Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 14 - Lê Thị Hạnh (Phần 1)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 14 - Lê Thị Hạnh (Phần 1)

A-TẬP ĐỌC

Bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (ông ké, Kim Đồng, bọn lính).

- Hiểu nội dung : Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng. ( Trả lời được các CH trong SGK)

B-KỂ CHUYỆN

Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ

Học sinh khá giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.

****Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chủ đề: Bác Hồ luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ.

- Liên hệ: Sự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ đối với anh Kim Đồng

 

doc 18 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 518Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 14 - Lê Thị Hạnh (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 14: Từ ngày 28 tháng 11 đến ngày 3 tháng 12
 Dạy buổi: Sáng
Thứ, 
Tiết 
Tiết 
Môn
ngày,
 trong 
ppct
(Phân môn)
Tên bài dạy hay nội dung công việc
 tháng
 ngày
Hai: 
 28/ 11
1
HĐTT
2
40
Tập đọc – KC
Người liên lạc nhỏ.
3
41
Tập đọc – KC
Người liên lạc nhỏ.
4
66
Toán 
Luyện tập. (Có điều chỉnh)
5
14
Đạo đức 
Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng. ( Tiết 1) 
(Có điều chỉnh)
Ba: 
 29/ 11 
1
27
TNXH
Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống.
2
27
Thể dục 
Ôn bài thể dục phát triển chung. (Có điều chỉnh)
	3
67
Toán
Bảng chia 9.
4
42
Tập đọc
Nhớ Việt Bắc.
5
27
Chính tả
Nghe viết: Người liên lạc nhỏ.
Tư: 
 30/ 11 
1
14
Âm nhạc
Học hát : Ngày mùa vui (Lời 1)
( Dân ca Thái- Lời mới: Hoàng Lân. )
2
14
LT và câu
Ôn về từ chỉ đặc điểm - Ôn tập câu ai thế nào?
3
68
Toán
Luyện tập.
4
14
Mĩ thuật
Vẽ theo mẫu: Vẽ con vật nuôi quen thuộc.
5
14
Tập viết 
Ôn chữ hoa K.
Năm:
 1/ 12 
1
14
Thủ công
Cắt dán chữ H, U. ( Tiết 2).
2
69
Toán
Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
3
28
Thể dục
Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung. (Có điều chỉnh)
4
28
Chính tả
Nghe-Viết : Nhớ Việt Bắc.
5
14
Luyện tập Toán
Ôn tập
Sáu: 
 2/ 12 
1
14
Tập làm văn
Giới thiệu hoạt động. (Có điều chỉnh)
2
70
Toán
Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số. ( Tiếp theo)
3
14
LT Tiếng việt
Ôn tập làm văn: Giới thiệu hoạt động. (Có điều chỉnh)
4
28
TNXH
Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống.
5
14
HĐTT
Sơ kết tuần – Sinh hoạt Đội
Bảy: 
 3/ 12 
Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 26/11/ 2011
Ngày dạy: Thứ hai, ngày 28/11/ 2011
Môn: Tập đọc - Kể chuyện.
Tiết 40 + 41 Bài: NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
TUẦN 14
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
A-TẬP ĐỌC
Bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (ông ké, Kim Đồng, bọn lính).
Hiểu nội dung : Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng. ( Trả lời được các CH trong SGK)
B-KỂ CHUYỆN
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ
Học sinh khá giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
****Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chủ đề: Bác Hồ luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ.
Liên hệ: Sự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ đối với anh Kim Đồng.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
 Bản đồ để giới thiệu vị trí tỉnh Cao Bằng.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A-TẬP ĐỌC
Bài cũ: 2 học sinh tiếp nối nhau đọc bài Cửa Tùng và trả lời câu hỏi 2 và 3 trong bài .
Em hiểu thế nào là “Bà Chúa của các bãi tắm”? - Là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm.
Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt? - Thay đổi ba lần trong một ngày
+ Bình minh-mặt trời đỏ ối như chiếc thau đồng chiếu xuống mặt biển làm cho nước biển nhuộm màu hồng nhạt.
+ Buổi trưa-nước biển xanh lơ.
+ Chiều tà-nước biển đổi màu xanh lục.
Giáo viên nhận xét. Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
A-TẬP ĐỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Luyện đọc
Giáo viên đọc mẫu toàn bài
Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+ Đọc từng câu.
+ Đọc từng đoạn
Hướng dẫn tìm hiểu bài
Truyện có những bạn nhỏ nào?
+ ****Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chủ đề: Bác Hồ luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ.
Liên hệ: Sự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ đối với anh Kim Đồng.
Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
+ Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng.
+ Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?
+ Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của anh Kim Đồng khi gặp địch.
Giáo viên chốt lại
Luyện đọc lại
Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 3. Hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời người dẫn chuyện, bọn giặc, Kim Đồng.
Mời học sinh đọc nhóm.
Học sinh lắng nghe - đọc thầm
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu 
Luyện đọc từ khó
Học sinh tiếp nối nhau đọc đọc từng đoạn.
Đọc từ chú giải cuối bài
Luyện đọc từng đoạn trong nhóm 
Các nhóm thi đọc.
1 học sinh đọc đoạn 1. Cả lớp đọc thầm lại, trả lời các câu hỏi.
Anh Kim Đồng.
****Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chủ đề: Bác Hồ luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ.
Liên hệ: Sự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ đối với anh Kim Đồng.
Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.
Vì vùng này là vùng cán bộ ở. Đóng vai ông già Nùng để dễ hoà đồng với mọi người, dễ dàng che mắt địch, làm chúng tưởng ông cụ là người địa phương.
Đi rất cẩn thận. Kim Đồng đeo túi đi nhanh nhẹn, đi trước một quãng. Ông ké lững thững đằng sau. Gặp điều gì đáng ngờ, Kim Đồng sẽ huýt sáo làm hiệu để ông ké kịp tránh vào ven đường.
3 học sinh tiếp nối nhau đọc các đoạn 2,3,4
Cả lớp đọc thầm lại, trao đổi.
Học sinh phát biểu:
Kim Đồng nhanh trí:
+ Gặp địch không hề tỏ ra bối rối, sợ sệt, bình tĩnh huýt sáo báo hiệu
+ Địch hỏi Kim Đồng trả lời rất nhanh trí: đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm.
+ Trả lời xong, thản nhiên gọi ông ké đi tiếp. Già ơi! Ta đi thôi!
Sự nhanh trí, thông minh của Kim Đồng khiến bọn giặc không hề nghi ngờ nên đã để cho hai bác cháu đi qua.
Kim Đồng dũng cảm vì còn rất nhỏ đã là một chiến sĩ liên lạc của cách mạng, dám làm những công việc quan trọng, nguy hiểm, khi gặp địch vẫn bình tĩnh tìm cách đối phó, bảo vệ cán bộ.
Học sinh lắng nghe, theo dõi.
Một vài nhóm học sinh (mỗi nhóm 3 em) thi đọc đoạn 3 theo cách phân vai.
 1 học sinh đọc cả bài.
B-KỂ CHUYỆN.
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: Dựa theo 4 tranh minh hoạ nội dung 4 đoạn truyện, học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
2. Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện.
Giáo viên nhận xét, nhắc (ngắn gọn) cả lớp chú ý:
Có thể kể theo một trong 3 cách: 
Cách 1: Kể đơn giản, ngắn gọn theo sát tranh minh hoạ.
Cách 2: Kể có đầu có cuối nhưng không cầu kì như văn bản.
Cách 3: Kể khá sáng tạo
Học sinh quan sát 4 tranh minh hoạ.
1 học sinh khá, giỏi kể mẫu đoạn 1 theo tranh 1.
Cách 1: Ví dụ: Kim Đồng dẫn đường đưa ông ké cách mạng đến địa điểm mới. Kim Đồng cẩn thận đi trước, ông ké chống gậy trúc lững thững đi sau
Cách 2: Ví dụ: Một hôm Kim Đồng được giao nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ một cán bộ cách mạng đến địa điểm mới. Người cán bộ đó là một ông ké. Cách đi đường của hai bác cháu rất cẩn thận: Kim Đồng đi trước, ông ké đi sau...
Cách 3: Có hai ông cháu, người trước, kẻ sau đang đi trên một đoạn đường núi rừng phong cảnh khá đẹp. Đó là Kim Đồng đang dẫn đường đưa một ông ké cách mạng đến địa điểm mới. Kim Đồng phải đi trước để cảnh giới.
Từng cặp học sinh tập kể.
4 học sinh tiếp nối nhau thi kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện theo tranh
Tranh 1: Hai bác cháu đi trên đường
Tranh 2: Kim Đồng và ông ké gặp Tây đồn đem lính đi tuần.
Tranh 3. Kim Đồng bình tĩnh, thản nhiên đối đáp với bọn lính
Tranh 4. Bọn lính bị đánh lừa, hai bác cháu ung dung đi tiếp đoạn đường.
1 hoặc 2 học sinh kể toàn chuyện.
Củng cố: Qua câu chuyện này, các em thấy anh Kim Đồng là một thiếu niến như thế nào? Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng
Mời 1 học sinh đọc bài thơ ca ngợi Kim Đồng
Anh Kim Đồng / Làm liên lạc/ đem thư mật / rất tài tình / Đi một mình / trong rừng tối / khi lội suối / lúc trèo đèo / khó bao nhiêu / cũng làm được...
4. Dặn dò: Về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện theo tranh
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
-----------------------------------0------------------------------
Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 26/11/ 2011
Ngày dạy: Thứ hai, ngày 28/11/ 2011
Môn: Toán
Tiết 66 Bài: LUYỆN TẬP.
TUẦN 14
I – MỤC TIÊU
Biết so sánh các khối lượng.
Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải các bài toán.
Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập.
Rèn cho học sinh kỹ năng giải toán và kỹ năng cân.
Học sinh vận dụng cách cân vào trong cuộc sống hằng ngày.
***Giảm tải: Bài tập 4: Tổ chức dưới dạng trò chơi.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Một cân đồng hồ loại nhỏ 2kg.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi 1 số học sinh lên trả lời câu hỏi và làm bài toán sau:
 1 ki-lô-gam bằng bao nhiêu gam? 1 kg = 1000 g.
163g + 27g = 190g	40g x 2 = 80g
231g – 127g = 104g	84g : 4 = 21g
Giáo viên nhận xét – Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài 1: - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
Muốn điền dấu đúng em phải làm gì?
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm: 
744g > 474g 
Cho học sinh làm các bài còn lại vào vở.
Gọi 1 số học sinh đọc kết quả và nêu cách làm.
Giáo viên nhận xét.
Bài 2:
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
Bài toán thuộc dạng toán nào ?
Muốn tìm 4 gói kẹo nặng bao nhiêu gam ta làm thế nào?
Tìm xem mẹ Hà mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh ta làm thế nào?
Cho học sinh giải bài toán vào vở,
Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài.
Giáo viên nhận xét, sửa bài
Bài 3:
Bước 1: Bài tìm số đường còn lại.
Bước 2: Tìm mỗi túi nhỏ nặng bao nhiêu gam.
Bài 4.
 ***Giảm tải: Bài tập 4: Tổ chức dưới dạng trò chơi.
Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu.
Yêu cầu học sinh lên thực hành cân đồ dùng học tập của em.
Giáo viên tổ chức cho học sinh cân hộp bút rồi cân bộ đồ dùng học toán. Ghi lại khối lượng của 2 vật đó. Sau đó so sánh khối lượng của 2 vật và trả lời câu hỏi: “Vật nào nhẹ hơn?”
 Giáo viên nhận xét, củng cố lại cách cân.
Bài 1: - Học sinh đọc yêu cầu.
Muốn điền dấu đúng em phải tính sau đó so sánh rồi điền dấu.
Học sinh làm miệng.
Học sinh làm các bài còn lại vào vở.
1 số học sinh đọc kết quả và nêu cách làm.
>, <, =, ?
744g > 474g 305g < 350g
400g + 8g < 480g 450g < 500g - 40g.
1kg > 900g + 5g 760g + 240g = 1 kg
Bài 2: Học sinh đọc đề bài.
Nêu dữ kiện bài toán. Dạng toán. 
Nêu các bước giải.
Bước 1: Tính số gam của 4 gói kẹo.
Bước 2: Tính số gam kẹo và bánh.
Học sinh giải bài toán vào vở , 1 học sinh lên bảng làm bài.
Tóm tắt 
1 gói kẹo: 130g 
1 gói bánh: 175g 
 4 gói kẹo, 1 gói bánh:g? 
 Bài giải 
Cả 4 gói kẹo cân nặng là :
130 x 4 = 520 (g)
Cả kẹo và bánh cân nặng là:
520 + 175 = 695(g).
 Đáp số : 695 gam
Bài 3: Học sinh đọc đề toán - nêu dữ kiện bài toán - nêu cách làm.
Tóm tắt Giải:
Có: 1kg đường Đổi 1kg = 1000g.
Làm bánh: 400g Số đường còn lại cân nặng là:
Còn lại chia 3 túi 1000 – 400 = 600 (g)
1 túi:g? Mỗi túi đường nhỏ cân nặng là
 600 : 3 = 200 (g)
 Đáp so: 200g.
Bài 4. ***Giảm tải: Bài tập 4: Tổ chức dưới dạng trò chơ ... gày dạy: Thứ ba, ngày 29/11/ 2011
Môn: Toán
Tiết 67 Bài: BẢNG CHIA 9
TUẦN 14
I – MỤC TIÊU
Bước đầu thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong giải toán ( có một phép chia 9)
Rèn cho học sinh kỹ năng tính nhẩm và giải toán.
Giáo dục học sinh có ý thức tự học thuộc bảng chia 9.
II - CHUẨN BỊ
Các tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
1 học sinh: Gam viết tắt là gì? Gam viết tắt là g. 
1 học sinh: 1000g bằng bao nhiêu kg? 1000g = 1 kg.
1 học sinh làm bài tập 2;1 học sinh làm bài tập 3
Giáo viên nhận xét – Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu phép chia cho 9 từ bảng nhân 9.
Có 3 tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu chấm tròn ? Vì sao em biết ?
Ai viết được phép tính ?
Vậy có 27 chấm tròn trên các tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa?
Làm thế nào để em tìm được 3 tấm bìa?
Từ phép nhân 9 x 3 = 27 ta có phép chia: 27 : 9 = 3.
Ai có thể lập được bảng chia 9 từ bảng nhân 9?
Thực hành.
Bài 1: (Cột 1,2,3)
Muốn tính nhẩm nhanh ta dựa vào đâu?
Cột 4 Dành cho hs khá giỏi.
Bài 2: (Cột 1,2,3)
Em có nhận xét gì về các phép tính trong bài?
Cột 4 Dành cho hs khá giỏi.
Bài 3: Cho học sinh đọc đề bài-Nêu dữ kiện bài toán-
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Bài toán thuộc dạng toán nào?
Bài 4: 
 Cho học sinh đọc đề bài-Nêu dữ kiện bài toán-
Bài toán thuộc dạng toán nào?
Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài.
Tất cả có 27 chấm tròn. Vì em lấy 3 tấm bìa nhân 9 chấm tròn bằng 27 chấm tròn.
Học sinh lên viết phép tính.
 9 x 3 = 27.
Có 3 tấm bìa.
Vì phép chia là phép ngược của phép nhân nên em lấy 27 : 9 = 3.
Học sinh lập bảng chia 9.
9 x 1 = 9 thì 9 : 9 = 1
9 x 2 = 18 thì 18 : 9 = 2.
9 x 10 = 90 thì 90 : 9 = 10.
Học sinh luyện đọc thuộc bảng chia 9.
Học sinh thi đọc thuộc lòng bảng chia 9.
Bài 1: (Cột 1,2,3)Tính nhẩm.
Dựa vào các bảng chia đã học.
18 : 9 = 2 27 : 9 = 3 54 : 9 = 6
45 : 9 = 5 72 : 9 = 8 36 : 9 = 4
9 : 9 = 1 90 : 9 = 10 81 : 9 =9
Cột 4 Dành cho hs khá giỏi.
63 : 9 = 7
63 : 7 = 9
72 : 8 = 9
Bài 2: (Cột 1,2,3) Tính nhẩm.
Em thấy phép chia là phép tính ngược của phép nhân nên khi lấy tích chia cho một thừa số được thừa số kia.
9 x 5 = 45 9 x 6 = 54 9 x 7 = 63
45 : 9 = 5 54 : 9 = 6 63 : 9 = 7
45 : 5 = 9 54 : 6 = 9 63 : 7 = 9
Cột 4 Dành cho hs khá giỏi.
9 x 8 = 72
72 : 9 = 8
72 : 8 = 9
Bài 3: Học sinh đọc đề toán. Nêu dữ kiện bài.
Có 45 kg gạo, chia đều vào 9 túi.
Mỗi túi có bao nhiêu kg gạo?
Bài toán thuộc dạng toán chia thành 9 phần bằng nhau.
Tóm tắt Giải:
9 Túi: 45kg. Số kg gạo mỗi túi là:
1 túi:kg? 45 : 9 = 5 (kg)
 Đáp số: 5 kg gạo.
Bài 4: Học sinh đọc đề bài.
Nêu dữ kiện bài toán.
Bài toán thuộc dạng toán chia theo nhóm 9.
Tự làm bài.
Tóm tắt Giải:
9kg: 1 túi Số túi gạo có tất cả là:
45kg:túi? 45 : 9 = 5 (túi)
 Đáp số: 5 túi gạo.
3. Củng cố: 2 học sinh đọc lại bảng chia 9.
Chấm bài - Nhận xét.
4. Dặn dò: Về làm bài trong vở bài tập. Chuẩn bị bài Luyện tập: 1,2,3,4.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
--------------------------------0-----------------------------
Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 26/11/ 2011
Ngày dạy: Thứ ba, ngày 29/11/ 2011
Môn: Tập đọc
Tiết 42 Bài: NHỚ VIỆT BẮC
TUẦN 14
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát. 
Hiểu nội dung : Ca ngợi đất và người Việt Bắc, đẹp và đánh giặc giỏi.( trả lời được các CH trong SGK, thuộc 10 dòng thơ đầu ).
Giáo dục học sinh có tình cảm yêu thương mọi người, không phân biệt vùng, miền.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 Bảng đồ để chỉ cho học sinh biết 6 tỉnh thuộc chiến khu Việt Bắc.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
4 học sinh lên tiếp nối nhau kể 4 đoạn của truyện Người liên lạc nhỏ theo 4 tranh minh hoạ truyện và trả lời câu hỏi: Anh Kim Đồng nhanh trí và dũng cảm như thế nào? - Kim Đồng nhanh trí và dũng cảm:
Kim Đồng nhanh trí:
+ Gặp địch không hề tỏ ra bối rối, sợ sệt, bình tĩnh huýt sáo báo hiệu
+ Địch hỏi Kim Đồng trả lời rất nhanh trí: đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm.
+ Trả lời xong, thản nhiên gọi ông ké đi tiếp. Già ơi! Ta đi thôi!
Sự nhanh trí, thông minh của Kim Đồng khiến bọn giặc không hề nghi ngờ nên đã để cho hai bác cháu đi qua.
Kim Đồng dũng cảm: vì còn rất nhỏ đã là một chiến sĩ liên lạc của cách mạng, dám làm những công việc quan trọng, nguy hiểm, khi gặp địch vẫn bình tĩnh tìm cách đối phó, bảo vệ cán bộ.
Giáo viên nhận xét. Ghi điểm.
2 Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Luyện đọc:
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài (Giọng hồi tưởng, thiết tha, tình cảm).
Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh giọng đọc, cách ngắt nghỉ: đọc giọng hồi tưởng, thiết tha, tình cảm; nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm
+ Đọc từng câu.
+ Đọc từng đoạn.
Giáo viên kết hợp hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ.
Ta về/ mình có nhớ ta/
Ta về/ ta nhớ/những hoa cùng người.//
Rừng xanh/hoa chuối đỏ tươi/
Đèo cao nắng ánh/dao gài thắt lưng.//
Cho học sinh đặt câu với từ ân tình 
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc?
Ta : chỉ người về xuôi; mình chỉ người Việt Bắc, thể hiện tình cảm thân thiết.
Tìm những câu thơ cho thấy: 
a) Việt Bắc rất đẹp.
Giảng : các hình ảnh trên rất đẹp và tràn ngập sắc màu : Xanh, đỏ, trắng, vàng.
b) Việt Bắc đánh giặc giỏi.
Tìm những câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người Việt Bắc?
Luyện học thuộc lòng bài thơ.
Giáo viên nhận xét.
Học sinh mở sách theo dõi.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu ( 2 dòng thơ)
Đọc từ khó.
Học sinh tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ trong bài:
Khổ 1: 4 dòng.
Khổ 2: 6 dòng tiếp.
Khổ 3: Còn lại.
Học sinh đọc từ chú giải cuối bài.
 Học sinh đặt câu với từ ân tình .
Ví dụ : Mọi người trong xóm em sống với nhau rất ân tình, tối lửa tắt đèn luôn có nhau.
Cả lớp đọc thầm 2 dòng thơ đầu.
Nhớ hoa - Hiểu rộng ra là nhớ cảnh vật, núi rừng Việt Bắc
Nhớ người: con người Việt Bắc với cảnh sinh hoạt: dao gài thắt lưng, đan nón, chuốt dang, hái măng, tiếng hát ân tình.
1 học sinh đọc từ câu 2 đến hết bài.
Núi rừng Việt Bắc rất đẹp với cảnh rừng xuân hoa chuối đỏ tươi. Ngày xuân mơ nở trắng rừng. Ve kêu rừng phách đổ vàng: rừng thu trăng soi hoà bìnhà các hình ảnh trên rất đẹp và tràn ngập sắc màu: đỏ trắng, vàng, xanh.
Việt Bắc đánh giặc giỏi: rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây; Núi giăng thành luỹ sắt dày; Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
Người Việt Bắc chăm chỉ lao động, đánh giặc giỏi, ân tình thuỷ chung với cách mạng: Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng; nhớ người đang nón chuốt từng sợi giang; nhớ cô em gái hái măng một mình; Tiếng hát ân tình thủy chung.
1 học sinh đọc lại toàn bài thơ.
Học sinh luyện đọc thuộc lòng 10 câu thơ đầu.
Học sinh thi đọc thuộc lòng.
Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
3. Củng cố: Nêu nội dung bài. Bài thơ ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi.
4. Dặn dò: Về nhà tiếp tục học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu, cả bài thơ.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
------------------------------0-----------------------------
Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 26/11/ 2011
Ngày dạy: Thứ ba, ngày 29/11/ 2011
Môn: Chính tả (Nghe - Viết)
Tiết 27 Bài: NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ.
TUẦN 14
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
Nghe - viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Làm đúng bài tập điền tiếng có vần (ay / ây) (BT2).
Làm đúng bài tập 3a . 
Rèn kỹ năng nghe - viết chính xác cho học sinh. 
Học sinh có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Bảng lớp viết 2 lần nội dung bài tập 1.
3 bảng nhóm viết nội dung khổ thơ hoặc đoạn văn trong bài tập 3.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
2 học sinh lên viết bảng lớp - lớp viết bảng con các từ: huýt sáo, hít thở, suýt ngã, giá sách, dụng cụ.
Giáo viên nhận xét. Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn học sinh nghe-viết.
Giáo viên đọc đoạn viết chính tả.
Trong đoạn vừa đọc có những tên riêng nào phải viết hoa?
Câu nào trong đoạn văn là lời của nhân vật? Lời đó được viết thế nào?
Giáo viên đọc cho học sinh viết từ khó vào bảng con.
Giáo viên nhận xét, sửa sai.
Nhắc nhở tư thế trước khi viết.
Giáo viên đọc bài cho học sinh viết.
Giáo viên đọc cho học sinh soát lỗi.
Giáo viên treo bảng phụ, cho học sinh soát và sửa lỗi.
Chấm, chữa bài.
Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh, hướng dẫn sửa một số lỗi của học sinh .
Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: 
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.
Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Giảng : + Đòn bẩy là vật bằng tre, gỗ, sắt giúp nâng hoặc nhấc một vật nặng theo cách : Tỳ đòn bẩy vào 1 điểm tựa rồi dùng sức nâng, nhấc vật đó lên.
 + Sậy: cây có thân cao, lá dài, thường mọc ở bờ nước, dáng khẳng khiu.
Bài tập 3a:
Giáo viên chia nhóm, hướng dẫn cách chơi, luật chơi nhóm thi tiếp sức. Phát bảng nhóm lên bảng.
Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng. 
Học sinh mở sách theo dõi.
2 học sinh đọc lại bài.
Kim Đồng, Đức Thanh : tên người, Nùng tên 1 dân tộc, Hà Quảng tên một huyện.
Câu: Nào, bác cháu ta lên đường! là lời ông ké được viết sau dấu hai chấm xuống dòng, gạch đầu dòng.
Học sinh luyện viết chữ khó dễ sai vào bảng con : nào, lên đường, áo Nùng, cỏ lúa, lững thững .
Học sinh nghe - viết bài vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Học sinh soát và sửa lỗi.
Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
Học sinh làm vào bảng con.
2 học sinh lên bảng thi làm bài - Đọc kết quả.
Lời giải: 
Điền vào chỗ trống ay hay ây?
- cây sậy, chày giã gạo
- dạy học, ngủ dậy
- số bảy, đòn bẩy.
Bài tập 3a: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
-Học sinh nhận nhóm cử 5 bạn lên thực hiện trò chơi. Người cuối cùng điền âm vần và đọc kết quả.
Lớp nhận xét nhóm thắng cuộc:
Điền vào chỗ trống 
a. l hay n?
Trưa nay bà mệt phải nằm
Thương bà, cháu đã giành phần nấu cơm
Bà cười: vừa nát vừa thơm
Sao bà ăn được nhiều hơn mọi lần?
 Vương Thừa Việt
3. Củng cố: Nhận xét một số lỗi thường mắc ở học sinh.
4. Dặn dò: Về sửa lỗi (nếu có). 
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
----------------------------------0------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_14_le_thi_hanh_phan_1.doc