C. Các hoạt động dạy học:
1. HĐ1:Bài cũ: Chương trình xiếc đặc sắc.
- Gv mời 2 em đọc quảng cáo:
+ Cách trình bày quãng cáo có gì đặc biệt ( về lời văn trang trí) ?
- Gv nhận xét bài.
2. HĐ2: GTB - Luyện đọc.
- Gv đọc diễm cảm toàn bài.
- Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời Hs đọc từng câu.
+ Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- Gv mời Hs giải thích từ mới: leo lẻo, chang chang, đối đáp.
- Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Bốn nhóm nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 4 đoạn.
+ Một Hs đọc cả bài.
Tuần 24 Ngày 1 tháng 03 năm 2010 Môn: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN Tên bài dạy: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA. (SGK:40) Thời gian dự kiến: 70’ A. Mục tiêu : 1 . Tập đọc. -Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu,giữa các cụm từ. - Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.(trả lời được các câu hỏi trong sgk) 2. Kể Chuyện. - Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự của câu chuyện ; và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa. B. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài học trong SGK. C. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1:Bài cũ: Chương trình xiếc đặc sắc. - Gv mời 2 em đọc quảng cáo: + Cách trình bày quãng cáo có gì đặc biệt ( về lời văn trang trí) ? - Gv nhận xét bài. 2. HĐ2: GTB - Luyện đọc. - Gv đọc diễm cảm toàn bài. - Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. - Gv mời Hs đọc từng câu. + Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. - Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài. - Gv mời Hs giải thích từ mới: leo lẻo, chang chang, đối đáp. - Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm. - Đọc từng đoạn trước lớp. + Bốn nhóm nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 4 đoạn. + Một Hs đọc cả bài. 3.HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Gv yêu cầu Hs đọc thầm bài và trả lời câu hỏi trong sgk. - Gv nhận xét, chốt lại: Truyện ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính cách khảng khái, tự tin. 4.HĐ4: Luyện đọc lại, củng cố. - Gv đọc diễn cảm đoạn 3. - Gv cho 4 Hs thi đọc truyện trước lớp . - Gv yêu cầu 4 Hs tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn của bài. - Một Hs đọc cả bài. - Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt. 5.HĐ5: Kể chuyện. - Gv cho Hs quan sát các tranh, và yêu cầu Hs sắp xếp lại các bức tranh. - Gv mời 4 Hs tiếp nối nhau thi kể từng đoạn câu chuyện. - Một hs kể lại toàn bộ câu chuyện. - Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt. 6.HĐ6:Củng cố-dặn dò - Về luyện đọc lại câu chuyện. - Chuẩn bị bài: Em vẽ Bác Hồ. -Nhận xét bài học. D. Phần bổ sung:HS khá giỏi kể được cả câu chuyện. . Môn: TỐN Tên bài dạy: LUYỆN TẬP ( VBT:32 ) Thời gian dự kiến: 35’ A. Mục tiêu : - Giúp học sinh cĩ kỹ năng thực hiện phép chia số cĩ 4 chữ số cho số cĩ 1 chữ số, trường hợp thương có chữ số 0 - Giải toán có hai phép tính. B. Đồ dùng dạy học: Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập C. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1:Bài cũ: Chia số có bốn chữ số với số có một chữ số ( tiếp theo ) - Hs làm BT 3 Sgk/119 - GV sửa bài tập sai nhiều của HS - Nhận xét vở HS 2. HĐ2: GTB - Hướng dẫn thực hành Bài 1 : đặt tính rồi tính : GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính GV Nhận xét Bài 2 : Tìm x : GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét Bài 3 : GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên vừa hỏi vừa kết hợp ghi tóm tắt : Tóm tắt : 1024 vận động viên: 8 hàng 1 hàng: vận động viên? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét Bài 4 : GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét 3. HĐ3: Nhận xét – Dặn dò : - Về làm BT1,2 Sgk/120 - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị : Luyện tập. D. Phần bổ sung : HS làm các bài tập trong sgk:bài 1,2(a,b),3,4 . Môn:ÂM NHẠC Tên bài dạy:ƠN TẬP 2 BÀI HÁT :EM YÊU TRƯỜNG EM VÀ CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG. TẬP NHẬN BIẾT TÊN MỘT SỐ NỐT NHẠC TRÊN KHUƠNG. (SGV:54 ) Thời gian dự kiến 35 A. Mục tiêu : - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát. - Tập biểu diễn bài hát. B. Đồ dùng dạy học: Kèn,thanh phách,khuông nhạc các hình nốt nhạc C. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1:Bài cũ:Viết nốt nhạc trên khuông 2. HĐ2: GTB –Oân tập bài hát Em yêutrường em, Hs hát thuộc bài hát sau đó kết hợp vận động phụ hoạ 3. HĐ3: Oân tập bài hát Cùng múa hát dưới trăng 4.HĐ4:Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông Để biết được độ cao thấp của âm thanh dùng tên nốt Hs nhận biết tên nốttrên khuông Hs đọc – Gv hướng dẫn Để nhận biết độ dài ngắn của âm thanh:nốt trắng,đen móc đơn D. Phần bổ sung Biết hát đúng giai điệu vá thuộc lời ca của hai bài hát . Biết gọi tên nốt ,kết hợp hình nốt trên khuơng nhạc Ngày 2 tháng 03 năm 2010 Môn: TẬP ĐỌC Tên bài dạy: TIẾNG ĐÀN. (SGK:54) Thời gian dự kiến: 35’ A. Mục tiêu : - - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu,giữa các cụm từ. - Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Tiếng đàn của Thuỷ trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hoà hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh(trả lời được các câu hỏi trong sgk) B. Đồ dùng dạy học: tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK C. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1:Bài cũ: Đối đáp với vua - Gọi HS lên đọc bài ứng với câu hỏi từng đoạn - Nhận xét bài cũ của HS 2. HĐ2: GTB - GV hướng dẫn Hs luyện đọc GV đọc mẫu toàn bài Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, đọc bản quảng cáo với giọng vui, nhộn. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn. Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn. GV giúp học sinh hiểu nghĩa thêm những từ ngữ được chú giải trong SGK 3. HĐ3: hướng dẫn tìm hiểu bài Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1,2 và trả lời câu hỏi trong sgk Giáo viên: tiếng đàn rất trong trẻo, hồn nhiên và hoà hợp với không gian thanh bình xung quanh. 4. HĐ4: Luyện đọc lại Giáo viên chọn đọc mẫu một đoạn văn tả ăm thanh của tiếng đàn và lưu ý học sinh về giọng đọc ở đoạn đó. Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối. Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. 5. HĐ5: Nhận xét – Dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài : Đối đáp với vua. D. Phần bổ sung : . Môn: TỐN Tên bài dạy: LUYỆN TẬP CHUNG. (VBT:33 ) Thời gian dự kiến: 35’ A. Mục tiêu : -Biết nhân chia số cĩ 4 chữ số cho số cĩ một chữ số. - Vận dụng giải bài tốn cĩ 2 phép tính. B. Đồ dùng dạy học: Bài tập tốn C. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1: Bài cũ : Luyện tập - Hs lên làm BT 1,2 Sgk/ 120 - GV sửa bài tập sai nhiều của HS - Nhận xét vở HS 2. HĐ2: GTB- Hướng dẫn thực hành Bài 1: điền số: GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài GV cho 4 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài 523 x 3 = 1569 1569 : 3 = 523 402 x 6 = 2412 2412 : 6 = 402 GV Nhận xét Bài 2: đặt tính rồi tính : GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính 1253:2 = 526 2714 : 3 = 904 2523 : 4 = 630 GV Nhận xét Bài 4 : GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 234m, chiều rộng bằng chiều dài + Bài toán hỏi gì ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét 3 HĐ3:Củng cố – dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Làm quen với chữ số La Mã. - Bài tập về nhà:4 sgk/120 D. Phần bổ sung : Rèn cho hs yếu làm tốn .HS làm bài tập 1, 2, 4. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Môn: CHÍNH TẢ Tên bài dạy: NGHE – VIẾT:ĐỐI ĐÁP VỚI VUA. ( SGK:51) Thời gian dự kiến: 35’ A. Mục tiêu : - Nghe và viết chính xác , trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài “ Đối đáp với vua” .. - Làm đúng bài tập chính tả, BT2(a,b)hoặc BT 3(a.b) B. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết BT2. C. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1: Bài cũ: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam. - Gv gọi Hs viết các từ bắt đầu bằng chữ l/n hoặc ut/uc. - Gv nhận xét bài của Hs. 2. HĐ2: GTB- Hướng dẫn Hs nghe - viết. - Gv đọc toàn bài viết chính tả. - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại bài viết . - Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi: + hai vế đối trong đoạn chính tả viết như thế nào? Viết giữa trang vở, cách lề vở 2 ôli - Gv đọc cho Hs viết bài. - Gv đọc thong thả từng câu, cụm từ. - Gv theo dõi, uốn nắn. Gv chấm chữa bài. - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì. - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài). 3.HĐ3: Hướng dẫn Hs làm bài tập. Bài tập 2: - Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài. - Gv yêu cầu Hs làm bài cá nhân. Gv nhận xét bài viết của Hs. - Gv mời 4 Hs lên bảng thi làm bài. Sau đó từng em đọc kết quả, giải câu đố. - Gv nhận xét, chốt lại: : sáo – xiếc. : mõ – vẽ. Bài tập 3: - Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài. - Gv yêu cầu Hs làm bài cá nhân. - Gv dán 3 tờ giấy lên bảng, m ... sau: Vẽ trang trí. - Nhận xét bài học. D. Phần bổ sung : Ngày 5 tháng 3 năm 2010 Môn: TẬP VIẾT Tên bài dạy: ƠN CHỮ HOA R (VTV: 11) Thời gian dự kiến: 35’ A.Mục tiêu :Giúp học sinh Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa R (1 dịng), Ph, H (1 dịng); viết đúng tên riêng Phan Rang (1 dịng) và câu ứng dụng: Rủ nhau đi cấy cĩ ngày phong lưu (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. B.Đồ dùng dạy học: Chữ mẫu R, tên riêng: Phan Rang và câu ca dao trên dòng kẻ ô li. Vở tập viết, bảng con, phấn C. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1: GV nhận xét bài viết của học sinh. Cho học sinh viết vào bảng con : Quang Trung Nhận xét 2.HĐ2: GTB –Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con Luyện viết chữ hoa GV gắn chữ R trên bảng Cho HS viết vào bảng con Giáo viên viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết Ph, H Giáo viên gọi học sinh trình bày Giáo viên viết chữ Ph, H hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết. Giáo viên cho HS viết vào bảng con Giáo viên nhận xét. Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng ) GV cho học sinh đọc tên riêng: Phan Rang GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Phan Rang là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu P, R Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Phan Rang 2 lần Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết. Luyện viết câu ứng dụng GV viết câu tục ngữ mẫu và cho học sinh đọc : Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn + Các chữ đó có độ cao như thế nào ? + Câu ca dao có chữ nào được viết hoa ? 3.HĐ3:Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết Cho học sinh viết vào vở. GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu. Chấm, chữa bài Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài. Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung Thi đua : Giáo viên cho 4 tổ thi đua viết câu: “ Phùng Hưng”. Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp. 4.HĐ4:Củng cố – dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp. - Chuẩn bị : bài : Ôn chữ hoa : S. D. Phần bổ sung : GV yêu cầu hs cĩ tấm lịng yêu quí quê hương mính :. Môn: TỐN Tên bài dạy: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ . (SGK: 123 ) Thời gian dự kiến: 35’ A.Mục tiêu :Giúp học sinh Nhận biết được về thời gian (chủ yếu là về thời điểm). Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút. HS làm bt:Bài 1, bài 2, bài 3 B.Đồ dùng dạy học: Mặt đồng hồ có các số ghi bằng số La M ã Đồng hồ để bàn ( loại chỉ có 1 kim ngắn và 1 kim dài ) C. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1: Bài cũ : Luyện tập GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS 2.HĐ2: GTB – Hướng dẫn cách xem đồng hồ Giáo viên giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ có các vạch chia phút Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất trong phần bài học rồi hỏi học sinh: + Đồng hồ chỉ mấy giờ ? Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tiếp tranh vẽ đồng hồ thứ hai để xác định vị trí kim ngắn trước, sau đó là kim dài: + Nêu vị trí của kim ngắn và kim dài ? Giáo viên: khoảng thời gian kim dài ở vạch nhỏ thứ ba sau số 2 là 13 phút Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tiếp tranh vẽ đồng hồ thứ ba để học sinh nêu được thời điểm theo 2 cách : 6 giờ 56 phút, 7 giờ kém 4 phút Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc giờ thứ hai: xác định xem còn thiếu mấy phút nữa thì đến 7 giờ để sau đó tính được thời điểm của đồng hồ. 3.HĐ3:Thực hành Bài 1: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv yêu cầu Hs tự làm. - Gv mời 6 học sinh đứng lên đọc kết quả - Gv nhận xét, chốt lại. + Đồng hồ thứ 1: 1 giờ 25 phút. + Đồng hồ thứ 2: 7 giờ 8 phút. + Đồng hồ thứ 3: 12 giờ 15 phút. + Đồng hồ thứ 4: 10 giờ 35 hoặc11 giờ kém 25 phút. + Đồng hồ thứ 5: 4 giờ 57 phút hoặc 5 giờ kém 3 phút. + Đồng hồ thứ 6: 2 giờ 50 phút hoặc 3 giờ kém 15 phút. Bài 2: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài. - Gv cho hs thảo luận nhóm đôi. Gv hỏi: - Gv yêu cầu cả lớp bài vào vở, 3 Hs sửa bài. - Gv nhận xét, chốt lại: Bài 3: - Gv mời 1 Hs yêu cầu đề bài. - Gv chia Hs thành 4 nhóm cho các em chơi trò chơi. - Yêu cầu: Trong vòng 5 phút nhóm nào làm bài xong, đúng sẽ chiến thắng. - Gv nhận xét chốt lại: + Đồng hồ thứ 1: 7 giờ 50 phút. + Đồng hồ thư ù2: 1 giờ 56 phút. + Đồng hồ thứ 3: 5 giờ kém 13 phút. + Đồng hồ thứ 4: 8 giờ 20 phút. + Đồng hồ thứ 5: 12 giờ kém 23 phút. + Đồng hồ thứ 6: 10 giờ rưỡi. + Đồng hồ thứ 7: 2 giờ 35 phút. + Đồng hồ thứ 8: 4 giờ 7 phút. D. Phần bổ sung:. Môn: TẬP LÀM VĂN Tên bài dạy:NGHE KỂ:NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN. (SGK:56) Thời gian dự kiến: 35’ A. Mục tiêu : Nghe-kể lại được câu chuyện Người bán quạt may mắn. B.Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện Người bán quạt may mắn trong SGK. C. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1: Bài cũ : Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật. Giáo viên trả bài và nhận xét về bài văn nói về buổi biểu diễn nghệ thuật và cho học sinh đọc. - Nhận xét 2.HĐ2: GTB - Hướng dẫn học sinh nghe – kể chuyện * Nghe kể câu chuyện Người bán quạt may mắn Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài Giáo viên treo tranh minh hoạ bà lão bán quạt đang ngủ bên gốc cây, Vương Hi Chi viết chữ lên những chiếc quạt Giáo viên cho học sinh đọc lại 3 câu hỏi gợi ý Giáo viên kể chuyện lần 1 ( Phần đầu: chậm rãi, thong thả thay đổi giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện). Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ ngữ: Lem luốc: bị dây bẩn nhiều chỗ Cảnh ngộ: tình trạng không hay mà người ta gặp phải Người bán quạt may mắn Vương Hi Chi nổi tiếng là người viết chữ đẹp ở Trung Quốc thời xưa. Một lần, ông đang ngồi nghỉ mát dưới gốc cây thì một bà già bán quạt cũng đến nghỉ. Bà lão phàn nàn là quạt bán ế, chiều nay cả nhàbà sẽ phải nhịn cơm. Rồi bà ngồi tựa vào gốc cây, thiu thiu ngủ. Trong lúc bà lão thiếp đi, ông Vương lẳng lặng lấy bút mực ra, viết chữ, đề thơ vào từng chiếc quạt. Bà lão tỉnh dậy, thấy cả gánh quạt trắng tinh của mình đã bị ông già kia bôi đen lem luốc. Bà tức giận, bắt đền ông. Ông già chỉ cười, không nói, rồi thu xếp bút mực ra đi. Nào ngờ, lúc quạt trắng thì không ai mua, giờ quạt bị bôi đen thì ai cũng cầm xem và mua ngay. Chỉ một loáng thì gánh quạt đã bán hết. Rồi người mua mách nhau đến hỏi rất đông. Nhiều người còn hỏi mua với giá ngàn vàng. Bà lão nghe mà tiếc ngẩn tiếc ngơ. Trên đường về, bà nghĩ bụng: có lẽ vị tiên ông nào đã cảm thương cảnh ngộ nên đã giúp bà bán quạt chạy đến thế. Theo Lê Văn Yên Giáo viên kể lần 2, lần 3 và hỏi : Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì ? Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây, gặp ông Vương Hi Chi, phàn nàn quạt bán ế nên chiều nay cả nhà không có cơm ăn. 2. Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ? Ông Vương Hi Chi viết chữ, đề thơ vào từng chiếc quạt vì tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão. Chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông, mọi người sẽ mua quạt. 3.Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ? Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hi Chi trên quạt. Giáo viên cho 3 học sinh lần lượt kể trước lớp, mỗi học sinh kể lại nội dung câu chuyện. Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh kể chuyện theo nhóm. Giáo viên và cả lớp nhận xét cách kể của mỗi học sinh và mỗi nhóm. Cả lớp bình chọn Cá nhân, nhóm kể chuyện hay nhất 4. Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi? Vương Hi Chi là một người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ. + Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này ? - Giáo viên chốt: người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ – có tên gọi là nhà thư pháp. Nước Trung Hoa cổ có rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng. Người ta xin chữ hoặc mua chữ của họ với giá ngàn vàng để trang trí nhà cửa, lưu giữ như một tài sản quý. Ở ta cũng có một số nhà thư pháp. Đến Văn miếu Quốc tử giám ở thủ đô Hà Nội có thể gặp họ. Quanh họ luôn có đám đông xúm xít ngắm họ viết chữ. 3.HĐ3: Củng cố – dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Kể về lễ hội. D. Phần bổ sung:. *SINH HOẠT LỚP TUẦN 24* I. Kiểm điểm tình hình tuần qua : 1Học tập: Các em học và làm bài đầy đủ ở lớp cũng như ở nhà. Nhưng vẫn còn một vài em lười học:Em Trung.em Phú,Em Sơn.... 2.Hành kiểm: Các em ngoan,vâng lời lễ phép với thầy cô giáo. Chăm sóc tốt bồn hoa. 3.Văn thể : Tập được một số bài hát về ngày 8/3,26/3 - Thể dục xếp hàng nhanh nhẹn,tập các động tác đều. - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ,lớp học sạch sẽ. -Tuyên dương :Em Thạch,Cung... - Động viên giúp đỡ:Em Trung,Phú,Sơn.. II.Phương hướng tuần tới:1.Hạnh kiểm: Duy trì nền lớp. 2.Học tập:Phát động tuần học tốt,thi đua giữa các nhóm. 3.Văn thể mỹ :Tiếp tục tập thêm một số bài hát. Chăm sóc bồn hoa. III. Công tác vui chơi giải trí : - Giáo dục Hs các ngày chủ điểm 8/3, 26/3 - Vận động Hs tham gia đầy đủ Hội chợ ẩm thực.
Tài liệu đính kèm: