Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 34 - Nguyễn Thị Tiến

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 34 - Nguyễn Thị Tiến

Tập đọc - Kể chuyện

Sự tích chú cuội cung trăng

I/ Mục đích, yêu cầu

A) Tập đọc

- Đọc đúng các từ ngữ : liều mạng, lăn quay

- Hiểu các từ mới và nội dung bài:

+ Tình nghĩa thuỷ chung tấm lòng nhân hậu của chú Cuội

+ Giải thích hiện tợng thiên nhiên và ớc mơ bay lên mặt trăng của loài ngời.

B) Kể chuyện

- Rèn kỹ năng nói: Dựa vào các gợi ý SGK học sinh đợc kể tự nhiên trôi chảy từng đoạn của câu chuyện

- Rèn luyện kỹ năng nghe

III/ Các hoạt động dạy - học

 

doc 23 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 371Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 34 - Nguyễn Thị Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Thứ hai ngày 11 tháng 5 năm 2009
Tập đọc - Kể chuyện
Sự tích chú cuội cung trăng
I/ Mục đích, yêu cầu 
A) Tập đọc 
- Đọc đúng các từ ngữ : liều mạng, lăn quay 
- Hiểu các từ mới và nội dung bài: 
+ Tình nghĩa thuỷ chung tấm lòng nhân hậu của chú Cuội 
+ Giải thích hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.
B) Kể chuyện 
- Rèn kỹ năng nói: Dựa vào các gợi ý SGK học sinh được kể tự nhiên trôi chảy từng đoạn của câu chuyện 
- Rèn luyện kỹ năng nghe
III/ Các hoạt động dạy - học
Tập đọc
A) Kiểm tra bài cũ 
- Học sinh đọc bài: "Quà của đồng nội" và trả lời câu hỏi SGK. 
B) Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài 
b) Luyện đọc 
+ Giáo viên đọc toàn bài
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ
- Đọc nối tiếp từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Đọc đồng thanh cả bài. 
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- Học sinh đọc thầm đoạn 1, trả lời :
+ Nhờ đâu chú Cuội đã phát hiện ra cây thuốc quý? 
- Đọc thầm đoạn 2, trả lời:
+ Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì? (Để cứu sống mọi người)
+ Thuật lại những việc đã xảy ra với chú Cuội?
- Đọc thầm đoạn 3, trả lời:
+ Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng? 
+ Em tưởng tượng chú cuội sống trên cung trăng như thế nào? 
(chọn một ý cho là đúng ) chọn ý a và c
c) Luyện đọc lại 
Kể chuyện
1) Dựa vào các gợi ý sách giáo khoa, học sinh kể được tự nhiên, trôi chảy từng đoạn chuyện 
2) Học sinh kể từng đoạn truyện 
- Một học sinh đọc lại các gợi ý trong sách giáo khoa 
- Giáo viên đưa bảng phục đã viếtg sẵn gợi ý, một học sinh nhìn gợi ý kể mẫu đoạn 1.
+) Đoạn 1: Chàng tiều phu – gặp hổ – phát hiện cây thuốc quý. 
- Từng cặp học sinh kể.
- Ba học sinh nối tiếp nhau thi kể 3 đoạn của câu chuyện trước lớp. 
- Cả lớp và giáo viên bình chọn ra bạn kể hay nhất. 
3) Củng cố dặn dò
- Giáo viên chốt câu chuyện là cách giải thích của cha ông ta về các hiện tượng thiên nhiên. 
- Dặn kể chuyện cho người thân nghe.
Toán
Ôn tập 4 phép tính trong phạm vi 100 000 (tiếp theo)
I/ Mục tiêu.
- Giúp học sinh tiếp tục củng cố về cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000 trong đó có trường hợp cộng nhiều số. 
- Củng cố giải bài toán bằng hai phép tính.
II/ Các hoạt động dạy - học 
1/ Bài 1: Học sinh tự làm bài rồi GV chữa 
- Khi chữa bài, yêu cầu học sinh nêu cách tính nhẩm và đặc biệt chú yếu đến thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức 
- Nên cho học sinh nhận xét, so sánh kết quả tính của từng cặp biểu thức 
Ví dụ: 3000 + 2000 x 2 = 7000
 Với (3000 + 2000) x 2 = 10 000
 Hai biểu thức đều có các số là 3000, 2000 và 2. Các số này nối với nhau bởi dấu +; x. Tuy nhiên kết quả tính khác nhau vì thứ tự thực hiện biểu thức là khác nhau.
- Học sinh nêu lại các quy tắc tính giá trị biểu thức 
* Bài 1b: Tương tự 
2) Bài 2: Học sinh tự làm rồi chữa 
- Khi chữa bài học sinh nêu cách tính. 
3) Bài 3: Học sinh đọc đề bài, tóm tắt và tự giải bài toán. 
- Chữa bài:
 Số lít dầu đã bán : 6450 : 3 = 2 150 (l)
 Số lít dầu còn lại là : 6450 – 2150 = 4 300 (l)
 Đáp số: 4300 lít dầu
4) Củng cố dặn dò
- Học sinh nhắc lại nội dung luyện tập 
- Giáo viên giao bài tập về nhà 
Đạo đức
Ôn tập cuối năm
I/ Mục tiêu
- Ôn tập củng cố kiến thức về các chuẩn mực đạo đức đã học trong chương trình Đạo đức lớp 3.
- Học sinh có thái độ học tập , rèn luyện theo các chuẩn mực đã học. 
III/ Các hoạt động dạy - học 
1) Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Gọi một số học sinh nhắc tên các bài đạo đức trong học kỳ II.
+ Tôn trọng khách nước ngoài
+ Tôn trọng đám tang
+ Tôn trọng thứ tự tài sản của người khác 
+ Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước 
+ Chăm sóc, cây trồng vật nuôi
2) Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Vì sao cần tôn trọng người nước ngoài?
- Thế nào là tôn trọng đám tang, tôn trọng tài sản của người khác? 
- Vì sao cần tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước? 
3) Hoạt động 3: Làm bài ở phiếu học tập 
- Học sinh làm bài tập vào phiếu học tập 
- Giáo viên thu chấm và nhận xét.
- GV củng cố nhấn mạnh các chuẩn mực đạo đức đã học 
Thứ ba ngày tháng 5 năm 2008
Chính tả (nghe viết )
Thì thầm
I/ Mục đích , yêu cầu 
- Nghe viết chính xác trình bày đúng bài thơ "Thì thầm".
- Viết đúng tên một số nước Đông Nam á 
- Làm bài tập đúng điền vào chỗ trống các tiếng có âm đầu là ch/tr. 
III/ Hoạt động dạy - học 
1) Kiểm tra bài cũ 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng con: xôn xao, xào nấu, củ sả, xúng xính.......
2) Dạy bài mới: 	a) Giới thiệu bài 
	 b) Hướng dẫn học sinh nghe - viết 
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
- Học sinh đọc bài thơ, hai học sinh đọc lại. Cả lớp theo dõi SGK
- Giáo viên giúp học sinh hiểu bài thơ:
+ Bài thơ cho thấy các sự vật, con vật đều biết trò chuyện thì thầm với nhau đó là những sự vật, con vật nào?
( gió thì thầm với lá, lá thì thầm với cây , hoa thì thầm ong bướm...)
- Học sinh nhận xét về số chữ trong từng dòng thơ, những chữ cần viết hoa, cách trình bày.
- Học sinh đọc thầm lại bài thơ
* Giáo viên đọc học sinh viết bài vào vở
* Chấm, chữa bài:
 c) Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả 
* Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài 
- Một số học sinh đọc tên 5 nước Đông Nam á, cả lớp đọc đồng thanh. 
- Giáo viên hỏi về cách viết tên riêng trong bài: Viết hoa các chữ cái đầu tiên, có gạch nối, trừ tên riêng Thái Lan. 
* Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập, quan sát tranh minh họa gợi ý giải đố 
- Học sinh tự làm bài
- Học sinh thi làm bài đúng, nhanh trên bảng 
- Chữa bài: Đằng trước - ở trên - cái chân 
3) Củng cố, dặn dò
- GV nêu kiến thức vừa học.
- Nhận xét và giao bài về nhà.
Toán
Ôn tập về đại lượng
I/ Mục tiêu 
* Giúp học sinh ông tập củng cố các đơn vị đo của các đại lượng đã học: 
- Rèn kỹ năng làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng. 
- Củng cố về giải toán có liên quan đến đại lượng đã học. 
II/ Các hoạt động dạy - học 
A) Bài cũ: 
Gọi học sinh chữa bài 4 tiết trước rồi nhận xét 
B) Bài mới 
1) Bài 1: Hướng dẫn học sinh đổi 7m 3cm sau đó đối chiếu với các câu hỏi A- B- C – D – B để chọn câu trả lời đúng.
2) Bài 2 
a) Hướng dẫn học sinh quan sát tranh rồi thực hiện phép cộng: 
 200g + 100g = 300g
 Kết luận: Quả cam cân nặng 300g
b) Học sinh quan sát tranh, thực hiện phép cộng: 
 500g + 200g = 700g 
 Kết luận: Quả đu đủ nặng 700g
c) Thực hiện phép trừ 700 - 300 = 400g
3) Bài 3: Cho học sinh tự làm bài thực hiện trên mô hình đồng hồ cá nhân rồi chữa bài.
 Sau đó hướng dẫn học sinh dựa vào hai đồng hồ ở phần a để khẳng định thời gian Lan đi từ nhà đến trường.
4) Bài 4: Học sinh đọc đề và tóm tắt và tự làm 
- Chữa bài: 
 Số tiền Bình có là: 2000 x 2 = 4000 (đồng)
Số tiền Bình còn lại là : 4000 – 2700 = 1300 (đồng)
C) Củng cố dặn dò: 
- Giáo viên nhắc lại kiến thức và kỹ năng học tập. 
- Giáo viên giao bài tập về nhà và dặn dò. 
Thể dục
Tung và bắt bóng 2-3 người
I/ Mục tiêu:
- Ôn tung và bắt bóng 2 - 3 người. Yêu cầu HS thực hiện thành thạo. 
- Chơi trò chơi "Chuyển đồ vật". 
III/ Các hoạt động dạy học
1) Phần mở đầu (6 - 10 phút)
- Giáo viên tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học. 
- Học sinh tập bài thể dục phát triển chung. 
- Học sinh chạy chậm quanh sân. 
2) Phần cơ bản (18 - 22 phút)
a) Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân theo nhóm 2-3 người. Khi tung bóng cho bạn chú ý dùng lực vừa phải, di chuyển hợp lý.
- Khi học sinh tập thành thạo, giáo viên cho từng đôi một di chuyển ngang nhau khoảng 2 - 4m và tung bóng qua lại nhau. 
b) Chơi trò chơi: Chuyển đồ vật 
- Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi ngắn gọn. 
- Chia lớp thành hai nhóm đều nhau để các em thi với nhau, giáo viên làm trọng tài .
3) Phần kết thúc (4 - 6 phút)
- Đứng thành vòng tròn, thả lỏng toàn thân, hít thở sâu.
- Giáo viên hệ thống lại bài 
Tập đọc
 Mưa
I/ Mục đích, yêu cầu
1/ Đọc đúng các từ ngữ: lũ lượt, chiều nay, lật đật, nặng hạt. 
- Biết đọc bài thơ với giọng truyền cảm
2/ Hiểu từ mới và nội dung bài: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt chung của một gia đình trong cơn mưa thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của tác giả.
3/ Học thuộc lòng bài thơ 
II. Các hoạt động dạy học 
1) Kiểm tra bài cũ
a) Học sinh nối tiếp nhau đọc trong đoạn câu chuyện “Sự tích chú cuội cung trăng ”
2) Bài mới	a) Giới thiệu bài 
	 b) Luyện đọc 
* Giáo viên đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ
* Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ:
- Đọc từng dòng bài thơ 
- Đọc từng khổ thơ trước lớp 
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm 
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài 
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- Học sinh đọc thầm 3 khổ thơ đầu, trả lời: 
+ Tìm những hình ảnh tả cơn mưa trong bài thơ? 
 (mây đen lũ lượt kéo về, mặt trời chui vào trong mây, chớp, mưa dày hạt, cây lá xoè tay hứng làn gió mát)
- Học sinh đọc thầm khổ thơ 4, trả lời:
+ Học sinh tả cảnh sinh hoạt gia đình ngày mưa ấm áp như thế nào?
 (cả nhà ngồi bên bếp lửa, bà sỏ kim, chị đọc sách....)
- Học sinh đọc to khổ thơ 5 và trả lời: 
+ Vì sao mọi người thương bác ếch? 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng khổ thơ, cả bài thơ
 d) Học sinh thi đọc thuộc lòng...
3) Củng cố dặn dò 
- Học sinh nêu nội dung bài thơ. 
- Dặn học thuộc lòng bài thơ. 
Thứ tư ngày ..... tháng 5 năm 2008
Toán 
Ôn tập về hình học
I/ Mục tiêu
- Giúp học sinh củng cố về góc vuông, trung điểm của đường thẳng. 
- Ôn tập củng cố tính chu vi hình tam giác, tứ giác, hình chữ nhật.
II/ Các hoạt động dạy - học 
1) Kiểm tra bài cũ
- Gọi một học sinh lên chữa bài 3 - 4 SGK. 
2) Hướng dẫn ôn tập 
a) Bài 1: Yêu cầu học sinh tự làm bài 
* Chữa bài:
1a) Chỉ ra được một góc vuông (đặc biệt là góc có cạnh CB, CD)
1b) Trung điểm của đoạn thẳng AB là M, vì sao?
1c) Xác định được I là trung điểm của đường thẳng AE, K là trung điểm của MN, vì sao?
b) Bài 2: Yêu cầu học sinh tính đựợc chu vi hình tam giác ABC. 
Chu vi hình tam giác ABC là
 35 + 26 + 40 = 101 (cm)
 Đáp số: 101cm
c) Bài 3: Học sinh tính được chu vi mảnh đất: 
(125 + 68) x 2 = 386 (m)
Đáp số: 386 m
d) Bài 4: Học sinh đọc đề bài, tự tóm tắt nội dung rồi giải: 
 Chu vi hình chữ nhật là : (40 + 40) x 2 = 200 (m)
 Cạnh hình vuông là: 200 : 4 = 50 (m)
 Đáp số: 50 m
3) Củng cố dặn dò
- Học sinh nhắc lại cách tính chu vi tam giác, hình chữ nhật, hình vuông. 
- Giáo viên ...  đất nhô cao, chỗ nào mặt đất bằng phẳng, chỗ nào có nước?.
- Mô tả bề mặt lục địa. 
* Kết luận: Bề mặt lục đia có chỗ nhô cao, có chỗ bằng phẳng, có những dòng nước chảy và nhiều nơi chứa nước.
b) Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 
- Học sinh quan sát H1 SGK trang 28, trả lời :
+ Chỉ con suối con sông có trên sơ đồ?
+ Con suối thường bắt đầu từ đâu? 
+ Chỉ trên sơ đồ dòng chảy của các con sông con suối ?
* Kết luận: Nước theo khe chảy ra thành suối, thành sông rồi đổ ra biển hoặc đọng lại chỗ trũng thành hồ .
3) Củng cố dặn dò
- Học sinh nhắc lại nội dung bài. 
- Giáo viên dặn dò, giao bài tập về nhà. 
Tập viết
Ôn chữ hoa: A, M, N, V (kiểu 2)
I/ Mục đích yêu cầu
 Củng cố cách viết chữ hoa A, M, N, V thông qua bài tập ứng dụng.
- Viết tên riêng An Dương Vương bằng cỡ chữ nhỏ
- Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ 
II/ Các hoạt động dạy - học 
A/ Kiểm tra bài cũ
Học sinh tập viết: Phú Yên, Yêu trẻ
B) Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài
2) Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con 
a) Luyện tập viết chữ hoa
- Học sinh tìm các chữ hoa có trong bài A, M, N, V
- Giáo viên viết mẫu, kết hợp hướng dẫn viết
- Học sinh tập viết chữ M, A, N, V 
b) Luyện viết từ ứng dụng
- Học sinh đọc viết tên riêng : An Dương Vương
-học sinh tập viết bảng con 
c) Luyện viết câu ứng dụng
- Học sinh đọc câu ứng dụng : Tháp mười đẹp nhất bông sen 
	Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ 
- Giáo viên giúp học sinh hiểu nội dung câu thơ: Ca ngợi Bác Hồ là người Việt Nam đẹp nhất về tâm hồn và tình cảm 
- Học sinh tập viết bảng con: Tháp Mười, Việt Nam 
3) Hướng dẫn viết vào vở
4) Thu, chấm, nhận xét 
5) Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Giao bài về nhà.
Thứ năm ngày tháng 5 năm 2008
Toán 
Ôn tập về hình học (tiếp theo)
I/ Mục tiêu
- Giúp học sinh ôn tập củng cố biểu tượng về diện tích và biết tính diện tích các hình đơn giản, chủ yếu là diện tích hình vuông. 
II/ Các hoạt động dạy - học 
1/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi một học sinh chữa bài 4 tiết trước
2/ Bài mới 
a) Bài 1: Yêu cầu học sinh đếm số ô vuông 1cm2 để tính diện tích các hình A; B; C; D
- Diện tích hình A là 8 cm2 . Hình B là 10 cm2
- Diện tích hình chữ nhật C là 18 cm2, hình D là 8 cm2
1b) Giáo viên cho học sinh tính diện tích mỗi hình rồi so sánh 
2/ Bài 2: 
2a) Chu vi hình chữ nhật là : (12 + 6) x 2 = 36 (cm)
 Chu vi hình vuông là : 9 x 4 = 36 (cm)
2b) Diện tích hình chữ nhật là 12 x 6 = 72 (cm2)
 Diện tích hình vuông là: 9 x 9 = 16 (cm2)
 Diện tích hình vuông lớn hơn diện tích hình chữ nhật là : 81 - 72 = 9 (cm2)
3/ Bài 3: Có thể tìm ra cách giải tuỳ theo cách chia hình thành các hình thích hợp để tính 
* Cách 1: Diện tích hình ABEG + Diện tích hình CKHE 
 6 x 6 +3 x 3 = 45 (cm2)
* Cách 2: Diện tích hình ABCD + Diện tích hình DKHG 
 6 x 3 + 9 x 3 = 45 (cm2)
c) Củng cố dặn dò 
- Học sinh nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông 
- Giáo viên giao bài về nhà 
Thể dục
Tung và bắt bóng cá nhân theo nhóm 2-3 người
I/ Mục tiêu:
- Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân theo nhóm 2 - 3 người.
- Trò chơi "Chuyền đồ vật" 
III/ Lên lớp
1) Phần mở đầu 
- Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu tập luyện 
- Tập bài thể dục phát triển chung mỗi lần 8 động tác: 2 lần x 8 nhịp 
- Chạy chậm một vòng sân : 200 - 300 m 
2) Phần cơ bản 
- Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân theo nhóm 2-3 người 
+ Học sinh thực hiện động tác tung và bắt bóng cá nhân tại chỗ một số lần, sau đó tập di chuyển.
+Học sinh thực hiện động tác tung và bắt bóng qua lại cho nhau trong nhóm 2-3 người với lực vừa phải 
+ Di chuyển và bắt bóng theo nhóm hai người 
- Chơi trò chơi "Chuyển đồ vật"
3) Phần kết thúc 
- Học sinh đứng thành vòng tròn, thả lỏng toàn thân, hít thở sâu
- Giáo viên hệ thống lại toàn bài dặn dò
Chính tả (nghe viết)
dòng suối thức
I/ Mục đích, yêu cầu 
- Nghe viết đúng bài thơ: Dòng suối thức
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu ch/tr
II/ Đồ dùng dạy học 
A) Kiểm tra bài cũ 
- Hai học sinh đọc tên 5 nước Đông Nam á
B) Dạy bài mới 
1) Giới thiệu bài
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
- Giáo viên đọc bài thơ “Dòng suối thức”
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại bài thơ, cả lớp theo dõi 
- Giúp học sinh hiểu nội dung bài thơ:
+ Tác giả tả giấc ngủ của muôn vật trong đêm như thế nào ?
(Mọi vật đều ngủ, ngôi sao ngủ với bầu trời)
+ Trong đêm dòng suối thức để làm gì?
(Để nâng nhịp cối giã gạo)
- Học sinh nêu cách trình bày bài thơ lục bát ....
2) Chấm chữa bài
3) Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
a) Bài tập 2: 
- Học sinh nêu yêu cầu tự làm bài 
- Học sinh phát biểu ý kiến 
- 3 học sinh làm trên bảng chữa bài: Vũ trụ – chân trời 
 Vũ trụ – tên lửa 
b) Bài tập 3 (lựa chọn)
4) Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Giao bài về nhà.
Mĩ thuật
Vẽ tranh đề tài mùa hè
I/ Mục tiêu
- Học sinh hiểu được nội dung đề tài.
- Biết cách sắp xếp hình ảnh phù hợp với nội dung đề bài.
- Vẽ được tranh và vẽ màu theo ý thích. 
IV/ Các hoạt động dạy học
1) Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét 
- Thời tiết mùa hè thế nào? (oi, nóng)
- Cảnh vật mùa hè có những màu sắc nào ?
- Cảnh con vật nào báo hiệu mùa hè đến? (ve)
- Cây nào chỉ nở hoa vào mùa hè?
- Hoạt động vui chơi nào thường diễn ra vào mùa hè?
- Mùa hè em được đi nghỉ mát ở đâu? Cảnh ở đó thế nào ?
* Kết luận: Nội dung đề tài về mùa hè rất phong phú.
2) Hoạt động 2: Cách vẽ tranh 
- Giáo viên gợi ý cho học sinh 
- Nhớ lại những hoạt động tiêu biểu của mùa hè để vẽ.
- Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ to, rõ nêu bật nội dung.
- Vẽ hình ảnh phụ sau
- Vẽ màu theo ý thức 
3) Hoạt động3: HS thực hành
- Học sinh nêu ý tưởng và vẽ hình 
4) Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- Giáo viên cùng học sinh lựa chọn một số hình ảnh sắp xếp trong tranh và gợi ý cách đánh giá vẽ
Thứ sáu ngày tháng 5 năm 2008
Tập làm văn
Nghe kể "vươn tới các vì sao"
Ghi chép sổ tay
I/ Mục đích ,yêu cầu
- Rèn kỹnăng nghe kể : Vươn tới các vì sao 
- Rèn kỹ năng nghe viết : Tiếp tục luyện cách ghi vào sổ tay những ý cơ bản nhất của bài vừa nghe
III/ Hoạt động dạy học 
A) Kiểm tra bài cũ 
2-3 học sinh trong sổ tay ghi chép về những ý chính các câu trả lời của Đô - rê- mon
B) Dạy bài mới 
1) Giới thiệu bài 
2) Hướng dẫn học sinh nghe nói 
a)Bài tập 1: Học sinh chuẩn bị 
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập và 3 đề mục a;b; c
- Học sinh quan sát từng ảnh minh hoạ đọc tên tàu vũ trụ và tên 2 nhà du hành vũ trụ 
- Giáo viên nhắc học sinh chuẩn bị giấy bút để ghi chép chính xác 
- Giáo viên đọc bài, đọc xong từng mục hoi học sinh 
Ngày tháng năm nào Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông 1(12/4/1961)
? Con tàu bay mấy vòng quanh trái đất(1vòng)
Ngày nhà du hành vũ trụ Am – Stơ - rông được tàu vũ trụ A-pô-lô đưa lên mặt trăng là ngày nào?(21/7/1969)
? Anh hùng Phạm Tuân tham gia chuyến bay vào vũ trụ trên tàu liên hợp của Liên Xô vào năm nào? (1980)
- Giáo viên đọc lần 2 lần 3 học sinh chăm chú nghe để ghi chép và bổ xung 
- Học sinh thực hành nói 
+ Học sinh trao đổi theo cặp, nhóm để nói lại các thông tin ......
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ
Đại diện nhóm thi nói 
b) Bài tập 3: Học sinh nêu yêu cầu
- Giáo viên nhắc học sinh lựa chọn ghi vào sổ tay những ý chính của từng tin không ghi dài, mất thời gian khó nhớ
- Học sinh thực hằnh viết vào sổ tay
- Học sinh nối tiếp nhau đọc trước lớp nhận xét 
Giáo viên nhận xét triết học 
 - Dặn: ghi nhớ những thông tin vừa được nghe
Toán: Ôn tập
I/Mục tiêu
Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải toán có 2 phép tính 
II/ Các hoạt động dạy - học 
1) Kiểm tra bài cũ 
Gọi hai học sinh chữa bài 3-4 nhận xét 
2) Dạng bài mới
Bài 1: Học sinh chọn đề bài học sinh tự tóm tắt và giải 
Có 2 cách tính số dân năm nay:
Cách 1: tính số dân năm ngoái : 5236 + 87 = 5323(người)
Tỉ số dân năm nay 5323+ 75= 5398(người )
Cách 2: Tính số dân tăng trong 2 năm : 87+75= 160 người 
Tỉ số dân năm nay 5236+162 = 5398 người
Bài 2 chữa bài:
Các bước giải:
Tính số cây đã bán : 1245:3= 415 cái áo 
Tỉ số áo còn lại : 1245-415= 830 cái áo
Bài 3: Các bước giải 
Tỉ số cây đã trồng: 20500:5=4100(cây)
Tỉ số cây còn lại phải trồng: 20500 – 4100 = 16400(cây)
Bài 4: Cho học sinh nêu cách làm bài rồi chữa bài 
- Rà soát xem kết quả đúng hay sai
- Nếu tính đúng thì ghi Đ, sai thì ghi sai vào ô 
Kết quả :	 a: đúng 
	B: sai 
	C: đúng 
3) Củng cố dặn dò
- Học sinh nhắc lại các kiến thức vừa học 
- Giáo viên giao bài tập về nhà 
Thủ công 
Ôn tập chương III + IV
I/ Mục tiêu
- Hệ thống củng cố lại các kiến thức về chương “dan nan” và làm đồ chơi
- Học sinh thực hành làm một sản phẩm bất kỳ đã học 
II/ Học sinh chuẩn bị 
1) Giáo viên: Hệ thống câu hỏi 
2) Hướng dẫn ôn tập 
a) Chương “đan nan” học sinh kể tên các bài toán đã được thực hành 
- Học sinh lại quy trình kỹ thuật đan nong mốt nong đôi 
Giáo viên củng cố lại kiến thức
b) Chương làm đồ chơi 
- Học sinh nêu tên các bài đã thực hành 
- Học sinh nêu lại các quy trình cơ bảng khi thực hành các bài này 
- Giáo viên củng cố và chốt lại kiến thức 
3) Củng cố dặn dò 
- Giáo viên nhận xét lại tiết học 
- Dặn dò: Giờ sau kiểm tra
Tự nhiên xã hội
Bề mặt lục địa (tiếp theo)
I/ Mục tiêu
Sau bài học học sinh có khả năng 
- Nhận biết được núi đồi đồng bằng cao nguyên 
- Nhận ra sự khác nhau giữa núi đồi và giữa cao nguyên với đồng bằng 
II/ Đồ dùng dạy học 
- Các hình SGK(130 -131)
- Tranh ảnh núi đồi đồng bằng cao nguyên 
III/ Các hoạt động dạy học
1) Kiểm tra bài cũ
- Bề mặt lục địa cóp những loại địa hình nào 
- Chỉ tên trên bản đồ những loại địa hình đó 
a) Hoạt động 1: Họat động nhóm 
- Yêu cầu học sinh dựa vào vốn hiểu biết quan sát H1;2 SGK trang 130 hoàn thành bảng sau :
Núi 
Đồi 
Độ cao 
Cao
Thấp 
Đỉnh 
Nhọn
Tương đối tròn
Sườn
Dốc
Thoải
Đại diện nhóm lên trình bày 
b)Hoạt động 2: Quan sát theo từng cặp 
- Hướng dẫn học sinh quan sát H3;4;5 trả lời theo gợi ý
? So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào ?
- Gọi học sinh trả lời 
- Kết luận: Đồng bằng và cao nguyên tương đối bằng phẳng nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc
c) Hoạt động 3: Vẽ mô tả đồi, núi, đồng bằng, và cao nguyên 
Học sinh vẽ trưng bày và giới thiệu sản phẩm 
2) Củng cố dặn dò
- Học sinh nhắc lại nội dung bài 
- Giáo viên nhận xét dặn dò

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_34_nguyen_thi_tien.doc