Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Học kì 1, Tuần 18

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Học kì 1, Tuần 18

TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN: ÔN TIẾT 1

I.MỤC TIÊU:

-Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 CH về nộ dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.

-Nghe – viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng qui định bài CT (tốc độ viết khoảng 60 chữ/15), không mắc quá 5 lỗi trong bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc

- Bảng phụ ghi sẵn bài tập.

 

doc 21 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 539Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Học kì 1, Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG
 HỌC KỲ 1 : Từ ngày 28/12/2009
18
 TUẦN Đến ngày 01/ 01/ 01/2010
 Cách ngôn: Chớ thất sóng cả mà ngã tay chèo
Thứ
Buổi
 Môn
Tiết
 Tên bài dạy
Hai
28/12
Sáng
 C.cờ
 T.đọc
T.Đ-KC
 Toán
 1
 2
 3
 4
Chào cờ
Ôn tiết 1
Ôn tiết 2
Chu vi hình chữ nhật
Ba
29/12
Sáng
Toán
Ch.tả
L.toán
NGLL
 1
 2
 3
 4
Chu vi hình vuông
Ôn tiết 3
Chu vi hình vuông
Hoạt động tìm hiểu, tổ chức các trò chơi dân tộc.
Tư
30/12
Sáng
T.đọc
Toán
Đ. Đức
L.T.Việt
 1
 2
 3
 4
Ôn tiết 4
Luyện tập
Thực hành kĩ năng HKI
Ôn các bài tập đọc đã học
Năm
31/12
Sáng
Toán 
LTVC
L.Toán TN-XH
 1
 2
 3
 4
Luyện tập chung
Ôn tiết 5
Luyện tập tổng hợp (Tiết 18)
Chiều
T.viết
Ch.tả
L.T Việt
T.công
 1
 2
 3
 4
Ôn tiết 6
Ôn tiết 7
Chính tả: Người nhát nhất
Cát, dán chữ VUI VẺ (T 2)
Sáu
01/01
Chiều
Toán
T.L.văn
H ĐTT
 1
 2
 3
Kiểm tả định kì
Ôn tiết 8
Sinh hoạt lớp
Tuần 18: Thứ hai ngày 28/12/2009
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN: ÔN TIẾT 1
I.MỤC TIÊU:
-Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 CH về nộ dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.
-Nghe – viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng qui định bài CT (tốc độ viết khoảng 60 chữ/15), không mắc quá 5 lỗi trong bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- 	Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc
- 	Bảng phụ ghi sẵn bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
H Đ của GV
H Đ của HS
1. Giới thiệu bài: 
2. Kiểm tra tập đọc
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài tập đọc.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và TLCH.
- Cho điểm trực tiếp từng học sinh.
-	Giáo viên kiểm tra 8 em.
3. Viết chính tả
- Giáo viên đọc đoạn văn một lượt.
- Giáo viên giải nghĩa các từ khó
+ Uy nghi: dáng vẻ tôn nghiêm, gợi sự tôn kính.
+ Tráng lệ: Vẻ đẹp lộng lẫy.
-	Đoạn văn tả cảnh gì ?
- Rừng cây trong nắng có gì đẹp ?
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Trong đoạn văn những chữ nào được viết hoa ?
- Yêu cầu HS tìm các từ khó khi viết chính tả.
- Yêu cầu học HS và viết các từ vừa tìm được.
- GV đọc thong thả đoạn văn cho học sinh chép bài.
- GV đọc lại bài cho học sinh soát lỗi.
- Thu, chấm bài.
4. Củng cố dặn dò:
* Dặn: Học sinh về nhà tập đọc và trả lời các câu hỏi trong các bài tập đọc và chuẩn bị bài sau.
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi
- Theo dõi và nhận xét
- Theo dõi giáo viên đọc sau đó 2 học sinh đọc lại.
- Đoạn văn tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng.
- Có nắng vàng óng, rừng cây uy nghi, tráng lệ, mùi hương lá tràm thơm ngát, tiếng chim vang xa, vọng lên bầu trời cao xanh thẳm.
- Đoạn văn có 4 câu
- Những chữ đầu câu
- Các từ: uy nghi, tráng lệ, vươn thẳng, mùi hương, vọng mãi, xanh thẳm,...
- 3 học sinh lên bảng viết, 
- HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- Nghe giáo viên đọc bài và chép bài.
- Đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi, chữa bài.
TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN: ÔN TIẾT 2
I. MỤC TIÊU :
	-Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
 -Tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc
	- Bảng ghi sẵn bài tập 2 và 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
H Đ của GV
H Đ của HS
1. Giới thiệu bài: 
2. Kiểm tra tập đọc
- Tiến hành tương tự như tiết 1
3. Ôn luyện về so sánh
* Bài 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu
- 	Gọi 2 HS đọc 2 câu văn ở bài tập 2.
-	Nến dùng để làm gì ?
* Giải thích: Nến là vật để thắp sáng, làm bằng mỡ hay sáp, ở giữa có bấc, có nơi còn gọi là sáp hay đèn cầy.
- Cây (cái) dù là cái ô. Cái ô dùng để làm gì ?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
4. Mở rộng vốn từ
* Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu,đọc câu văn
- Gọi học sinh nêu ý nghĩa của từ biển.
* Chốt lại và giải thích: Từ biển trong biển lá xanh rờn không có nghĩa là vùng nước mặn mênh mông trên bề mặt trái đất mà chuyển thành nghĩa một tập hợp rất nhiều sự vật: lượng lá trong rừng tràm bạt ngàn trên một diện tích rộng khiến ta tưởng như đang đứng trước một biển lá.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
5. Củng cố - dặn dò :
- Gọi học sinh đặt câu có hình ảnh so sánh.
* Dặn: Học sinh về nhà ghi nhớ nghĩa của từ biển trong biển lá xanh rờn và chuẩn bị bài sau.
- 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK.
- 2 học sinh đọc.
- Nến dùng để thắp sáng.
- Dùng để che nắng, che mưa.
- Tự làm bài tập.
- Học sinh tự làm vào nháp
- 2 học sinh chữa bài.
- Học sinh làm bài vào vở
Những thân cây lên trời
như
những cây nến khổng lồ
Đượcmọc . thẳng đuột
như
hằng hà sa số cây  bãi biển
- 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK
- 2 học sinh đọc câu văn trong SGK
- 5 học sinh nói theo ý hiểu của mình.
- 3 học sinh nhắc lại
- Học sinh tự viết vào vở
- 5 học sinh đặt câu.
TOÁN(86) CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT
I.MỤC TIÊU:
-Nhớ qui tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng).
-Giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Thước thẳng, phấn màu - Hình chữ nhật trong SGK.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
H Đ của GV
H Đ của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra về nhận diện các hình đã học. Đặc điểm của hình vuông, HCN.
B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn xây dựng công thức tính chu vi hình chữ nhật.
a. Ôn tập về chu vi các hình:
- GV vẽ lên bảng hình tứ giác MNPQ có độ dài các cạnh lần lượt là 6cm, 7cm, 8cm, 9cm và yêu cầu học sinh tính chu vi của hình này.
- Tính chu vi của một hình ta làm thế nào ?
b. Tính chu vi hình chữ nhật:
- Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 4cm, chiều rộng 3cm.
- Yêu cầu tính CV của hình chữ nhật ABCD.
- Yêu cầu HS tính tổng 1 cạnh chiều dài và 1 cạnh chiều rộng (cạnh AB và cạnh BC).
-	14 cm gấp mấy lần 7cm ?
- Vậy chu vi của hình chữ nhật ABCD gấp mấy lần tổng của 1 cạnh chiều rộng và 1 cạnh chiều dài ?
- Vậy khi muốn tính chu vi của hình chữ nhật ABCD ta có thể lấy chiều dài cộng chiều rộng, sau đó nhân với 2. Ta viết là: (4 + 3) x 2 = 14.
3. Luyện tập - thực hành:
* Bài 1:
- Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu học sinh làm bài vào bảng con.
* Bài 2: Hướng dẫn HS giải vào vở
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Bài toán cho biết những gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
-	Chu vi mảnh đất tức là chu vi hình chữ nhật có chiều dài 35m, chiều rộng 20m.
* Bài 3: Làm vào SGK
- Hướng dẫn học sinh tính chu vi của hai hình chữ nhật, sau đó so sánh hai chu vi với nhau và chọn câu trả lời đúng.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về tính chu vi hình chữ nhật.
-	Nhận xét tiết học
-	Bài sau: Chu vi hình vuông.
- 3 học sinh làm bài trên bảng
- HS thực hiện yêu cầu của giáo viên: Chu vi hình tứ giác MNPQ là: 6cm+7cm+8cm+9cm = 30cm
- Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình 
- Quan sát hình vẽ
- Chu vi của hình chữ nhật ABCD là: 
4cm +3cm+4cm+3cm = 14cm
- Tổng của một cạnh chiều dài với một cạnh chiều rộng là : 
	4cm + 3cm = 7cm
- 14 gấp 2 lần 7cm
- Chu vi của hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần tổng số độ dài của 1 cạnh chiều rộng và 1 cạnh chiều dài.
- Học sinh tính lại chu vi hình chữ nhật ABCD theo công thức.
- HS cả lớp đọc quy tắc tính CV hình chữ nhật.
-2 học sinh lên bảng làm bài, 
-HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
	Chu vi hình chữ nhật là:
	(10 + 5) x 2 = 30 (cm)
-HS nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật.
-1 học sinh đọc đề.
- Mảnh đất hình chữ nhật.
- Chiều dài 35cm, chiều rộng 20m
- Chu vi của mảnh đất.
 Bài giải
	Chu vi của mảnh đất đó là:
	(35 + 20) x 2 = 110 (m)
 ĐS: 110m
- Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
	(63 + 31) x 2 = 188 (m)
- Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:
	(54 + 40) x 2 = 188 (m)
	Vậy chu vi hình chữ nhật ABCD bằng chu vi hình chữ nhật MNPQ.
 Thứ ba ngày 29/12/ 2009
TOÁN: (87) CHU VI HÌNH VUÔNG
I.MỤC TIÊU:
-Nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật (độ dài cạnh x 4).
-Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông và giải bài toán có nội dung liên 
quan đến chu vi hình vuông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Thước thẳng, phấn màu, hình vuông cạnh 3cm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
H Đ của GV
H Đ của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra học thuộc lòng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và sửa bài tập 2, 3 của tiết 86.
B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn xây dựng công thức tính chu vi hình vuông.
- Giáo viên vẽ lên bảng hình vuông ABCD có cạnh 3 dm, và yêu cầu học sinh tính chu vi hình vuông ABCD.
- Yêu cầu học sinh tính theo cách khác. (Hãy chuyển phép cộng 3 + 3 + 3 + 3 thành phép nhân tương ứng )
- 3 là gì của hình vuông ABCD
- Hình vuông có mấy cạnh ? Các cạnh của hình vuông như thế nào với nhau ?
- Vì thế ta có cách tính chu vi của hình vuông là lấy độ dài một cạnh nhân với 4.
3. Luyện tập - thực hành
* Bài 1 :
- Cho học sinh tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
* Bài 2 : - Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Muốn tính độ dài đoạn dây ta làm thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài
* Bài 3: - Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ.
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta phải biết được điều gì ?
- Hình chữ nhật tạo thành bởi 3 viên gạch hoa có chiều rộng là bao nhiêu ?
- Chiều dài hình chữ nhật mới như thế nào so với cạnh của viên gạch hình vuông ?
- Yêu cầu học sinh làm bài
* Chữa bài cho điểm học sinh
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính chu vi hình vuông.
- Dặn: Học sinh về nhà làm bài tập luyện tập thêm.
* Bài sau: Luyện tập.
- 2 học sinh làm bài trên bảng
- Chu vi hình vuông ABCD là:
	3 + 3 + 3 + 3 = 12 (dm)
- Chu vi hình vuông ABCD là:
	3 x 4 = 12 (dm)
- 3 là độ dài cạnh của hình vuông ABCD.
- Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
- Học sinh đọc quy tắc trong SGK
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn
- Ta tính chu vi của hình vuông có cạnh là 10cm.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 Bài giải
	 Đoạn dây đó dài là:
	 10 x 4 = 40 (cm)
	 ĐS: 40 cm
- Ta phải biết chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật.
- Chiều rộng hình chữ nhật chính là độ dài cạnh viên gạch hình vuông.
- Chiều dài hình chữ nhật gấp 3 lần cạnh của viên gạch hình vuông.
- 1 HS lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
	Chiều dài của hình chữ nhật là:
	20 x 3 = 60 (cm)
	Chu vi của hình chữ nhật là:
	(60 + 20) x 2 = 160 (cm)
 ĐS: 160 cm
CHÍNH TẢ: ÔN ... ố - dặn dò:
-	Dấu chấm có tác dụng gì ?
-	Dặn : Học sinh về nhà học thuộc các bài có yêu cầu học thuộc lòng trong SGK để tiết sau lấy điểm kiểm tra.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 1 HS đọc phần chú giải trong SGK.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp dùng bút chì đánh vào SGK.
- 4 học sinh đọc to bài làm của mình.
- Các học sinh khác nhận xét bài làm của bạn.
- Tự làm bài tập.
- Học sinh làm bài vào vở
	Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió giông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng. Rễ phải dài, cắm sâu vào lòng đất.
- Dấu chấm dùng để ngắt câu trong đoạn văn.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ÔN TIẾT 5
I.MỤC TIÊU:
-Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
-Bước đầu viết được Đơn xin cấp lại thẻ đọc sách (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- 	Phiếu ghi sẵn tên, đoạn văn có yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 10 đến tuần 17.
- 	Photo đủ mẫu đơn xin cấp lại thẻ đọc sách cho từng học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
H Đ của GV
H Đ của HS
1. Giới thiệu bài: 
2. Kiểm tra học thuộc lòng.
- Gọi học sinh nhắc lại tên các bài có yêu cầu học thuộc lòng.
- Cho học sinh lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi học sinh trả lời 1 câu hỏi về bài.
- Cho điểm trực tiếp học sinh
3. Ôn luyện về viết đơn
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Gọi học sinh đọc lại mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
- Mẫu đơn hôm nay các em viết có gì khác với mẫu đơn đã học ?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Gọi học sinh đọc đơn của mình và học sinh khác nhận xét.
- Học sinh nhắc lại : Quê hương, Vẽ quê hương, Cảnh đẹp non sông, Vàm Cỏ Đông, Nhớ Việt Bắc, Nhà bố ở, Về quê ngoại, Anh Đom Đóm.
- Lần lượt học sinh bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi
- 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK
- 2 học sinh đọc lại mẫu đơn trang 11 SGK
- Đây là mẫu đơn xin cấp lại thẻ đọc sách vì đã bị mất.
- Nhận phiếu và tự làm
- 5 - 7 học sinh đọc lá đơn của mình.
4.Củng cố, dặn dò:
 -Nhận xét tiết học.
 -Về nhà xem lại đơn xin cấp thẻ đọc.
TOÁN: (88) LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
-Biết tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông qua việc giải toán có nội dung 
hình học.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
H Đ của GV
H Đ của HS
A. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra các bài tập 3,4/88 của tiết 87
B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1 a):
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
* Bài 2 :
- Gọi 1 học sinh đọc đề
* Bài 4 :
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Vẽ sơ đồ bài toán
- Yêu cầu học sinh làm bài
* Chữa bài cho điểm học sinh
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà ôn lại các bảng nhân, chia đã học. Nhân chia số có ba chữ số với số có một chữ số tính chu vi của hình chữ nhật, hình vuông,.. để kiểm tra cuối học kì I.
-	Nhận xét tiết học
-	Bài sau: Luyện tập chung.
- 2 học sinh làm bài trên bảng
- 1 học sinh đọc bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập, HS khá làm tiếp câu b)
Bài giải
a. 	Chu vi hình chữ nhật đó là:
	(30 + 20) x 2 = 100 (m)
b. 	Chu vi hình chữ nhật đó là:
	(15 + 8) x 2 = 46 (cm)
 ĐS: 100m; 46 cm
- Học sinh làm bài, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra.
Bài giải
	Chu vi của khung tranh đó là:
	50 x 4 = 200 (cm)
	Đổi 200cm = 2m
 	ĐS: 2m
- Lấy nửa chu vi trừ đi chiều rộng đã biết.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
	Chiều dài hình chữ nhật là:
	60 - 20 = 40 (m)
	 ĐS: 40 m
LUYỆN TOÁN:	LUYỆN TẬP TỔNG HỢP (TIÊT18)
I. MỤC TIÊU : 
-	Luyện tập tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông, nhân số có hai, ba chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần). 
-	Chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số, giải toán bằng hai phép tính.
II. LÊN LỚP :
1. Ổn định
2. Bài tập : 
a. Đặt tính rồi tính :
	48 x 6	124 x 7	103 x 9	68 x 7
	784 : 4	657 : 7	589 : 9	117 : 3
b.	Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài là 72m, chiều rộng bằng 1/3 chiều dài. Tính chu vi của hình chữ nhật ?
c.	Đàn gà có 72 con, 1/6 đàn gà là gà trống. Hỏi có bao nhiêu con gà mái ?
d.	Tính :	128 x 4 : 2 	 =	74 + 256 : 4 	= 
	954 - (46 -13) = 	(48 + 37) x 5	=
3. Nhận xét lớp học
 Thứ năm ngày 31/12/2009
TOÁN: (89) LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
-Biết làm tính nhân, chia trong bảng; nhân, (chia) số có hai, ba chữ số với (cho) số có
một chữ số.
-Biết tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông, giải toán về tìm một phần mấy của một số.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
H Đ của GV
H Đ của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra các bài tập 3,4/89 của tiết 88.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài
*GV tổ chức chơi trò Đố bạn
* Bài 2(cột 1,2 3):
- Yêu cầu HS tự làm bài trong SGK.
* Chữa bài, yêu cầu một số học sinh nêu cách tính của một số phép tính cụ thể trong bài.
* Bài 3:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài, sau đó yêu cầu học sinh nêu cách tính chu vi hình chữ nhật và làm bài.
*Bài 4: -Gọi HS đọc đề bài
* Bài 5: Yêu cầu HS khá, giỏi làm tiếp
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức rồi làm bài.
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà ôn tập thêm về phép nhân, chia trong bảng nhân, chia số có hai, ba chữ số với số có một chữ số. Ôn tập về giải toán có lời văn để chuẩn bị kiểm tra học kì I.
- Nhận xét tiết học
-	Bài sau: Kiểm tra
- 2 học sinh làm bài trên bảng
-Lần lượt HS Đố bạn
- 3 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
	Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:
	(100 + 60) x 2 = 320 (m)
 	ĐS: 320m
 Số mét vải đã bán có là:
 81 : 3 = 27 (m)
 Số mét vải còn lại là:
	81 - 27 = 54 (m)
 	ĐS: 54m
a) 	25 x 2 + 30 	= 50 + 30
 	= 80
b) 	75 + 15 x 2 	= 75 + 30 
 	= 105
c) 	70 + 30 : 2 	= 70 + 15
 	= 85
TẬP VIẾT: ÔN TIẾT 6
I.MỤC TIÊU:
-Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
-Bước đầu viết được một bức thư thăm hỏi người thân hoặc người mà em quý 
mến (BT2).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
H Đ của GV
H Đ của HS
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra học thuộc lòng
- Tiến hành tương tự như tiết 5
3. Rèn kĩ năng viết thư
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2
- Em viết thư cho ai ?
- Em muốn thăm hỏi người thân của mình về điều gì ?
- Yêu cầu học sinh đọc lại bài: Thư gửi bà.
- Yêu cầu học sinh tự viết bài. Giáo viên giúp đỡ những học sinh còn lúng túng.
- Gọi 1 số HS đọc lại lá thư của mình. Giáo viên chỉnh sửa từng từ, câu cho hoàn chỉnh. Cho điểm HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn: Học sinh về nhà viết thư cho người thân của mình khi có điều kiện và chuẩn bị bài sau.
- 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK
- Em viết thư cho ông, bà, bố, mẹ, dì, cậu, bạn học cùng lớp ở quê,...
- Em viết thư hỏi thăm ông, bà... xem ông, bà... có khỏe không ? Ông, bà... em còn đi tập thể dục buổi sáng với các cụ trong làng không ?...
- 3 HS đọc bài: Thư gửi bà trang 81 SGK, cả lớp theo dõi để nhớ cách viết.
- Học sinh tự làm bài
- 5 học sinh đọc lá thư của mình.
CHÍNH TẢ: ÔN TIẾT 7
I.MỤC TIÊU:
-Kiểm tra (Đọc) theo yêu cầu cần đạt nêu ở Tiêu chí đề kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 3, học kì I (Bộ GD-ĐT - Đề kiểm tra học kì I cấp Tiểu học lớp 3, NXB Giáo dục 2008).
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Đọc thầm: Đường vào bản
-Yêu cầu HS đọc thầm bài “Đường vào bản” (SGK/151)
B. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:
1.Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào?
 a) Vùng núi
 b) Vùng biển
 c) Vùng đồng bằng
2.Mục đích chính của đoạn văn trên là tả cái gì?
 a) Tả con suối
 b) Tả con đường
 c) Tả ngọn núi
3. Vật gì nằm ngang đường vào bản?
 a) Một ngọn núi
 b) Một rừng vầu
 c) Một con suối
4.Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
 a) Một hình ảnh
 b) Hai hình ảnh
 c) Ba hình ảnh
5.Trong các câu dưới đây, câu nào không có hình ảnh so sánh?
 a) Nước trườn qua kẻ đá, lách qua những mồm đá ngầm , tung bọt trắng xoá như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.
 b) Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ.
 c) Con đường men theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa.
*Đáp án: 
 Câu 1: ý a
 Câu 2: ý b
 Câu 3: ý c
 Câu 4: ý b
 Câu 5: ý b
 Thứ sáu ngày 01/ 01/2010
TOÁN: (90) KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
I.MỤC TIÊU:
Tập trung vào việc đánh giá:
 -Biết nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng tính đã học; bảng chia 6,7.
 -Biết nhân số có hai, ba chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần), chia số có hai 
ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).
-Biết tính gía trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính.
-Tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.
-Xem đồng hồ, chính xác đến 5 phút.
-Giải toán có hai phép tính.
II.ĐỀ KIỂM TRA TRONG 40 PHÚT:
*(Xem đề trong SGV/162)
III. Hướng dẫn đánh giá:
 *(Xem đáp án: SGV/163).
TẬP LÀM VĂN: ÔN TIẾT 8
I.MỤC TIÊU:
 Kiểm tra (viết) theo yêu cần đạt nêu ở Tiêu chí ra đề kiểm tra môn Tiếng Việt 
lớp 3, HKI (tài liệu đã hướng dẫn).
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Nghe- viết: Anh Đom Đóm (từ đầu đến ngon giấc.)
B. Tập làm văn:
 Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 7 câu) kể về việc học tập của em trong 
học kì I.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT LỚP
I.MỤC TIÊU:
-Đánh giá tình hình học tập và hoạt động của Sao nhi đồng trong tuần qua.
-Kế hoạch tuần đến.
II.Nội dung:
1)Đánh giá tình hình học tập và hoạt động của Sao nhi đồng trong tuần qua:
*Lớp trưởng đánh giá việc học tập của lớp và hoạt động của Sao.
*GV nhận xét đánh giá chung:
*Ưu: -Nhìn chung, các em đi hcọ chuyên cần, đảm bảo sĩ số 100 %.
 -Có tập trung vào việc học để chuẩn bị cho thi HKI, đa số HS có tinh thần học tập tốt. Phát biểu xây dựng bài tốt như Đức Tín,Viết Tín, Thơ, Thanh, Mỵ
 -Tổ chức truy bài đầu giờ tốt.
 -Vệ sinh lớp học, khu vực sạch sẽ.
 -Tuyệt đối không ăn quà vặt, đổ rác đúng qui định.
*Tồn tại: Còn một vài em chuẩn bị bài chưa tốt như: Văn Trình, Vi, Đạt, Nữ, Bích Hường, Quốc Huy.
2)Kế hoạch tuần đến:
-Đi học đúng giờ, chuyên cần.
-Thực hiện tốt kì thi CKI vừa qua.
-Vệ sinh lớp học, khu vực luôn sạch sẽ, có lau cửa kính thường xuyên.
-Tuyệt đối không ăn quà vặt, đổ rác đúng qui định.
-Tiếp tục nộp các khoản tiền đầu năm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_hoc_ki_1_tuan_18.doc