A. Mục tiêu :
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó: sơ tán, san sát, nườm nượp, lấp lánh, lăn tăn, thất thanh, vùng vẫy, tuyệt vọng, lướt thướt, hốt hoảng,.
- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( lời kêu cứu, lời bố ).
- Nắm được nghĩa của các từ mới : sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện : ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở làng quê ( những người sẵn sàng giúp đỡ người khác, hy sinh vì người khác ) và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình lúc gian khổ, khó khăn.
- Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo gợi ý.
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
Tuần 16 Ngày 07 tháng 12 năm 2010 Môn: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN Tên bài dạy: ĐƠI BẠN (SGK:130) Thời gian dự kiến: 70’ A. Mục tiêu : - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó: sơ tán, san sát, nườm nượp, lấp lánh, lăn tăn, thất thanh, vùng vẫy, tuyệt vọng, lướt thướt, hốt hoảng,... - Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( lời kêu cứu, lời bố ). - Nắm được nghĩa của các từ mới : sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng - Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện : ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở làng quê ( những người sẵn sàng giúp đỡ người khác, hy sinh vì người khác ) và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình lúc gian khổ, khó khăn. - Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo gợi ý. - Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện. - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn. B. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, C. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1: Bài cũ Nhà rông ở Tây Nguyên - Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi : + Nội dung bài nói gì ? + Nhà rông thường dùng để làm gì ? - Giáo viên nhận xét, cho điểm - Giáo viên nhận xét bài cũ. 2. HĐ2: Giới thiệu bài - Luyện đọc GV đọc mẫu toàn bài Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. - Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi. - Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1. - Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn. - Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp. - GV kết hợp giải nghĩa từ khó: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng - Giáo viên gọi từng tổ đọc. - Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3. 3. HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu bài - Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi : + Thành và Mến kết bạn vào dịp nào ? Thành và Mến kết bạn từ ngày nhỏ, khi giặc Mỹ ném bom miền Bắc, gia đình Thành phải rời thành phố, sơ tán về quê Mến ở nông thôn. + Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy thị xã có gì lạ? Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy thị xã có nhiều phố, phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao cái thấp không giống nhà ở quê, những dòng xe cộ đi lại nườm nượp, ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao sa - Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi : + Ở công viên có những trò chơi gì ? Ở công viên có những trò chơi cầu trượt, đu quay + Ở công viên, Mến đã có hành động gì đáng khen ? Nghe tiếng kêu cứu, Mến lập tức lao xuống hồ cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng + Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý ? Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính dũng cảm và sẵn sàng cứu người, bạn còn rất khéo léo trong khi cứu người. - Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi : + Em hiểu câu nói của người bố như thế nào ? - Giáo viên chốt lại : Câu nói của người bố ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người sống ở làng quê, những người sẵn sàng giúp đỡ người khác khi có khó khăn, không ngần ngại khi cứu người. - Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi : + Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thuỷ chung của gia đình Thành đối với những người đã giúp đỡ mình ? - Giáo viên chốt : gia đình Thành tuy đã về thị xã nhưng vẫn nhớ gia đình Mến. Bố Thành về lại nơi sơ tán trước đây đón Mến ra chơi. Thành đưa Mến đi khắp thị xã. Bố Thành luôn nhớ gia đình Mến và có những suy nghĩ rất tốt đẹp về người nông dân. 4. HĐ4: Luyện đọc lại - Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2, 3 trong bài và lưu ý học sinh đọc đoạn văn. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( lời kêu cứu, lời bố ) - Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. 2 - Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc bài tiếp nối - Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. - Qua câu chuyện này cho chúng ta biết điều gì? 5. HĐ5: Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. - Giáo viên nêu nhiệm vụ : trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào các gợi ý, học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện Đôi bạn. - Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài - Giáo viên cho 5 học sinh lần lượt kể trước lớp, mỗi học sinh kể lại nội dung từng đoạn. - Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh kể chuyện theo nhóm - Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo. - Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai. 6.HĐ6: Nhận xét – Dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay. - Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. D. Phần bổ sung: . . Môn: TỐN Tên bài dạy: LUYỆN TẬP (VBT:83) Thời gian dự kiến: 35’ A. Mục tiêu : Giúp HS - Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tính chia ( bước đầu làm quen cách viết gọn ) và giải bài toán có hai phép tính. Học sinh tính nhanh, chính xác. B. Đồ dùng dạy học: C. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1: Bài cũ : giới thiệu bảng chia Gv gọi 2 Hs len bang làm BT1,3 sgk/75 Nhận xét cho điểm. 2. HĐ2: GT bài – Thực hành Bài 1 : Đặt tính rồi tính : - GV gọi HS đọc yêu cầu - Giáo viên cho học sinh tự làm bài - GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. - GV gọi HS nêu lại cách thực hiện - Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2 : Đặt tính rồi tính ( theo mẫu ) : - GV gọi HS đọc yêu cầu - Giáo viên yêu cầu học sinh mỗi lần chia chỉ viết số dư dưới số bị chia. - Giáo viên cho học sinh tự làm bài - Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả - Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 3 : GV gọi HS đọc đề bài - GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt lên bảng : 125m A B Gấp 4 lần C ?m - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi học sinh lên sửa bài. - Giáo viên nhận xét. Bài 4 : Tính độ dài đường gấp khúc ABCDE : - GV gọi HS đọc yêu cầu . - Yêu cầu học sinh làm bài. - GV cho HS thi đua tiếp sức - Nhận xét B D 4cm 4cm 4cm 4cm A C E 3. HĐ3: Nhận xét – Dặn dò - Chuẩn bị : Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số . Về làm BT 1,2 sgk/76 - GV nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung: Bỏ phần d BT2; bài 5 cho Hs nêu miệng, nêu kết quả tính sgk/76 Ngày 01 tháng 12 năm 2009 Môn: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tên bài dạy: HOẠT ĐỘNG CƠNG NGHIỆP,THƯƠNG MẠI (SGK:60 ) Thời gian dự kiến: 35’ A. Mục tiêu : Giúp Hs biết: - Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại của tỉnh (thành phố) nơi các em đang sinh sống. - Nêu được ích lợi của các hoạt động công nghiệp, thương mại. - Có thái độ biết yêu quí các hoạt động nông nghiệp. B. Đồ dùng dạy học : Hình trong SGK trang 60, 61. C. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1: Bài cũ: Hoạt động nông nghiệp. - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu hỏi: + Kể tên các hoạt động nông nghiệp. + Ích lợi các hoạt động đó. - Gv nhận xét. 2. HĐ2: Giới thiệu bài - Thảo luận theo cặp. - Mục tiêu: Biết được những hoạt động công nghiệp ở tỉnh, nơi các em đang sống. - Cách tiến hành. Bước 1: Làm việc theo cặp. - Gv yêu cầu từng cặp Hs kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv mời một số Hs lên kể trước lớp. - Gv nhận xét. => Gv giới thiệu thêm một số hoạt động như: khai thác quặng kim loại, luyện thép, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, đều gọi là động công nghiệp. 3. HĐ3: : Hoạt động theo nhóm. - Mục tiêu: Biết được các hoạt động công nghiệp và ích lợi của hoạt động đó. - Các bước tiến hành. Bước 1 : Từng cá nhân quan sát hình trong SGK. - Gv yêu cầu Hs quan sát các hình ở SGK trang 60, 61 Bước 2: Mỗi Hs nêu tên một hoạt động đã quan sát được trong hình. Bước 3: Một số em nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp. - Gv nhận xét và giới thiệu , phân tích về các hoạt động và sản phẩm từ các hoạt động đó: + Khoan dầu khí cung cấp nhiên liệu, chất đốt để chạy máy. + Khai thác than cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy, chất đốt sinh hoạt + Dệt cung cấp vải, lụa. => Các hoạt động như khai thác than, dầu khí, dệt gọi là hoạt động công nghiệp. 4. HĐ4: Làm việc theo nhóm. - Mục tiêu: Kể tên được một số chợ, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó. - Cách tiến hành. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Gv yêu cầu thảo luận. Câu hỏi: + Những hoạt động mua bán như trong hình 5 trang 61 SGK thường gọi là hoạt động gì? + Hoạt động đó các em nhìn thấy ở đâu? + Hãy kể tên một số chợ, siêu thị ở quê em? Bước 2: Một số nhóm lên trình bày kết quả. - Gv yêu cầu một số nhóm lên trình bày kết quả. - Gv nnhận xét. => Các hoạt động mua bán được gọi là hoạt động thương mại. 5. HĐ5: Nhận xét – dặn dò - Về xem lại bài. - Chuẩn bị bài sau: Làng quê và đô thị. - Nhận xét bài học. D. Phần bổ sung: . Môn: TẬP ĐỌC Tên bài dạy: VỀ QUÊ NGOẠI (SGK:133 ) Thời gian dự kiến: 35’ A. Mục tiêu : - Đọc tr ... ø nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết. + Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ? + Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ? + Đọc lại từ ứng dụng - GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Lê Lợi là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu L - Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Lê Lợi 2 lần - Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết. * Luyện viết câu ứng dụng - Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bộ thẻ, mỗi thẻ là 1 chữ trong câu tục ngữ, yêu cầu học sinh sắp xếp các chữ thành một câu tục ngữ có nghĩa qua trò chơi Rồng Vàng. Nhóm nào xong trước thì giơ tay và đọc câu tục ngữ vừa sắp xếp. - GV gắn câu tục ngữ mẫu và cho học sinh đọc : Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau - Giáo viên hỏi : + Câu tục ngữ ý nói gì ? - Giáo viên chốt : câu tục ngữ khuyên chúng ta khi nói năng với mọi người phải biết lựa chọn lời nói, làm cho người nói chuyện với mình thấy dễ chịu và hài lòng - Giáo viên gắn lên bảng 5 tranh, sau mỗi tranh có các chữ cái có trong câu tục ngữ, yêu cầu học sinh chọn 1 tranh và trả lời câu hỏi : + Các chữ đó có độ cao như thế nào ? + Câu tục ngữ có chữ nào được viết hoa ? - Giáo viên yêu cầu học sinh Luyện viết trên bảng con chữ Lời, Lựa. - Giáo viên nhận xét, uốn nắn 3. HĐ3: Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết - Giáo viên nêu yêu cầu : + Viết chữ L : 2 dòng cỡ nhỏ + Viết tên Lê Lợi : 2 dòng cỡ nhỏ + Viết câu tục ngữ : 2 lần - Cho học sinh viết vào vở. - GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu. Chấm, chữa bài - Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung 4. HĐ4: Nhận xét – Dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp. - Chuẩn bị : bài : ôn chữ hoa M D. Phần bổ sung: .. Môn: TỐN Tên bài dạy: TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC (TT) (SGK:80) Thời gian dự kiến: 35’ A. Mục tiêu : - Giúp học sinh biết cách tính giá trị của các biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. - Áp dụng cách tính giá trị của biểu thức để nhận xét giá trị đúng, sai của biểu thức. B. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ C. Các hoạt động dạy học : 1. HĐ1:Bài cũ : Tính giá trị của biểu thức - GV sửa bài tập sai nhiều của HS - Nhận xét vở HS 2. HĐ2: Giới thiệu bài : Tính giá trị của biểu thức ( tiếp theo ) - Giáo viên nêu quy tắc - GV viết lên bảng : 60 + 35 : 5 và yêu cầu HS đọc. + Các phép tính có trong biểu thức 60 + 35 : 5 là phép tính gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ tính : 60 + 35 : 5 - Giáo viên cho học sinh nêu lại cách làm - Giáo viên chốt : Muốn tính giá trị của biểu thức 60 + 35 : 5 ta lấy 35 chia 5 trước rồi lấy 60 cộng với 7 được 75 Quy tắc : Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau. - Cho học sinh nêu quy tắc - GV viết lên bảng : 86 – 10 x 4 và yêu cầu đọc. - Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ tính : 86 – 10 x 4 - Giáo viên cho học sinh nêu lại cách làm - Giáo viên chốt : Muốn tính giá trị của biểu thức 86 – 10 x 4 ta lấy 10 nhân 4 bằng 40 trước rồi lấy 86 trừ đi 40 được 46 3. HĐ3: Thực hành Bài 1 : Viết vào chỗ chấm cho thích hợp : - GV gọi HS đọc yêu cầu - Giáo viên viết mẫu 1 biểu thức : 172 + 10 x 2 - Giáo viên cho học sinh nêu cách làm - Giáo viên cho học sinh tự làm bài - Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả - Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2 : Đúng ghi Đ, sai ghi S : - GV gọi HS đọc yêu cầu - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm theo thứ tự : Trước hết xác định phép tính cần thực hiện trước Tính ra kết quả Thực hiện tiếp phép tính còn lại So sánh với giá trị biểu thức đã ghi trong bài để biết đúng hay sai rồi ghi Đ hoặc S vào ô trống. - GV gọi HS làm bài - GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. - GV gọi HS nêu lại cách thực hiện - Giáo viên cho học sinh nêu nguyên nhân của các biểu thức bị tính sai - Giáo viên cho học sinh thực hiện lại các biểu thức cho đúng . - GV Nhận xét Bài 3 : - GV gọi HS đọc đề bài. Bài giải: + Bài toán cho biết gì ? Số bạn nam và nữ là: 24 + 21 =45 (bạn) + Bài toán hỏi gì ? Số bạn mỗi hàng là: 45 : 5 = 9 (bạn) - Yêu cầu HS làm bài. Đáp số: 9 bạn - Gọi học sinh lên sửa bài. - Giáo viên nhận xét. 4. HĐ4: Nhận xét – Dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị : bài Luyện tập D. Phần bổ sung: ... Môn: TẬP LÀM VĂN Tên bài dạy: NGHE- KỂ:KÉO CÂY LÚA LÊN.NĨI VỀ THÀNH THỊ ,NƠNG THƠN. (SGK:135) Thời gian dự kiến: 35’ A. Mục tiêu : - Nghe kể : Kéo cây lúa lên. Nói về thành thị, nông thôn. - Nghe nhớ những tình tiết chính và kể lại đúng, tự nhiên nội dung truyện vui : Kéo cây lúa lên. Lời kể vui, khôi hài. - Kể được những điều em biết về nông thôn ( hoặc thành thị ) theo gợi ý trong SGK. Bài nói đủ ý ( Em có những hiểu biết đó nhờ đâu ? Cảnh vật, con người ở đó có gì đáng yêu ? B. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện vui Kéo cây lúa lên trong SGK, Bảng phụ viết sẵn các gợi ý ở BT 2, một số tranh ảnh về cảnh nông thôn ( hoặc thành thị ) C. Các hoạt động dạy học 1. HĐ1: Bài cũ - Nghe kể : Giấu cày. Giới thiệu về tổ em. - Giáo viên gọi 1 học sinh kể lại câu chuyện Giấu cày và 1 học sinh lên giới thiệu về tổ của mình. - Nhận xét 2. HĐ2: Giới thiệu bài : Nghe kể : Kéo cây lúa lên. Nói về thành thị, nông thôn - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài - Giáo viên treo 3 tranh minh hoạ và cho học sinh đọc lại 3 câu hỏi gợi ý - Giáo viên kể chuyện lần 1 Kéo cây lúa lên Có một chàng ngốc ra thăm đồng. Thấy ruộng nhà mình lúa xấu hơn ruộng bên, anh ta bèn lấy tay kéo cây lúa nhà mình lên cho cao hơn cây lúa nhà người. Về nhà, anh ta khoe: - Lúa nhà ta xấu quá. Nhưng hôm nay tôi đã kéo nó lên cao hơn lúa ở ruộng bên rồi ! Chị vợ ra đến đồng thì thấy bao nhiêu lúa nhà mình đã héo rũ + Truyện này có những nhân vật nào ? + Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc đã làm gì ? + Về nhà, anh chàng khoe gì với vợ ? + Chị vợ ra đồng thì thấy kết quả ra sao ? + Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo ? - Giáo viên kể tiếp lần 2, 3 - Cho học sinh nhìn gợi ý trên bảng thi kể lại câu chuyện - Giáo viên khen ngợi những học sinh nhớ truyện, kể phân biệt lời các nhân vật : lời người dẫn chuyện : dí dỏm, lời chàng ngốc : gïiọng khoe vui vẻ, hồn nhiên. 3. HĐ3 : Nói về thành thị, nông thôn - Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu + Bài tập yêu cầu em điều gì - Giáo viên hướng dẫn: các em có thể kể được những điều mình biết về nông thôn ( hoặc thành thị ) nhờ một chuyến đi chơi (về thăm quê, đi tham quan), xem một chương trình ti vi, nghe một ai đó kể chuyện * Bài tập yêu cầu các em nói đủ ý ( Em có những hiểu biết đó nhờ đâu ? Cảnh vật, con người ở đó có gì đáng yêu ? Điều gì khiến em thích nhất ? ); dùng từ, đặt câu đúng. - Gọi 1 học sinh khá giỏi tập nói trước lớp - Cho học sinh làm việc theo tổ, từng em nối tiếp nhau kể được những điều mình biết về nông thôn ( hoặc thành thị ) - Cho các tổ thi đua kể được những điều mình biết về nông thôn ( hoặc thành thị ) trước lớp - Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn nói về thành thị và nông thôn hay nhất. 4. HĐ4: Nhận xét – Dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài : Viết về thành thị, nông thôn. D. Phần bổ sung: .. *SINH HOẠT LỚP TUẦN 16* I/ Kiểm điểm tình hình tuần qua: 1. Hạnh kiểm: - Các em ngoan, vâng lời thầy cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi, hoà nhã với bạn bè. - Biết ơn và kính trọng các chú thong binh,liệt sĩ . 2. Học tập: - Các em học và làm bài đầy đủ ở lớp cũng như ở nhà, hăng say xây dựng bài mới. - Thực hiện tốt việc học nhóm ở nhà. - Song bên cạnh vẫn còn một vài em lười học bài làm bài chưa đầy đủ, quên DCHT ở nhà. . Tuyên dương: Em Thắng . Động viên giúp đỡ: Em Miễn,Hậu 3. Văn thể: - Xếp hàng thể dục tương đối nhanh, động tác đều và đẹp. - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ. II/ Phương hướng tuần tới: 1. Hạnh kiểm: Duy trì nền nếp, thường xuyên theo dõi hành vi đạo đức của Hs để kịp thời uốn nắn giúp đỡ. 2. Học tập: Phát động tuần học tốt Biện pháp: GV thường xuyên nhắc nhở các em học và làm bài đầy đủ, giúp đỡ Hs yếu, kiểm tra lịch học nhóm ở nhà của Hs. - Phụ đạo Hs yếu vào cuối buổi. 3. Văn thể mĩ: - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Mặc đồøng phục khi đến lớp, đầu tóc gọn gàng. - Phát động phong trào: tìm hiểu về (Quân đội nhân dân Việt Nam). Tập cho Hs hát một số bài về anh bộ đội III/ Công tác vui chơi giải trí: Tập một số động tác múa đơn giản. Rèn luyện Hs tham gia hội thi Kể chuyện Bác Hồ
Tài liệu đính kèm: