Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 23 - Nguyễn Thị Tiến

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 23 - Nguyễn Thị Tiến

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc

- Biết ngắt hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu ND: Khen ngợi hai chị em Xô – phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em (Trả lời được các CH trong SGK).

B. Kể chuyện

- Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện đựa theo tranh minh họa.

- HS khá, giỏi kể được từng đoạn câu chuyện bằng lời của Xô Phi hoặc Mác.

II/ Chuẩn bị:

1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,.

2. ĐDDH: tranh, ảnh minh hoạ.

 

doc 16 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 455Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 23 - Nguyễn Thị Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày thángnăm 2010
Tập đọc - Kể chuyện
Nhà ảo thuật
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc
- Biết ngắt hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu ND: Khen ngợi hai chị em Xô – phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em (Trả lời được các CH trong SGK).
B. Kể chuyện
- Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện đựa theo tranh minh họa.
- HS khá, giỏi kể được từng đoạn câu chuyện bằng lời của Xô Phi hoặc Mác.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: tranh, ảnh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Tập đọc
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 học sinh đọc bài “Chiếc máy bơm” và trả lời câu hỏi.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu chủ điểm "Nghệ thuật" và truyện đọc đầu tiên.
2. Luyện đọc
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài
b.Hướng dẫn học sinh đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu
- Đọc từng đoạn trước lớp - giải nghĩa từ.
- Đọc từng đoạn trong nhóm (2 phút)
- Đọc ĐT bài văn.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Đọc thầm một đoạn 1, trả lời:
+ Vì sao chị em Xô - Phi không đi xem ảo thuật?
- Đọc thầm đoạn 2, trả lời:
+ Hai chị em Xô - Phi đã giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào?
(Tình cờ gặp chú Lý ở ga, giúp chú mang đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc).
+ Vì sao 2 chị em không chờ chú Lý dẫn vào rạp?
(Nhớ lời mẹ dặn, không được làm phiền người khác)
- Đọc thầm đoạn 3, đoạn 4, trả lời:
+ Vì sao chú Lý tìm đến nhà Xô - Phi và Mác?
(Chú muốn cảm ơn 2 bạn nhỏ đã giúp đỡ.)
+ Chuyện gì đã xảy ra khi mọi người uống trà?
(Một cái bánh biến thành 2, dải băng đủ sắc màu từ lọ đường bắn ra, một chú thỏ trắng hồng nằm bên chân Mác)
+ Theo em, chị em Xô - Phi đã được xem ảo thuật chưa? (Rồi)
4. Luyện đọc lại
- Gv hướng dẫn HS nêu cách đọc toàn bài.
- HS luyện đọc phân vai một đoạn: đoạn 4.
- Thi đọc diễn cảm đoạn 4.
Kể chuyện
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh họa 4 đoạn câu chuyện “Nhà ảo thuật”, kể lại câu chuyện theo lời của Xô - Phi hoặc Mác.
2. Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu truyện theo tranh.
- Học sinh quan sát tranh, nhận ra nội dung câu chuyện trong từng tranh.
- Giáo viên hướng dẫn: Khi nhập vai mình là Xô - Phi (hay Mác) phải tưởng tượng chính mình là bạn đó. Lời kể phải nhất quán từ đầu đến cuối là nhân vật đó, xưng hô là tôi (em).
- Một học sinh giỏi tập kể mẫu.
- Bốn học sinh nối tiếp thi nhau kể.
3. Củng cố, dặn dò:
- Em học tập Xô -Phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp nào?
(Yêu thương cha mẹ, ngoan ngoãn sẵn sàng giúp đỡ người khác).
- Truyện ca ngợi ai? (Chú Lý tài ba, nhân hậu, yêu quý trẻ).
- GV dặn dò, giao bài về nhà.
Toán
Nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số (tiếp)
I. Mục tiêu:
- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ hai lần không liền nhau) 
- Vận dụng trong giải toán có lời văn.
- Làm được các BT: 1,2,3,4
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH:
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 học sinh chữa bài tập 3, bài 4 (Trang 192)
2. Dạy bài mới
a. Hướng dẫn thực hiện phép nhân 1427 x 3 =?
- Giáo viên nêu vấn đề: Đặt tính rồi tính: 1427 x 3 =? 
- Học sinh đứng nêu các bước làm và tính kết quả 3
- Giáo viên ghi bảng từng lần nhân: 4281
- Một đến hai học sinh nhắc lại cách nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số.
b. Thực hành
* Bài 1, 2: Luyện tập cách nhân. Mỗi phép nhân đều có 1 hoặc 2 lần “nhớ”. 	 GV hướng dẫn học sinh biết cộng thêm “phần nhớ” vào kết quả lần nhân tiếp theo.
* Bài 3: Rèn kỹ năng giải toán đơn về phép nhân
	Bài giải:
	Cả 3 xe chở được số kilôgam gạo được là:
	1425 x 3 = 4275 (kg)
	Đáp số: 4275 kg)
* Bài 4: Yêu cầu học sinh lại cách tính chu vi hình vuông rồi tự làm bài 
	Bài giải:
	Chu vi khu đất đó là:
	1508 x 4 = 6032 (m)
	Đáp số: 6032 m
3. Củng cố, dặn dò:
- Học sinh nhắc lại các bước thực hiện phép nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. 
- Giao bài về nhà.
Thứ ba ngày thángnăm 2010
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ hai lần không liền nhau).
- Biết tìm số bị chia, giải bài toán có hai phép tính.
- Làm được các BT: 1,2,3,4 (cột a).
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ
- Hai học sinh chữa bài 3, bài 4 -> nhận xét.
B. Dạy bài mới
1. Bài 1: Học sinh đặt tính rồi tính -> chữa bài
2. Bài 2: 
- HS đọc đề bài và xác định yêu cầu.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện theo 2 bước:
	+ Tính số tiền mua 2 cái bút
	2500 x 3 = 7500 (đồng)
	+ Tính số tiền còn lại 
	8000 - 7500 = 500 (đồng)
3. Bài 3: Củng cố tìm số bị chia
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm số bị chia chưa biết
- Hai học sinh làm trên bảng - > chữa bài
4. Bài 4: (Luyện tập chuẩn bị cho việc học diện tích hình)
- Học sinh đếm số ô vuông tô đậm trong hình:
+ Hình a: Tô màu thêm 2 ô vuông để tạo thành hình vuông có 9 ô vuông.
+ Hình b: Tô màu thêm 4 ô vuông để tạo thành HCN có 12 ô vuông.
C. Củng cố, dặn dò
- Học sinh nhắc lại nội dung luyện tập
- Giáo viên giao bài về nhà.
Chính tả
Nghe - viế: Nghe nhạc
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài CT, trình bày đúng khổ thơ, dòng thơ.
- Làm đúng BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: bộ mẫu chữ.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ
- Học sinh viết bảng con: rầu rĩ, giục giã, dồn dập, dễ dàng
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết
a. Hướng dẫn chuẩn bị
- Giáo viên đọc 1 lần bài chính tả.
- Hai học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi SGK.
- Tìm hiểu nội dung bài thơ:
+ Bài thơ kể chuyện gì?
(Bài thơ kể về bé Cương và sở thích nghe nhạc của bé.)
+ Bé Cương thích nghe nhạc như thế nào?
(Bé Cường nghe tiếng nhạc nổi lên, bỏ chơi bi, nhún nhảy theo nhạc)
+ Tiếng nhạc còn cuốn hút những vật nào?
(Tiếng nhạc làm cho cây cối lắc lư, viên bi tròn nằm im.)
- Hướng dẫn chính tả:
+ Bài thơ có mấy khổ thơ? (4 khổ)Mỗi dòng có mấy chữ? (5 chữ)
+ Các chữ đầu mỗi dòng viết như thế nào?
(các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa và viết lùi vào 2 ô li.)
+ GV nhắc HS giữa các khổ thơ phải cách ra một dòng.
- Yêu cầu cả lớp nhìn SGK, chú ý những từ khó viết trong bài.
b. Học sinh nghe giáo viên đọc, viết bài.
c. Chấm, chữa bài
3. Hướng dẫn Học sinh làm bài tập chính tả
a. Bài 2 (lựa chọn 2a)
- Học sinh đọc bài, nêu yêu cầu
- Học sinh làm bài cá nhân -> phát biểu ý kiến
- Chữa bài: 
a/ náo động, hỗn láo, béo núc ních, lúc đó.
b/ ông Bụt, bục gỗ, chim cút, hoa cúc.
b. Bài 3 (lựa chọn): Làm bài theo nhóm
- Các nhóm thi tìm những từ có phụ âm đầu là n/n và vần uc/ut
- Chữa bài:
a/ l: làm việc, loan báo, láh, leo lên, lao, lanh lảnh, long lanh,..
 n: nói, nấu nướng, nung, nằm, nắm, tấp nập,..
b/ uc: múc, lục lọi, rúc, chúc mừng, bánh đúc, cúc áo, xúc động,..
 ut: trút bỏ, phụt nước, tụt, sút, hút bụi, mút kem, tút thuốc,..
4. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn dò: Đọc bài “Em vẽ Bác Hồ’.
Thứ tư ngày thángnăm 2010
Tập đọc
Chương trình xiếc đặc biệt
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng các chữ số, các tỉ lệ phần trăm và số điện thoại trong bài.
- Hiểu ND tờ quảng cáo; bước đầu biết một số đặt điểm về nội dung, hình thức trình bày mục đích của một tờ quảng cáo (Trả lời được các CH trong SGK).
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: vở BT.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ
- Hai đến ba học sinh đọc bài “Em vẽ Bác Hồ” và trả lời câu hỏi 2 sách giáo khoa
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
b. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu:
+ Luyện đọc: 1 - 6 (mùng một tháng sáu)
 50%; 10% (năm mươi phần trăm; mười phần trăm)
 5180360 (năm một tám không / ba sáu không)
- Đọc từng đoạn trước lớp (4 đoạn)
+ Hướng dẫn học sinh cách ngắt nghỉ đúng.
- Đọc từng đoạn trong nhóm (2 phút)
- Đọc thi: 4 học sinh tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn
3. Tìm hiểu bài
- Học sinh đọc thầm quảng cáo, trả lời:
+ Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì?
(lôi cuốn mọi người đến rạp xem xiếc)
+ Em thích nội dung nào trong quảng cáo? Vì sao?
- Trao đổi nhóm, trả lời
+ Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt?
(ngắn gọn, rõ ràng, trình bày đẹp)
+ Em thường thấy quảng cáo ở những đâu?
(Trên đường phố, sân vận động, nơi vui chơi giải trí .)
- Giáo viên giới thiệu một số tờ quảng cáo đẹp.
4. Luyện đọc lại
- Một học sinh khá đọc lại cả bài.
- Chọn, hướng dẫn học sinh đọc, một đoạn quảng cáo.
- Bốn học sinh thi đọc quảng cáo.
5. Củng cố dặn dò
- Học sinh nhắc lại đặc điểm nội dung và hình thức của một tờ quảng cáo.
- Giáo viên dặn dò.
Toán
Chia số có 4 chữ số có 1 chữ số
I. Mục tiêu:
- Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số ( chia hết, thương có 4 chữ số hoặc 3 chữ số ) 
- Vận dụng phép tính chia để làm tính và giải toán
- Làm được các BT: 1,2,3.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ
- Hai học sinh chữa bài 3, bài 4 -> nhận xét.
B. Bài mới
1. Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia 6369: 3
- Giáo viên nêu vấn đề, học sinh đặt tính và tính.
- Quy trình: Chia từ trái sang phải 
 Mỗi lần chia đều thực hiện tính nhẩm 3 thao tác: chia, nhân, trừ.
Vậy 6369: 3 = 2123
- Đây là phép chia có dư hay không dư? Vì sao? (Phép chia hết vì số dư bằng 0)
- Thực hiện phép chia này qua mấy lần chia? Thương là số có mấy chữ số?
(Qua 4 lần chia, mỗi lần chia lấy một chữ số để chia nên thương có 4 chữ số.)
2. Hướng dẫn thực hiện phép chia 1276: 4
- Hướng dẫn tương tự như trên.
 Vậy 1276: 4 = 319
- HS nhận xét được: Có 3 lần chia nên thương có 3 chữ số.
- Lưu ý: Lần đầu, phải lấy 2 chữ số mới đủ chia
3. Thực hành
a. Bài 1: Rèn kĩ năng chia
- Học sinh làm trên bảng và vào vở.
- Giáo viên chữa: yêu cầu học sinh nêu cách làm.
b. Bài 2: Học sinh đọc đề, tóm tắt lên bảng
- Học sinh tự làm vào vở
	Số gói bánh trong mỗi thùng là: 
	1648: 4 = 412 (gói)
	Đáp số: 412 gói
c. Bài 3: Củng cố tìm thừa số
- Hai học sinh tìm trên bảng:
	X x 2 = 1846	3 x X = 1578
	X = 1846: 2	 X = 1578: 3
	X = 923	 X = 526
4 ...  Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: vở BT.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ
Học sinh viết bảng con: nao núng, lay động, nỉ non, ló đầu 
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết:
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- Giáo viên đọc đoạn văn 1 lần, giải nghĩa từ: 
+ Quốc hội: cơ quan do nhân dân cả nước bầu ra, có quyền cao nhất.
+ Quốc ca: là bài hát chính thức của một nước.
- Học sinh xem ảnh nhạc sỹ Văn Cao - người sáng tác quốc ca.
- Tìm hiểu nội dung đoạn văn:
+Bài hát quốc ca Việt Nam có tên là gì? Do ai sáng tác? Sáng tác trong hoàn cảnh nào?
(Bài quốc ca có tên là "Tiến quân ca" do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. Ông sáng tác bài hát này trong những ngày chuẩn bị khởi nghĩa.)
- Hai học sinh đọc lại, cả lớp đọc thầm.
- Nhận xét chính tả:
+ Đoạn văn có mấy câu? (4 câu)
+ Những từ nào trong bài được viết hoa? (Những chữ đầu câu, tên riêng: Văn Cao, Tiến quân ca, Quốc hội.)
+ Tên bài hát được đặt trong dấu gì?
(đặt trong dấu ngoặc kép)
- Học sinh tập viết bảng từ dễ lẫn
b. Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
c. Chấm chữa bài.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a. Bài 2 (2a): Điền l/n vào chỗ chấm.
- Học sinh yêu cầu, làm bài cá nhân
- Ba học sinh vào 3 phiếu dán trên bảng - > chữa bài
b. Bài 3: (3b) cho học sinh làm bài mẫu -> học sinh tự nói 2 câu mẫu 3b.
- Học sinh thi tiếp sức: Giáo viên và một số học sinh làm tổ trọng tài.
4. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Giao bài về nhà, dặn dò.
Đạo đức
Tôn trọng đám tang (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.
- Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: tranh, ảnh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1: Kể chuyện “Đám tang”
- Giáo viên kể chuyện lần1.
- Một HS đọc lại truyện.
- Đàm thoại
+ Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang?
+ Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe, nhường đường cho đám tang?
+ Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi mẹ giải thích?
+ Qua câu chuyện trên, các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang?
+ Vì sao phải tôn trọng đám tang?
- Giáo viên kết luận: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến lễ tang.
2. Hoạt động 2: Đánh giá hành vi
- Giáo viên phát phiếu học tập, học sinh điền Đ vào câu đúng, S vào câu sai.
- Học sinh làm bài cá nhân - > trình bày kết quả
- Giáo viên kết luận
3. Hoạt động 3: Tự liên hệ
- Giáo viên yêu cầu tự liên hệ: Khi gặp đám tang, em đã có cách ứng xử như thế nào?
- Gọi một số học sinh trao đổi với các bạn trong lớp.
- Giáo viên khen những học sinh cư xử đúng khi gặp đám tang.
4. Hướng dẫn thực hành.
- Về sưu tầm những câu chuyện, tấm gương, bài thơ...có chủ đề "Tôn trọng đám tang".
Thủ công
Đan nong đôi
I. Mục tiêu:
- Biết cách đan nong đôi.
- Đan được nong đôi. Dồn được nan nhưng có thể chưa thật khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
- Với HS khéo tay: Đan được tấm đan nong đôi. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: mẫu đan
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét: 
- Học sinh quan sát tấm đan nong đôi và GV hướng dẫn HS so sánh, nhận xét. 
- Gợi ý học sinh quan sát và so sánh tấm đan nong mốt với đan nong đôi. 
- Giáo viên nêu tác dụng và cách đan nong đôi trong thực tế. 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu. 
- Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan. 
 + Kẻ các đường dọc, ngang cách đều nhau 1 ô. 
 + Cắt 9 nan dọc có chiều dài 9 ô.
 + Cắt 7 nan ngang và 4 nan nẹp dán xung quanh dài 9 ô, khác màu nhau.
- Bước 2: Đan nong đôi
- Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh kẻ, cắt các nan - giấy màu, tập đan. 
3. Củng cố, dặn dò
- Học sinh nhắc lại cách đan nong đôi. 
- Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò. 
Thứ sáu ngày thángnăm 2010
Toán
Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số (tiếp)
I. Mục tiêu:
- Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số ( trường hợp có chữ số 0 ở thương ).
- Vận dụng phép tính chia để làm tính và giải toán.
- Làm được các BT: 1,2,3.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH:
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra bài cũ 
- Hai học sinh chữa bài 2, bài 3 giao về nhà. 
B. Dạy bài mới 
1. Hướng dẫn thực hiện phép chia 4218: 6
- Học sinh đặt tính rồi tính như tiết trước. ở mỗi lần chia đều thực hiện tính nhẩm:chia, nhân, trừ; chỉ ghi chữ số của thương và số dư 
- Giáo viên ghi lại quá trình thực hiện. 
Vậy 4218: 6 = 703
- HS nhận xét được đây là phép chia hết.
- GV lưu ý HS ở lần chia thứ 2, số bị chia là 1 nhỏ hơn số chia 6 thì phải viết 0 vào thương.
2. Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia: 2407: 4
- Tiến hành tương tự như trên. 
- HS nhậ xét: Đây là phép chia có dư, số dư phải nhỏ hơn số chia.
- Lưu ý: ở lần chia thứ 2, số bị chia là 0 thì phải viết 0 vào thương.
3. Thực hành 
a. Bài 1: Học sinh đặt tính rồi tính ® chữa bài 
b. Bài 2: Hướng dẫn học sinh giải theo 2 bước. 
- Đã sửa được bao nhiêu mét đường? 
	 1215: 3 = 405 (m)
- Còn phải sửa bao nhiêu mét đường? 
	 1215 - 405 = 810 (m)
c. Bài 3: Học sinh nhận xét để tìm ra phép tính đúng hoặc sai, phân tích cái sai. 
	 3a: Đúng	3b, 3c: Sai. 
4. Củng cố, dặn dò
- Học sinh nhắc lại nội dung bài học. 
- Giáo viên nhận xét, dặn dò.
Tập làm văn
Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật
I. Mục tiêu:
- Kể được một vài nét nổi bật của buổi biểu diễn nghệ thuật theo gợi ý trong SGK.
- Viết được những điều đã kể thành một đoàn văn ngắn (khoảng 7 câu).
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: tranh, ảnh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ
Một số học sinh đọc bài viết về người lao động trí óc. 
B. Dạy bài mới. 
1. Bài tập 1
- Hai học sinh đọc các yêu cầu của bài tập. 
- HS xem hình ảnh về các buổi biểu diễn nghệ thuật đã chuẩn bị và giới thiệu về các môn nghệ thuật chèo, tuồng, cải lương, kịch nói, ca nhạc,...
- Giáo viên nhắc học sinh: 
+ Buổi biểu diễn nghệ thuật có thể diễn ra tại các nhà hát, rạp xiếc hoặc sân khấu được dựng ngoài trời như sân nhà văn hoá, sân đình, sân trường học,... - Một HS đọc các gợi ý.
- GV: Những gợi ý này chỉ là chỗ dựa, các em có thể kể theo cách trả lời lần lượt từng câu hỏi gợi ý hoặc kể tự do hoàn toàn không phụ thuộc vào các gợi ý. 
- Một học sinh làm mẫu. GV nhận xét.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe.
- Gọi 1 vài học sinh kể ® nhận xét, bổ sung. 
2. Bài tập 2
- Học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu. 
- Giáo viên nhắc học sinh viết lại những điều vừa kể sao cho rõ ràng thành câu. 
- Học sinh viết bài, giáo viên theo dõi, giúp đỡ. 
- Gọi một số học sinh đọc bài. 
C. Củng cố, dặn dò. 
- Cả lớp bình chọn học sinh có bài nói, viết hay nhất. 
- Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò.
Tập viết
Ôn chữ hoa: Q
I. Mục tiêu:
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Q (1 dòng) T, S (1 dòng) viết đúng tên riêng Quang Trung (1 dòng) và câu ứng dụng: Quê em... nhịp cầu bắc ngang (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: bộ mẫu chữ.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.
- Viết bảng con: Phan Bội Châu.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.
a. Luyện viết chữ hoa
- Học sinh tìm các chữ hoa có trong bài: Q, T, B
- Giáo viên viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết.
- Học sinh tập viết bảng con: Q, T
b. Luyện viết từ: ư, D
- Học sinh đọc từ ứng dụng: Quang Trung
- Giáo viên: Quang Trung là tên hiệu của Nguyễn Huệ, người anh hùng dân tộc đã có công lớn trong cuộc đại phá quân Thanh.
- Học sinh tập viết bảng con: Quang Trung
c. Viết câu ứng dụng:
- Học sinh đọc: 
- Giáo viên: Tả cảnh bình dị của một làng quê.
- Viết bảng con: Quê, Bên
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết.
4. Chấm, chữa bài
5. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Giao bài về nhà.
Tự nhiên và xã hội
Khả năng kỳ diệu của lá cây
I. Mục tiêu: 
- Nêu được chức năng của lá đối với đời sống của thực vật và lợi ích của lá đối với đời sống con người.
- Biết được quá trình quang hợp của lá cây diễn ra ban ngày dưới ánh nắng mặt trời còn quá trình hô hấp của cây diễn ra suốt ngày đêm.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: tranh, ảnh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ. 
 Gọi 2 HS: Nêu đặc điểm của lá cây? 
2. Bài mới 
a. Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa.
- Học sinh theo từng cặp dựa vào hình 1 trang 88, tự đặt câu hỏi và trả lời cho nhau nghe: 
+ Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì? 
+ Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào? 
+ Trong quá trình hô hấp, lá cây còn có chức năng gì? 
+ Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì? 
- Kết luận: Lá cây có 3 chức năng: Quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước. 
b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. 
- Các nhóm học sinh dựa vào thực tế cuộc sống và quan sát các hình SGK trang 89 để nói về:
 + ích lợi của lá cây. 
 + Kể tên những lá cây thường được sử dụng ở địa phương. 
- Tổ chức thi giữa các nhóm: Trong 3 phút, nhóm nào ghi được tên nhiều loại lá cây nhất dùng vào các việc: làm thuốc, để ăn, gói bánh, làm nón, lợp nhà thì nhóm đó thắng. 
3. Củng cố, dặn dò 
- Học sinh nhắc lại chức năng và ích lợi của lá cây. 
- Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò.
Sinh hoạt
SINH HOẠT LỚP
I- Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới. Vui chơi giải trí.
II- Nội dung:
1- Đánh giá hoạt động tuần qua:
- GV đánh giá chung các hoạt động về: nề nếp, học tập, lao động của lớp trong tuần qua.
- Tuyên dương những HS chăm ngoan, tích cực trong các hoạt động.
2- Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì, phát huy các mặt đã đạt được, sửa chữa những khuyết điểm còn mắc phải.
- Phát động phong trào thi đua học tập “Chào mừng ngày thành lập đoàn 26/3, Ngày giải phóng Hải Lăng 19/3”.
- Tiến hành lao động vệ sinh khu vực trường như sơ đồ phân công. 
Ngày  tháng năm 2010 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_23_nguyen_thi_tien.doc