Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 32 - Hoàng Thị Thanh Nga

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 32 - Hoàng Thị Thanh Nga

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN

I. Mục đích – yêu cầu

A. Tập đọc

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.

 - Chú ý các từ ngữ: xách nỏ, lông xám, loang, nghiến răng, bẻ gãy nỏ.(MB); tận số, tảng đá, bắn trúng, rỉ ra, bùi nhùi, vắt sữa, giật phắt, lẳng lặng.(MN)

- Biết đọc bài với giọng cảm xúc, thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung.

2 Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài: tận số, nỏ, bùi nhùi.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Giết hại thú rừng là tội ác, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường

doc 29 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 277Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 32 - Hoàng Thị Thanh Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2011
Toán
 Tiết 156 luyện tập chung
I. Mục tiêu
Giúp HS: 	 - Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính.
	 - Rèn luyện kĩ năng giải toán.
	 - Giáo dục tình yêu đối với môn học. áp dụng tính toán hàng ngày.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* ổn định tổ chức (1)
A. Kiểm tra bài cũ.
- GV gọi 1 số HS đọc bài giải bài tập 3 VBT T.78
Bài giải
Số kg đường kính là:
10848 : 4 = 2712 (kg)
Số kg bột là:
10848 - 2712 = 8136 (kg)
Đáp số: 2712 kg đường, 8136 kg bột.
- GV chữa bài và cho điểm HS làm bài trên bảng.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp
18540 2 21421 3 
 05 9270 04 7140 
 14 12 
 00 01 
 0 1
- HS khác nhận xét.
B. Daỵ bài mới
1. Giới thiệu bài: - ghi bảng.
2. Luyện tập
thHS HS 
Bài 1: Đặt ính rồi tính.
Cho HS làm vào bảng nhóm 4 phép tính.
a) 10715 x 6 = 64290 30755 : 5 = 6151
b) 21542 x 3 = 64626 48729 : 6 = 8121 (dư3)
- GV nhận xét và chữa bài.
- 4 HS làm vào bảng nhóm. Cả lớp làm vào vở. 
-1 HS nhận xét bài làm của 4 bạn.
Bài 2: GV ghi tóm tắt
Mua : 105 hộp bánh
mỗi hộp : 4 cái.
Mỗi bạn : 2 cái.
Nhận bánh:  bạn?
Chú ý: Khi làm toán phải chú ý viết phép tính là 4 x 105 vì ta muốn tìm số lượng bánh có trong 105 hộp chứ không phải tìm số lượng hộp bánh. Nhưng khi làm nháp kết quả, đặt tính thì ta viết số lớn ở trên như sau:
105
x 4
420
Bài giải
Số bánh nhà trường đã mua là:
4 x 105 = 420 (cái)
Số bạn được nhận bánh là:
420 : 2 = 210 (bạn)
Đáp số: 210 bạn
- GV cho vài HS đọc bài giải trong vở của mình. Sau đó nhận xét và đưa ra kết quả chính xác.
- HS đọc yêu cầu bài tập. Sau đó cho HS nêu các bước để giải bài toán.
+ Tìm số bánh nhà trường đã mua (4 x 105 = 420).
+ Tìm số bạn nhận bánh (420 : 2 = 210).
- HS làm bài vào bảng nhóm. Cả lớp làm vào vở.
Bài 3: 
- GV gọi 1 vài HS nhắc lại công thức tính diện tích HCN
+ Bài toán cho biết gì và yêu cầu HS tìm gì?
Bài giải
Chiều rộng HCN là:
12 : 3 = 4 (cm)
Diệnt ích HCN là:
12 x 4 = 48 (cm2)
Đáp số: 48 cm2
Y/c HS đọc bài toán đã làm ở trong vở.
- GV nhận xét và chữa bài.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS nêu công thức “Muốn tính diện tích HCN ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng”
- HS trả lời “Cho biết chiều dài, đi tìm chiều rộng và diện tích của HCN ”.
- HS làm vào vở.
- 3 - 4 em.
Bài 4: Dành cho HS khá giỏi (giảm tải)
- GV yêu cầu HS khá nêu miệng kết quả.
- Yêu cầu HS về nhà suy nghĩ và vẽ sơ đồ tất cả các ngày chủ nhật trong tháng đã cho.
- Ngày mồng 8/3 là chủ nhật thì các ngày chủ nhật tiếp theo là: 15,22,29.
5. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống lại nội dung tiết học.
- GV nhận xét tiết học .
- HS về nhà làm bài bài tập trong VBT (T.79).
----------------***************----------------
Tập đọc - kể chuyện
Người đi săn và con vượn
I. Mục đích – yêu cầu
A. Tập đọc
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
 - Chú ý các từ ngữ : xách nỏ, lông xám, loang, nghiến răng, bẻ gãy nỏ...(MB) ; tận số, tảng đá, bắn trúng, rỉ ra, bùi nhùi, vắt sữa, giật phắt, lẳng lặng...(MN)
- Biết đọc bài với giọng cảm xúc, thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung.
2 Rèn kĩ năng đọc - hiểu : 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài : tận số, nỏ, bùi nhùi.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Giết hại thú rừng là tội ác, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.
B. Kể chuyện
1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được toàn bộ câu chuyện theo lời của nhân vật. Kể tự nhiên với giọng diễn cảm.
2. Rèn kĩ năng nghe: 
II. Đồ dùng dạy – học.
Tranh minh họa truyện trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tập đọc
* ổn định tổ chức (1)
A. Kiểm tra bài cũ.
- GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài “bài hát trồng cây” và trả lời câu hỏi.
GV nhận xét và cho điểm
- 2 hs đọc và trả lời câu hỏi.
+ Cây xanh mang lại lợi ích gì cho con người?
+ Tại sao người ta phải trồng cây xanh?
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài và ghi bảng
Trái đất là ngôi nhà chung của muôn loài. Mỗi sinh vật trên trái đất đều có cuộc sống riêng, chúng đều có cha mẹ sinh ra. Mẹ và cha là đấng sinh thành yêu thương con cái bằng cả trái tim, mạng sống của mình. Câu chuyện “người đi săn và con vượn” trong bài đọc hôm nay sẽ cho các em thấy tình yêu của vượn mẹ đối với con. 
- HS lắng nghe.
2. HD luyện đọc.
a. GV đọc diễn cảm toàn bài: 
Đ1: Giọng kể khoan thai.
Đ2: Giọng hồi hộp, chú ý nhấn giọng ở các từ thể hiện tài nghệ của bác thợ săn và sự căm giận của vượn mẹ: bắn trúng tim, giật mình, căm giận, không rời.
Đ3: Cảm động, xót xa.
Đ4: Buồn rầu, tâm trạng nặng nề, ân hận của bác thợ săn.
- HS quan sát tranh minh họa bài đọc trong SGK.
b. GV HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu.
- Cho HS đọc từng câu.
- GV nghe và sửa lỗi cho HS.
- HS đọc từng câu nối tiếp hết bài
* HS đọc từng đoạn trước lớp.
- GV gọi HS đọc chú giải.
* HS đọc từng đoạn trong nhóm.
* GV tổ chức cho HS thi đọc 1 đoạn hoặc cả bài.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
- 1 HS đọc chú giải. Cả lớp theo dõi SGK
Các nhóm đọc dưới sự quan sát của nhóm trưởng. 
Một số HS thi đọc.
3. HD HS tìm hiểu bài.
- HS đoc thầm đoạn 1.
+ Câu 1 (SGK)? 
- HS đọc thầm đoạn 2.
+ Câu 2 (SGK)? 
- HS đọc thầm đoạn 3
+Câu 3: (SGK)?
- HS đọc thầm đoạn 4
+ Câu 4 (SGK)?
+ Câu 5 (SGK)?
* GV có thể chốt theo ý chính của bài và ghi bảng.
- Cả lớp
C1: + Con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như là ngày tận số
- Cả lớp
+ HS trả lời theo cảm xúc của từng em. C2: + Nó căm ghét người đi săn độc ác vì đã chia rẽ hai mẹ con của nó trong khi vượn con còn quá nhỏ đang cần ăn sữa và cần chăm sóc.
- Cả lớp.
C3: + Vượn mẹ vơ vội nắm bùi nhùi gối đầu cho con, hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt vào miệng con. Sau đó nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên thật to rồi ngã xuống.
- Cả lớp
C4: + Bác đứng lặng, chảy nước mắt, cắn môi, bẻ gãy nỏ, lẳng lặng ra về. Từ đáy bác bỏ hẳn nghề đi săn.
- HS trả lời theo ý các nhân. GV chốt ý.
C5: + Không nên giết hại muông thú vì bất kì loài nào cũng có cha mẹ và người thân. Chúng cũng biết đau đớn khi người thân ra đi, cũng cô đơn khi phải sống 1 mình.
- Vài HS đọc lại nội dung của bài.
4. Luyện đọc lại.
- GV chọn đoạn 3 và đọc mẫu. sau đó HD HS thực hành luyện đọc.
- GV chép đoạn 2 lên bảng như SGV (T.222) và HD HS cách ngắt nghỉ hơi và nhấn giọng cho đúng.
- Gọi HS đọc cả bài.
- HS nghe và đọc thầm theo.
- Nhiều HS luyện đọc câu trên bảng.
- HS thi đọc đoạn văn trên bảng. Cả lớp và GV nhận xét
- 1-2 HS đọc cả bài.
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ (SGK) 
Y/c kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung câu chuyện.
HS đọc lại yêu cầu của tiết học.
2. HD HS kể chuyện.
+ Câu chuyện được kể theo lời kể của ai?
+ Kể bằng lời kể của của bác thợ săn nghĩa là thế nào?
* HS kể theo nhóm.
- GV gọi 5 em xung phong kể 5 đoạn của câu chuyện.
- GV cho HS kể theo nhóm. (gọi 1 nhóm lên kể)
- GV cho HS thi kể chuyện.
- HS quan sát tranh và nêu nội dung của từng tranh.
+ Tr1: Bác thợ săn xách nỏ vào rừng
+ Tr2: Bác thợ săn thấy 1 con vượn mẹ đang ôm con ngồi trên tảng đá.
+ Tr3: Vượn mẹ chết rất thảm thương/ Vượn mẹ chăm sóc con trong giây phút cuối cùng của cuộc đời.
+ Tr4: Bác thợ săn bẻ gãy nỏ và bỏ nghề đi săn bắn.
+ Theo lời kể của bác thợ săn.
+ Chỗ nào có lời của bác thợ săn thì xưng “tôi”
- 5 HS kể.
- Nhóm bất kì lên kể.
- 2 HS thi kể.
Cả lớp và GV nhận xét nhóm kể hay, lưu loát, giọng kể tự nhiên, cảm động.
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
*GV cùng cả lớp nhận xét, bình chon những em xung phong kể và kể lưu loát, hay và hào hứng.
HS bình chọn người kể hay nhất.
3. Củng cố - dặn dò
GV hỏi: Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta.
Liên hệ: Đọc xong câu chuyện em có suy nghĩ gì?
- GV chốt ý cho đủ.
- GV nhận xét tiết học.
- 1-2 HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- HS về nhà kể chuyện cho cha mẹ và người thân nghe theo lời kể của bác thợ săn.
----------------***************---------------
Thể dục (buổi chiều)
ôn động tác tung và bắt bóng 
Trò chơi “chuyển đồ vật”
(tiết 63)
I. Mục tiêu.
- Ôn động tác tung và bắt bóng nhóm 2 người. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
- Học trò chơi “Chuyển đồ vật”. Yêu cầu biết cách chơi và bước dầu biết tham gia chơi. 
II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo khi luyện tập.
- Phương tiện: 2-3 em/ 1 quả bóng. Sân cho trò chơi “chuyển đồ vật”.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động củ học sinh
1. Phần mở đầu
-GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung, yêu cầu của tiết học (1 - 2 p)
- Tập bài thể dục phát triển chung: 1 lần liên hoàn 2 x 8 nhịp.
- Chơi trò chơi “tìm con vật bay được” (2’).
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên: 150-200m.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- Lớp trưởng cho các bạn thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS chơi theo hiệu lệnh của GV.
- Cả lớp chạy chậm
2. Phần cơ bản
* Ôn động tác tung và bắt bóng bằng hai tay nhóm 2 HS (10 - 12’’)
- GV tập hợp HS, yêu cầu HS ôn lại cách tung và bắt bóng (mỗi em 3 lần trước lớp).
- Cho HS tập theo nhóm. Nhóm trưởng cho các bạn tập GV quan sát chung, em nào sai sửa luôn.
GV cho HS tập 1 trong 2 cách:
+ Cách 1: Tự tung và bắt bóng. Đứng, hai tay tung bóng từ dưới thấp lên cao theo phương thẳng đứng. Khi bóng rơi nhanh chóng đưa hai tay ra bắt bóng. Cứ như vậy tập nhiều lần.
+ Cách 2: Hai HS đứng đối diện, 1 em tung, 1 em bắt. Bóng di chuyển theo hình vòng cung.
Chú ý: Khi di chuyển cần nhẹ nhàng, nhanh nhẹn, vừa tầm khéo léo bắt bóng hoặc tung bóng, tránh để bóng rơi càng ít càng tốt.
- HS đứng trước lớp tập tung và bắt bóng.
- HS tập động tác tung và bắt bóng theo nhóm (Dưới sự điều khiển của nhóm trưởng).
* HS làm quen trò chơi “Chuyển đồ vật”:
- GV vẽ 1 hình vuông và 1 hình tròn (2 hình song song và cách nhau 2m) cách vạch xuất phát của HS chơi 5m. GV đặt trong hình tròn 1 qủa bóng, trong hình vuông 1 miếng gỗ nhỏ.
- GV nêu tên trò chơi. hướng dẫn cách chơi, GV phổ biến cách chơi cho HS cần nhấn mạnh: 
+ HS xếp ở số 1 của mỗi hàng chạy lên chuyển quả bóng ở hình tròn sang ô vuông và nhặt miếng gỗ chuyển sang ô hình tròn. Sau đó chạy nhanh về vỗ vào tay bạn thứ 2 để bạn thứ 2 chạy lên còn mình chạy về cuối hàng. 
+ HS số 2 chạy lên nhặt miếng gỗ trong h ... ụng của hạt mưa?
+ Những câu thơ nào nói lên tính cách tinh nghich của hạt mưa?
- HS tìm những từ khó viết. GV viết từ đó lên bảng và cho HS đọc lại 1-2 lần: gió, sông, mỡ màu, trang, mặt nước, nghịch..
- 2 HS đọc bài thơ, cả lớp theo dõi SGK.
+ Hạt mưa ủ trong vườn, thành mỡ màu của đất. Hạt mưa trang mặt nước, Làm gương cho trăng soi.
+ Hạt mưa đến là nghịchRồi ào ào đi ngay.
- HS đọc thầm 1 lượt cả bài và tập viết những từ dễ viết sai.
- Cả lớp viết từ khó vào bảng con: nghịch, trang.
Bước 2: GV đọc chính tả, HS viết bài.
- Trước khi viết GV nhớ nhắc HS tư thế ngồi và khi viết các dòng thơ nhớ lùi vào 2 ô li.
- GV đọc bài.
* Gv thu 5-7 quyển vở để chấm và nhận xét (GV có thể không thu mà đi từng bàn để chấm trong khi HS làm bài tập)
-HS viết bài vào vở
3. HĐ2: HD HS làm bài tập chính tả.
BT2a: l/n
- GV cho HS thảo luận câu trả lời.
- GV cùng cả lớp nhận xét đưa ra lời giải đúng
a) Lào - Nam cực - Thái Lan.
b) Màu vàng, cây dừa, con voi.
- HS đọc yêu cầu của bài tập 2a. Cả lớp làm bài cá nhân vào giấy nháp hoặc dùng bút chì làm vào VBT.
- 1 số HS đọc kết quả thảo luận.
- HS chữa bài vào vở hoặc VBT.
4. HĐ3: củng cố - dặn dò
GV nhắc lại một số lỗi trong bài chính tả hôm nay HS mắc phải và cách khắc phục .
Nhận xét tiết học.Về nhà làm bài tập 2b vào VBT
- HS chuẩn bị trước nội dung tiết TLV: “Kể lại một việc làm để bảo vệ môi trường”.
- Về nhà HTL bài thơ.
----------------***************----------------
Thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2011
Tập làm văn
Kể lại một việc làm để bảo vệ môi trường
I. Mục đích yêu cầu.
Rèn kĩ năng nói: Biết kể lại một việc làm để bảo vệ môi trường theo trình tự hợp lí. Lời kể tự nhiên.
Rèn kĩ năng viết: Viết được 1 đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu kể lại việc làm đó. Đoạn viết hợp lí; diễn đạt rõ ràng thành câu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết các gợi ý cách kể (SGK).
- Vài bức tranh hoặc ảnh về việc bảo vệ môi trường hoặc về tình trạng ô nhiễm môi trường trong hiện tại.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* ổn định tổ chức (1)
A. Kiểm tra bài cũ.
GV gọi HS chưa hoàn tất bài tiết TLV trước đọc bài đã làm ở nhà.
- GV nhận xét, bổ sung và cho điểm.
- HS đọc bài viết thư cho 1 bạn ở nước ngoài.
B.Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài- ghi bảng: 
2.HD HS làm bài tập.
Bài tập1: - GV chép đề bài lên bảng “kể lại một việc tốt mà em đã góp phần bảo vệ môi trường..
- GV chép gợi ý. 
- GV giới thệu 1 số tranh ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường.
Giảng: HS có thể kể thêm ý khác có ý nghĩa bảo vệ môi trường không cần áp đặt nguyên các gợi ý SGK.
- Cho HS làm việc theo nhóm đôi: Kể cho bạn nghe những việc mình đã làm.
GV bổ sung hoặc sửa câu cho lưu loát, trôi chảy. Lời kể mượt mà, hay, hấp dẫn.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- 2 HS đọc 2 gợi ý a, b (SGK T.120)
- HS kể.
- 3-4 em thi kể trước lớp về những việc mình đã làm để bảo vệ môi trường sống xung quanh.
Bài tập 2: Viết 1 đoạn văn gồm 7 - 10 câu kể lại việc làm trên.
GV quan sát HS viết và giúp đỡ HS lúng túng về câu hoặc các từ nối. Chú ý HD thêm một số ý có thể HS chưa được làm nhưng tạo cho bài văn hay hơn có sức sống hơn.
- GV đọc đoạn văn mẫu SGV (T.232)
- Cho HS đọc bài viết của mình.
Cả lớp và GV bình chọn bài viết hay nhất, hấp dẫn nhất.
- HS ghi lại lời kể thành 1 đoạn văn từ 7 - 10 câu.
- Vài em đọc bài mình vừa kể.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhắc HS về nhà tiếp tục suy nghĩ, hoàn chỉnh bài làm văn (đối với HS chưa làm xong).
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà kể lại câu chuyện các em vừa kể cho cha, mẹ người thân nghe.
- HS lắng nghe và về nhà làm bài.
----------------***************----------------
Toán
 Tiết 160 luyện tập chung
I. Mục tiêu
Giúp HS: - Rèn luyện kĩ năng tính giá trị của biểu thức số.
 - Rèn luyện kĩ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị.
II. Các họat động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* ổn định tổ chức (1)
A. Kiểm tra bài cũ.
Số kẹo trong mỗi hộp là:
56 : 8 = 7 (cái)
Số hộp cần có là:
35 : 7 = 5 (hộp)
Đáp số: 5 hộp 
- 1 HS lên bảng làm bài tập 2(VBT T. 82). GV đi từng bàn kiểm tra HS làm bài ở nhà.
- HS khác nhận xét bài trên bảng. GV nhận xét và cho điểm.
B. Daỵ bài mới
1. Giới thiệu bài: - ghi bảng.
2. HD HS thực hành
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức.
GV chú ý cho HS phải thực hiện phép tính trong ngoặc trước.
a) (13829 + 20718) x 2 = 34547 x 2 = 69094.
b) (20354 - 9638) x 4 = 10716 x 4 = 42864
c) 14523 - 24964 : 4 = 14523 - 6241 = 8282.
d) 97012 - 21506 x 4 = 97012 - 86024 = 10988.
- GV chữa bài và đưa ra kết quả đúng.
- HS nhắc lại quy tắc thực hiện phép tính trong biểu thức rồi tự làm bài.
- 4 HS làm bảng nhóm.
- HS nhận xét kết quả của các phép tính. 
- HS chữa bài vào vở.
Bài 2: Giảm tải (dành cho HS khá giỏi)
- HS khá giỏi về nhà làm
Bài 3: 
- GV tóm tắt Sau đó HD HS làm bài.
3 người nhận: 75000 đồng
2 người nhận: . đồng?
Bài giải
Mỗi người nhận số tiền là:
75000 : 3 = 25000 (đồng)
Hai người nhận số tiền là:
25000 x 2 = 50000 (đồng)
Đáp số: 50000 đồng
- GV chấm 1 số bài.
- HS đọc yêu cầu của bài và nêu cái đã biết, cái phải tìm.
- 1 HS làm vào bảng phụ. Cả lớp làm vào vở.
- HS khá giỏi làm bài theo ít nhất 2 cách.
Bài 4: gv tóm tắt bài lên bảng.
Chu vi hình vuông : 2dm 4cm = 24cm
Diện tích hình vuông : . cm2
Bài giải:
đổi 2dm 4cm = 24cm
Một cạnh của hình vuông là:
24 : 4 = 6 (cm)
Diện tích của hình vuông là:
6 x 6 = 36 (cm2)
Đáp số: 36 cm2
- GV nhận xét và chữa bài.
- HS đọc đề bài và nhận xét số đo của chu vi.
+ Không cùng đơn vị đo nên phải đổi 2dm 4cm = 24cm. 
- HS nhắc lại quy tắc tính chu vi, diện tích hình vuông.
- HS làm bài vào bảng phụ. Cả lớp làm vào vở.
- 1 số HS đọc bài giải của mình.
- HS chữa bài vào vở.
5. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống lại kiến thức.
- GV nhận xét tiết học 
HS về làm bài tập trong VBT (T.83)
----------------***************----------------
	Tự nhiên - xã hội
Bài 64 năm, tháng và mùa
I. Mục tiêu
Sau bài học HS biết:
Thời gian để TĐ chuyển động được 1 vòng quanh Mặt Trời là 1 năm.
Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.
Một năm thường có 4 mùa
II. Đồ dùng dạy học
Các hình trong SGK T 122, 123
Vài quyển lịch.
III. Hoạt động dạy- học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* ổn định tổ chức (1)
A. Kiểm tra bài cũ.
+ TĐ quay quanh mình nó mất bao lâu? TĐ tự quay quanh mình nó có lợi gì cho con người?
Nhận xét - đánh giá
- 2 HS trả lời: 
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: - ghi bảng.
2. Phưong pháp truyền đạt.
HĐ1: Thực hành theo nhóm
* Mục tiêu:
- Biết thời gian để TĐ chuyển động được 1 vòng quanh MT là 1 năm, 1 năm thường có 365 ngày.
* Cách tiến hành:
Bước 1:
- GV chia nhóm HS thảo luận theo gợi ý:
+ Một năm thường có bao nhiêu ngày? bao nhiêu tháng?
+ Số ngày trong tháng có bằng nhau không? Nêu ví dụ.
+ Tháng nào có 28 hoặc 29 , 30, 31 ngày.
- GV cho HS thực hành quay như SGK HD
- HS thảo luận nhóm đôi.
Bước 2: Trình bày kết quả thảo luận. 
GV giảng thêm: Một năm thường có 365 ngày, 12 tháng, mọi tháng có 30 đến 31 ngày. Riêng tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày. Năm nào tháng 2 có 29 ngày thì năm đó có 366 ngày và năm đó là năm nhuận. Cứ 4 năm lại có 1năm nhuận và năm nhuận là năm chia hết cho 4.
- Y/cầu HS quan sát hình 1 SGK T 122.
+ Khi chuyển động được 1 vòng quanh mặt Trời thì trái Đất đã tự quay quanh mình nó bao nhiêu vòng?
KL: GV chốt ý.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và chỉ ra thời gian để TĐ chuyển động hết 1 vòng quanh Mặt Trời là 1 năm.
+Nó tự quay quanh mình nó 365 hoặc 366 ngày.
HĐ2: Làm việc với SGK theo cặp.
* Mục tiêu:
- Biết 1 năm thường có 4 mùa.
* Cách tiến hành:
HS làm việc theo nhóm đôi.
Bước 1: HS làm việc nhóm đôi theo gợi ý sau:
+ Trong các vị trí A, B, C, D của TĐ trên hình vẽ, vị trí nào thể hiện Bắc bán cầu đang là mùa Xuân, mùa Hạ, mùa Thu, mùa Đông?
+ Hãy cho biết các mùa của Bắc bán cầu vào các tháng 3,6,9,12. 
- Câu hỏi thêm cho HS khá giỏi.
+ Tìm vị trí của nước VN và Ô-xtrây-li-a trên quả địa cầu.
+ Khi VN là màu hạ thì Ô-xtrây-li-a là mùa gì? Tại sao?
+ VN ở Bắc bán cầu, Ô-xtrây-li-a ở Nam bán cầu nên khi VN là mùa hạ thì Ô-xtrây-li-a là màu đông. Vì các mùa ở VN và Ô-xtrây-li-a trái ngược nhau.
Bước 2: 
- GV gọi 1 số HS trả lời trước lớp.
GV và HS nhận xét và hoàn chỉnh câu trả lời.
KL: Có nhiều nơi trên TĐ, một năm có 4 mùa, mùa Xuân, mùa Hạ, mùa Thu, mùa Đông. Các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau.
- HS trả lời các câu hỏi
HĐ3: Chơi trò chơi xuân, hạ, thu, đông.
* Mục tiêu:
- HS biết đặc điểm khí hậu 4 mùa.
- Taọ hứng thú học môn TNXH.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV hỏi HS về đặc điểm của các mùa
+ Mùa xuân đến em cảm thấy thế nào?
+ Mùa hạ đến em cảm thấy thế nào?
+ Mùa thu đến em cảm thấy thế nào?
+ Mùa đông đến em cảm thấy thế nào?
Bước 2: GV HD HS chơi. SGV T.144, 145
+ Khi GV nói màu xuân. HS cười và nói hoa nở.
+ Khi GV nói màu hạ. HS quạt và nói ve kêu.
+ Khi GV nói màu thu. HS buồn và nói lá rụng.
+ Khi GV nói màu đông. HS run và nói lạnh quá.
- Cả lớp chú ý GV nói và làm các động tác phù hợp với mùa.
- HS chơi thủ sau đó thi xem nhóm nào làm đúng nhiều nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- GV dặn HS về học bài và ghi nhớ bài học hôm nay. Có thể chơi trò chơi xuân. hạ. thu. đông với người thân, bạn bè.
- HS về học bài và đố người thân.
----------------***************----------------
Sinh hoạt lớp 
tuần 32
I Muc tiêu
- HS nghe và biết được ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua và có hướng phấn đấu trong tuần tới.
- Giáo dục HS ý thức chăm ngoan, biết yêu thương giúp đỡ bạn.
II. Nội dung
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình chung của lớp.
2. Tổ trưởng các tổ đọc ưu khuyết điểm của tổ mình.
3. GV nhận xét chung các mặt.
a. Ưu điểm:
b. Nhược điểm:
c. Tuyên dương tổ và cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngừời học sinh.
.
4. Kế hoạch tuần 33
- ổn định tổ chức, nề nếp.
- khắc phục nhược điểm.
- phát huy ưu điểm.
- Học tập và rèn luyện chào mừng giải phóng miền Nam 30/4 và quốc tế lao động 1/5.
- Phấn đấu 100% hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh.
5. Sinh hoạt văn nghệ.
- Thi hát, múa.
+ 5 HS hát thi. Cả lớp bình chọn bạn hát hay nhất, múa đẹp nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_32_hoang_thi_thanh_nga.doc