu: b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Hướng dẫn đọc câu và phát âm từ khó - Hướng dẫn đọc đoạn và giải nghĩa từ khó. - Yêu cầu 3HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn . - Hướng dẫn ngắt câu dài. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm - Đọc đồng thanh 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài : - Gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - Câu 1/131 - Câu 2/131 -Câu 3/131 - Qua hành động này em thấy Mến có đức tính gì ? - Hãy đọc câu nói của người bố và cho biết em hiểu thế nào về câu nói của người bố ? - Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thủy chung của gia đình Thành đối với những người giúp đỡ mình. * GV kết luận: Câu chuyện cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp của những người làng quê... và lòng thủy chung của người thành phố đối với những người đã giúp đỡ mình. TIẾT 2 4. Luyện đọc lại bài : - GV đọc mẫu một đoạn , yêu cầu HS chọn đọc lại một đoạn trong bài. KỂ CHUYỆN 1. Xác định yêu cầu - Gọi 1 HS đọc yêu cầu 1 của phần kể chuyện trang 132/ SGK 2. Kể mẫu : Gọi HS kể mẫu đoạn 1 * Nhận xét phần kể chuyện của HS 3. Kể trong nhóm - Yêu cầu HS chọn 1 đoạn và kể cho bạn nghe. 4. Kể trước lớp - Gọi 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện. Sau đó, gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. 5. Củng cố - dặn dò : - Em có suy nghĩ gì về người thành phố (người nông thôn) ? - Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe chuẩn bị bài sau: Về quê ngoại. - 2 HS đọc - HS đọc nối tiếp câu - 3 HS đọc nối tiếp đoạn - HS đọc chú giải. - ... họ sẵn lòng sẻ nhà / sẻ cửa.// Cứu người,/ họ không hề ngần ngại.// - HS luyện đọc nhóm 3. 1 HS đọc - ... từ ngày nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom ... về quê Mến ở nông thôn. - Mến thấy cũng lạ,...đêm như sao sa. - ... lao xuống hồ vùng vẫy tuyệt vọng. - Mến dũng cảm và trong khi cứu người. - HS đọc. - HS trả lời. - HS đọc thầm, thảo luận nhóm đôi và trả lời: Gia đình Thành tuy đã về thị xã nhưng vẫn nhớ gia đình Mến... Bố Thành luôn nhớ và dành những suy nghĩ tốt đẹp cho Mến và những người dân quê. - Tự luyện đọc sau đó 3 - 4 HS đọc đoạn 1 trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét - 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS khác đọc gợi ý. - 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. + Ví dụ : Bạn ngày nhỏ: Ngày Thành và Mến còn nhỏ, giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, gia đình Thành phải về sơ tán ở quê Mến, vậy là hai bạn kết bạn với nhau. Mĩ thua, Thành chia tay Mến trở về thị xã. - 4 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. - 3 HS trả lời theo suy nghĩ của từng em. TOÁN: (76) LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC TIÊU: Biết làm tính và giải toán có hai phép tính. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV: Bảng phụ bài tập 1, 4 /77- HS: Bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : H Đ của GV H Đ của HS A. Kiểm tra bài cũ: - Bài tập 3/76 của tiết 75. B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện tập * Bài 1/77 - Gọi HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết. - Yêu cầu HS tự làm bằng bút chì vào SGK. * Bài 2/77 - Yêu cầu HS đặt tính và tính vào bảng con. - Lưu ý cho HS phép chia c, d là phép chia có 0 ở tận cùng của thương. * Bài 3/77 Hướng dẫn HS làm bài vào vở. - Gọi 1 HS đọc đề bài - Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài - Thu 10 vở chấm bài * Bài 4(cột 1, 2, 4)/77 - Yêu cầu HS đọc cột đầu tiên. - Thêm 4 đơn vị cho một số ta làm thế nào ? - Muốn gấp một số lên 4 lần ta làm thế nào ? - Bớt đi 4 đơn vị trong một số ta làm thế nào ? - Muốn giảm một số đi 4 lần ta làm thế nào ? - Yêu cầu HS làm bài C. HĐ nối tiếp: - Yêu cầu HS về nhà làm thêm về các bài toán có liên quan đến phép nhân và phép chia. - Nhận xét tiết học - Bài sau: Làm quen với biểu thức. - 2 HS lên bảng làm bài - 2 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập - Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. - 4 HS lên bảng , - Cả lớp làm vào bảng con. - 1 HS đọc đề. - 1 HS làm trên bảng, -Cả lớp làm bài vào vở. Bài giải Số máy bơm đã bán là: 36 : 9 = 4 (cái) Số máy bơm còn lại là: 36 - 4 = 32 (cái) ĐS: 32 cái máy bơm. - Đọc bài - Ta lấy số đó cộng với 4 - Ta lấy số đó nhân với 4 - Ta lấy số đó trừ đi 4 - Ta lấy số đó chia cho 4 - 2 HS lên bảng làm bài - Cả lớp làm vào vở. Thứ ba ngày 15/12/2009 TOÁN: (77) LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC I.MỤC TIÊU: -Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức. -Biết tính giá trị của biểu thức đơn giản. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bảng phụ bài 2/78 để tổ chức trò chơi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : H Đ của GV H Đ của HS A. Kiểm tra bài cũ : - GV gắn 3 mặt đồng hồ lên bảng. - Kiểm tra bài tập 5/78 trên bảng. B. Dạy học bài mới : 1. Giới thiệu bài: 2. Giới thiệu về biểu thức * Giới thiệu: 126 cộng 51 được gọi là biểu thức. Biểu thức 126 cộng 51. - Viết tiếp lên bảng 62 - 11 và giới thiệu: 62 trừ 11 gọi là biểu thức, biểu thức 62 trừ 11. - Làm tương tự với các biểu thức còn lại. * Kết luận: Biểu thức là một dãy của số, dấu phép tính viết xen kẽ với nhau. 3. Giới thiệu về giá trị biểu thức. - Yêu cầu HS tính 126 + 51 * Giới thiệu: Vì 126 + 51 = 177 nên 177 được gọi là giá trị của biểu thức 126 + 51. - Giá trị của biểu thức 126 cộng 51 là bao nhiêu ? - Yêu cầu HS tính 125 + 10 - 4 * Giới thiệu: 131 được gọi là giá trị của biểu thức 125 + 10 - 4. 4. Luyện tập - thực hành * Bài 1/78 - Gọi HS nêu yêu cầu bài - Viết lên bảng 284 + 10 và yêu cầu đọc biểu thức, sau đó tính 284 + 10. - Vậy giá trị của biểu thức 284 + 10 là ? * Bài 2/78 Tổ chức trò chơi - Chia hai đội A, B tìm giá trị của biểu thức, sau đó tìm số chỉ giá trị của biểu thức đó và nối với biểu thức (bảng phụ) 3. Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu HS về nhà luyện thêm - Nhận xét - Bài sau: Tính giá trị của biểu thức (TT) - 3 HS làm bài trên bảng - HS đọc: 126 cộng 51 - HS nhắc lại: Biểu thức 126 cộng với 51. - HS nhắc lại : Biểu thức 62 trừ 11. 126 + 51 = 177 - Giá trị của biểu thức 126 cộng 51 là 177. - 125 + 10 - 4 = 131 Làm vào vở - Biểu thức 284 cộng 10, 284 + 10 = 294 - Giá trị của biểu thức là : 284 + 10 = 294 - 4 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm bài vào vở. -HS tham gia chơi. - HS tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. CHÍNH TẢ: ĐÔI BẠN I.MỤC TIÊU: - Chép và trình bày đúng bài CT. - Làm đúng BT(2) a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bài tập 2 chép sẵn trên bảng lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : H Đ của GV H Đ của HS A. Kiểm tra bài cũ : - Đọc và viết lại các từ cần chú ý phân biệt tiết chính tả trước. B. Dạy học bài mới : 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn viết chính tả : a. Trao đổi về nội dung bài viết - GV đọc đoạn văn 1 lượt - Khi biết chuyện bố Mến nói như thế nào ? b. Hướng dẫn cách trình bày - Đoạn văn có mấy câu ? - Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa ? - Lời nói của người bố được viết như thế nào ? c. Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ khó khi viết chính tả - Yêu cầu HS đọc các từ vừa tìm được. d. Viết chính tả e. Soát lỗi g. Chấm bài 3. Hướng dẫn HS làm bài tập - Gọi HS đọc yêu cầu - Chia lớp thành 3 nhóm, các nhóm tự làm bài theo hình thức tiếp nối. * Nhận xét chốt lại lời giải đúng. C. Củng cố - dặn dò : - Nhận xét bài viết, chữ viết của HS. - Dặn: HS ghi nhớ các câu vừa làm, làm bài 2. - Bài sau: Nhớ - viết: Về quê ngoại - 3 HS viết bảng lớp. Lớp viết vào vở nháp: Khung cửi, mát rượi, cưỡi ngựa, gửi thư, sưởi ấm, tưới cây. - 2 HS đọc lại. - Bố Mến nói về phẩm chất tốt đẹp của những người sống ở làng quê luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi có khó khăn, không ngần ngại khi cứu người. - Đoạn văn có 6 câu - Những chữ đầu câu: Thành, Mến - Viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng. - sẵn lòng, sẻ nhà sẻ cửa, ngần ngại,... - 3 HS lên bảng viết, lớp viết vào BC. - HS viết chính tả. - Đổi vở chấm chéo. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK - HS làm bài trong nhóm theo hình thức tiếp nối. Mỗi HS điền vào 1 ô trống. - Đọc lại lời giải và làm bài tập vào vở. a, trâu - chật - chầu. b, bảo, bão - vẽ, vẻ - sữa, sửa Thứ tư ngày 16/12/2009 TẬP ĐỌC: VỀ QUÊ NGOẠI I.MỤC TIÊU: -Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát. -Hiểu ND: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê,, yêu những người nông dân làm ra lúa gạo.(trả lời được các CH trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa bài tập đọc.- Bảng phụ nội dung cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : H Đ của GV H Đ của HS A. Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu đọc và TLCH: “Đôi bạn“ B.Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc a. Đọc mẫu : b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó - Hướng dẫn đọc khổ ... g dẫn thực hiện - 60 + 35 : 5 ,yêu cầu HS đọc biểu thức này. * Khi tính giá trị của các biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện phép tính nhân, chia trước, cộng, trừ sau. - Yêu cầu HS nêu lại cách tính - Yêu cầu HS áp dụng quy tắc vừa học để tính giá trị của biểu thức 86 - 10 x 4 - Yêu cầu HS nhắc lại cách tính của mình. 3. Luyện tập - thực hành * Bài 1/80: - Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu HS làm bài * Bài 2/80 Tổ chức trò chơi: “ Đ , S ” - Yêu cầu HS tìm nguyên nhân của các biểu thức bị tính sai và tính lại. * Bài 3/80 - Gọi 1 HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm bài 3. Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu HS luyện tập thêm về TGTBT - Nhận xét tiết học. - 3 HS làm bài trên bảng - Biểu thức 60 cộng 35 chia 5 - HS tính: 60 + 35 : 5 = 60 + 7 = 67 - HS nhắc lại quy tắc: - 60 cộng 35 chia 5 bằng 60 cộng 7 bằng 67. - 1 HS lên bảng , - Cả lớp làm vào bảng con. 86 - 10 x 4 = 86 - 40 = 46 - 3 HS lên bảng. - Cả lớp làm bài vào vở. - 2 đội HS tham gia trò chơi - Các biểu thức tính đúng là: 37 - 5 x 5 = 12, 180 : 6 + 30 = 60 282 -100 : 2= 232 , 30 + 60 x 2 = 150 - Các biểu thức tính sai là: 30 + 60 x 2 = 180 282 - 100 : 2 = 91 13 x 3 - 2 = 13 180 + 30 : 6 = 35 - HS thực hiện. - 1 HS đọc đề. -1 HS lên giải, lớp làm vở TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA M I.MỤC TIÊU: Viết đúng chữ hoa M (1dòng), T, B(1 dòng); viết đúng tên riêng Mạc Thị Bưởi (1dòng) và câu ứng dụng: Một cây... hòn núi cao (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu các chữ viết hoa M, T.- Các tên riêng và câu ứng dụng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Kiểm tra bài cũ : 2 HS lên làm bảng lớp, lớp làm bảng con : Lê Lợi, Lựa lời. B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài- .2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con : H Đ của GV H Đ của HS a. Luyện viết chữ hoa : - Trong bài chữ nào viết hoa ? - ... M, T, B - Yêu cầu HS nhắc lại cách viết chữ M, T, B ? - HS nhắc lại cách viết.- Lớp viết bảng con - GV viết mẫu chữ M, kết hợp nhắc lại cách viết. - 2 HS viết bảng lớp.. - HS viết chữ mẫu M và các chữ T, B b. Luyện viết từ ứng dụng : - Yêu cầu HS đọc từ ứng dụng. - Hs đọc từ ứng dụng : Mạc Thị Bưởi. - Em hiểu gì về chị Mạc Thị Bưởi ? - HS trả lời. - GV giới thiệu : Mạc Thị Bưởi. - HS tập viết bảng con. - Yêu cầu HS nhận xét khoảng cách, chiều cao - GV viết mẫu từ ứng dụng : - HS viết bảng con.- Hai HS viết ở bảng lớn. c. Luyện viết câu ứng dụng : - HS đọc câu ứng dụng. - GV giúp HS hiểu câu ứng dụng. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao - HS nhận xét chiều cao các chữ như thế nào ?. - Chữ M, B, l, y, h cao 2 ly rưỡi, các chữ còn lại cao 1 ô ly. - HS viết bảng con : Một, Ba 3. Hướng dẫn viết vào vở Tập viết - HS viết vào vở : - GV nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ chữ nhỏ. + 1 dòng chữ M cỡ nhỏ. + 1 dòng T, B. cỡ nhỏ + 1 dòng Mạc Thị Bưởi cỡ nhỏ. + 1 lần câu tục ngữ cỡ nhỏ. 4. Chấm chữa bài :- GV chấm 10 vở. - Nhận xét, rút kinh nghiệm. 5. Củng cố dặn dò : - Về rèn vở Tập viết. - Về luyện viết phần tự chọn. Học thuộc lòng câu ứng dụng. CHÍNH TẢ: VỀ QUÊ NGOẠI I.MỤC TIÊU: -Nhớ - viết đíng bài CT; trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát. -Làm đúng BT (2) a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bảng chép 3 lần bài tập 2a hoặc 2b. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : H Đ của GV H Đ của HS A. Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS lên bảng đọc và yêu cầu HS viết các từ cần chú ý phân biệt trong tiết chính tả trước. B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn viết chính tả a. Trao đổi về nội dung đoạn thơ - GV đọc đoạn văn 1 lượt - Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ ? b. Hướng dẫn cách trình bày - Yêu cầu HS mở SGK trang 133 - Đoạn thơ viết theo thể thơ nào ? - Trình bày thể thơ này như thế nào? - Trong đoạn thơ những chữ nào được viết hoa ? c. Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. d. Nhớ - viết chính tả e. Soát lỗi g. Chấm bài 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả * Bài 2(a/b): a. Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm * Nhận xét chốt lời giải đúng C. Củng cố - dặn dò : - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Dặn: Về nhà học thuộc các câu thơ, ca dao ở bài tập 2, chuẩn bị bài sau: Nghe - viết: “Vầng trăng quê hương” - 1 HS đọc cho 3 HS viết trên bảng lớp và HS dưới lớp viết vào bảng con : cơn bão, vẻ mặt, sữa, sửa soạn. - HS theo dõi, 3 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ. - Ở quê có: Đầm sen nở ngát hương, gặp trăng, gặp gió bất ngờ, con đường đất rực màu rơm phơi, bóng tre rợp mát, vầng trăng như lá thuyền trôi. - HS mở sách và 1 HS đọc lại đoạn thơ. - Đoạn thơ viết theo thể thơ lục bát - Dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô, dòng 8 chữ viết sát lề. - Những chữ đầu dòng thơ - Hương trời, ríu rít, con đường - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp - HS viết chính tả - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK - 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào vở nháp. - Đọc lời giải và làm bài vào vở a) Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. b) Đáp án SGV Thứ sáu ngày 18/12/2009 TOÁN: (80) LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: Biết tính giá trị của biểu thức các dạng: chỉ chỉ có phép cộng, phép trừ; chỉ có phép nhân, phép chia; có các phép công, trừ, nhân, chia. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : H Đ của GV H Đ của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài 1, 3 tiết 79. * Nhận xét chữa bài cho điểm HS 2. Dạy học bài mới 2.1 Giới thiệu bài: 2.2 Hướng dẫn luyện tập * Bài 1/81 * Hướng dẫn: Khi thực hiện tính giá trị của mỗi biểu thức, em cần đọc kỹ biểu thức để xem biểu thức có những dấu tính nào và phải áp dụng quy tắc nào để tính cho đúng. - Yêu cầu HS nhắc lại cách tính của hai biểu thức trong phần a. - Chữa bài cho điểm HS * Bài 2 /81 Tiến hành tương tự bài 1. * Bài 3:/81 - Cho HS tự làm bài, sau đó yêu cầu 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 3. Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về giá trị của biểu thức và làm bài 4/81. - Nhận xét tiết học - Bài sau: Tính giá trị của biểu thức (TT) - 2 HS làm bài trên bảng - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. a) 125 - 85 + 80 = 40 + 80 = 120 21 x 2 x 4 = 42 x 4 = 168 b) 68 + 32 - 10 = 100 - 10 = 90 147 : 7 x 6 = 21 x 6 = 126 - 4 HS lên bảng -HS cả lớp làm bảng con - Làm bài và kiểm tra bài của bạn TẬP LÀM VĂN: NGHE – KỂ: KÉO CÂY LÚA LÊN. NÓI VỀ THNÀH THỊ, NÔNG THÔN I. MỤC TIÊU : - Nghe và kể lại được câu chuyện “Kéo cây lúa lên (BT1). - Bước đầu biết về nông thôn, thành thị dựa theo gợi ý (BT2). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Nội dung các gợi ý của câu chuyện và của bài tập 2 viết sẵn trên bảng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : H Đ của GV H Đ của HS A. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu 1 HS kể lại câu chuyện: “Giấu cày”, 1 HS đọc đoạn văn kể về tổ em. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn kể chuyện - GV kể chuyện 2 lần, sau đó nêu các câu hỏi gợi ý cho HS trả lời để nhớ nội dung truyện. - Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc đã làm gì ? - Về nhà, anh chàng nói gì với vợ ? - Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo ? - Câu chuyện này đáng cười ở điểm nào ? - Gọi 1 HS kể lại câu chuyện trước lớp - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe. - Gọi 2 HS kể lại câu chuyện 3. Kể về thành thị hoặc nông thôn - Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó gọi HS khác đọc gợi ý - Yêu cầu HS suy nghĩ và lựa chọn đề tài viết về nông thôn hoặc thành thị - Gọi 1 HS khá dựa theo gợi ý kể mẫu trước lớp - Yêu cầu HS kể theo cặp - Gọi 5 HS kể trước lớp, theo dõi và nhận xét cho điểm HS 4. Củng cố - dặn dò : - Dặn: HS kể lại câu chuyện:“Kéo cây lúa lên“ viết lại những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn thành một đoạn văn ngắn. - Bài sau: Viết về thành thị - nông thôn. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - Theo dõi câu chuyện - Chàng ta lấy tay kéo cây lúa nhà mình lên cao hơn cây lúa nhà người. - Anh ta nói: “Lúa của nhà ta xấu quá. Nhưng hôm nay tôi đã kéo nó lên cao hơn lúa ở ruộng bên rồi“. - Chàng ngốc thấy lúa ở nhà mình xấu hơn lúa nhà người đã kéo cây lúa lên vì chàng tưởng làm như thế giúp cây lúa mọc nhanh hơn, ai ngờ cây lúa lại chết héo. - 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Kể chuyện theo cặp -2 HS kể - 2 HS đọc bài theo yêu cầu - Đọc thầm gợi ý và nêu đề tài mình chọn. - 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Kể theo nhóm đôi - HS kể. LUYỆN TOÁN: LUYỆN TẬP TỔNG HỢP ( TIẾT 16) I.MỤC TIÊU: -Luyện tập tính giá trị biểu thức không có dấu ngoặc; áp dụng vào điền dấu “>, <, =”; chữ số “Đ. S”.Giải bài toán bằng hai phép tính. II.BÀI TẬP: Bài 1: Tính giá trị biểu thức: 340 + 20 – 175; 450 – 46 : 2; 130 + 90 : 3; 42 : 2 x 6. Bài 2: Điền dấu “>,<,=” vào chỗ chấm: 40 – 20 : 5... 12; 63 : 3 x 3... 26; 100 ... 95 : 5 + 4; 70... 150 + 56 : 4. Bài 3: Đ, S ? a, 250 : 5 + 5 = 25 b, 23 x 2 - 1 = 23 80 + 4 : 2 = 42 40 + 80 : 4 = 30 Bài 4: Người ta xếp 96 quả cam vào các hộp, mỗi hộp 3 quả . Sau đó, xếp các hộp vào thùng, mỗi thùng 2 hộp. Hỏi có bao nhiêu thùng cam? *GV hướng dẫn HS làm bài vào vở. * Chấm, chữa bài, nhận xét tiết học. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT LỚP I.MỤC TIÊU: -Đánh giá tình hình học tập và hoạt động của Sao trong tuần qua. -Kế hoạch tuần đến. II.Nội dung: 1)Đánh giá tình hình học và hoạt động của Sao trong tuần qua: *Lớp trưởng tống kết và đánh giá tình hình học tập và hoạt động của Sao. *GV tổng kết , đánh giá chung. Ưu: -Các em đi học đúng giờ, chuyên cần. -Duy trì sĩ số 100%. -Thực hiện tốt các phong trào múa hát tập thể, trò chơi dân gian. -Nắm được các chủ đề, chủ điểm các tháng, nắm được ý nghĩa các ngày lễ lớn 20/11; 09/12; 22/12. -Vệ sinh lớp học, khu vực luôn sạch sẽ, thường xuyên lau cửa kính. Tồn tại: Vẫn còn một số em chưa ngoan và chuẩn bị bài chưa chu đáo như: Quốc Huy, Viết Tín, Bích Hường, Nữ, Mến, Nguyễn Thị Mỵ, Khánh, Đạt. 2) Kế hoạch tuần đến: -Tiếp tục duy trì sĩ số 100%. -Tham gia tích cực các phong trào của lớp, của Sao. -Thường xuyên kiểm tra truy bài đầu giờ. -Vệ sinh lớp học, khu vực sạch sẽ. -Tích cực thi đua học tốt để chào mừng ngày 22/12. -Nắm được các bài hát múa qui định.
Tài liệu đính kèm: