Giáo án Tổng hợp Khối 3 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp Khối 3 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021

- Thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại

* Hoạt động 2: Làm bài tập 2.

- Yêu cầu Hs đọc đề bài

- Yêu cầu Hs quan sát kĩ 6 tranh minh họa, đọc kĩ phần chữ trong tranh để hiểu nội dung truyện.

- Yêu cầu Hs trao đổi theo cặp: quan sát tranh, tập kể theo nội dung tranh, sử dụng phép nhân hóa trong lời kể.

- Mời Hs tiếp nối nhau thi kể theo từng tranh.

- Mời 1 Hs kể lại câu chuyện.

- Nhận xét, chốt lại:

+ Tranh 1: Thỏ đang đi kiếm ăn, ngẩng lên nhìn, bỗng thấ một quả tá. Nó định nhảy lên hái táo, nhưng chẳng tới. Nhìn quanh, nó thấy chị Nhím đang say sưa ngủ dưới gốc táo. Ơ một cây thông bên cạnh, một anh quạ đang đậu trên cành. Thỏ mừng quá, bèn cất tiếng ngọt ngào

 - Anh Quạ ơi! Anh làm ơn hái hộ tôi quả táo với!

+ Tranh 2: Nghe vậy, Quạ bay ngay đến cành táo, cúi xuống mổ. Quả táo rơi, cắm vào bộ lông của chị Nhím. Nhím choàng tỉnh dậy, khiếp đảm bỏ chạy. Thỏ liền chạy theo, gọi:

 - Chị Nhím đừng sợ! Quả táo của tôi rơi đấy! Cho tôi xin quả táo nào!

 

doc 44 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 455Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Khối 3 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 1	TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP (TIẾT 1)
I/ MỤC TIÊU:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 65 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc.
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh (SGK); biết dùng phép nhân hóa để lời kể thêm sinh động.
- HS khá, giỏi: Đọc tương đối lưu loát (tốc độ khoảng trên 65 tiếng/phút); kể được toàn bộ câu chuyện.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 * GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc.
 Bảng phụ viết sẵn câu văn BT2.
 * HS: SGK, vở.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 1.Bài cũ: 
	2.Bài mới.
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc .
- Ghi phiếu tên từng bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 SGK và 6 tranh minh họa.
- Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
Đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc
- Nhận xét.
- Thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại
* Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
- Yêu cầu Hs đọc đề bài
- Yêu cầu Hs quan sát kĩ 6 tranh minh họa, đọc kĩ phần chữ trong tranh để hiểu nội dung truyện.
- Yêu cầu Hs trao đổi theo cặp: quan sát tranh, tập kể theo nội dung tranh, sử dụng phép nhân hóa trong lời kể.
- Mời Hs tiếp nối nhau thi kể theo từng tranh.
- Mời 1 Hs kể lại câu chuyện.
- Nhận xét, chốt lại:
+ Tranh 1: Thỏ đang đi kiếm ăn, ngẩng lên nhìn, bỗng thấ một quả tá. Nó định nhảy lên hái táo, nhưng chẳng tới. Nhìn quanh, nó thấy chị Nhím đang say sưa ngủ dưới gốc táo. Ơû một cây thông bên cạnh, một anh quạ đang đậu trên cành. Thỏ mừng quá, bèn cất tiếng ngọt ngào
 - Anh Quạ ơi! Anh làm ơn hái hộ tôi quả táo với!
+ Tranh 2: Nghe vậy, Quạ bay ngay đến cành táo, cúi xuống mổ. Quả táo rơi, cắm vào bộ lông của chị Nhím. Nhím choàng tỉnh dậy, khiếp đảm bỏ chạy. Thỏ liền chạy theo, gọi:
 - Chị Nhím đừng sợ! Quả táo của tôi rơi đấy! Cho tôi xin quả táo nào!
+ Tranh 3: Nghe Thỏ nói vậy, chị Nhím dừng lại. Vừa lúc đó Thỏ và quạ cũng tới nơi. Cả ba điều nhận là quả táo của mình.
+ Tranh 4: Ba con vật cãi nhau. Bỗng bác Gấu đi tới. Thấy Thỏ, Nhím và Quạ cãi nhau, bác Gấu bèn hỏi:
- Có chuyện gì thế, các cháu?
- Thỏ, Quạ, Nhím tranh nhau nói. Ai cũng cho rằng mình đáng được hưởng quả táo.
+ Tranh 5: Sau hiểu câu chuyện. Bác Gấu ôn tồn bảo:
- Các cháu người nào cũng có góp công. Góp sức để được quả táo này. Vậy các cháu nên chia quả táo thành 3 phần đều nhau.
+ Tranh 6: Nghe bác Gấu nói vậy, cả ba đều hiểu ra ngy. Thỏ bèn chia quả táo thành 4phần, phần thứ 4 mời bác Gấu. Thế là tất cả vui vẻ ăn táo. Có lẽ, chưa bao giờ, họ được ăn một miếng táo ngon lành đến thế.
- Lên bốc thăm bài tập đọc.
- Đọc từng đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong yếu.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Quan sát tranh.
- Trao đổi theo cặp.
- Thi kể chuyện.
- Một hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét.
 3. Củng cố-dặn dò.
 - Về xem lại bài.
 - Chuẩn bị bài: Tiết ôn thứ 2.
 - Nhận xét bài học.
TIẾT 2	TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP (TIẾT 2)
I/ MỤC TIÊU
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc hư ở tiết 1.
- Nhận biết được phép nhân hóa, các cách nhân hóa (BT2)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 * GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc.
 Bảng phụ viết sẵn câu văn BT2. Ghi tên các truyện đã học trong 8 tuần đầu
 * HS: SGK, vở.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Bài cũ: 
2. Giới thiệu và nêu vấn đề:
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc .
- Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- Đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc
- Nhận xét.
- Thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại
* Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
- Yêu cầu Hs đọc đề bài
- Yêu cầu Hs đoạc bài thơ “Em thương”. Hai Hs đọc lại bài thơ.
- Hs đọc thành tiếng câu hỏi a, b, c. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Yêu cầu Hs trao đổi theo cặp.
- Mời đại diện các cặp lên trình bày.
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng
a) Sự vật được nhân hóa: làn gió, sợi nắng.
 Từ chỉ đặc điểm của con người: mồ côi, gầy.
 Từ chỉ hoạt động của con người: tìm, ngồi, run run, ngã.
b) Làn gió giống một bạn nhỏ mồ côi.
 Sợi nắng giống một người bạn ngồi trong vườn cây.
- Lên bốc thăm bài tập đọc.
- Đọc từng đoạn hoặc cả bài theo chỉ định.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Đọc bài thơ.
- Đọc câu hỏi trong SGK.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Trao đổi theo cặp.
- Đại diện các cặp lên trình baỳ.
- Cả lớp nhận xét.
- Chữa bài vào vở.
3. Củng cố-dặn dò.
 - Về xem lại bài.
 - Chuẩn bị bài: Tiết ôn thứ 3.
 - Nhận xét bài học.
TIẾT 3:	TOÁN
CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ
I/ MỤC TIÊU: 
 - Biết các hàng: hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
 - Biết viết và đọc các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa).
 - HS khá, giỏi:BT4 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
* GV: Bảng phụ, phấn màu.
* HS: VBT, bảng con.
IIỘCHẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Bài cũ: Kiểm tra định kì.
 Gv nhận xét bài làm của HS.
2. Giới thiệu và nêu vấn đề.
 Giới thiệu bài – ghi tựa.
* Hoạt động 1: Giới thiệu số có năm chữ số.
1. Ôn tập về các số trong phạm vi 10.000.
- Viết lên bảng số 2316. Yêu cầu Hs đọc số và cho biết số này gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị.
2. Viết và đọc số có năm chữ số.
a) Giới thiệu số 10. 000.
- Viết số 10.000 lên bảng, yêu cầu Hs đọc.
- Sau đó Gv giới thiệu mười nghìn còn gọi là một chục nghìn.
- Hỏi: Cho biết 10.000 gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
b) Treo bảng có gắn các số 42316.
- Yêu cầu hs cho biết:
+ Có bao nhiêu chục nghìn?
+ Có bao nhiêu nghìn?
+ Có bao nhiêu trăm?
+ Có bao nhiêu chục?
+ Có bao nhiêu đơn vị?
- Yêu cầu Hs lên điền vào ô trống (bằng cách gắn các số thích hợp vào ô trống).
c) Hướng dẫn Hs cách viết số (viết từ trái sang phải: 42316)
d) Hướng dẫn Hs cách viết số.
- Cho Hs chú ý tới chữ số hàng nghìn của số 42.316.
- Nêu cách đọc : “ Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu”.
e) Luyện cách đọc.
- Cho Hs đọc các cặp số sau.
5.327 và 45.327 ; 8.735 và 28.735 ; 6.581 và 96.581.
32.741 và 83.253 ; 65.711 và 87.721. 
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 2: Làm bài 1, 2.
v Bài 1:
- Mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Mời 1 Hs lên bảng làm mẫu.
- Yêu cầu Hs quan sát bài còn lại.
- Yêu cầu Hs làm vào vở .
- Yêu cầu 2 Hs lên bảng làm.
- Nhận xét, chốt lại:
+ Viết số : 23.234.
+ Đọc số: hai mươi ba nghìn hai trăm ba mươi tư.
v Bài 2:
- Gọi 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu Hs mẫu.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Mời 4 Hs lên thi làm bài.
- Nhận xét, chốt lại.
+ Viết số : 68.352 ; 35.187 ; 94.361 ; 57.136.
+ Đọc số : Sáu tám nghìn ba trăm năm mươi hai;..
* Hoạt động 3: Làm bài 3, 4.
v Bài 3: 
- Mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu cả lớp bài vào vở bài tập, 4 nhóm Hs thi làm bài tiếp sức.
- Nhận xét, chốt lại: 
v Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi.
- Mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Mời 1 Hs lên làm mẫu. 
- Yêu cầu Hs làm vào VBT. Một 2 Hs lên bảng làm. 
- Nhận xét, chốt laị. 
- Đọc và trả lời.
- Đọc: mười nghìn.
- Trả lời.
- Quan sát bảng.
Có 4 chục nghìn.
Có 2 nghìn.
Có 3 trăm.
Có 1 chục.
Có 6 đơn vị.
- Lên điền các chữ số thích hợp vào ô trống.
- Một số Hs đọc lại.
- Luyện cách đọc các chữ số.
- Đọc yêu cầu của đề bài.
2 –3 hs lên bảng viết và đọc lại số 23.234.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Đọc yêu cầu của đề bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 4 hs lên bảng thi đọc và viết số
- Đọc yêu cầu đề bài.
- Làm bài vào VBT.
- 4 nhóm Hs lên bảng thi làm bài.
- Chữa bài đúng vào vở.
- Đọc yêu cầu đề bài
- Một hs lên bảng làm mẫu.
- Cả lớp làm bài vào vở
- Nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò.
-Về tập làm lại bài.
- Làm bài 2,3.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
TIẾT 4:	TIẾNG VỆT
ÔN TẬP (TIẾT 3)
I/ MỤC TIÊU:
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc hư ở tiết 1.
- Báo cáo được một trong 3 nội dung nêu ở BT2 (về học tập, hoặc về lao động, về công tác khác)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 * GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc.
 Bảng phụ viết sẵn câu văn BT2.
 Bảng photo đơn xin tham gia xin hoạt câu lạc bộ.
 * HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
 1. Bài cũ: 
 2. Giới thiệu và nêu vấn đề:
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc .
- Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- Đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc
- Nhận xét.
- Thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại
* Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
- Yêu cầu Hs đọc đề bài.
- Yêu cầu Hs đọc mẫu bảng báo cáo đã học ở tuần 20, trang 20 SGK.
- Hỏi: Yêu cầu của bảng báo báo này có khác gì với yêu cầu của báo cáo đã học ở tiết TLV tuần 20? 
+ Người báo cáo là chi đội trưởng.
+ Người nhận báo cáo là thầy cô tổng phụ trách.
+ Nội dung thi đua: Xây dựng đội vững mạnh.
+ Nội dung báo cáo: về học tập, lao động, thêm nội dung về côngtác khác.
- Yêu cầu các tổ làm việc theo các bước sau.
+ Thống nhất kết quả hoạt động của chi đội trong tháng qua.
+ Lần lượt các thành viên trong tổ đóng vai chi đội trưởng báo cáo trước các bạn kết quả hoạt động của chi đội. 
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày báo cáo trước lớp.
- Nhận xét, chốt lại. 
- Lên bốc thăm bài tập  ... ïc 
- HS làm và sửa bài 
- Sửa bài và ghi lên bảng 
 * Bài 2: 
- Yêu cầu hs quan sát hình A trong SGK và hỏi: hình A gồm mấy ô vuông? 
- Có 6 ông vuông 
+ Mỗi hình vuông có diện tích là bao nhiêu? 
- Mỗi ô vuông có diện tích là 1 cm 2
- Khi đó ta nói diện tích hình A là 6 cm 2
-Yêu cầu hs tự làm hình B
- HS làm và báo cáo. Hình B gồm có 6 ô vuông , diện tích là 6 cm 2
- So sánh diện tích hình A với hình B? 
- Diện tích 2 hình bằng nhau 
- Chốt: hai hình cùng có diện tích là 6 cm 2
_ Ta nói diện tích của hai hình bằng nhau 
* Bài 3: 
- Bt yêu cầu chúng ta làm gì? 
-Thực hiện phép tính với số đo có đơn vị là diện tích 
- Khi thực hiện các phép tính với số đo có đơn vị là diện tích, chúng ta cũng thực hiện như với các số đo có đơn vị là đơn vị chiều dài, cân nặng, thời gian đã học 
* Bài 4:
- Gọi 1 hs đọc đề 
- Làmbài và 2 hs lên bảng làm bài 
- Sửa bài 
- Nhận xét 
- Đọc 
- Tự làm bài trong vở và lên bảng sửa bài 
- Nhận xét 
 Giải 
 Diện tích tờ giấy màu xanh lớn hơn diện tích tờ giấy màu đỏ 
 300 - 280 = 20 (cm 2 ) 
 Đáp số : 20 cm 2
 3. Củng cố: GV nhận xét tiết học 
 4. Dặn dò: các em về nhà làm bài tập luyện tập thêm 
 Chuẩn bị: Diện tích hình chữ nhật 
TIẾT 2:	ANH VĂN
GV CHUYÊN PHỤ TRÁCH
TIẾT 3:	TẬP LÀM VĂN
KỂ LẠI MỘT TRẬN ĐẤU THỂ THAOVIẾT LẠI MỘT TIN THỂ THAO TRÊN BÁO
I/ MỤC TIÊU:
- Bước đẩu biết kể một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuậtdựa theo gợi ý (BT1).
* Các kĩ năng sống cơ bản được GD trong bài: (HĐ 1)
- Tìm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu, bình luận, nhận xét.
- Quản lí thời gian.
- Giao tiếp, lắng nghe và phản hồi tích cực.
II/ ĐỒ DỤNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn các câu hỏi gợi ý của bài tập 1
 GV và HS cả lớp sưu tầm các tin thể theo qua đài, báo, truyền hình.
2. Học sinh: VBT
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
v Giới thiệu: 
- Trong giờ tập làm văn tuần 28 các em sẽ dựa vào các câu hỏi gợi ý của SGK để kể lại một trận thi đấu thể thao mà em được xem hoặc nghe tường thuật. Sau đó chúng ta cùng viết lại một tin thể thao mà các em đọc được, nghe được.
v Hoạt động: Làm BT.
* Bài 1: GDKNS.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS đọc thành tiếng phần gợi ý của bài tập 
- Lần lượt đặt câu hỏi gợi ý cho HS kể từng phần của trận thi đấu.
+ Trận đấu đó là môn thể thao nào?
+ Em đã tham gia hay chỉ xem thi đấu? Em cùng xem với những ai?
+ Trận thi đấu được tổ chức ở đâu? Khi nào? Giữa đội nào với đội nào?
+ Diễn biến của cuộc thi đấu như thế nào? Các cổ động viên đã cổ vũ ra sao?
+ Kết quả của cuộc thi đấu ra sao?
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh dựa vào gợi ý nói cho nhau nghe.
- Gọi 4 đến 5 HS nói trước lớp, nhận xét và chỉnh sửa cho bài của HS.
 * Bài 2: (giảm tải)
- Nghe giới thiệu:
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- 2 HS lần lượt đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
+ Là bóng bàn / cầu lông / bóng đá / đá cầu / chạy ngắn / bắn cung/
+ Em đã được xem trận đấu cùng với bố / với anh trai / 
+ Trận thi đấu được tổ chức ở sân vận động huyện vào thứ bảy tuần trước. Giữa đội bóng Trường Sài Đồng và đội bóng Trường Cổ Bi./ Trận đấu được diễn ra ngay trên sân trường vào sáng chủ nhật vừa qua. Bạn Hà lớp 3C đấu với bạn Lâm lớp 3E để tranh chức vô địch cờ vua khối 3./
+ Sau khi trọng tài ra lệnh bắt đầu trận đấu đã trở lên gay cấn ngay. Cầu thủ mang áo xanh của lớp 5C liên tục phát những quả bóng xoáy, bay rất nhanh nhưng cầu thủ lớp 5A không hề tỏ ra lúng túng. Cầu thủ này di chuyển thoăn thoắt từ trái sang phải, lùi xuống rồi lại tiến đến sát bàn đỡ bóng, đồng thời cũng phát trả những quả bóng hiểm hóc
+ Cuối cùng chiến thắng đã thuộc về bạn Hà lớp 3C, các cổ động viên lớp 3C reo hò không dứt trong niềm vui chiến thắng/
- Làm việc theo cặp 
3. Củng cố: Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, phê bình nhắc nhở những HS chưa chú ý học bài.
4. Dặn dò: Tập kể lại một trận đấu thể thao.
 Chuẩn bị: Viết lại một trận đấu thể thao.
TIẾT 4:	TỰ NHIÊN XÃ HỘI
MẶT TRỜI
I/ MỤC TIÊU:
 - Nêu được vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất: Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất.
 - HS khá, giỏi: Nêu được những việc gia đình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mắt Trời.
 - GD BVMTB,HĐ: (Bộ phận)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 1. Giáo viên: Các hình trong SGK trang 110, 111. Phiếu thảo luận nhóm, một số tranh ảnh minh họa. 
 2. Học sinh: Vở bài tập, SGK 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu những điểm khác nhau và giống nhau của độngvật. Học sinh trả lời. Học sinh khác nghe và nêu nhận xét. Giáo viên nhận xét. 
 2.Bài mới: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
v Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm 
 + Bước 1: học sinh thảo luận theo nhóm.
 - Yêu cầu các nhóm thảo luận theo 2 câu hỏi trong SGK
1) Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật.
2) Khi ra ngoài trời nắng, em thấy như thế nào? Tai sao? 
- Tổng hợp các ý kiến của học sinh 
- Hỏi: Qua kết quả thảo luận, em có những kết luận gì về Mặt Trời?
* Kết luận: Như vậy, Mặt Trời vừa chiếu sáng, vừa tỏa nhiệt.
- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ chứng tỏ 
Mặt Trời vừa chiếu sáng, vừa tỏa nhiệt.
- Nhận xét các ví dụ của học sinh 
v Hoạt động 2: Vai trò của Mặt Trời đối với cuộc sống 
- Yêu cầu nhóm thảo luận theo hai câu hỏi sau:
1. Theo em Mặt Trời có vai trò gì? 
2. Hãy lấy ví dụ để chứng minh vai trò của Mặt Trời.
- Nhận xét ý kiến của học sinh 
+ Kết luận: Nhờ có Mặt Trời chiếu sáng và tỏa nhiệt, cây cỏ mới xanh tươi, người và động vật mới khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu nhận quá nhiều ánh sáng và nhiệt của MT thì sức khỏe cũng như cuộc sống của con người, loài vật, cây cỏ cũng bị ảnh hưởng (bị cảm nắng, cây cỏ héo khô, cháy rừng)
v Hoạt động 3: Làm việc với SGK
 + Bước 1:
- Hướng dẫn học sinh quan sát các hình 2,3,4 trang 111 SGK và kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời.
+ Bước 2: 
- Gọi học sinh trả lời câu hỏi trước lớp.
- Yêu cầu học sinh liên hệ với thực tế hằng ngày: Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì?
* GD BVMTB,HĐ: Mặt Trời là nguồn năng lượng cơ bản cho sự sống trên trái Đất. Người ta sử dụng năng lượng Mặt Trời vào một số việc cụ thể trong cuộc sống hằng ngày.Mặt Trời là nguồn tài nguyên quý giá của biển: muối biển.
- Thảo luận theo nhóm .
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến. Các nhóm khác bổ sumg ý kiến.
- Ban ngày, không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật là nhờ có ánh sáng Mặt Trời.
- Khi ra ngoài trời nắng, em thấy nóng, khát nước và mệt. Đó là do Mặt Trời tỏa nhiệt (sức nóng) xuống 
- Các nhóm khác nhận xét,bổ xung ý kiến
- 3 đến 4 học sinh trả lời 
+ Dưới lớp nhận xét,bổ xung ý kiến 
+ 1 đến 2 học sinh nhắc lại 
+ 3 đến 4 học sinh lấy ví dụ 
- Câyđể lâu dưới ánh Mặt Trời sẽ chết khô héo 
- Đặt đĩa nước dưới ánh nắng thấy nước trong đĩa vơi đi và nóng lên do đã được cung cấp nhiệt từ Mặt Trới. 
- Ra đường giữa trưa nắng mà không đội mũ thì dễ bị cảm nắng do không chịu được lâu nhiệt của Mặt Trời 
+ HS dưới lớp nhận xét, bổ sung ý kiến 
- Một số HS lên trình bày kết quả làm việc 
Theo em Mặt Trời có vai trò như:
+ Cung cấp nhiệt và ánh sáng cho muôn loài.
+ Cung cấp ánh sáng để con người và cây cối sinh sống. 
Ví dụ để chứng minh vai trò của Mặt Trời là : 
+ Mùa đông lạnh giá nhưng con người vẫn sống được là nhờ có Mặt Trời cung cấp nhiệt, sưởi ấm đảm bảo sự sống 
+ Ban ngày không cần thắp đèn, ta cũng có thể nhìn thấy mọi vật là do được Mặt Trời chiếu sáng.
+ Dưới lớp nhận xét, bổ xung ý kiến 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- 1 đến 2 học sinh nhắc lại ý chính 
- Quan sát các hình 2,3,4 trang 111 SGK và kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời.
- Trả lời câu hỏi.
- Phơi quần áo, phơi một số đồ dùng, làm nóng nước, 
3. Củng cố: Giáo viên nhận xét tiết học 
4. Dặn dò: Quan sát gia đình mình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời vào những việc gì? Chuẩn bị bài: Trái Đất - Quả Địa Cầu.
TIẾT 5	SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I/ MỤC TIÊU:
 - Xây dựng nề nếp lớp, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh để từ đó mà các em thích nghi được tốt hơn trong môi trường giáo dục.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC:
 1. Kiểm tra
 Giáo viên cho Cán sự lớp báo cáo lại kết quả hoạt động trong tuần về các khâu như : lao động, học tập tác phong đạo đức các mặt thi đua,
 2. Đánh giá
 Giáo viên đánh giá nhận xét các hoạt động theo như Cán sự lớp báo cáo.
 3. Giáo dục.
 - Giáo viên giáo dục những trường hợp cá nhân học sinh vi phạm.
 - Học sinh tự kiểm điểm nhìn nhận khắc phục sửa chữa.
 - Giáo dục theo chủ điểm. 
 - Triển khai kế hoạch tuần tới
 4. Nhận xét, dặn dò.
 - Gv nhận xét tiết sinh hoạt. Nhắc nhỡ Hs thực hiện theo nội dung sinh hoạt. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_3_tuan_30_nam_hoc_2020_2021.doc