Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 16 - Nguyễn Thị Minh Thủy

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 16 - Nguyễn Thị Minh Thủy

1/Bài cũ: 5’ Kiểm tra VBT của HS

2/Bài mới: 33’ - Giới thiệu bài

* Hướng dẫn HS làm BT:

Bài 1: - Gọi nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu 3 em lên bảng đặt tính và tính .

- Yêu cầu lớp đổi chéo vở và tự chữa bài.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

Bài 2 : - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài .

- Yêu cầu cả lớp cùng làm mẫu một bài .

- Gọi ba em lên bảng giải bài.

- Nhận xét bài làm của học sinh.

 

doc 27 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 16 - Nguyễn Thị Minh Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 12 tháng 12 năm 2011
TIẾT 1: CHÀO CỜ
TIẾT 2: TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG
A/ MỤC TIÊU : 
- Biết làm tính và giải bài toán có hai phép tính .BT: 1,2,3,4(cột 1,2,4)
- GDHS yêu thích học toán
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/Bài cũ: 5’ Kiểm tra VBT của HS
2/Bài mới: 33’ - Giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1: - Gọi nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu 3 em lên bảng đặt tính và tính .
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở và tự chữa bài. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2 : - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài .
- Yêu cầu cả lớp cùng làm mẫu một bài .
- Gọi ba em lên bảng giải bài. 
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 3 - Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm. 
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở 
- Gọi 1 học sinh lên bảng giải .
- Chấm bài, nhận xét đánh giá.
Bài 4 - Gọi HS đọc bài 4 .
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi 1 học sinh lên bảng giải .
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3/ Củng cố - Dặn dò: 2’
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- Một em nêu yêu cầu bài.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- Học sinh đặt tính và tính.
- Ba học sinh thực hiện trên bảng. 
- Một học sinh nêu yêu cầu bài 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở 
 684 6 845 7
 08 114 14 120
 24 05
- Một học sinh đọc đề bài .
- Nêu dự kiện và yêu cầu đề bài .
- Cả lớp làm vào vở .
- Một em giải bài trên bảng, lớp bổ sung.
- Một em đọc đề bài. 
- Cả lớp làm vào vào vở bài tập .
- 1HS lên bảng giải bài, lớp bổ sung 
TIẾT 5,6: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
ĐÔI BẠN
A/ MỤC TIÊU : 
 - Rèn đọc đúng các từ: sơ tán, san sát, cầu trượt, lăn tăn, ...
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người nông thôn và tình cảm thủy chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ khó khăn (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4) HS khá trả lời được câu hỏi 5.
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý (HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện).
 - KNS: Tự nhận thức bản thân, xác định giá trị.
 - GDHS biết giúp đỡ nhau trong học tập 
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Tranh ảnh cầu trượt, đu quay.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Ba em đọc bài "Nhà rông ở Tây Nguyên"
- Nhà rông thường dùng để làm gì?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới: 73’
a) Phần giới thiệu :
b) Luyện dọc kết hợp giải nghĩa từ 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* H/dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu. 
- Sửa lỗi phát âm cho HS,
- Gọi ba em đọc tiếp nối 3 đoạn trong bài 
- Nhắc nhớ ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp .
- Kết hợp giải thích các từ khó trong sách giáo khoa (sơ tán , tuyệt vọng  ).
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm.
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh đoạn 1. 
- Hai em đọc nối tiếp nhau đoạn 2 và 3.
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
KNS: Tự nhận thức bản thân, xác định giá trị
 - Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1 và TLCH
+ Thành và Mến kết bạn vào dịp nào?
+ Lần ra thị xã chơi Mến thấy ở thị xã có gì lạ?
- Yêu cầu một em đọc thành tiếng đoạn 2 cả lớp đọc thầm theo trao đổi và trả lời :
+ Ở công viên có những trò chơi gì ?
+ Ở công viên Mến đã có hành động gì đáng khen ?
+ Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý?
- 1HS đọc đoạn 3 cả lớp theo dõi và TLCH.
+ Em hiểu câu nói của người bố như thế nào ? 
+ Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thủy chung của gia đình Thành đối với người đã giúp đỡ mình ?
d) Luyện đọc lại : 
- Đọc diễn cảm đoạn 2 và 3. 
- Hướng dẫn đọc đúng bài văn 
- Mời 3 em lên thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Mời 1 em đọc lại cả bài. 
- Nhận xét ghi điểm.
­) Kể chuyện : 
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ 
*Bài tập 1: - Mở bảng phụ đã ghi sẵn trước gợi ý học sinh nhìn tranh và câu hỏi gợi ý để kể từng đoạn .
 - Gọi một em khá kể mẫu một đoạn câu chuyện dựa theo bức tranh minh họa .
- Mời từng cặp học sinh lên kể .
- Gọi 3 em tiếp nối nhau tập kể 3 đoạn câu chuyện trước lớp .
- Yêu cầu một em kể lại cả câu chuyện 
- Giáo viên bình chọn bạn kể hay nhất .
 3. Củng cố dặn dò: 2’ 
- Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì ?
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn về nhà học bài xem trước bài “Về quê ngoại” 
- Ba em lên bảng đọc tiếp nối 3 đoạn trong bài “Nhà rông ở Tây Nguyên" và TLCH.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu .
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện phát âm các từ khó.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Tìm hiểu nghĩa các từ ở mục chú giải.
- Lớp đọc từng đoạn trong nhóm .
- Đọc đồng thanh đoạn 1 của bài .
- Hai học sinh đọc lại cả đoạn 2 và 3.
- HS cả lớp đọc thầm đoạn 1.
+ Thành và Mến quen nhau từ nhỏ khi gia đình Thành sơ tán về quê Mến ở nông thôn 
+ Có nhiều phố , phố nào nhà cửa cũng san sát cái cao cái thấp không giống nhà ở quê.
- Một em đọc đoạn 2 của bài cả lớp theo dõi và trả lời.
+ Ở công viên có cầu trượt , đu quay.
+ Nghe tiếng cứu, Mến liền lao xuống ao cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.
+ Mến rất dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ người khác, không sợ nguy hiểm...
- Một em đọc đoạn 3 cả lớp đọc thầm theo.
+ Ca ngợi những người sống ở làng quê rất tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ người khác ...+ Tuy đã về thị trấn nhưng vẫn nhớ gia đình Mến ba Thành đón Mến ra thị xã chơi
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- Ba em lên thi đọc diễn cảm đoạn văn 
- 1 Học sinh đọc lại cả bài.
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất 
- Quan sát các câu hỏi gợi ý và các bức tranh để nắm được nội dung từng đoạn của câu chuyện .
- 1 em khá nhìn tranh minh họa kể mẫu đoạn 1 câu chuyện .
- Lần lượt mỗi lần 3 em kể nối tiếp theo 3 đoạn của câu chuyện cho lớp nghe 
- Một hoặc hai em kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp .
- Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất 
- Học sinh lần lượt nêu lên cảm nghĩ của mình về câu chuyện .
TIẾT 7: TOÁN (ÔN)
LUYỆN TẬP CHUNG (VBT)
 I. MỤC TIÊU:
 Giúp HS: rèn luyện kỹ năng tính và giải bài toán có hai phép tính.
 II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bảng phụ viết nội dung bài 4
 III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Bài cũ: ( 5 phút )	
- Yêu cầu HS đặt tính rồi tính
 724 : 6 = ?
2. Bài mới: ( 33 phút )
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1 ( Trang 84 ): Số?
Thừa số
123
207
170
Thừa số
3
3
4
4
5
5
Tích
369
828
850
- GV nhận xét chữa bài.
- Nêu cách tìm tích, thừa số ?
Bài 2 (Trang 84): Đặt tính rồi tính:
864 : 2 798 : 7 308 : 6 425 : 9
- Tổ chức cho HS lên bảng làm.
- Nhận xét bài làm của HS trên bảng lớp.
Bài 3 (Trang 84)
Trên một xe tải có 18 bao gạo tẻ và số bao gạo nếp bằng số bao gạo tẻ. Hỏi trên xe tải có bao nhiêu bao gạo?
- Chấm một số bài làm của HS. 
- Nhận xét chung bài làm của HS.
Bài 4 (Trang 85): Số?
- Treo bảng phụ:
Số đã cho
12
30
24
48
57
75
Thêm 3 đơn vị
Gấp 3 làn
Bớt 3 đơn vị
Giảm 3 lần
- Nhận xét chữa bài.
3. Củng cố -Dặn dò( 2 phút )
- Về nhà luyện tập thêm về các bài toán có liên quan đến phép nhân, phép chia.
- Nhận xét tiết học.
- HS làm vào bảng con
- Nêu yêu cầu bài tập. Làm phiếu học tập.
- HS lên bảng làm
- Nêu yêu cầu bài tập.
- 4HS làm bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
- HS đọc đề bài toán.
- Tự giải vào vở.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- 1 HS làm bài trên bảng phụ, HS cả lớp làm vào phiếu bài tập.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng phụ.
Thứ ba, ngày 13 tháng 12 năm 2011
TIẾT 7: TOÁN
LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC
A/ MỤC TIÊU : 
- Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức .BT: 1,2
- Biết tính giá trị của biểu thức đơn giản
- GDHS tính cẩn thận trong khi làm toán.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3 .
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ : 5’ Mời 2HS lên bảng 
- Đặt tính rồi tính: 684 : 6 845 : 7 
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 33’ 
a) Giới thiệu bài: 
b) Khai thác :
* Cho HS làm quen với biểu thức:
- Ghi lên bảng: 126 + 51 và giới thiệu: Đây là biểu thức 126 cộng 51.
- Mời vài học sinh nhắc lại .
- Viết tiếp 62 – 11 lên bảng và nói:"Ta có biểu thức 62 trừ 11" - Yêu cầu nhắc lại.
- Viết tiếp: 13 x 3
+ Ta có biểu thức nào?
- Tương tự như vậy, giới thiệu các biểu thức:
 84 : 4 ; 125 + 10 - 4 ; 45 : 5 + 7
- Cho HS nêu VD về biểu thức.
* Giá trị của biểu thức:
- Xét biểu thức: 126 + 51.
+ Hãy tính kết quả của biểu thức 
 126 + 51 =? .
- Giáo viên nêu: Vì 126 + 51 = 177 nên ta nói: "Giá trị của biểu thức 126 + 51 là 177"
- Yêu cầu học sinh nhắc lại.
- Yêu cầu HS tự tính rồi nêu giá trị của các biểu thức: 62 - 11 ; 13 x 3 ; 84 : 4 ; 
125 + 10 - 4 và 45 : 5 + 7.
* Luyện tập: Bài 1:
 - Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài và mẫu. 
- Hướng dẫn cách làm: Thực hiện nhẩm và ghi kết quả : Viết giá trị của biểu thức.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Theo dõi giúp đỡ những HS yếu. 
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở để KT bài nhau.
- Gọi 1 số em đọc kết làm bài của mình.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài.
- Gọi một em lên bảng giải bài.
- Chấm, chữa bài 
 3. Củng cố - Dặn dò: 2’
- Hãy cho VD 1 biểu thức và nêu giá trị của biểu thức đó?
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học và xem lại các B.tập đã làm. 
- 2HS lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Lắng nghe.
- Nhắc lại "Biểu thức 126 cộng 51" 
- Đọc "Biểu thức 62 trừ 11".
+ Ta có biểu thức 13 nhân 3.
- Tương tự HS tự nêu: "Biểu thức 84 chia 4"; "Biểu thức 125 cộng 10 trừ 4" ...
- HS nêu ví dụ, lớp nhận xét bổ sung. 
- HS tính: 126 + 51 = 177.
- 3 HS nhắc lại: 
- Tự tính và nêu giá trị của các biểu thức còn lại. 
- Một em nêu yêu cầu bài tập 1.
- Lớp phân tích bài mẫu, thống nhất cách làm.
- Tự làm bài vào vở.
- Đổi chéo vở để KT bài nhau.
- 2 em nêu kết quả làm bài, lớp nhận xét bổ sung: a) 125 + 18 = 143 
 Giá trị của biểu thức 125 + 18 là 143
 b) 161 - 150 = 11
 Giá trị của biểu thức 161 - 150 là 11
- Một học sinh nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp làm vào vở. 1em lên bảng làm.
- HS tự lấy VD.
TIẾT 8: TOÁN (ÔN)
LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC (VBT)
A/ MỤC TIÊU : 
- Làm quen với biểu  ... ẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 2’
- Đọc và yêu cầu HS viết trên bảng con 1 số từ dễ lẫn đã học ở tiết trước.
- Nhận xét đánh giá. 
2.Bài mới: 33’
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn nhơ ù- viết :
* Hướng dẫn chuẩn bị :
- Đọc 10 dòng thơ đầu.
- Yêu cầu 2 em đọc thuộc lòng lại.
- Lớp theo dõi đọc thầm theo suy nghĩ trả lời câu hỏi :
+ Bài chính tả thuộc thể thơ gì ? 
+ Nêu cách trình bày đoạn thơ viết theo thể thơ lục bát?
+ Những từ nào trong bài chính tả hay viết sai và từ nào cần viết hoa ?
- Yêu cầu học sinh nhớ lại và viết các tiếng khó vào bảng con .
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
* Yêu cầu nhớ lại để viết đoạn thơ vào vở. 
- Giáo viên theo dõi uốn nắn cho học sinh. 
* Chấm, chữa bài.
c/ Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2 : - Nêu yêu cầu của bài tập .
- Treo các tờ giấy đã chép sẵn bài tập 2b lên bảng.
- Giáo viên giúp học sinh hiểu yêu cầu .
- Yêu cầu 2 nhóm mỗi nhóm cử 3 em lên bảng nối tiếp nhau thi làm bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Mời 5 – 7 em đọc lại kết quả .
3. Củng cố - Dặn dò: 2’
- Dặn về nhà học và làm bài .
- Xem trước bài TLV tuần 17
- 2HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ : cơn bão, vẻ mặt, sửa soạn  
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài. 
- Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài.
- 2HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
- Cả lớp theo dõi bạn đọc.
+ Thể thơ lục bát .
+ Câu 6 chữ lùi vào 2ô, so với lề vở, câu 8 chữ lùi vào 1ô.
+ Chữ cái đầu câu danh từ riêng trong bài. 
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con .
- Cả lớp gấp SGK, nhớ - viết đoạn thơ vào vở.
- HS nêu y/cầu
- HS quan sát
- Tìm vần thích hợp để điền vào chỗ trống 
- Các nhóm cử đại diện lên thi làm nhanh
- Cả lớp thực hiện vào vở và sửa bài .
- Cả lớp nhận xét và chốt ý chính 
- 7 học sinh đọc lại kết quả. 
TIẾT 5: TIẾNG VIỆT (ÔN)
LUYỆN ĐỌC – KỂ CHUYỆN: ĐÔI BẠN
 I. MỤC TIÊU:
 - Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật: lời kêu cứu, lời bố.
 - Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở làng quê (những người sẵn sàng giúp đỡ người khác, hy sinh về người khác) và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình lúc gian khổ, khó khăn.
 II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
 III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
2. Bài mới: 33’
a. Giới thiệu bài: 
b. Luyện đọc.
a. GV đọc toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai và viết sai.
- Đọc từng đoạn trước lớp: Theo dõi HS đọc, nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng và đọc với giọng thích hợp 
- Đọc từng đoạn trong nhóm: Theo dõi, hướng dẫn các nhóm.
- Lưu ý HS đọc ĐT với cường độ vừa phải, không đọc quá to.
c. Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu đoạn 2.
- Chia lớp thành các nhóm 3, tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
d. Luyện kể chuyện
- Yêu cầu HS dựa vào các tranh trong SGK để kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện.
- Tuyên dương HS kể chuyện đúng và hấp dẫn nhất.
3. Củng cố -Dặn dò: 2’
- Nhận xét tiết học. 
- HS chuẩn bị bài sau
- Theo dõi GV đọc và SGK.
- Đọc nối tiếp từng câu (hoặc 2 câu lời nhân vật).
- Đọc nối tiếp 3 đoạn.
- Đọc theo nhóm.
- 4 nhóm đọc đồng thanh 4 đoạn (chia đôi đoạn 2).
- Theo dõi GV đọc.
- Phân vai, luyện đọc.
- Nhận xét các bạn đọc hay nhất, thể hiện được tình cảm của các nhân vật.
- HS kể chuyện trong nhóm 3.
- Kể chuyện trước lớp theo nhóm 3.
- 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung bạn kể. Bình chọ bạn kể đúng và hấp dẫn nhất.
TIẾT 6: TIẾNG VIỆT (ÔN)
LUYỆN VIẾT BÀI: ĐÔI BẠN
I. MỤC TIÊU:
 Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuôi. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:	
1. kiểm tra bài cũ: 5’
2. Bài mới: 33’
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu. 
b. Hướng dẫn viết chính tả:
* Hướng dẫn HS chuẩn bị: Đoạn 1 : «Hai năm sau,............. đèn điện lấp lánh như sao sa »
- GV đọc thong thả, rõ ràng bài viết 1 lần.
- Giúp HS nắm nội dung và cách trình bày bài:
 + Bài chính tả có mấy câu?
 + Nêu các tên riêng có trong bài?
* Viết chính tả
- GV đọc thong thả mỗi cụm từ đọc 2 - 3 lần.
- GV theo dõi, uốn nắn.
* Chấm, chữa bài:
- GV đọc lại cả bài.
- Chấm một số vở, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 2’
- GV nhận xét tiết học.
- Rút kinh nghiệm cho HS về kĩ năng viết bài chính tả và làm bài tập.
- 2HS đọc lại bài văn. Cả lớp theo dõi SGK.
- 7 câu.
- Mến.
- HS tập viết tiếng khó; 
- HS viết bài vào vở. 
- HS tự soát lỗi.
- Tự chữa lỗi, ghi số lỗi ra lề vở.
TIẾT 7: TIẾNG VIỆT (ÔN)
NGHE KỂ: GIẤU CÀY. ÔN GIỚI THIỆU TỔ EM
I. MỤC TIÊU:
 - Nghe- nhớ những tình tiết chính để kể lại đúng nội dung truyện vui Giấu cày. 
 - Dựa vào bài TLV miệng tuần 14, viết được một đoạn văn giới thiệu về tổ em. Đoạn viết chân thực. Câu văn rõ ràng, sáng sủa. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Tranh minh hoạ truyện cười Giấu cày.
Bảng lớp viết gợi ý là điểm tựa để nhớ truyện.
Bảng phụ viết 3 câu hỏi gợi ý giúp HS làm BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
A. kiểm tra bài cũ: 5’ Kiểm tra sự chuận bị của HS.
B. Bài mới: 33’
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập:
a. Bài tập 1:Nghe kể câu chuyện : Giấu cày
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV kể chuyện lần 1, sau đó dừng lại hỏi HS theo câu hỏi gợi ý SGK.
- Khi được gọi về ăn cơm bác nông dân nói thế nào?
- Vì sao bác bị vợ trách?
- Khi thấy mất cày, bác làm gì?
- Vì sao câu chuyện đáng cười.
- GV kể tiếp lần 2. 
- GV khen ngợi những HS nhớ truyện, biết kể phân biệt lời các nhân vật.
b. Bài tập 2: Hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ em.
- GV nêu nhiệm vụ, nhắc HS chú ý: Bài tập yêu cầu các em viết được một đoạn văn giới thiệu về tổ em.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu, phát hiện những bài tốt.
- Yêu cầu Hs đọc bài viết của mình.
- GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò: 2’
- Nhận xét tiết học
- GV yêu cầu những HS chưa hoàn thành bài viết của mình về nhà viết hoàn chỉnh.
- 1 HS giới thiệu các với bạn trong lớp về tổ em và hoạt động của tổ trong tháng vừa qua.
- Cả lớp quan sát tranh minh hoạ và đọc 3 câu hỏi gợi ý.
- Bác nông dân nói to: “ Để tôi giấu cái cày vào bụi đã.”
- Vợ bác trách vì bác đã giấu cày mà lại la to như thế thì kẻ gian biết lấy mất.
- Bác chạy về nhà thì thào vào tai vợ: “Nó lấy mất cày rồi.”
- Vì bác nông dân ngốc nghếch, khi giấu cày cần kín đáo để mọi người không biết thì bác lại la thật to chỗ bác giấu cày, khi mất cày đáng lẽ phải hô to cho mọi người biết mà tìm giúp thì bác lại chạy về nhà thì thào vào tai vợ.
- 1 HS khá, giỏi kể lại mẩu chuyện.
- HS kể theo cặp
- Một vài HS nhìn gợi ý trên bảng thi kể lại câu chuyện.
- 1 HS đọc các gợi ý
- 1 HS làm mẫu.
- Cả lớp viết bài.
- 5 -7 HS đọc bài làm.
- Nhận xét - bổ sung
TIẾT 8: AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 2 : GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
I. Mục tiêu:
- HS nắm được đặc điểm của GTĐS, những quy định của GTĐS.
- HS biết được những quy định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ.
- Có ý thức bảo vệ đường sắt.
II. Nội dung:
- Đặc điểm của đường sắt.
- Quy định về ATGT nơi đường sắt cắt ngang đường bộ.
III. Chuẩn bị:
- GV: tranh ảnh đường sắt cắt ngang đường bộ. Biển báo nơi có đường sắt chạy qua.
- HS: sưu tầm tranh, ảnh về đường sắt.
IV. Hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Đặc điểm của GT đường sắt:
Cách tiến hành:
- Ngoài phương tiện GTĐB còn có phương tiện GT nào ?
- Đường sắt có đặc điểm gì ?
- Vì sao tàu hoả lại có đường riêng ?
Kết luận: Đường sắt để dành riêng cho tàu hoả, các phương tiện GT khác không được đi trên đường sắt.
Hoạt động 2: GT đường sắt Việt Nam:
Cách tiến hành:
- Chia nhóm và giao việc.
+ Đường sắt từ Hà Nội đi các tỉnh ? Dùng bản đồ GT 6 tuyến đường sắt.
Kết luận: Từ HN có 6 tuyến đường sắt đi các nơi.
Hoạt động 3: Qui định đi trên đường sắt:
Cách tiến hành:
- Chia nhóm. Giao việc:
+ QS hai biển báo: 210,211 nêu:
- Đặc diểm 2 biển báo, nội dung của 2 biển báo ?
- Em thấy 2 biển báo đó có ở đoạn đường nào ? Gặp biển báo này em phải làm gì ?
Kết luận: Khi đi trên đường sắt cắt ngang.
đường bộ chúng ta phải tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu và của người chỉ dẫn.
Hoạt động 4: Thực hành:
Cách tiến hành:
- Cho HS ra sân thực hành theo nội dung của bài.
Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò:
- Hệ thống kiến thức.
- Thực hiện tốt luật GT.
+ Đường sắt, đường hàng không, đường thuỷ.
- Nêu.
- Thực hành chỉ theo các nhóm.
- Nhận xét, bổ sung.
- Cử nhóm trưởng.
- Thảo luận.
- Đại diện báo cáo kết quả.
Biển 210: Giao nhau với đường sắt có rào chắn.
Biển 211: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn.
- Thực hành.
Tiết 5: Sinh hoạt
TUẦN 16
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
 	- Nhận xét đánh giá mọi hoạt động diễn ra trong tuần để từ đó giúp HS thấy được những ưu nhược điểm trong tuần để HS phát huy những ưu điểm đã đạt được và khắc phục những tồn tại.
- Giáo dục học sinh có ý thức phê và tự phê cao.
II NHẬN XÉT:
 1. ổn định tổ chức.
 2. Lớp trưởng nhận xét các mặt hoạt động trong tuần. 
 HS trong lớp đóng góp ý kiến phê và tự phê. 
 3. Nhận xét của GV chủ nhiệm.
 a/ Đạo đức
 	 - Nhìn chung các em ngoan ngoãn, đoàn kết giúp đỡ bạn bè. Lễ phép chào hỏi thầy cô và người lớn tuổi. 
 b/ Học tập
 	- Các em đi học tương đối đều và đúng giờ. Không có hiện tượng nghỉ học. Các em hưởng ứng sôi nổi phong trào thi đua chào mừng ngày quốc phòng toàn dân. Nhiều em có ý thức trong học tập, trong lớp hăng hái phát biểu xây dựng bài và đạt nhiều bông hoa điểm tốt 
 	- Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa có ý thức rèn chữ viết, trình bày bài chưa khoa học
- Chữ viết của một số em có nhiều tiến bộ 
 c/ Các hoạt động khác
- Các em đều có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, lớp, trường tương đối sạch sẽ. 	
- Trang phục tương đối sạch đẹp. Bình xét 6 em chuẩn bị kết nạp Đội.
 III. KẾ HOACH TUẦN TỚI:
 - Tiếp tục thi đua lập thành tích chào mừng ngày Thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22 - 12.
 - Thi đua giành nhiều bông hoa điểm tốt.
- Nâng cao chất lượng chữ viết và chất lượng học tập. 
- Trang phục ấm đi học. Vệ sinh lớp trường sạch sẽ. 
- Giữ vững nề nếp lớp học thân thiện, hs tích cực.
Tiết 3: Luyện tập làm văn
NGHE KỂ: DẤU CÀY. GIỚI THIỆU TỔ EM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_16_nguyen_thi_minh_thuy.doc