Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 13 - Nguyễn Thị Tiến

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 13 - Nguyễn Thị Tiến

Tập đọc - Kể chuyện

NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN

I/ Mục tiêu:

A- Tập đọc

- Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân pháp (Trả lời được các CH trong SGK)

B- Kể chuyện

- Kể lại được một đoạn của câu chuyện.

- HS khá, giỏi kể được một đoạn câu chuyên bằng lời của một nhân vật.

II/ Chuẩn bị:

1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,.

2. ĐDDH: ảnh minh hoạ.

 

doc 20 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 268Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 13 - Nguyễn Thị Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày thángnăm 2009
Tập đọc - Kể chuyện
NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN
I/ Mục tiêu:
A- Tập đọc
- Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân pháp (Trả lời được các CH trong SGK) 
B- Kể chuyện
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
- HS khá, giỏi kể được một đoạn câu chuyên bằng lời của một nhân vật.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: ảnh minh hoạ.
III/ Các hoạt động dạy - học:
* Tập đọc
A. Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 học sinh nối tiếp nhau đọc HTL các đoạn bài “Cảnh đẹp non sông” .
B. Dạy bài mới
1/ Luyện đọc: 
a/ Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lần.
b/ Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Học sinh đọc nối tiếp câu (2 lần)
 Luyện đọc: bok Pa (boóc pa), Núp, lũ làng, Bok Hồ (Bác Hồ)
- Đọc nối tiếp đoạn trước lớp (2 phần)
+ Phần 1: Từ đầu đến “cầm quai súng chặt hơn”.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “Đúng đấy!”.
 Học sinh đọc nối tiếp đoạn 2 lần.
 Giải nghĩa thêm: kêu (gọi, mời) coi (xem, nhìn)
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Một học sinh đọc đoạn 1, đồng thanh đoạn 2, 3...
2/ Tìm hiểu bài:
- Đọc thầm đoạn 1, trả lời:
 GV: Anh Núp được tỉnh cử đi đâu?
 HS: Anh Núp được tỉnh cử đi dự Đại hội thi đua.
- Đọc thầm đoạn 2, trả lời:
+ GV: ở Đại hội về, anh Núp cho dân làng biết những gì ?
 HS: Đất nước mình bây giờ rất mạnh, mọi người đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi.
+ GV: Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa?
 HS: “Núp được mời lên kể chuyện làng Kông Hoa ... khắp nhà.”
+ GV: Những chi tiết nào cho thấy dân làng Kông Hoa rất vui, rất tự hào về thành tích của mình?
 HS: Nghe anh Núp nói lại lời cán bộ ... đúng vậy, đúng vậy.
- Đọc thầm đoạn 3, trả lời: 
+ GV: Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì ?
 HS: Đại hội tặng dân làng ảnh Bác Hồ vác cuốc đi làm rẫy...., một huân chương cho anh Núp, một huân chương cho cả làng.
+ GV: Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao ?
 HS: Mọi người coi đó là những tặng vật thiêng liêng nên “rửa tay thật sạch” trước khi xem.
4/ Luyện đọc lại:
- Học sinh nêu cách đọc toàn bài: Giọng chậm rãi, đoạn cuối thể hiện sự trang trọng, cảm động. Lời anh Núp mộc mạc, sôi nổi. Lời cán bộ và dân làng hào hứng, sôi nổi.
 - Thi đọc đoạn 3
 B- Kể chuyện:
1/ Giáo viên nêu nhiệm vụ: Chọn kể một đoạn của câu chuyện: “Người con của Tây Nguyên” theo lời một nhân vật trong truyện.
2/ Hướng dẫn học sinh kể bằng lời của nhân vật.
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài và đoạn văn mẫu.
- Học sinh đọc thầm đoạn văn mẫu để hiểu đúng yêu cầu của bài
 GV: Trong đoạn văn mẫu, người kể đã nhập vai nhân vật nào để kể lại đoạn 1?
 HS: Người kể đã nhập vai anh Núp, kể lại câu chuyện theo lời anh Núp.
- Giáo viên nhắc học sinh: 
+ Có thể kể theo lời anh Núp, anh Thế hoặc một người dân làng Kông Hoa. Lưu ý, người kể cần xưng “tôi” nói lời của một nhân vật từ đầu đến cuối truyện.
+ Kể đúng chi tiết trong câu chuyện nhiều từ, câu có thể diễn đạt khác
- Học sinh chọn vai, suy nghĩ lời kể.
- Từng cặp học sinh tập kể (3 phút)
- 3 học sinh thi kể trước lớp -> nhận xét bạn kể hay, đúng nhất
C- Củng cố, dặn dò
- Học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo viên nhắc học sinh về tập kể câu chuyện.
- Chuẩn bị bài “Vàm Cỏ Đông”.
Toán
SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN?
I/ Mục tiêu:
- Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Áp dụng để giải bài toán có lời văn.
- Làm được các BT: bài 1, bài 2, bài 3 (cột a, b).
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: tranh vẽ minh hoạ bài toán SGK
III/ Các hoạt động dạy - học:
A- Kiểm tra bài cũ
 Một học sinh chữa bài 3 ; một học sinh khác chữa bài 4 (tiết trước)
B- Dạy bài mới
1/ Ví dụ: Đoạn thẳng AB dài 2 cm
 Đoạn thẳng CD dài 6 cm
 Hỏi độ dài đoạn thẳng CD gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng AB?
- Học sinh thực hiện phép chia 6 : 2 = 3 (lần)
- Giáo viên nêu: Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn AB. Ta nói rằng độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD.
2/ Giới thiệu bài toán:
- Phân tích: Thực hiện theo 2 bước:
+ Tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con ? 30 : 6 = 5 (lần)
+ Tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ? (bằng tuổi mẹ)
* Giáo viên nêu: Bài toán trên được gọi là bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
3/ Thực hành
a/ Bài 1: 
- Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh thực hiện theo mẫu và viết vào vở
Ví dụ: 8 : 2 = 4 nên 8 gấp 4 lần 2 hoặc 2 bằng của 8
- Gọi học sinh làm trên bảng, dưới lớp nháp.
- Giáo viên chữa bài.
b/ Bài 2: 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện theo 2 bước SGK.
 Số sách ngăn dưới gấp số sách ngăn trên số lần là:
	 24 : 6 = 4 (lần)
 -> Số sách ngăn trên bằng số sách ngăn dưới
c/ Bài 3 : Có thể thực hiện theo 2 bước mẫu đã học
	 Có thể thực hiện cách khác:
Ví dụ: Tính 6 : 2 = 3 (lần) viết 
 Số ô vuông màu xanh bằng số ô vuông màu trắng
4/ Củng cố, dặn dò
- Gọi 2 học sinh nhắc lại cách tìm 1 số bằng một phần mấy số lớn
- Giao bài tập về nhà.
Thứ ba ngày thángnăm 2009
Toán
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
- Biết so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Tìm một trong các phần của một số.
- Giải bài toán bằng hai phép tính.
- Xếp hình theo mẫu.
- Làm được các BT: bài 1, bài 2, bài 3, bài 4.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: bảng phụ.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1/ Bài 1: 	
- Học sinh nêu yêu cầu
- Giáo viên gợi ý học sinh thực hiện theo 2 bước:
 12 gấp 4 lần 3 (12 : 3 = 4) -> viết 4 vào ô trống tương ứng cột 2.
 3 bằng của 12 -> viết vào ô trống cột 2.
2/ Bài 2: 
- Gọi 2- 3 học sinh đọc đề.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài:
+ Muốn tìm con trâu bằng một phần mấy con bò thì phải biết số con trâu và số con bò.
+ GV: Đã biết số trâu (7 con) -> phải tìm số con bò bằng cách nào?
 HS: Vì số bò hơn số trâu 28 con nên số bò là: 7 + 28 = 35 (con)
+ Có 7 con trâu và 35 con bò. Muốn tìm số con trâu bằng một phần mấy số con bò thì phải tìm xem số con bò gấp mấy lần số con trâu ?
-> chọn phép tính 35 : 7 = 5 (lần) -> số trâu bằng số bò.
3/ Bài 3. Tiến hành tương tự bài 2.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện theo 2 bước:
	Số con vịt đang bơi là: 48 : 8 = 6 (con)
	Số con vịt ở trên bờ là: 48 – 6 = 42 (con)
	Đáp số 42 con vịt
4/ Bài 4:
- Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu. 
- Hướng dẫn học sinh xếp 4 hình tam giác như sau:
5/ Củng cố, dặn dò
- Học sinh nêu các kiến thức vừa luyện tập
- Giao bài về nhà
Chính tả
NGHE VIẾT: ĐÊM TRĂNG TRÊN HỒ TÂY
I/ Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần iu / uyu (BT2)
- Làm đúng BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: vở BT.
III/ Các hoạt động dạy - học
A- Kiểm tra bài cũ
- Viết bảng (nháp) : trung thành, chung sức, chông gai, trông nom...
B- Dạy bài mới
 1/ Giới thiệu bài : Giáo viên nêu Mục tiêu: của bài.
 2/ Hướng dẫn học sinh viết chính tả.
a- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
- Giáo viên đọc thong thả, rõ ràng bài "Đêm trăng trên Hồ Tây”.
- Một học sinh đọc lại. 
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung :
 GV : Đêm trăng trên Hồ Tây đẹp như thế nào ?
 HS: Đêm trên Hồ Tây trăng toả sáng rọi vào... .gợn sóng lăn tăn, gió đông nam hây hẩy, sóng vỗ rập rình, ngào ngạt.
- Hướng dẫn cách trình bày bài :
+ GV: Bài viết có mấy câu ? 
 HS: Bài văn có 6 câu.
+ GV: Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? Vì sao?
 HS: Cần viết hoa chữ Hồ Tây vì là tên riêng. Chữ Hồ, Trăng, Thuyền, Một, Bấy, Mũi là các chữ đầu câu.
+ GV: Những dấu câu nào được sử dụng trong đoạn văn?
 HS: Các dấu chấm, dấu phẩy, dấu ba chấm được sử dụng trong đoạn văn.
- Học sinh đọc thầm bài chính tả, tự viết nháp những từ khó
b/ Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
c/ Chấm - chữa bài.
3/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
a) Bài tập 2:	
- Học sinh đọc, nêu yêu cầu.
- 2 học sinh thi làm đúng, nhanh trên bảng
- Chữa bài: khúc khuỷu - khẳng khiu - khuỷu tay
b) Bài tập 3 (lựa chọn 3a)
- Giáo viên treo tranh minh hoạ lên bảng, gợi ý cách giải câu đố.
- Học sinh trao đổi theo cặp: hỏi đáp các câu đố.
- Chữa bài: con ruồi - quả dừa - cái giếng.
4/ Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh viết còn sai thì về sửa lại.
Tự nhiên và xã hội
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG (T2)
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết các trò chơi nguy hiểm như đánh quay, ném nhau, chạy đuổi nhau 
- HS khá giỏi: biết cách xử lý khi xảy ra tai nạn: báo cho người giáo lớn hoặc thầy cô, đưa 
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: các hình SGK (trang 48, 49)
III/ Hoạt động dạy - học:
1/ Giới thiệu bài
2/ Hoạt động 1 : Quan sát theo cặp
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hình T48 và T49 và hỏi bạn.
* Ví dụ :
+ Bạn cho biết hình 1 thể hiện hoạt động gì ?
+ Hoạt động này diễn ra ở đâu ?
+ Bạn có nhận xét gì về thái độ và ý thức kỉ luật của các bạn trong hình ?
- Một số cặp học sinh lên trả lời -> bổ sung và kết luận : Hoạt động NGLL của học sinh tiểu học gồm vui chơi, giải trí, văn nghệ, thể thao...
3/ Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm
- Học sinh trong nhóm thảo luận, hoàn thành bảng sau :
STT
Tên hoạt động
ích lợi của hoạt động
Em phải làm gì để hoạt động đạt kết quả tốt?
 1
 2
 3
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung
- Kết luận: Hoạt động NGLL làm cho tinh thần các em vui vẻ, cơ thể khoẻ mạnh, giúp các em nâng cao mở rộng kiến thức, tăng cường tinh thần đồng đội.
4/ Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- Học sinh nhắc lại một số hoạt động NGLL.
- Giao bài tập về nhà
Thủ công
CẮT, DÁN CHỮ H, U (2 TIẾT)
I/ Mục tiêu:
- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ H, U
- Kẻ, cắt, dán được chữ H, U. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
- HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ H, U. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: dụng cụ cắt dán.
III/ Các hoạt động dạy - học
Tiết 1
1/ Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu mẫu các chữ H, U (H1)
+ Hướng dẫn học sinh q ...  bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: 
III/ Các hoạt động dạy-học :
A- Kiểm tra bài cũ : Nêu một số hoạt động ở trường ?
B- Bài mới
1/ Hoạt động 1 : Quan sát theo cặp
- Học sinh quan sát các hình trang 50, 51, trả lời với bạn bên cạnh :
+ Bạn cho biết tranh vẽ gì ?
+ Chỉ và nói tên những trò chơi dễ gây nguy hiểm trong tranh
+ Điều gì có thể xảy ra nếu chơi trò chơi nguy hiểm đó ?
+ Bạn sẽ khuyên các bạn trong tranh như thế nào?
- Một số cặp lên hỏi và trả lời
- Học sinh khác bổ sung
2/ Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Lần lượt từng học sinh trong nhóm kể những trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi và trong thời gian nghỉ giữa giờ -> thư ký ghi lại
Cả nhóm cùng nhận xét: Những trò chơi nào có ích? Những trò chơi nào nguy hiểm ?
-> Cả nhóm lựa chọn trò chơi và chơi vui vẻ, an toàn
- Một số nhóm lên trả lời
- Giáo viên phân tích mức độ nguy hiểm của một số trò chơi
3/ Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài
- Giao bài về nhà, dặn dò.
Âm nhạc
ÔN TẬP BÀI HÁT: BÀI CON CHIM NON
I. Mục tiêu:
- HS hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, tiết tấu; thể hiện tính chất nhịp nhàng, trong sáng.
- Biết hát nhấn đúng phách mạnh và gõ đệm theo nhịp ¾ của bài hát.
- HS biết hát kết hợp vận động phụ họa theo bài hát.
- HS biết yêu mến những bài dân ca của các dân tộc trên thế giới.
II. Chuẩn bị:
- Máy nghe, băng nhạc.
	- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và một vài động tác phụ họa cho bài hát.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: Có thể tiến hành trong quá trình ôn tập bài hát.
3. Bài mới:
Hoạt đôïng 1: Ôn tập bài hát Con chim non.
- Cho HS nghe giai điệu bài hát, hỏi HS tên bài hát, dân ca của nước nào?
- Cho HS nghe lại băng hát Con chim non, sau đó hướng dẫn HS ôn hát và thể hiện tính chất nhịp nhàng, trong sáng.
- Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp vỗ tay đệm theo nhịp 3: Phách mạnh vỗ tay xuống bàn, hai phách nhẹ vỗ tay vào nhau.
- Hướng dẫn HS sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo nhịp của bài hát: Dùng trống để gõ phách mạnh, thanh phách để gõ phách nhẹ.
- Trong quá trình ôn hát, GV có thể kết hợp đánh giá nhận xét đối với những cá nhân hát và gõ đệm đúng yêu cầu.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa.
- Hướng dẫn HS vài động tác vận động phụ họa.
Câu 1: Chân nhún nhịp nhàng sang trái, phải theo nhịp 3 (nhún chân vào tiếng minh là phách mạnh đầu tiên); tay chỉ sang trái, phải cùng bên với bước chân.
Câu 2, 3: Tiếp tục nhún chân nhịp nhàng; hai tay đưa lên miệng thành hình loa, giả động tác chim hót.
Câu 4, 5: Thực hiện như câu 1.
Câu 6, 7: Hai tay đưa lên chéo tr??c ngực.
- GV hướng dẫn từng động tác; sau khi tập xong, cho HS thực hiện lại vài lần cho thuần thục các động tác kết hợp nhún chân nhịp nhàng theo nhịp 3.
- Ngoài ra có thể hướng dẫn HS thực hiện bước chân theo phách của nhịp ¾ như SGK đã hướng dẫn (bước chân trái sang trái, chân phải bước theo, chân trái dậm tại chỗ; sau đó tiếp tục bước chân phải sang phải, ...Cứ thế thực hiện liên tục và đều đặn).
- Mời vài nhóm, cá nhân lên biểu diễn trên lớp (vừa hát kết hợp vận động phụ họa).
- Nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò
- GV cho cả lớp hát đồng thanh lại bài hát Con chim non theo hướng dẫn của GV trước khi kết thúc tiết học.
- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc bài hát, thể hiện được tình cảm, sắc thái bài hát, biết thể hiện động tác vận động phụ họa nhịp nhàng, thái độ tích cực khi học hát; nhắc nhở những em chưa thực hiện đúng các yêu cầu trong tiết học cần cố gắng hơn ở các tiết học sau.
- Dặn HS về học thuộc bài hát: Con chim non
Thể dục
BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.
I/ Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện 7 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân, nhảy của bài thể dục phát triển chung.
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác điều hoà của bài thể dục phát triển chung.
- Chơi trò chơi: “Đua ngựa”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: còi, dụng cụ trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
1/ Phần mở đầu (6 – 10 phút)
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- Học sinh chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân
- Khởi động các khớp
- Chơi trò chơi "Chẵn - lẻ"
2/ Phần cơ bản (18 – 22 phút)
a/ Chia tổ ôn luyện bài TD phát triển chung
- Giáo viên đi đến từng tổ quan sát, động viên và sửa sai
- Sau đó lần lượt các tổ thực hiện bài TD, giáo viên điều khiển
b/ Học trò chơi “Đua ngựa”
 - Giáo viên tổ chức các đội chơi và nêu tên trò chơi; giải thích cách cưỡi ngựa, phi ngựa và luật lệ chơi
- Cho một số học sinh làm thử cách cưỡi ngựa, phi ngựa, cách trao ngựa cho nhau
- Khi chơi, giáo viên giám sát các đội chơi
3/ Phần kết thúc (4 – 6 phút)
- Thả lỏng, vỗ tay và hát
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài
- Giao bài về nhà, dặn dò
Thứ sáu ngày ...... tháng ...... năm 2009
Toán
GAM
I/ Mục tiêu:
- Biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và ki-lô-gam.
- Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng 2 đĩa và căn đồng hồ.
- Biết tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam.Nhận biết về đơn vị đo khối lượng gam và sự liên hệ giữa gam và ki-lô-gam.
- Giải bài toán có lời văn có các số đo khối lượng.
- Làm được các BT: bài 1, bài 2, bài 3, bài 4
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy-học
1/ Kiểm tra bài cũ
Chữa bài 4 (SGK) -> nhận xét, cho điểm
2/ Bài mới	a) Giới thiệu bài
	b) Hướng dẫn học sinh hiểu về gam
- Yêu cầu học sinh nêu tên đơn vị đo khối lượng đã học : kg
- Giáo viên : Để đo khối lượng vật nhỏ hơn 1kg ta còn có đơn vị nhỏ hơn 
ki – lô - gam. Đó là gam.
 Gam là đơn vị đo khối lượng.
 Gam viết tắt là g.
	1000g = 1kg.
- Một vài học sinh nhắc lại -> cả lớp đọc đồng thanh.
- Giáo viên giới thiệu các quả cân thường dùng
- Giáo viên giới thiệu cân đĩa, cân đồng hồ và cân mẫu để học sinh quan sát
	(2 loại đồng hồ cùng 1 kg)
3/ Thực hành
a/ Bài 1: Học sinh quan sát tranh vẽ cân hộp đường trong bài và trả lời:
- Hộp đường cân nặng bao nhiêu gam ? (200g)
- 3 quả táo cân nặng bao nhiêu ? (500g + 200 = 700g bằng trọng lượng 2 quả cân).
 * Tương tự với 2 tranh còn lại.
b/ Bài 2:
- Học sinh quan sát hình vẽ cân quả đu đủ = cân đồng hồ.
- Hướng dẫn học sinh đếm nhẩm: 200, 400, 600, 800 -> kết qu? là 800g
- Học sinh tự làm bài 2b.
c/ Bài 3: - Học sinh đọc đề bài và tự làm.
	 - Chữa bài: 100g + 45g – 26g = 119g
	96g : 3 = 32 g
d/ Bài 4:
- Học sinh đọc kĩ bài toán, phân tích và giải.
- Một học sinh làm trên bảng -> chữa bài.
	Số gam sữa trong hộp là: 
 455 – 58 = 397 (g)
	 Đáp số 397 g
g/ Bài 5: (nếu còn thời gian).
- Tiến hành tương tự bài 4.
	Cả 4 túi mì chính cân nặng: 210 x 4 = 840 (g)
	Đáp số: 840 g mì chính
4/ Củng cố, dặn dò.
- Học sinh nhắc lại khái niệm về gam.
- Giao bài về nhà.
Tập làm văn
VIẾT THƯ
I/ Mục tiêu:
- Biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: 
III/ Các hoạt động dạy – học.
A- Kiểm tra bài cũ
Gọi 3 học sinh đọc bài viết về cảnh đẹp của đất nước -> nhận xét,
B- Dạy bài mới	1) Giới thiệu bài
	2) Hướng dẫn học sinh tập viết thư cho bạn.
a/ Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài.
- Một học sinh đọc đề bài và cách gợi ý.
+ GV: Bài yêu cầu viết thư cho ai ?
 HS: Bài yêu cầu viết thư cho 1 bạn học sinh thuộc tỉnh miền khác với miền em đang ở
- Giáo viên: Việc đầu tiên em cần xác định rõ: Em viết thư cho bạn tên là gì? ở tỉnh nào? ở miền nào?
* Lưu ý: Nếu không có bạn thật ở miền khác thì viết cho 1 bạn mình biết qua sách báo hoặc 1 người bạn em tưởng tượng ra. 
+ GV: Mục đích viết thư là gì ?
 HS: Mục đích viết thư là muốn làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt.
+ GV: Những nội dung cơ bản trong thư là gì ?
 HS: Nêu lý do viết thư, tự giới thiệu, hỏi thăm bạn – hẹn bạn cùng thi đua học tốt.
+ GV: Hình thức của lá thư như thế nào ?
 HS: Tương tự như mẫu bài tập đọc “Thư gửi bà”.
- Gọi 3 – 4 học sinh nói tên, địa chỉ bạn muốn viết thư.
b/ Hướng dẫn học sinh làm mẫu.
c/ Học sinh viết thư
- Viết xong, gọi 5 - 7 em đọc thư .
- Giáo viên chấm điểm.
4/ Củng cố, dặn dò.
- Giáo viên biểu dương những học sinh viết thư hay.
- Giao bài về nhà.
Tập viết
ÔN CHỮ HOA: I
I/ Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa I (1dòng) Ô, K (1 dòng) viết đúng tên riêng: Ông Ích Khiêm (1 dòng) và câu ứng dụng: Ít chắt chiu... phung phí (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ 
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: mẫu chữ.
III/ Các hoạt động dạy – học.
A- Kiểm tra bài cũ :
- Giáo viên kiểm tra học sinh viết bài ở nhà.
- Học sinh viết bảng con: Hàm Nghi, Hải Vân.
B- Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Giáo viên nêu Mục tiêu: tiết học.
2/ Hướng dẫn viết trên bảng con.
a) Luyện viết chữ hoa.
- Học sinh tìm các chữ hoa có trong bài: Ô, I, K.
- Giáo viên viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
- Học sinh tập viết bảng con.
b) Luyện viết từ ứng dụng: Ông ích Khiêm.
- Học sinh đọc từ ứng dụng.
- Giáo viên: Ông ích Khiêm (1832 – 1884) quê ở Quảng Nam, là một vị quan nhà Nguyễn văn võ toàn toàn.
- Học sinh tập viết trên bảng con.
c) Học sinh viết câu ứng dụng:
- Học sinh đọc câu ứng dụng: ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.
- Giáo viên giảng: Câu thành ngữ khuyên mọi người cần tiết kiệm.
- Học sinh tập viết bảng con.
3/ Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết.
- Giáo viên nêu yêu cầu.
- Học sinh viết.
4/ Chấm, chữa bài.
5/ Củng cố, dặn dò.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Nhắc học sinh viết chưa đúng, chưa đẹp về viết thêm.
SINH HOẠT LỚP
I- Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới. Vui chơi giải trí.
II- Nội dung:
1- Đánh giá hoạt động tuần qua:
- GV đánh giá chung các hoạt động về: nề nếp, học tập, lao động của lớp trong tuần qua.
- Tuyên dương những HS chăm ngoan, tích cực trong các hoạt động.
2- Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì, phát huy các mặt đã đạt được, sửa chữa những khuyết điểm còn mắc phải.
- Duy trì phong trào đã phát động Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Tiến hành lao động vệ sinh khu vực trường như sơ đồ phân công. 
Ngày  tháng năm 2009 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_13_nguyen_thi_tien.doc