Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 29 - Cao Văn Hạnh

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 29 - Cao Văn Hạnh

Tập đọc

NHỮNG QỦA ĐÀO

I.Mục đích yêu cầu :

1.Đọc :HS

· Đọc lưu loát được cả bài

· Đọc đúng các từ ngữ khó , các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ .

· Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu và giữa các cụm từ .

· Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc .

2.Hiểu

· Hiểu nghĩa các từ : Cái vò , hài lòng , thơ dại , thốt .

· Hiểu nội dung bài : Nhờ những qủa đào người ông biết được tính nết của từng cháu mình . Ông rất vui khi thấy các cháu đều là những đứa trẻ ngoan , biết suy nghĩ , đặc biệt rất hài lòng về Việt vì em là người có tấm lòng nhân hậu .

· Giáo dục HS biết yêu quý ông bà , bố mẹ và người lớn tuổi .

· Hỗ trợ cho HS yếu đọc nhiều .

 

doc 30 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 570Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 29 - Cao Văn Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Soạn : ngày 1 tháng 4 năm 2007
Dạy : Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2007 .
Tập đọc
NHỮNG QỦA ĐÀO
I.Mục đích yêu cầu :
1.Đọc :HS
Đọc lưu loát được cả bài 
Đọc đúng các từ ngữ khó , các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ .
Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu và giữa các cụm từ .
Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc .
2.Hiểu
Hiểu nghĩa các từ : Cái vò , hài lòng , thơ dại , thốt .
Hiểu nội dung bài : Nhờ những qủa đào người ông biết được tính nết của từng cháu mình . Ông rất vui khi thấy các cháu đều là những đứa trẻ ngoan , biết suy nghĩ , đặc biệt rất hài lòng về Việt vì em là người có tấm lòng nhân hậu .
Giáo dục HS biết yêu quý ông bà , bố mẹ và người lớn tuổi .
Hỗ trợ cho HS yếu đọc nhiều .
II.Đồ dùng dạy và học .
Tranh minh họa các bài tập đọc .
Bảng ghi sãn các từ , các câu cần luyện ngắt giọng . 
III.Các hoạt động dạy và học .
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ :Cây dừa
H Các bộ phận của cây dừa được so sánh với gì ? H Cây dừa gắn bó với thiên nhiên như thế nào ? 
-Giáo viên nhận xét cho điểm học sinh .
2.Bài mới : Giới thiệu bài .
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài 1 lượt , sau đó gọi học sinh đọc lại bài . Giáo viên uốn nắn giọng đọc của học sinh :
-Nêu giọng đọc và tổ chức cho học sinh luyện đọc 2 câu nói của ông .
-GV hướng dẫn cách ngắt nghỉ đúng
+Lời người kể đọc với giọng chậm rãi , nhẹ nhàng .
-Yêu cầu học sinh đọc từng câu .Nghe và chỉnh sửa cho học sinh.
-Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, giáo viên và cả lớp theo dõi và nhận xét .
-Chia nhóm học sinh và theo dõi học sinh đọc theo nhóm .
-Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh , đọc cá nhân .
-Nhận xét cho điểm .
-2 em :Anh, Cúc lên bảng , dưới lớp nghe và nhận xét bài của bạn.
-Học sinh khá đọc ,Đọc chú giải, Cả lớp đọc thầm theo.
 -Mỗi em đọc 1 câu ,đọc nối tiếp đến hết bài .
-Lần lượt từng học sinh đọc trước nhóm , các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau .
-Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân . Các nhóm thi đọc nối tiếp , đọc đồng thanh một đoạn trong bài .
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài lần 2 và đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài :
H Người ông dành những qủa đào cho ai ?
H Xuân đã làm gì với qủa đào ông cho ?
H Ông đã nhận xét về Xuân như thế nào ?
H Vì sao ông lại nhận xét về Xuân như vậy ?
H Bé Vân đã làm gì với qủa đào ông cho ?
*Vân ăn hết qủa đào của mình rồi đem vứt hạt đi .
Đào ngon đến nỗi cô bé ăn xong vẫn còn thèm mãi .
H Ông đã nhận xét về Vân như thế nào ?
*Ôi , cháu ông còn thơ dại qúa .
H Chi tiết nào trong truyện chứng tỏ bé Vân còn rất thơ dại ?
*Bé háu ăn , ăn hết phần của mình vẫn còn thèm mãi . Bé chẳng suy nghĩ gì , ăn xong là vứt hạt đào đi luôn .
H Việt đã làm gì với qủa đào ông cho ?
*Việt đem qủa đào của mình cho bạn Sơn bị ốm . Sơn không nhận .Việt đặt qủa đào lên giường bạn rồi trốn về.
H Ông đã nhận xét về Việt như thế nào ?
*Ông nói Việt là người có tâm lòng nhân hậu.
H Vì sao ông lại nhận xét về Việt như vậy ?
H Em thích nhân vật nào nhất ? Vì sao ?
Thích người ông vì người ông rất yêu qúy các cháu , đã giúp các cháu mình bộc lộ tính cách một cách thoải mái , tự nhiên .
Hoạt động 2 : Luyện đọc lại bài .
-Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc lại bài .
-Gọi học sinh dưới lớp nhận xét và cho điểm sau mỗi lần đọc . Chấm điểm và tuyên dương các nhóm đọc tốt .
3.Củng cố , dặn dò 
-Nhận xét tiết học .
-Về học lại bài và chuẩn bị bài sau .
-Theo dõi bài , suy nghĩ đề và trả lời câu hỏi .
- Hs trả lời câu hỏi .
-Học sinh nối tiếp trả lời theo suy nghĩ .
-4 học sinh lần lượt đọc nối tiếp nhau , mỗi học sinh đọc một đoạn truyện .
-5 học sinh đọc lại bài theo vai.
Đạo đức
GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
 ( Tiết 2 ) 
I.Mục tiêu 
1.Kiến thức :HS BIẾT 
Người khuyết tật là những người mà cơ thể , trí tuệ có phần thiếu hụt . Họ yếu đuối và phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống nên chúng ta cần phải giúp đỡ họ.
Nếu được giúp đỡ , cuộc sống của người tàn tật sẽ bớt khó khăn hơn ,ta cần phải giúp đỡ họ .
2.Thái độ tình cảm
Thông cảm với người khuyết tật .
Đồng tình với những ai biết giúp đỡ người khuyết tật .
Phê bình nhắc nhở những ai không biết giúp đỡ người khuyết tật hoặc trêu chọc người khuyết tật.
3.Hành vi 
Giáo dục HS bước đầu thực hiện hành vi giúp đỡ người khuyết tật trong những tình huống cụ thể .
II.Chuẩn bị 
Các tình huống cho học sinh xử lý.
Vở bài tập đạo đức.
III.Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ :
-Gọi học sinh lên trả lời câu hỏi của bài tiết 1.
H Hãy nêu những việc cần làm để giúp đỡ người khuyết tật?
H Học sinh làm bài tập trên bảng phụ.
-Giáo viên nhận xét cho điểm .
2.Bài mới :GTB
Hoạt động 1 : Bày tỏ ý kiến thái độ.
-Yêu cầu học sinh dùng tấm bìa có vẽ khuôn mặt mếu (không đồng tình) và khuôn mặt cười ( đồng tình ) để bày tỏ thái độ với từng tình huống mà giáo viên đưa ra.
Các ý kiến đưa ra :
+ Giúp đỡ người khuyết tật là việc làm không cần thiết vì nó làm mất thời gian.
*Mặt mếu.
+ Giúp đỡ người khuyết tật không phải là việc của trẻ em. 
*Mặt mếu.
+ Chỉ cần giúp đỡ người khuyết tật là thương binh đã đóng góp xương máu cho đất nước. 
*Mặt mếu.
+ Giúp đỡ người khuyết tật là trách nhiệm của các tổ chức bảo vệ người khuết tật không phải là việc của học sinh vì học sinh còn nhỏ và kiếm ra tiền. 
*Mặt mếu
+ Giúp đỡ người khuyết tật là việc mà tất cả mọi người nên làm khi có điều kiện. 
*Mặt cười.
èKết luận : Chúng ta cần giúp đỡ tất cả những người khuyết tật, không phân biệt họ có là thương binh hay không. Giúp đỡ người khuyết tật là trách nhiệm của tất cả mọi người tronh xã hội.
Hoạt động 2 : Xử lí tình huống. 
-Yêu cầu học sinh thảo luận tìm cách xử lí các tình huống sau:
 + Tình huống 1 : Trên đường đi học về, Thu gặp một nhóm bạn học cùng trường đang xúm quanh và trêu chọc một bạn gái nhỏ bé bị thọt chân học cùng trường . Theo em Thu phải làm gì trong tình huống đó? 
*Thu cần khuyên ngăn các bạn và an ủi, giúp đỡ bạn gái.
+ Tình huống 2 : Các bạn Ngọc , Sơn, Thành, Nam đang đá bóng ở sân nhà Ngọc thì có một chú bị hỏng mắt đi tới hỏi thăm nhà bác Hùng cùng xóm. Ba bạn Ngọc , Sơn, Thành nhanh nhảu đưa chú đến tận đầu làng chỉ vào gốc đa và nói : “Nhà ø bác Hùng đây chú ạ ! “ . Theo em lúc đó Nam nên làm gì? 
Kết luận : Có nhiều cách khác nhau để giúp đỡ người khuyết tật . Khi gặp người khuyết tật đang gặp khó khăn các em nên sẵn sàng giúp đỡ họ hết lòng vì những công việc đơn giản với người bình thường lại hết sức khó khăn với những người khuyết tật.
Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế.
-Yêu cầu học sinh kể về một hành động giúp đỡ hoặc chưa giúp đỡ người khuyết tật mà em làm hoặc chứng kiến.
-Tuyên dương các em đã biết giúp đỡ người khuyết tật và tổng kết bài học.ỉn.
3.Củng cố , dặn dò : 
-Nhận xét tuyên dương .
-Về học bài chuẩn bị bài sau .
-2 em : Ka Lam, Trang 
-Nghe ý kiến và bày tỏ thái độ bằng cách quay mặt bìa thích hợp. 
-Học sinh nghe và ghi nhớ.
-Chia thành 4 nhóm thảo luận 
-Trình bày ý kiến thảo luận .
-1 số em nhắc lại kết luận
-Một số em tự liên hệ .
-Học sinh cả lớp theo dõi và đưa ra ý kiến của mình khi bạn kể xong. 
Toán
CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200
I.Mục tiêu 
Giúp học sinh biết :
Cấu tạo thập phân của các số 111 đến 200 là gồm : các trăm , các chục và các đơn vị .
Đọc viết các số từ 111 đến 200.
So sánh được các số từ 111 đến 200 và nắm được thứ tự của các số này .
Giáo dục HS làm bài cẩn thận , chính xác .
Hỗ trợ cho HS cách đọc các số .
II.Đồ dùng dạy và học :
Các hình vuông , mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục , các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị như giới thiệu ở tiết 132 .
Bảng kê các cột ghi rõ : Trăm , chục , đơn vị , viết số , đọc số , như phần bài học của phần bài học sách giáo khoa .
III.Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ 
-Gọi học sinh lên bảng : đọc số , viết số , so sánh số tròn chục từ 101 đến 110 .
-Nhận xét cho điểm học sinh .
2.Bài mới : Giới thiệu bài .
Hoạt động 1 : Giới thiệu các số từ 101 đến 110.
-Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi : Có mấy trăm ?
*Có 100 .
-Gắn thêm 1 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục , 1 hình vuông nhỏ và hỏi : Có mấy chục và mấy đơn vị ? 
*Có 1 chục , 1 đơn vị .
èĐể chỉ có tất cả 1 trăm , 1chục , 1 đơn vị , trong toán học người ta dùng số một trăm mười một và viết là :111.
-Giới thiệu số 112 , 115 , tương tự như 111 .
-Yêu cầu học sinh thảo luận để đọc và viết các con số còn lại trong bảng : 118, 120 , 121 , 122, 127 , 135 .
-Yêu cầu cả lớp đọc số vừa lập được .
Hoạt động 2 : Luyện tập , thực hành .
Bài 1 :
Yêu cầu học sinh tự làm bài , sau đó ... i nan giấy với nhau .Gấp nan dọc đè lên nan ngang sao cho nếp gấp sat mép nan sau đó lại gấp nan ngang đè lên nan dọc 
Tiếp tục gấp theo thứ tự như trên đến hết nan giấy .Dán phần cuối của hai nan giấy lại với nhau 
+Bước 4 : Hoàn chỉnh vòng đeo tay 
-Dán hai đầu sợi dây vừa gấp được vòng đeo tay bằng giấy 
+Yêu cầu học sinh lên bảng làm lại các bước .
-GV quan sát 
3.Củng cố , dặn dò :
-Giáo viên nhận xét tiết học , tuyên dương những em làm tốt .
-Về tập làm lại cho đẹp hơn và chuẩn bị cho bài sau .
Học sinh phải đầy đủ đồ dùng phục vụ tiết học .
-HS quan sát 
-Được làm bằng giấy .
-Có hai màu khác nhau 
HS theo dõi 
.
1 em lên bảng làm lại 
-Cả lớp theo dõi 
Tập làm văn
ĐÁP LỜI CHIA VUI . NGHE TRẢ LỜI CÂU HỎI
I.Mục tiêu 
Biết đáp lời chia vui của người khác bằng lời của mình .
Biết kể chuyện và trả lời câu hỏi về truyện : Sự tích hoa dạ lan hương.
Giáo dục HS biết nghe và nhận xét lời đáp , nhận xét câu trả lời của bạn .
II.Đồ dùng dạy và học 
Câu hỏi gợi ý bài tập 2 trên bảng phụ .
Bài tập 1 trên bảng lớp .
III.Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ :
-Gọi học sinh đọc bài làm của mình ( Bài tập 3 )
-Giáo viên nhận xét ghi điểm .
2.Bài mớí :Giới thiệu bài .
Hoạt động 1 : Nói lời đáp của em .
-Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 1 .
*Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau .
-Yêu cầu học sinh đọc lại các tình huống được đưa ra trong bài .
-Gọi học sinh nêu lại tình huống 1 
*Bạn tặng hoa , chúc mừng sinh nhật em .
-Khi tặng hoa chúc mừng sinh nhật em , bạn có thể nói như thế nào ?
*Chúc mừng bạn nhânngày sinh nhật ./Chúc bạn sang tuổi mới có nhiều niềm vui./ 
-Em sẽ đáp lại lời chúc mừng của bạn ra sao ?
*Mình cảm ơn bạn nhiều . / Tớ rất thích những bông hoa này , cảm ơn bạn nhiều lắm ./ Ôi những bông hoa này đẹp qúa , cảm ơn bạn đã mang chúng đến cho tớ . / 
-Gọi 2 học sinh lên đóng vai thể hiện lại tình huống này .
-Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau , suy nghĩ và thảo luận với nhau để đóng vai thể hiện 2 tình huống còn lại của bài .
*Ví dụ :
Tình huống b :
*Hoạt động 2 : Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi 
Bài 2 :
-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài để học sinh nắm được yêu cầu của bài , sau đó kể chuyện 3 lần .
Sư tích hoa dạ lan hương
Này xưa có một ông lão thấy một cây hoa bị vứt lăn lóc ở ven đường , bèn đem về nhà trồng . Nhờ ông hết lòng chăm bón ,cây hoa sống lại . Rồi nó nở những bông hoa thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông . Nhưng ban ngày ông lào bận , làm gì có thời gian để ngắm hoa .
Hoa bèn xin Trời cho nó đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng . Cảm động trước tấm lòng của hoa , Trời biến nó thành một loài hoa nhỏ bé , sắc màu không lộng lẫy nhưng toả hương thơm lồng nàn vào ban đêm . Đó là hoa dạ lan hương .
Theo Trần Hoài Dương
H Vì sao cây biết ơn ông lão ?
*Vì ông lão đã cứu sống cây hoa và hết lòng chăm sóc nó .
H Lúc đầu cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào ?
*Cây hoa nở những bông hoa thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông lão .
H Về sau cây hoa xin với Trời điều gì ?
*Nó xin đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão .
H Vì sao Trời lại cho hoa có hương thơm vào ban đêm ?
Vì ban đêm là lúc yên tĩnh , ông lão không phải làm việc nên có thể thưởng thức hương thơm của hoa .
-Yêu cầu học sinh thực hành hỏi đáp trước lớp theo câu hỏi trên .
-Gọi học sinh kể lại câu chuyện .
3.Củng cố , dặn dò :
-Nhận xét tiết học .
-Dặn học sinh về nhà viết lại những câu trả lời của bài 2 , kể câu chuyện sự tích hoa dạ lan cho người thân nghe .
-2 em : Hưng, Huyền .
-1 học sinh đọc , lớp theo dõi bài trong sách giáo khoa .
-1 học sinh đọc , lớp theo dõi bài trong sách giáo khoa .
-1 học sinh đọc 
-1 số học sinh trả lời .
-2 học sinh đóng vai thể trước lớp , cả lớp theo dõi và nhận xét .
-Học sinh thảo luận cặp đội sau đó 1 số cặp lên thể hiện trước lớp .
-1 em đọc 
-Một số học sinh trả lời .
-Một số cặp học sinh lên trình bày trước lớp , cả lớp theo dõi nhận xét .
-Một học sinh kể lại toàn bài .
Toán
MÉT
I.Mục tiêu 
Gíup học sinh :
Biết được tên gọi , kí hiệu và độ lớn của đơn vị đo độ dài ( m )
Làm quen với thước mét .
Hiểu được mối liên quan giữa mét ( m ) với đềximét ( dm ), với xăngtimét (cm ) .
Thực hiện với phép tính cộng trừ với đơn vị đo độ dài mét .
Giáo dục HS bước đầu tập đo độ dài và tập ước lượng độ dài theo đơn vị mét .
II.Đồ dùng dạy và học 
Thước mét , phấn màu .
III.Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 Bài cũ : 
-Hãy kể tên các đơn vị đo độ dài mà em đã được học .
*Đềximét , xăngtimét .
-Ngoài các đơn vị trên , các em có biết thêm về đơn vị nào nữa ? Hãy kể tên đơn vị đó .
-Trong bài học này , các em sẽ được học về đơn vị đo độ dài lớn hơn đềximét, đó là mét.
2.Bài mới
Hoạt động 1 : Giới thiệu mét (m )
-Đưa ra 1 chiếc thước mét , chỉ cho học sinh thấy rõ vạch 0 , vạch 100 và giới thiệu : Độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét. Mét là đơn vị đo độ dài . Mét viết tắt là “m” và viết “ m” lên bảng bảng .
-Yêu cầu học sinh dùng thước loại 1 dm để đo độ dài đoạn thẳng trên và trả lời dài mấy đềximét?
*Dài 10 dm.
-Giới thiệu : 1m bằng 10 dm và viết lên bảng : 1m = 10 dm .
-Yêu cầu học sinh quan sát thước mét và hỏi : 1 mét dài bằng bao nhiêu xăngtimét?
*Bằng 100 cm .
-Nêu :1mét dài bằng 100 xăngtimét và viết lên bảng : 1m = 100cm .
Hoạt động 2 :Luyện tập thực hành .
Bài 1 :
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
*Điền số thích hợp vào chỗ trống .
-Viết lên bảng : 1m = cm và hỏi : Điền số vào chỗ trống ? Vì sao ?
*Điền số 100, Vì 1m bằng 100cm .
-Yêu cầu học sinh tự làm bài .
Bài 2 :
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài trong sách giáo khoa và hỏi : Các phép tính trong bài có gì đặc biệt ?
-Yêu cầu học sinh tự làm bài .
-Chữa bài cho điểm học sinh .
Bài 3 :
-Gọi học sinh đọc đề bài .
*Cây dừa cao 8m , cây thông cao hơn cây dừa 5 m Hỏi cây thông cao bao nhiêu m ?
-Hỏi :
+Cây dừa cao mấy mét ?
* Cây dừa cao 8m .
+Cây thông cao như thế nào so với cây dừa ?
*Cây thông cao hơn cây dừa 5 m
+Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì ?
*Tìm chiều cao của cây thông .
+Làm thế nào để tính được chiều cao của cây thông ?
*Thực hiện phép cộng 8 m và 5 m .
-Yêu cầu học sinh tự làm bài .
-Chữa bài đưa ra đáp án đúng , nhận xét và cho điểm học sinh .
Tóm tắt
Cây dừa : 8 m 
Cây thông cao hơn : 5 m
Cây thông cao : .mét ?
Bài 4 :
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
*Điền cm hoặc m vào chỗ trống .
-Muốn điền được đúng , các em cần ước lượng độ dài của vật được nhắc đến trong mỗi phần .
-Hãy đọc phần a .
*Cột cờ trong sân trường cao : 10 .
-Yêu cầu học sinh hình dung đến cột cờ trong sân trường và so sánh độ dài của cột cờ với 10 m , 10 cm , sau đó hỏi :Cột cờ cao khoảng bao nhiêu ?
*Cột cờ cao khoảng 10 m .
-Vậy điền gì vào chỗ trống trong phần a ?
*Điền m.
-Yêu cầu học sinh làm tiếp các phần còn lại của bài .
Bút chì dài 19 cm ,
Cây cau cao 6m .
Chú tư cao 165 cm .
-Nhận xét cho điểm học sinh .
3.Củng cố , dặn dò 
-Tổ chức cho học sinh sử dụng thước m để đo chiều dài , chiều rộng của bàn học , ghế, bảng lớp , cửa chính , cửa sổ lớp học .
-Yêu cầu học sinh nêu lại quan hệ giữa mét và đềximét, xăngtimét .
-1 học sinh kể .: Huệ 
-Học sinh trả lời theo hiểu biết .
-Học sinh quan sát và nghe , ghi nhớ .
-Một số học sinh đo độ dài và trả lời .
-Nghe và ghi nhớ.
-Quan sát và trả lời .
-Học sinh đọc : 1 mét bằng 100 xăngtimét.
-1 học sinh nêu yêu cầu .
-1 học sinh trả lời .
-Tự làm bài và sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau .
-1 học sinh đọc .
-Trả lời câu hỏi .
-2 học sinh lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở bài tập.
-1 học sinh đọc .
-Một số học sinh trả lời .
-1 học sinh lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở bai tập.
-1 học sinh đọc .
-Nghe và ghi nhớ .
-1 học sinh đọc .
-Một số học sinh trả lời .
-Làm bài sau đó 1học sinh đọc bài làm của mình trước lớp.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 29
*Nội dung 
-Giáo viên nêu yêu cầu của buổi sinh hoạt.
-Lớp trưởng điều khiển.
-Các thành viên có ý kiến. Lớp trưởng báo cáo.
-Giáo viên nhận xét chung .
1.Nề nếp :
-Nhìn chung các em duy trì được nề nếp học tập chuyên cần, đầy đủ đúng giơ, học bài , làm bài trước khi tới lớp.
-Còn 1 số em quên đồ dùng học tập như em : K Tuy, K Joan
2. Học tập :
-Các em đều có tinh thần học tập tốt, hăng hái phát biểu xây dựng bài . Có nhiều em giành được nhiều hoa điểm 10 . Như em : Long, Ngoc, Huyền,. 
-Tuyên dương những em có tiến bộ trong tuần : Thúy, Phước. 
-Nhưng còn 1 số em đọc còn chậm , viết còn sai những lỗi chính tả và xấu như em: K Los, K B Roanh -Giáo viên nhắc nhở động viên.
*Phương hướng tuần 30 :
-Duy trì nề nếp học tập .
-Thi đua dạy tốt , học tập tốt .
-Ôn tập chuẩn bị thi giữa học kì II
-Tích cực rèn vở sạch chữ đẹp.
-Đóng góp các khoản tiền. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_29_cao_van_hanh.doc