Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Tiến

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Tiến

I/ Mục tiêu:

A- Tập đọc.

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lồi các nhân vật.

- Hiểu ND: Kim Đồng là người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng (Trả lời được các CH trong SGK).

B- Kể chuyện

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

- HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.

II/ Chuẩn bị:

1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,.

2. ĐDDH: ảnh minh hoạ.

 

doc 20 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày thángnăm 2009
Tập đọc - Kể chuyện
NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
I/ Mục tiêu:
A- Tập đọc.
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lồi các nhân vật.
- Hiểu ND: Kim Đồng là người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng (Trả lời được các CH trong SGK).
B- Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
- HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện. 
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: ảnh minh hoạ.
III/ Các hoạt động dạy - học:
 Tập đọc
A- Kiểm tra bài cũ.
Gọi 2 học sinh nối tiếp nhau đọc bài "Cửa Tùng” và trả lời câu hỏi cuối bài.
B- Dạy bài mới.
1/ Giới thiệu chủ điểm và bài đọc.
2/ Luyện đọc.
a) Giáo viên đọc diễn cảm bài văn.
b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa.
- Đọc từng câu nối tiếp.
- Đọc từng đoạn trước lớp: 4 đoạn.
 + Luyện đọc một số câu văn dài:
+ Đọc chú giải.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc ĐT đoạn 1 + 2; 
 2 học sinh đọc nối tiếp đoạn 3 + 4.
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Một học sinh đọc đoạn 1; trả lời: 
+ GV: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì ?
 HS: Nhiệm vụ của Kim Đồng là bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.
+ GV: Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng ?
 HS: Vì vùng này là vùng của người Nùng, đóng vai ông già Nùng để dễ dàng che mắt địch...
+ GV: Cách đi đường của 2 bác cháu như thế nào ? (rất cẩn thận)
- Đọc thầm đoạn 2, 3, 4, trả lời:
+ GV: Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch ?
 HS: Kim Đồng nhanh trí: gặp địch không hề bối rối; 
 Địch hỏi Kim Đồng trả lời: Đón thầy mo về cúng cho mẹ đang ốm và thản nhiên giục bác cán bộ đi nhanh vì nhà còn rất xa.
4/ Luyện đọc lại.
- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 3; hướng dẫn học sinh đọc.
- Thi đọc đoạn 3 (3 em) theo cách phân vai.
 Kể chuyện
1/ Giáo viên nêu nhiệm vụ: Dựa theo 4 tranh minh hoạ nội dung 4 đoạn, học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
2/ Hướng dẫn học sinh kể toàn bộ câu chuyện theo tranh.
- Học sinh quan sát 4 tranh minh hoạ.
- Một học sinh khá kể mẫu đoạn 1 theo tranh -> nhận xét.
 * Lưu ý học sinh có thể kể theo 1 trong 3 cách:
Cách 1: kể đơn giản, ngắn gọn theo tranh.
Cách 2: kể có đầu, có cuối nhưng không cần kĩ như văn bản.
Cách 3: kể sáng tạo.
- Từng cặp học sinh tập kể.
- 4 học sinh nối tiếp thi kể -> nhận xét.
- 2 học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
5/ Củng cố, dặn dò.
 GV: Qua câu chuyện này, em thấy Kim đồng là một thiếu niên như thế nào?
 HS: Em thấy Kim Đồng là một chiến sĩ liên lạc dũng cảm, nhanh trí, yêu nước.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Toán
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
- Biết so sánh các khối lượng.
- Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán.
- Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập. Đơn vị đo khối lượng gam và sự liên hệ giữa gam và ki-lô-gam. Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân đĩa và cân đồng hồ.
- Làm được các bài tập: bài 1, bài 2, bài 3, bài 4
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: Một cân đồng hồ loại 2 kg (5 kg)
III/ Các hoạt động dạy - học:
A- Kiểm tra bài cũ:
- Một học sinh chữa trên bảng bài 4
 GV: Gam là gì ? (2 học sinh trả lời)
B- Bài mới
1/ Bài 1: 
- Học sinh nêu yêu cầu của bài: So sánh các số đo khối lượng.
- Học sinh tự làm câu thứ nhất: 744g > 474g
 GV: Vì sao con biết 744g > 474g?
 HS: Vì khi so sánh các số đo khối lượng, chúng ta cũng so sánh như với các số tự nhiên.
- Học sinh nêu cách làm câu thứ 2: thực hiện phép cộng số đo khối lượng ở vế trái rồi mới so sánh
- Học sinh tự làm vào vở -> đổi chéo vở kiểm tra nhau
2/ Bài 2: 
- 2 học sinh đọc đề, nêu yêu cầu
- Hướng dẫn để học sinh nêu cách làm như sau:
+ Tính xem 4 gói kẹo nặng bao nhiêu gam ?
+ Tính xem mẹ Hà đã mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và gam bánh ?
- Một học sinh chữa bài trên bảng lớp
	Cả 4 gói kẹo cân nặng là: 130 x 4 = 520 (g)
	Cả kẹo và bánh cân nặng là: 520 + 175 = 695 (g)
	 Đáp số: 695 g kẹo
3/ Bài 3:
 - Tiến hành tương tự bài 2
- Chữa bài: Đổi 1 kg = 1000 g
	Số đường còn lại cân nặng: 1000 – 400 = 600 (g)
	Mỗi túi đường nhỏ cân nặng: 600: 3 = 200 (g)
	 Đáp số: 200 g đường
4/ Bài 4: Giáo viên tổ chức cho học sinh cân hộp bút, cân hộp đồ dùng học Toán và so sánh trọng lượng 2 vật đó.
5/ Củng cố, dặn dò
- Học sinh nhắc lại nội dung luyện tập
- Giáo viên giao bài về nhà
Thứ ba ngày ...... tháng ...... năm 2009
Toán 
BẢNG CHIA 9
I/ Mục tiêu:
- Bước đầu thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong tính toán, giải toán (có một phép chia 9) 
- Lập bảng chia 9 dựa vào bảng nhân 9. Thực hành chia cho 9 (chia trong bảng).
- Làm được các BT: bài 1, bài 2, bài 3, bài 4
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: Bộ học toán.
III/ Các hoạt động dạy - học:
A- Kiểm tra bài cũ.
- Một học sinh chữa bài 4 -> nhận xét.
B- Bài mới
1/ Hướng dẫn lập bảng chia 9.
* Giáo viên kiểm tra 1 - 2 học sinh đọc bảng nhân 9
* Giáo viên dùng các tấm bìa hướng dẫn lập lại bảng nhân 9 và chuyển thành bảng chia 9.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 1 tấm bìa (có 9 chấm tròn), hỏi: 
+ 9 lấy 1 lần bằng mấy ? (bằng 9).
Giáo viên viết bảng: 9 x 1 = 9 và chỉ vào tấm bìa có 9 chấm tròn hỏi:
+ Lấy 9 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 9 chấm tròn thì được mấy nhóm (1 nhóm).
 Giáo viên viết bảng: 9: 9 = 1.
- Giáo viên chỉ vào phép nhân và chia ở trên bảng gọi học sinh đọc:
 (9 x 1 = 9 9: 9 = 1).
- Làm tương tự với các phép tính còn lại.
* Khi đã lập được bảng chia 9, hướng dẫn học sinh nhìn bảng chia 9 để nhận xét từng cột số.
- Gọi học sinh đọc cá nhân và đồng thanh nhiều lần.
2/ Hướng dẫn học sinh đọc thuộc bảng chia 9.
3/ Thực hành
a) Bài 1: - Học sinh nêu yêu cầu: Tính nhẩm
	 - Học sinh nhẩm kết quả dựa vào bảng chia 9.
b) Bài 2: Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- Học sinh nêu yêu cầu: Tính nhẩm.
- Học sinh tính nhẩm theo từng cột, trước hết dựa vào bảng nhân 9 để tìm kết quả của phép nhân, suy ra kết quả 2 phép chia tương ứng.
c) Bài 3: 
- Học sinh đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì? (có 45kg gạo, chia đều vào 9 túi.)
+ Bài toán yêu cầu làm gì? (Tính số ki-lô-gam gạo mỗi túi)
- Một học sinh lên bảng tóm tắt và giải bài toán, dưới lớp nháp bài.
- Chữa bài
	Số kg gạo trong mỗi túi là: 45: 9 = 5 (kg)
	 	Đáp số: 5kg gạo
d) Bài 4: Tiến hành tương tự bài 3.
	 Số túi gạo có tất cả là:
	 45: 9 = 5 (túi)	
	Đáp số: 5 túi gạo.
4/ Củng cố, dặn dò.
- Gọi 1 - 2 học sinh đọc thuộc bảng chia 9.
- Giao bài về nhà.
Chính tả
NGHE-VIẾT: NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
I/ Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Làm đúng BT điền tiếng có vần ay ây (BT2)
- Làm đúng BT(3) a / b hoặc BT CT phuơng ngữ do GV soạn.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: vở BT.
III/ Các hoạt động dạy - học: 
A- Kiểm tra bài cũ
- Học sinh viết bảng con: huýt sáo, hít thở, suýt ngã,...
B- Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2) Hướng dẫn học sinh nghe - viết
a/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- Giáo viên đọc đoạn chính tả. Một học sinh đọc lại
- Đoạn văn có những nhân vật nào ? (anh Đức Thanh, Kim Đồng và ông ké)
- Nhận xét chính tả: 
- Học sinh đọc thầm bài, tự viết những từ khó hay mắc
b/ Giáo viên đọc cho học sinh viết bài
c/ Chấm, chữa bài
3/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
a/ Bài 2: Học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu
- Học sinh làm bài cá nhân
- 2 học sinh làm thi trên bảng lớp -> chữa bài
 Giáo viên giảng từ: đòn bẩy, sậy
b/ Bài 3: 
- Học sinh làm bài cá nhân
- 4 học sinh làm vào phiếu A3 - > đọc và chữa bài
	Trưa nay – nằm – nấu cơm – nát – mọi lần
	Tìm nước – dìm chết – chim – gáy – thoát hiểm
	4/ Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhắc nhở học sinh mắc khuyết điểm về lỗi chính tả -> chữa bài
- Khuyến khích học sinh đọc thuộc các thành ngữ bài 3
Tự nhiên và xã hội
TỈNH (THÀNH PHỐ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG (T1)
I/ Mục tiêu:
- Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế...ở địa phương.
- HS có năng khiếu: Nói về một danh lam, di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: ảnh minh hoạ SGK.
III/ Các hoạt động dạy - học	:
 Tiết 1
A- Kiểm tra bài cũ:
- Điều gì sẽ xảy ra nếu chơi trò chơi nguy hiểm ?
- Bạn sẽ khuyên các bạn đang chơi trò chơi nguy hiểm như thế nào ?
B- Bài mới
1/ Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
- Giáo viên chia 4 nhóm, yêu cầu học sinh quan sát các hình SGK (trang 52 đến trang 54) và nói những gì các em quan sát được.
Gợi ý: Kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế cấp tỉnh có trong hình.
- Học sinh các nhóm trình bày.
- Kết luận: ở mỗi tỉnh (thành phố) đều có các cơ quan: hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế... để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ của nhân dân.
2/ Hoạt động 2: Nói về tỉnh (TP) nơi bạn đang sống.
- Yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh, hoạ báo nói về các cơ sở văn hoá giáo dục, hành chính, y tế.
- Học sinh làm việc theo nhóm. Sau đó cử người lên giới thiệu.
3/ Củng cố, dặn dò.
- Học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Giao bài về nhà.
Thủ công
CẮT, DÁN CHỮ H, U (TIẾT 2)
I/ Mục tiêu:
- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ H, U
- Kẻ, cắt, dán được chữ H, U. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
- Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ H, U. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: dụng cụ cắt dán.
III/ Các hoạt động dạy - học:
1/ Hoạt động 1: Hướng dẫn mẫu
* Bước 1: Kẻ chữ H, U
- Kẻ, cắt 2 HCN có dài 5 ô, rộng 3ô
- Chấm các điểm đánh dấu hình chữ H, U vào 2 hình chữ nhật.
Sau đó kẻ theo các điểm đã đánh dấu; riêng chữ U cần vẽ đường cong
* Bước 2: Cắt chữ H, U
* Bước 3: Dán chữ H, U
- Cho 1- 2 học sinh làm mẫu -> nhận xét, rút kinh nghiệm.
2/ Hoạt động 2: Học sinh thực hành kẻ, cắt, dán chữ H, U
 Giáo viên quan sát, hướng dẫn học sinh còn lúng túng.
3/ Nhận xét, dặn dò
- Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh cắt, dán đẹp, đúng
* Giao bài t ...  viết hoa ?
 HS: Chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa và tên riêng “Việt Bắc” phải viết hoa.
- Học sinh đọc thầm bài, tự viết nháp những chữ dễ viết sai.
b) Học sinh tự nhớ và viết bài..
c) Chấm - chữa bài.
3/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
a/ Bài tập 2:	
- Gọi 2 học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- 2 tốp học sinh nối tiếp nhau thi làm bài.
- Gọi 5 – 7 học sinh đọc kết quả -> giáo viên sửa lỗi phát âm cho học sinh.
- Chữa bài: hoa mẫu đơn ---- mưa mau hạt
 lá trầu ---- đàn trâu
 sáu điểm ---- quả sấu
b/ Bài tập 3: 
- Học sinh nêu yêu cầu: Điền từ vào thành ngữ, tục ngữ cho thích hợp.
- 2 học sinh làm trên bảng.
- Chữa bài: 
4/ Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học, lưu ý học sinh tự sửa lỗi chính tả.
- Giao bài về nhà.
Âm Nhạc
ÔN TẬP BÀI HÁT: BÀI CON CHIM NON
I. Mục tiêu:
- HS hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, tiết tấu; thể hiện tính chất nhịp nhàng, trong sáng.
- Biết hát nhấn đúng phách mạnh và gõ đệm theo nhịp ¾ của bài hát.
- HS biết hát kết hợp vận động phụ họa theo bài hát.
- HS biết yêu mến những bài dân ca của các dân tộc trên thế giới.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: Máy nghe, băng nhạc. Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và một vài động tác phụ họa cho bài hát.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: Có thể tiến hành trong quá trình ôn tập bài hát.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Con chim non.
- Cho HS nghe giai điệu bài hát, hỏi HS tên bài hát, dân ca của nước nào?
- Cho HS nghe lại băng hát Con chim non, sau đó hướng dẫn HS ôn hát và thể hiện tính chất nhịp nhàng, trong sáng.
- Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp vỗ tay đệm theo nhịp 3: Phách mạnh vỗ tay xuống bàn, hai phách nhẹ vỗ tay vào nhau.
- Hướng dẫn HS sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo nhịp của bài hát: Dùng trống để gõ phách mạnh, thanh phách để gõ phách nhẹ.
- Trong quá trình ôn hát, GV có thể kết hợp đánh giá nhận xét đối với những cá nhân hát và gõ đệm đúng yêu cầu.
- Nhận xét.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa.
- Hướng dẫn HS vài động tác vận động phụ họa.
Câu 1: Chân nhún nhịp nhàng sang trái, phải theo nhịp 3 (nhún chân vào tiếng minh là phách mạnh đầu tiên); tay chỉ sang trái, phải cùng bên với bước chân.
Câu 2, 3: Tiếp tục nhún chân nhịp nhàng; hai tay đưa lên miệng thành hình loa, giả động tác chim hót.
Câu 4, 5: Thực hiện như câu 1.
Câu 6, 7: Hai tay đưa lên chéo trước ngực.
- GV hướng dẫn từng động tác; sau khi tập xong, cho HS thực hiện lại vài lần cho thuần thục các động tác kết hợp nhún chân nhịp nhàng theo nhịp 3.
- Ngoài ra có thể hướng dẫn HS thực hiện bước chân theo phách của nhịp ¾ như SGK đã hướng dẫn (bước chân trái sang trái, chân phải bước theo, chân trái dậm tại chỗ; sau đó tiếp tục bước chân phải sang phải, ...Cứ thế thực hiện liên tục và đều đặn).
- Mời vài nhóm, cá nhân lên biểu diễn trên lớp (vừa hát kết hợp vận động phụ họa).
- Nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò
- GV cho cả lớp hát đồng thanh lại bài hát Con chim non theo hướng dẫn của GV trước khi kết thúc tiết học.
- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc bài hát, thể hiện được tình cảm, sắc thái bài hát, biết thể hiện động tác vận động phụ họa nhịp nhàng, thái độ tích cực khi học hát; nhắc nhở những em chưa thực hiện đúng các yêu cầu trong tiết học cần cố gắng hơn ở các tiết học sau.
- Dặn HS về học thuộc bài hát: Con chim non
Thể dục
HOÀN THIỆN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
I/ Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện 8 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân, nhảy, điều hoà của bài thể dục phát triển chung.
- Chơi trò chơi: “Đua ngựa”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: còi, dụng cụ trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
1/ Phần mở đầu ( 6 – 10 phút).
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
- Chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”.
2/ Phần cơ bản (18 – 22 phút)
a) Ôn bài TD phát triển chung ( 10 – 13 phút)
- Tập liên hoàn cả 8 động tác.
Giáo viên hô nhịp liên tục hết động tác này sang động tác kia (lần 1 + 2)
- Chia tổ tập luyện theo khu vực.
Giáo viên đi đến từng tổ góp ý, sửa sai.
- Biểu diễn thi đua tập 1 lần bài TD phát triển chung.
b) Chơi trò chơi “Đua ngựa” (7 – 8 phút).
- Cho học sinh khởi động kĩ các khớp.
- Học sinh chơi thi đua giữa các tổ.
3/ Phần kết thúc ( 4 – 6 phút).
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
- Giáo viên nhận xét tiết học và giao bài về nhà.
Thứ sáu ngày ...... tháng ...... năm 2009
Toán
CHIA SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (TIẾP)
I/ Mục tiêu:
- Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải bài toán có liên quan đến phép chia 
- Làm được các BT: bài 1 (cột 1,2,3), bài 2, bài 3.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: 
III/ Các hoạt động dạy - học:
A- Kiểm tra bài cũ
Một học sinh chữa bài 3 -> Giáo viên kiểm tra vở bài tập Toán
B- Bài mới
1/ Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia 78: 4
- Giáo viên nêu phép chia 78: 4
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt tính và thực hiện phép chia theo các bước:
 78 4 * Lần chia thứ nhất: 7 chia 4 được 1,
 38 19 1 nhân 4 bằng 4, 7 trừ 4 bằng 3.
 2 * Lần chia thứ hai: Hạ 8, 38 chia 4 bằng 9,
 9 nhân 4 bằng 36, 38 trừ 36 bằng 2.
- Cho học sinh nêu lại cách thực hiện từng bước chia của phép chia
2/ Thực hành
a) Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu, làm bài rồi chữa
	 Củng cố cách thực hiện phép chia
b) Bài 2: 
- Bài toán gắn với thực tế. 
- Học sinh đọc đề bài, giáo viên hướng dẫn giải
	c) Bài 3:
 - Học sinh tự vẽ rồi giáo viên hướng dẫn chữa bài
- Các dạng tứ giác có 2 góc vuông là:
d) Bài 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 8 hình tam giác xếp thành hình vuông
 *Ví dụ:
3/ Củng cố, dặn dò
- Giáo viên chốt kiến thức vừa học
- Giao bài về nhà
Tập làm văn
NGHE KỂ “TÔI CŨNG NHƯ BÁC” - GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG
I/ Mục tiêu:
- Nghe và kể lại được câu chuyện Tôi cũng như bác (BT1) 
- Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản (theo gợi ý) về các bạn trong tổ của mình với người khác (BT2).
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy - học:
A- Kiểm tra bài cũ
 Gọi 3 - 4 học sinh đọc thư gửi bạn miền khác -> nhận xét.
B- Dạy bài mới:	1) Giới thiệu bài.
	2) Hướng dẫn làm bài tập.
a/ Bài 1: 
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp quan sát tranh và đọc 3 câu hỏi gợi ý.
- Giáo viên kể chuyện một lần, sau đó dừng lại hỏi học sinh:
+ Câu chuyện này xảy ra ở đâu ? (ở nhà ga)
+ GV: Câu chuyện có mấy nhân vật ? 
 HS: 2 nhân vật: nhà văn già và người đứng cạnh.
+ GV: Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo ?
 HS: Vì ông quên không mang kính.
+ GV: ông nói gì với người đứng cạnh? 
 HS: Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này.
+ GV: Người đó trả lời ra sao? 
 HS: Xin lỗi, tôi cũng như bác.
+ GV: Câu trả lời có gì đáng buồn cười ?
 HS: Người đó tưởng nhà văn cũng không biết chữ như mình.
- Giáo viên kể tiếp lần 2.
- Học sinh thi kể lại truyện bằng cách dựa vào gợi ý.
b/ Bài 2: 
- Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Giáo viên chỉ bảng lớp đã viết các gợi ý, nhắc học sinh.
+ Các em phải tưởng tượng đang giới thiệu với một đoàn khách đến thăm về các bạn trong tổ. Khi giới thiệu, các em cần dựa vào các gợi ý những cũng có thể bổ sung:
- Gọi 1 học sinh giỏi làm mẫu
- Học sinh làm việc theo tổ; từng em tiếp nối nhau đóng vai người giới thiệu
- Các đại diện thi giới thiệu về tổ mình -> nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò
- Giáo viên chốt nội dung bài
- Giao bài về nhà
Tự nhiên và xã hội
TỈNH (THÀNH PHỐ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG (TIẾT 2)
I/ Mục tiêu:
- Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế...ở địa phương.
- HS khá giỏi : Nói về một danh lam, di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: ảnh minh hoạ SGK.
III/ Các hoạt động dạy - học	:
A- Bài cũ:
Kể tên một vài cơ quan hành chỉnh của tỉnh (thành phố) mà em biết ?
B- Bài mới
1/ Hoạt động 1: Vẽ tranh
- Giáo viên gợi ý cách thể hiện những nét chính về những cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế... khuyến khích trí tưởng tượng của học sinh.
- Học sinh tiến hành vẽ
- Sau đó, tổ chức cho học sinh dán tất cả tranh lên tường
- Gọi 1 số học sinh mô tả tranh vẽ
- Giáo viên khuyến khích, động viên học sinh bằng phần thưởng: bút chì, bút vẽ...
2/ Hoạt động 2: Trò chơi “Báo cáo viên giỏi”
- Giáo viên chia thành 4 nhóm, phát giấy, bút cho các nhóm.
- Yêu cầu các nhóm chọn một nơi đã được tham quan và dựa vào phiếu điều tra thực tế của mỗi học sinh để giới thiệu về nơi đó.
các nhóm trình bày. nhóm khác nhận xét, bổ sung.
3/ Củng cố, dặn dò
- 2 học sinh nhắc lại nội dung chính của bài
- Giao bài về nhà
Tập viết 
 Ôn chữ hoa: K
I/ Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa K (1dòng), KH, Y (1dòng); viết đúng tên riêng Yết Kiêu (1dòng) và câu ứng dụng: Khi đói... chung một lòng (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: mẫu chữ.
III/ Các hoạt động dạy - học:
A- Kiểm tra bài cũ
- Viết bảng con: Ông ích Khiêm
B- Dạy bài mới:	1) Giới thiệu bài
	2) Hướng dẫn viết trên bảng con
a/ Luyện viết chữ hoa
- Học sinh tìm các chữ hoa có trong bài: Y, K
- Giáo viên viết mẫu, nhắc lại cách viết
- Học sinh tập viết chữ Y, K trên bảng con
b/ Luyện viết từ ứng dụng
- Học sinh đọc tên riêng: Yết Kiêu
- Học sinh tập viết trên bảng con
c/ Luyện viết câu ƯD
- Học sinh đọc câu ƯD: 	Khi đói cùng chung một dạ,	 Khi rét cùng chung một lòng.
- Giáo viên: Đây là câu tục ngữ của dân tộc Mường khuyên con người phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong gian khổ, khó khăn. Càng lúc khó khăn, thiếu thốn thì con người càng phải đoàn kết.
- Học sinh tập viết trên bảng con.
3/ Hướng dẫn học sinh viết vào vở.
- Giáo viên yêu cầu; học sinh viết vào vở.
4/ Chấm, chữa bài
5/ Củng cố, dặn dò
- Giáo viên biểu dương học sinh viết đẹp.
- Giao bài về nhà
Sinh hoạt
SINH HOẠT SAO
(Có ở hồ sơ 	Sao)
Ngày  tháng năm 2009 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_14_nguyen_thi_tien.doc