Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 8 - Năm 2010-2011 - Giáp Thị Lành

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 8 - Năm 2010-2011 - Giáp Thị Lành

* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành

Bài 1- Y/c HS suy nghĩ và tự làm phần a

- Khi đã biết 7 x 8 = 56, có thể ghi ngay kết quả của 56 : 7 được không ? Vì sao ?

- Y/c HS giải thích tương tự với các trường hợp còn lại

- Y/c HS đọc từng cặp phép tính trong bài

- Cho HS tự làm tiếp phần b

Bài 2- Xác định y/c của bài

- Y/c HS tự làm bài

- HS làm bảng vừa làm bài vừa nói cách tính

- Nhận xét, chữa bài

Bài 3 - Gọi 1 HS đọc đề bài

- Y/c HS suy nghĩ và tự làm bài

 

doc 31 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 272Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 8 - Năm 2010-2011 - Giáp Thị Lành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009
Chµo cê
To¸n
Tiết 36 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
-Thuộc bảng chia 7 và vận dụng trong giải bài toán.
-Biết xác định của một hình đơn giản.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HOCÏ CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia 7
- HS lên bảng làm bài 1, 2, 3/43.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS .
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành 
Bài 1- Y/c HS suy nghĩ và tự làm phần a
- 4 HS làm bảng, HS cả lớp làm vào vở
- Khi đã biết 7 x 8 = 56, có thể ghi ngay kết quả của 56 : 7 được không ? Vì sao ? 
- Khi đã biết 7 x 8 = 56có thể ghi ngay 56 : 7 = 8 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia 
- Y/c HS giải thích tương tự với các trường hợp còn lại
- HS làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- Y/c HS đọc từng cặp phép tính trong bài
- Cho HS tự làm tiếp phần b
Bài 2- Xác định y/c của bài 
- Y/c HS tự làm bài
- 4 HS lên làm bài, cả lớp làm vào vở
- HS làm bảng vừa làm bài vừa nói cách tính 
 28 7
 28 4
 0
- Nhận xét, chữa bài 
Bài 3 - Gọi 1 HS đọc đề bài
- Cô giáo chia 35 HS thành các nhóm, mối nhóm có 7 HS. Hỏi chia được bao nhiêu nhóm ? 
- Y/c HS suy nghĩ và tự làm bài
 Tóm tắt : 
 7 HS : 1 nhóm
 35 HS : . . . nhóm ?
 Giải : 
 Số nhóm chia được là
 35 : 7 = 5 (nhóm)
 Đáp số : 5 nhóm 
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 4- Bài tập y/c chúng ta làm gì ? 
- Tìm 1/7 số con mèo có trong mỗi hình 
- Hình a có tất cả bao nhiêu con mèo ? 
- 21 con mèo
- Muốn tìm 1/7 số con mèo có trong hình a ta phải làm thế nào ? 
- Lấy 21 : 7 = 3 (con mèo)
- Hướng dẫn HS khoanh tròn 3 con mèo trong hình a
- Tiến hành tương tự với phần b
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Thầy vừa dạy bài gì ? 
- Về nhà làm bài 1, 2, 3/44
- Nhận xét tiết học
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
VỆ SINH THẦN KINH
I/ MỤC TIÊU:
Nêu được một só việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.
-Biết tránh những việc làm có hại đối với thần kinh.
II/ CHUẨN BỊ:
* GV: Hình trong SGK trang 32, 33
	* HS: SGK, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Bài cũ: Hoạt động thần kinh (5’)
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Theo em, bộ phận thần kinh nào của cơ quan thần kinh giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học?
 + Vai trò của não trong hoạt động thần kinh? 
 - Gv nhận xét.
2.Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiệu bài – ghi tựa: 
3. Phát triển các hoạt động. (25’)
* Hoạt động 1: Quan sát hình.	(8’)
- Mục tiêu: Nêu được một số việc làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình trang 32 SGK.
- Các nhóm lần lược đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình nhằm nêu rõ nhân vật trong mỗi hình đang làm gì? Việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh?
- Gv phát phiếu học tập cho các nhóm để ghi kết quả thảo luận của nhóm vào phiếu.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Gv gọi một số Hs lên trình bày trước lớp.
- Gv nhận xét các phiếu ghi kết quả của các nhóm.
* Hoạt động 2: Đóng vai. (10’)
- Mục tiêu: Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Tổ chức.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm và chuẩn bị 4 phiếu, mỗi phiếu ghi một trạng thái tâm lí: tức giận, vui vẻ, lo lắng, sợ hãi.
- Gv phát cho mỗi nhóm một phiếu yêu cầu các em tập diễn dạt vẻ mặt của người có trạng thái tâm lí như trong phiếu.
Bước 2: Thực hiện.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện theo yêu cầu trên của Gv.
Bước 3: Trình diễn.
- Mỗi nhóm cử một bạn lên trình diễn vẽ mặt của người đang ở trong trạng thái tâm lí mà nhóm được giao.
- Các nhóm khác quan sát và đoán xem bạn đó ở trạng thái tâm lí nào và cùng nhau thảo luận nếu một người luôn trong trạng thái như vậy thì có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh?
 - Gv yêu cầu Hs rút ra bài học gì qua hoạt động này.
* Hoạt động 3: Làm việc với SGK. (7’)
- Mục tiêu: Kể được tên một số thức ăn, đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Hai bạn quay mặt vào nhau cùng quan sát hình 9 trang 33 SGK và trả lời.
+ Chỉ và nói tên những thức ăn, đồ uống  nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại cho cơ quan thần kinh?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số Hs lên trình bày trước lớp.
- Gv đặt một số câu hỏi:
+ Trong các thứ gây hại cơ quan thần kinh, những thứ nào tuyệt đối phải tránh xa kể cả trẻ em và người lớn?
+ Kể thêm những tác hại khác do ma tuý gây ra đối với sức khỏe người nghiện ma tuý.
- Gv nhận xét.
PP: Quan sát, thảo luận nhóm.
HT: Lớp
Hs quan sát hình trong SGK
Hs từng nhóm đặt câu hỏi và trả lời
Hs ghi kết quả vào phiếu.
Đại diện các nhóm lên trả lời.
Nhóm khác bổ sung.
PP: Đóng vai.
HT: nhóm
Lớp chia thành 4 nhóm.
Mỗi nhóm nhận một phiếu.
Các nhóm bắt đầu thực hiện.
Hs lên thực hành.
Hs đoán thử xem bạn đó ở trạng thái tâm lí nào và thảo luận.
PP: Quan sát, thảo luận.
HT: Lớp
Hs trả lời.
Một số em lên trình bày trước lớp.
Hs trả lời.
4..Tổng kềt – dặn dò. (3’)
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh thần kinh.
Nhận xét bài học
ĐẠO ĐỨC
QUAN TÂM CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
-Biết được những việc trê em cần làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
-Biết được vì sao những người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
-Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ
- Nội dung câu chuyện ”Khi mẹ ốm” - Nguyễn Hồng Hạnh, THCS Ngọc Hân - Hà Nội (xem phụ lục). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 85 (VBT) 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động1: Xử lí tình huống 
Mục tiêu:
HS biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong những tình huống cụ thể.
 Cách tiến hành: 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, xử lí 2 tình huống sau bằng cách sắm vai.
 (Nhóm 1 và 3: tình huống 1
 Nhóm 2 và 4: tình huống 2).
Tình huống 1
 Bố mẹ đều đi công tác, nhà vắng hoe. Mấy hôm nay trở trời, bà Ngân bị mệt, Đang nằm nghỉ trên giường. Ngân định ở nhà chăm sóc bà nhưng các bạn lại kéo đến rủ Ngân đi sinh nhật. Ngân phải làm gì?
Tình huống 2
 Ngày mai, em của Nam sẽ kiểm tra Toán. Bố mẹ bảo Nam cùng giúp em ôn tập Toán . Nhưng cùng lúc ấy trên ti vi lại chiếu bộ phim mà Nam rất thích. Nam cần hành động như thế nào?
- Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
Kết luận:
 Mỗi người trong gia đình cần biết thu xếp công việc riêng của mình để dành. Thời gian quan tâm, chăm sóc đến các thành viên khác. 
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm lên thể hiện cách xử lí tình huống.
Cách xử lí đúng:
Tình huống 1
 Bà bị mệt, Ngân nên ở nhà chăm sóc Bà. Vậy bà mới yên tâm, mau khỏi bệnh. Ngân có thể chuyển lời xin lỗi tới bạn. Chắc chắn bạn ấy cũng thông cảm với Ngân.
Tình huống 2
 Phim Nam không xem ngày hôm nay thì có thể xem ngày mai và nếu không xem được, Nam có thể nghe người khác kể lại. Còn việc quan trọng là bài kiểm tra ngày mai của em. Nếu không được Nam giúp, em 
Nam sẽ khó có thể làm bài kiểm tra tốt và đạt kết quả cao được. Bởivậy, Nam nên giúp em ôn lại kiến thức cũ. Nếu em Nam thi tốt, Nam sẽ rất vui và bố mẹ Nam cũng rất vui.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, nếu cần.
- 1 đến 2 HS nhắc lại.
Hoạt động2: Liên hệ bản thân
Mục tiêu:
HS biết tự đánh giá về những công việc mà mình đã làm hoặc chưa tự làm.
 Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân, kể lại những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của bản thân tới ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình. Định hướng:
+ Hằng ngày em thường làm gì để quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em?
+ Kể lại một lần khi ông bà,cha mẹ, anh chị em ốm đau (hoặc gặp khó khăn, có chuyện buồn) em đã làm gì để quan tâm giúp đỡ họ.
- Tuyên dương những HS đã biết quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. Khuyên nhủ những HS cònchưa biết quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
- Mỗi nhóm cử ra 2 - 3 đại diện.
- HS dưới lớp nghe, nhận xét xem bạnđã quan tâm, chăm sóc đến những người thân trong gia đình chưa?
Hoạt động 3: Trò chơi”Phản ứng nhanh”
Mục tiêu:
Củng cố bài học.
 Cách tiến hành: 
- GV phổ biến luật chơi:
 + Mỗi nhóm sé được phát thẻ màu ”Đỏ” và màu ”Xanh” để ra dấu hiệu xin được trả lời “Đúng” hay “Sai”. Các nhóm sẽ được nghe các câu hỏi, các tình huống từ phía GV. Nếu đội nào muố trả lời, đội đó sẽ giơ thẻ. Đội giơ trước được trả lời trước. Nếu trả lời sai đội bạn sẽdddưởctả lời
+ Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm.
+ Câu trả lời sai, không có điểm.
 + Đội ghi nhiều điểm hơn sẽ thắng.
 Nội dung:
1. Biết mẹ hôm nay đi làm về muộn, Tuấn la cà sang nhà bạn Minh chơi.
 2. Oâng bị đau mắt. Thuý đọc báo giúp ông.
 3. Bố vừa đi làm về. Tuấn nài nỉ gấp đồ chơi cho mình.
 4. Em ốm, thấy bố mẹ quan tâm, chăm  ... , độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
Chấm, chữa bài 
Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài
Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung.
Hát
Học sinh nhắc lại : Ê – đê, Em
Học sinh viết bảng con
Các chữ hoa là : G
HS quan sát và nhận xét.
2 nét.
Nét cong trên và nét cong trái nối liền nhau và nét khuyết dưới.
Cá nhân
Học sinh quan sát và nhận xét.
C, g
o, ô, n
G
Cá nhân 
Học sinh theo dõi
Học sinh viết bảng con
Cá nhân 
Học sinh quan sát và nhận xét.
Câu tục ngữ có chữ được viết hoa là G, K 
Học sinh viết bảng con
Học sinh nhắc
HS viết vở
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp.
Khuyến khích học sinh Học thuộc lòng câu tục ngữ.
Chuẩn bị : bài : ôn chữ hoa G ( tiếp theo ). 
Thứ sáu ngày 9 tháng 10 năm 2009
TOÁN
Tiết 40 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
 	- Biết làm tính nhân (chia) số có hai chữ số với số có một chữ số. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- HS lên bảng làm bài 1, 2, 3/47.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS .
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành 
Bài 1- Gọi 1 HS nêu y/c của bài tập
- Y/c HS tự làm bài
- 6 HS làm bảng, HS cả lớp làm vào vở
- Lưu ý HS cách trình bày
 80 - X = 30 42 : X = 7
 X = 80 - 30 X = 42 : 7
 X = 50 X = 6
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 2 - Gọi 1 HS đọc y/c của đề bài
- Y/c HS tự làm bài
- HS nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, số bị chia, số chia chưa biết
- HS làm bảng, HS cả lớp làm vào vở. 
- Hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo để kiểm tra của nhau
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 3- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Trong thùng có 30l dầu. Sau khi sử dụng, số dầu còn lại trong thùng bằng 1/3 số dầu đã có. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít dầu ?
- Y/c HS tự làm bài
 Giải : 
 Số lít còn lại là : 
 36 : 3 = 12 (l)
 Đáp số : 12 l
- Hãy nêu cách tính 1 trong các phần bằng nhau của 1 số ? 
- Ta lấy số đó chia cho số phần bằng nhau.
Bài 4- Gọi HS nêu y/c của bài
- Y/c HS quan sát và đọc giờ trên đồng hồ
- Đồng hồ chỉ 1 giờ 25 phút
- Vậy khoanh vào câu trả lời nào ? 
- Câu B
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Thầy vừa dạy bài gì ? 
- Về nhà làm bài
- Nhận xét tiết học
TẬP LÀM VĂN
KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
I. MỤC TIÊU
Biết kể về một người hàng xóm theo gợi ý.
Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu. Diễn đạt thành câu, rõ ràng. (BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Vở bài tập TV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn và nêu nội dung câu chuyện.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Chúng ta ai cũng có hàng xóm láng giềng, trong giờ Tập làm văn này, các em sẽ kể về một người hàng xóm mà mình yêu quý.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và nhớ lại những đặc điểm của người hàng xóm mà mình định kể theo định hướng:
+ Người đó tên là gì, bao nhiêu tuổi? Người đó làm nghề gì? Hình dáng, tính tình của người đó như thế nào? Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm đó như thế nào? Tình cảm của người hàng xóm đó đối với gia đình em ra sao?
- Gọi 1 HS khá kể mẫu.
- Yêu cầu HS kể cho bạn bên cạnh nghe về người hàng xóm mà mình yêu quý.
- Gọi một số HS kể trước lớp.
- GV nhận xét, bổ sung vào bài kể cho từng HS.
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc nêu cầu bài 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi 1 số em đọc bài trước lớp.
- Nhận xét bài viết của HS.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà xem lại và bổ sung cho bài viết hoàn chỉnh, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 2 HS đọc trước lớp.
- Suy nghĩ về người hàng xóm.
- 1 HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Làm việc theo cặp.
- 5 đến 6 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc.
- Làm bài
THỂ DỤC
TẬP HỢP HÀNG NGANG - ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI TRÁI,
 TRỊ CHƠI “ CHIM VỀ TỔ”
I. MỤC TIÊU:
-Biết cách hợp hàng ngang, dĩng thẳng hàng ngang , dĩng thẳng hàng ngang.
-Bước đầu biết cách đi chuyển hướng phải, trái.
-Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
	- Phân nhĩm tập luyện
III.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: 1 cịi, 
2.Học sinh:Vệ sinh sân tập sạch sẻ.
VI.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
NỘI DUNG
LƯỢNG
VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tập luyện 
- Chạy chậm theo hàng dọc xung quanh sân tập.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
- trò chơi: "kéo cưa lừa xẻ"
+ Kết hợp đọc các vần điệu
6–10 phút
* * * * *
* * * * *
* * * * *
* * * * *
Δ
 2.Phần cơ bản
- Ôn chuyển hướng phải - trái
Tập luyện: theo tổ, sau đó cả lớp cùng thực hiện.
+ Lần 1: GV hướng dẫn
+ Lần 2: Cán sự điều khiển.
+ Lần 3: hình thức thi đua 
 Tổ nào thực hiện tốt được biểu dương- còn ngược lại tổ nào còn nhiều người chưa thực hiện được chạy một vòng quanh sân trường.
- Học trò chơi " Chim về tổ" 
+ GV nêu tên hướng dẫn cách chơi và tổ chức cho học sinh chơi.
18-22 phút
* * * * * * 
 3.Phần kết thúc:
-GV cho học sinh thả lỏng.
-GV cùng học sinh hệ thống nội dung bài học
-GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
-GV giao bài tập về nhà cho học sinh 
4-6 phút
TỰ NHÊN XÃ HỘI
VỆ SINH THẦN KINH (TIẾP THEO)
I/ MỤC TIÊU:
- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe.
II/ CHUẨN BỊ:
* GV: Hình trong SGK trang 34, 35.
	* HS: SGK, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
1.Bài cũ: Vệ sinh thần kinh. (5’)
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Nêu một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh?
 + Nêu những thức ăn , đồ uống có hại cho cơ quan thần kinh? 
 - Gv nhận xét.
2.Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiệu bài – ghi tựa: 
3. Phát triển các hoạt động. (25’)
* Hoạt động 1: Thảo luận.	(12’)
- Mục tiêu: Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp .
- Gv yêu cầu Hs quay mặt lại với nhau thảo luận theo gợi ý:
+ Theo bạn, khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?
+ Có khi nào bạn ngủ ít không ? nêu cảm giác của bạn ngay sau đêm hôm đó?
+ Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt?
+ Hằng ngày, bạn thức dậy và đi ngủ vào lúc mấy giờ?
+ Bạn làm những công việc gì trong cã ngày?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Mỗi nhóm trình bày một câu. Các nhóm khác bổ sung
- Gv chốt lại: 
=> Khi ngủ, cơ quan thần kinh đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất. Trẻ em càng nhỏ ngày càng ngủ nhiều. Từ 10 tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ từ 7 đến 8 giờ trong một ngày.
* Hoạt động 2: Thực hành lập thời gian biểu cá nhân hằng ngày.	(13’)
- Mục tiêu: Lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Hướng dẫn cả lớp.
- Gv giảng: Thời gian biểu là một bảng trong đó có các mục:
+ Thời gian: bao gồm các buổi trong ngày và giờ trong từng buổi.
+ Công việc là những hoạt động phải làm trong một ngày như : ngủ dậy, đi học, học bài, vui chơi, làm việc.
- Sau đó Gv gọi vài Hs lên điền thử vào thời gian biểu.
Bước 2: Làm việc cá nhân.
- Gv yêu cầu Hs tự kẻ và viết vào vở thời gian biểu cá nhân theo mẫu như trong SGK.
Bước 3: Làm việc theo cặp.
- Hs trao đổi thời gian biểu của mình với bạn ngồi bên cạnh để cùng góp ý cho nhau.
Bước 4: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi vài Hs lên giới thiệu thời gian biểu của mình trước cả lớp.
- Gv hỏi:
+ Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu?
+ Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì?
- Gv nhận xét: 
=> Thực hiện theo thời gian biểu giúp chúng ta làm việc một cách khoa học, vừa bảo vệ hệ thần kinh, giúp nâng cao hiệu quả công việc học tập.
PP: Thảo luận nhóm.
HT: Nhóm
Hs từng nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi.
Đại diện từng nhóm lên trả lời.
Hs nhận xét.
Hs nhắc lại.
PP: Luyện tập, thực hành.
HT: Cá nhân
Hs lắng nghe.
Một Hs lên điền thử vào thời gian biểu.
Hs tự kẻ vào tập và điền vào kế hoạch của mình.
Hs trao đổi với nhau theo cặp.
Hs đứng lên đọc thời gian biểu của mình.
Hs khác nhận xét.
Hs trả lời.
Hs nhắc lại.
4..Tổng kềt – dặn dò. (3’)
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Ôn tập và kiểm tra: Con người và sức khỏe.
Nhận xét bài học.
sinh ho¹t líp TuÇn 08
I/Mơc tiªu:
Giĩp h/s biÕt nhËn xÐt, ®¸nh gi¸ t×nh h×nh thùc hiƯn nỊ nÕp tuÇn 08
N¾m b¾t kÕ ho¹ch tuÇn 9.
II/C¸c HD chđ yÕu: 
H§1: NhËn xÐt ®¸nh gi¸ nỊ nÕp tuÇn 08
TC cho líp tr­ëng nhËn xÐt ®¸nh gi¸ viƯc thùc hiƯn nỊ nÕp tuÇn 08
GV nhËn xÐt chung: 
§i häc : ®Çy ®đ, ®ĩng giê. - XÕp hµng: cßn chËm, ån
Sinh ho¹t 15': nghiªm tĩc . - TDGG: cßn lén xén, ch­a ®Ịu
VS líp: s¹ch sÏ. - VS chuyªn:cßn chËm , ch­a s¹ch
Lµm bµi: ch­a ®©ú ®đ. - ý thøc b¶o vƯ cđa c«ng: tèt
Mét sè em ch­a tham gia quyªn gãp tđ s¸ch dïng chung.
*TC xÕp lo¹i thi ®ua tuÇn 08
H§2: KÕ ho¹ch tuÇn 09
Thùc hiƯn kÕ ho¹ch cđa nhµ tr­êng triĨn khai.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_8_nam_2010_2011_giap_thi.doc