Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 1 - Nguyễn Thị Tiến

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 1 - Nguyễn Thị Tiến

Tuần 1

Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009

Tập đọc- Kể chuyện

Cậu bé thông minh

I. Mục tiêu

1. Tập đọc

1.2 Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ ngữ: Hạ lệnh, làng, lo sợ, vùng nọ, làm lạ,

- Biết đọc phân biệt lời ngời dẫn chuyện với lời của các nhân vật

1.2 Đọc hiểu

- Hiểu nghĩa của các từ khó đợc chú giải ở cuối bài:

- Hiểu nội dung của câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé

 2. Kể chuyện

 2.1 Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại đợc từng đoạn của câu chuyện.

 2.2 Rèn kĩ năng nghe: Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp đợc lời kể của bạn

 

doc 23 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 421Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 1 - Nguyễn Thị Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009
Tập đọc- Kể chuyện
Cậu bé thông minh
I. Mục tiêu
1. Tập đọc	
1.2 Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
- Đọc đúng các từ ngữ: Hạ lệnh, làng, lo sợ, vùng nọ, làm lạ, 
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của các nhân vật
1.2 Đọc hiểu
- Hiểu nghĩa của các từ khó được chú giải ở cuối bài: 
- Hiểu nội dung của câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé
 2. Kể chuyện
 2.1 Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
 2.2 Rèn kĩ năng nghe: Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn
II Đồ dùng dạy học:
 Tranh trong sách giáo khoa
III Hoạt động dạy học
 Tập đọc 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Luyện đọc
 b.1 Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
 b.2 Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
 - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu (nhắc nhở, sửa lỗi cho học sinh )
 - Đọc từng đoạn trước lớp
	 - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài
	 - GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cụm từ, phân biệt lời kể của các nhân vật
 - Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ mới: kinh đô, om sòm, trọng thưởng
	 - Đọc đoạn trong nhóm
	+ Chia nhóm và giao nhiện vụ
	+ Học sinh hoạt động trong nhóm. GV hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
 b.3 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
 * Đọc thầm đoạn 1 của bài tìm hiểu nội dung theo định hướng của giáo viên.
- Nhà vua đã nghĩ ra kế gì để tìm người tài ?
- Học sinh trả lời, H nhận xét, T nhận xét và bổ sung
- Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
	( Vì gà trống không đẻ trứng được )
* Gọi H đọc đoạn 2 và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
- Cậu bé đã làm cách nào để nhà vua thấy lệnh của ngài là vô lí?
	+ Học sinh trả lời, học sinh nhận xét, GV và bổ xung.
* Học sinh đọc thầm đoạn 3
- Trong cuộc thử tà+i lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì ?
	( Cậu yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành con dao thật sắc để xẻ thịt chim.)
- Vì sao cậu lại yêu cầu như vậy?
( Yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh của vua )
 * H đọc thầm cả bài , thảo luận theo nhóm bàn để trả lời câu hỏi: Câu chuyện này nói lên điều gì ?
 * Luyện đọc lại
 - GV đọc mẫu đoạn 2
 - Một học sinh giỏi đọc mẫu đoạn 2
 - Hai tốp học sinh đọc phân vai 
 - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất
 Kể chuyện
I. Giáo viên giao nhiệm vụ: Trong phần kể chuyện hôm nay, các em sẽ quan sát 3 tranh minh hoạ 3 đoạn của câu chuyện và tập kể lại từng đoạn của câu chuyện.
II. Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn chuyện theo tranh.
 - Học sinh quan sát 3 tranh minh hoạ của 3 đoạn .
 - GV kể mẫu đoạn một của câu chuyện
 - Gọi 1 học sinh kể 1 đoạn của câu chuyện. Nếu học sinh còn lúng túng, GV sử dụng hệ thống câu hỏi sau:
	*Tranh 1:
	+ Quân lính đang làm gì ?
	+ Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này ?
 - Từng tốp học sinh thi dựng lại câu chuyện
 - GV nhận xét 
 - Ba học sinh đại diện của nhóm nối tiếp nhau thi kể 3 đoạn của câu chuyện
 - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm kể hay nhất
 củng cố, dặn dò
- GV hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
- Nhận xét giờ học
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau
Toán
Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số
I. Mục tiêu
 Giúp học sinh:
- Ôn tập, củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
II. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
 Bài 1: Cho học sinh nêu yêu cầu của bài, GV ghi bảng
- Học sinh tự làm bài vào vở .Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài.
	+ Khi viết số có ba chữ số ta viết từ hàng nào ?
	+ Khi đọc số có ba chữ số ta đọc từ hàng nào ?
- Gọi học sinh nhắc lại .GV củng cố cách viết và đọc để học sinh ghi nhớ.
 Bài 2 : Viết số thích hợp vào ô trống
	- Học sinh nêu yêu cầu của bài, GV ghi bảng.
	- GV chép phần a của bài 2 lên bảng
	- Học sinh quan dãy số và tìm ra quy luật của dãy số.
	- Học sinh nêu các số mà các em vừa tìm được, học sinh nhận xét. GV chốt ý đúng và rút ra quy luật của dãy số. 
 Bài 3 :Điền dấu >, <, = vào ô trống
	- Học sinh nêu yêu cầu của bài, GV chép yêu cầu lên bảng.
	- Gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở .
	- Học sinh nhận xét, GV nhận xét và chữa bài
	- Học sinh nhắc lại cách so sánh số có ba chữ số
 Bài 4 :Tìm số lớn nhất, bé nhất trong các số
	 375, 421, 573, 241, 735, 142.
	- Học sinh đọc các số trong dãy số
	- Học sinh nêu số lớn nhất, bé nhất và nêu cách tìm
	- GV nhận xét và chốt ý đúng
 Bài 5 : Viết các số 537, 162, 830, 241, 519, 425.
	- GV làm mẫu ý a, và rút ra cách làm.
	- Phần b học sinh tự làm, chữa bài
 d. Củng cố, dặn dò
	- T: Củng cố kiến thức cần ghi nhớ
	- Nhận xét giờ học
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau 
Đạo đức
Kính yêu Bác Hồ
I. Mục tiêu
 1. Học sinh biết:
	- Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đát nước, với dân tộc.
	- Tình cảm giữa thiếu nhi đối với Bác Hồ
	- Thiếu nhi cần làm gì để bày tỏ lòng kính yêu Bác Hồ .
 2. Học sinh hiểu và ghi nhớ năm điều Bác Hồ dạy 
 3. Học sinh có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II. Hoạt động dạy học
	Tiết 1
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
T: Chia nhóm và giao nhiệm vụ ( học sinh cả lớp chia thành 4 nhóm, các nhóm quan sát các bức ảnh, tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh)
	- Các nhóm làm việc
	- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến
	T: Nhận xét, khen những nhóm đã có những ý kiến bổ sung tốt.
	- Thảo luận cả lớp: Em biết gì thêm về Bác Hồ
	+ Bác sinh ngày nào, tháng nào ?
	+ Quê Bác ở đâu?
	+ Bác Hồ còn có những tên nào khác
	+ Tình cảm giữa Bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi như thế nào ?
- GV kết luận ( SGK )
2. Hoạt động 2:Kể chuyện Các cháu vào đây với Bác
 - GV kể chuyện cho học sinh nghe
	- Thảo luận cả lớp:
 	+ Qua câu chuyện, em thấy tình cảm giữa Bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi như thế nào ?
	+ Thiếu nhi cần làm gì để bày tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ?
- GV nhận xét và kết luận SGK
	3. Hoạt động 3: Tìm hiểu 5 điều Bác Hồ dạy
	- GV yêu cầu mỗi học sinh đọc một điều trong 5 điều Bác Hồ dạy
- Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận tìm một số biểu hiện cụ thể của một trong 5 điều Bác Hồ dạy
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến .
- Gv nhận xét và củng cố lại nội dung 5 điều Bác Hồ dạy
	Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
 	- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2009
Tiếng anh
Đồng chí Mai dạy
Toán
Cộng, trừ các số có ba chữ số( không nhớ )
I. Mục tiêu
- Củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số.
- Củng cố cách giải toán ( có lời văn ) về nhiều hơn, ít hơn.
II. Hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ
 2. Nội dung ôn tập
 2.1. Bài 1: Tính nhẩm.
	 - Học sinh nêu yêu cầu của bài, GV chép lên bảng
	 - Học sinh nêu các phép tính ở phần a, GV ghi bảng .
	 - Yêu cầu một học sinh làm mẫu và nêu cách làm, học sinh nhận xét
	 - Các phần còn lại học sinh tự làm vào vở và nêu kết quả, GV nhận xét và chữa bài
	 - Học sinh nhắc lại cách tính nhẩm 
 2. 2. Bài 2: Tìm x
	- Học sinh nêu yêu cầu của bài và nội dung ý a.
	- GV chép lên bảng.
	- Gọi học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
	- Gọi học sinh nhận xét, GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
	Hỏi: Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm như thế nào?
- Phần b tiến hành tương tự phần a
 T: Nhận xét, chữa bài và khắc sâu kiến thức cần ghi nhớ
 2.3: Bài 3:
	- Học sinh đọc đề bài, tóm tắt đề bài
	- Học sinh dựa vào tóm tắt tái hiện lại đề bài
	- Gọi học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
	- Học sinh nhận xét và chữa bài( nếu cần ). GV chốt kết quả đúng
	Hỏi : Bài toán thuộc dạng toán nào các em đã học ? Liên quan đến ít hơn ta làm tính gì .
	Lời giải
	Số học sinh khối lớp hai là
	245 - 32 = 213 ( học sinh )
	Đáp số : 213 ( học sinh )
 2.4: Bài 4: Học sinh ôn luyện về toán nhiều hơn, ít hơn.
	- Gọi học sinhđọc và tóm tắt đề bài.
	- Học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. Học sinh nhận xét, GV nhận xét và chữa bài đồng thời củng cố kiến thức cần ghi nhớ.
3.Củng cố dặn dò
	- Củng cố kiến thức vừa ôn tập .
	- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
Hai bàn tay em
I. Mục tiêu
	1. Đọc thành tiếng
	- Đọc đúng các từ, tiếng khó có trong bài
	- Ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, câu thơ, các tiếng khó do ảnh hưởng của phương ngữ:
	2. Đọc hiểu: Hiểu nội dung của bài thơ ( Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích và rất đáng yêu.)
II. Đồ dùng: Tranh trong SGK
III. Hoạt động dạy học
	1. Bài cũ: gọi học sinh đọc 1 đoạn trong bài Cậu bé thông minh, GV nhận xét và cho điểm
	2. Bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Luyện đọc
	b.1 GV đọc mẫu
	b.2 GV hướng dẫn luyện đọc - giải nghĩa từ
- Đọc từng câu (nhắc nhở, sửa lỗi cho học sinh)
- Đọc từng đoạn trước lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ
- Nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng sau dấu câu, cụm từ
- Giúp HS hiểu nghĩa của các từ được chú giải ở cuối bài
	b.3 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
 H: đọc thầm bài thơ 
	? Hai bàn tay của bé được so sánh với vật gì?
	( Hai bàn tay của bé được so sánh với những nụ hoa hồng, những ngón tay sinh như như những cánh hoa )
	T: Hình ảnh so sánh rất đúng và đẹp.
 ? Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào? 
 	+ Buổi tối
	+ Buổi sáng
	+ Khi bé học
	+ Những khi bé ngồi một mình
	? Em thích khổ thơ nào? Vì sao?
	c. Học thuộc lòng bài thơ
- Hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ
- Học sinh thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ
d. Củng cố, dặn dò
	- Nhận xét tiết học, nhắc HS về nhà đọc thuộc lòng bài thơ.
Chính tả
Cậu bé thông minh
I. Mục tiêu
 1. Rèn chính tả.
	- Nghe và viết chính xác đoạn ba của bài cậu bé thông minh.
	- Làm đúng các bài tập về âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ l/n
 2. Ôn bảng chữ cái.
	- Điền đúng 10 chữ cái và tên chữ vào bảng.
	- Thuộc lòng 10 tên chữ đầu trong bảng.
II. Đồ dùng dạy học
	Sách Tiếng Việt và sách bài tập Tiếng Việt
III. Hoạt động dạy học
	1. Giới thiệu bài
	2. Hướng dẫn nghe viết
	a. Chuẩn bị
	*Giáo viên đọc đoạn chuẩn bị viết, 2 học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi
	* Hướng dẫn học sinh nắm nội dung và cách trình bày bài
	- Những chữ nào trong bài được viết hoa
	 ( N ... . Nội dung:
b.1: Giới thiệu phép cộng 435 + 127 
- GV giới thiệu phép tính: 435 + 127 = ?,cho học sinh đặt tính rồi hướng dẫn cách thực hiện tính.
- Thực hiện phép trừ như SGK, lưu ý nhớ một chục vào tổng các chục. Chẳng hạn: ( 3 cộng 2 bằng 5 thêm 1 bằng 6, viết 6 ở dưới thẳng cột hàng chục.
- Gọi một số học sinh nêu lại cách tính
b.2: Giới thiệu phép cộng 256 + 162
 	- Cách tiến hành tương tự như trên
 - GV lưu ý học sinh:
+ ở hàng đơn vị không có nhớ; ở hàng chục có : 5 + 6 = 11, viết 1 nhớ 1 sang hàng trăm; ở hàng trăm có: 2 cộng 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4
	c. Hướng dẫn học sinh thực hành
	Bài 1: 
	- Yêu cầu học sinh vận dụng cách tính như phần lý thuyết để làm bài rồi nêu kết quả.
	- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
 	- Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng
	* Lưu ý: Phép tính 146 + 214, có 6 cộng 4 bằng 10 viết 0 và nhớ 1 sang hàng chục.
Bài 2: 
	- Cho học sinh đặt tính, tính rồi chữa bài.
	- H nhận xét nêu lại cách tính
	* Lưu ý: bài 2 gồm các phép cộng các số có ba chữ số có nhớ một lần sang hàng trăm 
	Bài 3: Làm tương tự hai bài trên
Học sinh chữa bài. Giáo viên nhận xét
	Bài 4: Cho học sinh đọc thầm bài toán rồi giải
	- Gọi học sinh lên bảng chữa bài, lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng
 	- H: Chữa bài vào vở 
3.Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học
Chuẩn bị bài giờ sau
Thể dục
Đồng chí Chính dạy
Chính tả
 Chơi chuyền
I. Mục tiêu
 - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng và chính xác bài thơ chơi chuyền.
 - Điền đúng vào chỗ trống các vần ao/ oao. Tìm đúng các tiếng có âm đầu l/n theo nghĩa đã cho. 
II. Hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra bài về nhà của học sinh
 2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn học sinh nghe viết
 T: Đọc 1 lần cho học sinh nghe
 H: Một em đọc bài thơ chơi chuyền, cả lớp theo dõi trong SGK
 - Giúp học sinh nắm nội dung bài thơ:
	+ Khổ thơ một nói điều gì ?
	+ Khổ thơ 2 nói điều gì ?
 - Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa
 H: Tìm và trả lời
 H: Đọc thầm những từ mình dễ mắc lỗi khi viết để ghi nhớ
 c. Học sinh viết bài
 T: Đọc cho học sinh viết bài
 T: Đọc cho học sinh soát lỗi chính tả
 d. Chấm và chữa bài
 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
 Bài 2 
H: Đọc yêu cầu của bài
H: Đọc thầm nội dung, làm bài cá nhân
T: gọi H lên bảng điền nhanh vần ao/ oao vào chỗ trống, sau đó từng em đọc kết quả của mình.
	- Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lời giải đúng
	- Cả lớp sửa vào vở theo lời giải đúng
	Lời giải
	Ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao ngán
	- Gọi một số học sinh đọc các từ mà các em vừa điền đúng trên bảng
	Bài 3( a):
	- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài 3 ý a.
	- Cả lớp làm bài vào bảng con. Sau thời gian quy định, GV yêu cầu học sinh giơ bảng.
	- GV nhận xét và chữa bài. Học sinh chữa bài vào vở theo lời giải đúng
	3.Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học
Chuẩn bị bài giờ sau
Tiếng anh
Đồng chí Mai dạy
	 Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2009
Tập làm văn
Nói về đội TNTP Hồ Chí Minh
 Điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục tiêu
1. Rèn kĩ năng nói: Trình bày được những hiểu biết về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh.
2. Rèn kĩ năng viết: Biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
II. Đồ dùng dạy học:
 Vở bài tập Tiếng Việt
III. Hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ
 2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
	T: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
 b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
	b.1: bài tập 1
 - Học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm theo.
	- GV: Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh tập hợp trẻ em ở các độ tuổi nhi đồng lẫn thiếu niên sinh hoạt trong các chi đội TNTP
	- Học sinh trao đổi theo nhóm bàn để trả lời câu hỏi.
	- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bổ xung sau đó bình chọn bạn am hiểu nhất, diễn đạt tự nhiên về tổ chức Đội thiếu niên tiền phong hồ Chí Minh
	b.2: Bài tập 2
	- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo.
	- T giúp học sinh nêu hình thức mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách gồm các phần:
	+ Quốc hiệu và tiêu ngữ ( Cộng hoà.. )
	+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn
	+ Tên đơn
	+ Địa chỉ gửi đơn
	+ Họ tên, ngày sinh, địa chỉ, lớp, trường của người viết đơn
	+ Nguyện vọng và lời hứa
	+ Tên và chữ kí của người viết đơn.
	- Học sinh làm vào vở bài tập Tiếng Việt.
	- Hai học sinh đọc bài viết của mình. Cả lớp và giáo viên nhận xét
3.Củng cố, dặn dò
	- Học sinh nhắc lại tiến trình của lá đơn xin cấp thẻ đọc sách
	- Nhận xét giờ học
	+ Ưu điểm
	+ Nhược điểm
	- Hướng dẫn chuẩn bị bài sau
Toán
Luyện tập
 I. Mục tiêu
	Giúp học sinh
	- Củng cố kĩ năng tính cộng, trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm) 
II. Hoạt dộng dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ
	Kiểm tra việc làm bài tập về nhà của học sinh
 2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài: 
Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
 b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
 Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài..
	- Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào bảng con .
	- Học sinh nhận xét, GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
	- Học sinh nêu lại cách thực hiện.
 Bài 2: Đặt tính rồi tính.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
 	- Bài yêu cầu các em làm gì ?
	- Học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
	- Học sinh nhận xét ( về trình bày và kết quả ), GV nhận xét và chữa bài
	- Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng.
 * GV củng cố lại cách đặt tính và tính cho học sinh. 
 Bài 3:
	- Học sinh đọc đề bài, tóm tắt đề bài 	
	- Hướng dẫn học sinh giải bài toán 
	+ Thùng thứ nhất có bao nhiêu lít dầu?
	+ Thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu?
	+ Bài toấn hỏi gì ?
	- Yêu cầu học sinh dựa vào tóm tắt đọc lại bài toán.
	- Học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
	- Học sinh nhận xét, GV nhận xét và chữa bài.
	- Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng.
 Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài, sau đó tự làm bài.
	- Yêu cầu mỗi học sinh nhẩm từng phép tính trong bài.
	- Cho học sinh tự đổi chéo vở để kiểm tra và chữa bài cho nhau bằng bút chì
	- GV chấm một số bài, sau đó chữa bài.
3.Củng cố, dặn dò
 	- Nhận xét giờ học 
- Hướng dẫn bài tập về nhà 
Mỹ thuật
Thường thức mỹ thuật. Xem tranh thiếu nhi
I/ Muùc tieõu : 
Kieỏn thửực : Hs tieỏp xuực , laứm quen vụựi tranh cuỷa thieỏu nhi , cuỷa hoaù sú veà ủeà taứi moõi trửụứng .
Kyừ naờng : Hs bieỏt caựch moõ taỷ , nhaọn xeựt hỡnh aỷnh , maứu saộc trong tranh .
Thaựi ủoọ : Giaựo duùc hs coự yự thửực baỷo veọ moõi trửụứng .
II/ Chuaồn bũ : 
Thaày : Tranh cuỷa hoùa sú veà ủeà taứi thieỏu nhi , moõi trửụứng vaứ caực ủeà taứi khaực .
Troứ : sửu taàm tranh aỷnh veà moõi trửụứng , vụỷ , buựt maứu  
III/ Caực hoaùt ủoọng : 
1.Khụỷi ủoọng : Haựt ( 1’ ) 
2.Baứi cuừ : (1’)
 Gvkieồm tra duùng cuù hoùc taọp , saựch vụỷ 
Giụựi thieọu vaứ neõu vaỏn ủeà : (1’) 
Gv giụựi thieọu baứi – ghi tửùa 
4.Phaựt trieồn caực hoaùt doọng : (30’) Hẹ1: Xem tranh (15’) 
MT : Quan saựt tranh vaứ nhaọn xeựt tranh veừ 
Gv yeõu caàu hs quan saựt tranh vaứ tỡm hieồu noọi dung tranh theo caõu hoỷi gụùi yự 
Tranh veừ hoaùt ủoọng gỡ ?
Nhửừng hỡnh aỷnh chớnh , hỡnh aỷnh phuù trong tranh ?
Hỡnh daựng , ủoọng taực cuỷa caực hỡnh aỷnh chớnh nhử theỏ naứo ? ễÛ ủaõu ? 
Nhửừng maựu saộc naựo coự nhieàu ụỷ trong tranh ?
Gv theo doừi ủoọng vieõn khuyeỏn khớch vaứ sửỷa chửừa , boồ sung 
Gv nhaỏn maùnh theõm : 
Hẹ1: Xem tranh (15’) 
MT : Quan saựt tranh vaứ nhaọn xeựt tranh veừ 
Gv yeõu caàu hs quan saựt tranh vaứ tỡm hieồu noọi dung tranh theo caõu hoỷi gụùi yự 
Tranh veừ hoaùt ủoọng gỡ ?
Nhửừng hỡnh aỷnh chớnh , hỡnh aỷnh phuù trong tranh ?
Hỡnh daựng , ủoọng taực cuỷa caực hỡnh aỷnh chớnh nhử theỏ naứo ? ễÛ ủaõu ? 
Nhửừng maựu saộc naựo coự nhieàu ụỷ trong tranh ?
Gv theo doừi ủoọng vieõn khuyeỏn khớch vaứ sửỷa chửừa , boồ sung 
Gv nhaỏn maùnh theõm : xem tranh, tỡm hieồu tranh laứ tieỏp xuực vụựi caựi ủeùp ủeồ yeõu thớch caựi ủeùp 
xem tranh caàn coự nhửừng nhaọn xeựt rieõng cuỷa mỡnh . 
Hẹ2 :Nhaọn xeựt – ủaựnh giaự (12’) 
Gv yeõu caàu saộp xeỏp tranh , aỷnh ủaừ sửu taàm ủửụùc theo tửứng chuỷ ủeà thớch hụùp nhử:
Nhaứ trửụứng 
Thieỏu nhi vụựi thieõn nhieõn 
Moõi trửụứng  
Gv nhaọn xeựt chung , ủieàu chổnh sai soựt 
Tuyeõn dửụng nhoựm thửùc hieọn nhanh , chớnh xaực .
Hẹ3 :Cuỷng coỏ ( 3’) 
Gv yeõu caàu nhoựm veừ 1 bửực tranh noựi veà thieỏu nhi 
Toồng keỏt – tuyeõn dửụng . 
5.Toồng keỏt – daởn doứ (2’) 
Tieỏp tuùc sửu taàm tranh aỷnh ủeùp 
Chuaồn bũ : Tỡm caực maóu trang trớ ủửụứng dieàm 
Nhaọn xeựt tieỏt hoùc 
Tự nhiên & Xã hội
Nên thở như thế nào
I. Mục tiêu
	Sau bài học, học sinh biết:
- Hiểu được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
- Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí không trong lành.
II. Nội dung
	* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
	GV đặt câu hỏi:
	+ Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ hai lỗ mũi?
	+ Hằng ngày, dùng khăn lau phía trong hai lỗ mũi, em thấy trên khăn có gì
	+ Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng.
	- GV giảng: 
	+ Trong mũi có nhiều lông để cản bớt bụi rtrong không khí khi ta hít vào
	+ Ngoài ra, trong mũi có nhiều tuyến tiết dịch nhầy để cản bụi, diệt khuẩn, tạo độ ẩm, đồng thời có nhiều mao mạch để sưởi ấm không khí hít vào.
	* Kết luận:Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ. Vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi.
* Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa.
Bước 1: Làm việc theo cặp
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 2, 3, 5, 4 trang 7 SGK và thảo luận để trả lời câu hỏi:
	+ Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi?
	+ Khi hít thở không khí trong lành bạn thấy thế nào?
	+ Nêu cảm giác của bạn khi hít thở không khí có nhiều khói bụi?
Bước 2: Làm việc cả lớp
 - GV chỉ định một số học sinh lên trình bày kết quả thảo luận của mình, các bạn khác nhạn xét và bổ xung ý kiến.
 - Kết luận: Không khí trong lành là không khí có nhiều ô xi, ít khí các- bô- níc và khói bụiKhí ô xi cần cho hoạt động sống của con người. Vì vậy hít thở không khí trong lành sẽ gióup chúng ta khoẻ mạnh. Không khí chứa nhiều khí các- bô- níc, khói, bụi,là không khí bị ô nhiễm. Vì vậy, thở không khí bị ô nhiễm sẽ có hại cho sức khoẻ.
IV. Củng cố, dặn dò
	- Nhận xét giờ học
	- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau
Phần ký duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_1_nguyen_thi_tien.doc