Giáo án Tổng hợp Khối 3 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp Khối 3 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021

* Cách tiến hành:

- Giáo viên cho học sinh đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi ở SGK:

+ Các bạn nhỏ chơi bóng ở đâu?

+ Vì sao trận bóng tạm dừng lần đầu?

+ Câu chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn?

+ Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra?

- Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (Dùng kĩ thuật khăn trải bàn)

c. Hoạt động 3: luyện đọc lại (10 phút)

* Mục tiêu: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 1 và lưu ý học sinh về giọng đọc ở đoạn.

- Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. Giáo viên tổ chức thi đọc bài tiếp nối.

- Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.

d. Hoạt động 4: hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh (25 phút).

* Mục tiêu: kể lại một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật.

* Cách tiến hành:

- Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài

- Giáo viên hướng dẫn

- Giáo viên cho học sinh quan sát 4 tranh trong SGK nhẩm kể chuyện. Giáo viên treo 4 tranh lên bảng, gọi 4 học sinh tiếp nối nhau, kể 4 đoạn của câu chuyện.

docx 33 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 406Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Khối 3 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2020
Tập đọc - Kể chuyện tuần 7
Trận Bóng Dưới Lòng Đường
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, qui tắc chung của cộng đồng; trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
	2. Kĩ năng: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Kể lại được một đoạn văn của câu chuyện.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Lưu ý: Học sinh khá, giỏi kể lại được một đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Kiểm soát cảm xúc. Ra quyết định. Đảm nhận trách nhiệm.
- Phương pháp: Trải nghiệm. Đặt câu hỏi. Thảo luận cặp đôi-chia sẻ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ : Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm
- Giới thiệu bài : trực tiếp
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: luyện đọc (10 phút)
* Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch.
* Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu toàn bài
- Yêu cầu HS tiếp nối đọc từng câu đến hết bài.
- Gọi 4 HS tiếp nối đọc từng đoạn.
- Gọi 4 HS khác đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó
- Yêu cầu HS đọc bài theo nhóm 2.
- Cho cả lớp đọc lại bài
b. Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu bài (15 phút)
* Mục tiêu: Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, qui tắc chung của 
- HS lắng nghe.
- HS đọc 
- 4 HS đọc tiếp nối.
- HS đọc và giải nghĩa từ khó. 
- HS đọc 
- Đồng thanh đọc.
cộng đồng (trả lời câu hỏi trong SGK) 
* Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi ở SGK:
+ Các bạn nhỏ chơi bóng ở đâu?
+ Vì sao trận bóng tạm dừng lần đầu?
+ Câu chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn?
+ Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra?
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (Dùng kĩ thuật khăn trải bàn)
c. Hoạt động 3: luyện đọc lại (10 phút)
* Mục tiêu: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 1 và lưu ý học sinh về giọng đọc ở đoạn.
Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. Giáo viên tổ chức thi đọc bài tiếp nối.
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
d. Hoạt động 4: hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh (25 phút). 
* Mục tiêu: kể lại một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật.
* Cách tiến hành:
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài
Giáo viên hướng dẫn 
Giáo viên cho học sinh quan sát 4 tranh trong SGK nhẩm kể chuyện. Giáo viên treo 4 tranh lên bảng, gọi 4 học sinh tiếp nối nhau, kể 4 đoạn của câu chuyện. Nhận xét.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Lớp nhận xét
Môn Toán tuần 7 tiết 1
Bảng Nhân 7
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức : Bước đầu thuộc bảng nhân 7. Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán.
	2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ : Gọi HS lên làm bài tập.
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới : trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: Lập bảng nhân (10 phút)
* Mục tiêu: Bước đầu thuộc bảng nhân 7.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh lấy trong bộ học toán 1 tấm bìa có 7 chấm tròn.
- Hướng dẫn học sinh thao tác và rút ra từng phép nhân 7.
- Ghi bảng
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng. Tổ chức cho HS thi đọc.
b. Hoạt động 2: Thực hành (17 phút)
* Mục tiêu: Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Tính nhẩm.
- GV gọi HS đọc yêu cầu 
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
- Nhận xét
Lưu ý: 0 x 7= 0, 7 x 0 = 0 vì số nào nhân với 0 cũng bằng 0
Bài 2: Giải toán.
- Gọi HS đọc đề bài 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài 3: Đếm thêm 7 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
- Đếm thêm 7 rồi viết số thích hợp vào ô trống
- Gọi HS đọc yêu cầu và yêu cầu nêu cách làm
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
- Gọi học sinh thi đua sửa bài.
7
14
21
28
35
42
49
56
63
70
- Nhận xét
Lưu ý: trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 7 hoặc bằng số đứng ngay sau nó trừ đi 7.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS thao tác.
- Đọc lại phép nhân
- HS thi đua đọc thuộc lòng
- HS đọc.
- HS làm bài, sửa bài:
7 x 3 = 21 7 x 8 = 56 7 x 2 = 14 
7 x 5 = 35 7 x 6 = 42 7 x 10 = 70 
7 x 7 = 49 7 x 4 = 28 7 x 9 = 63
- HS đọc, trả lời:
+ 1 tuần lễ có 7 ngày.
+ Hỏi 4 tuần lễ có mấy ngày?
- 1 HS làm bảng lớp. Cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Số ngày 4 tuần lễ có là:
7 x 4 = 28 (ngày)
 Đáp số: 28 ngày.
- HS đọc và nêu.
- Học sinh làm bài
- HS sửa bài.
Đạo đức tuần 7
Quan Tâm Chăm Sóc Ông Bà-Cha Mẹ-Anh Chị Em (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Biết được những việc trẻ em cần làm để thực hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
	2. Kĩ năng: Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
3. Hành vi: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
* KNS:
	- Rèn các kĩ năng: kĩ năng lắng nghe ý kiến của ngưới than; kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ, cảm xúc của ngưới than; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc ngưới thân trong những việc vừa sức.
	- Các phương pháp: Thảo luận nhóm; Đóng vai; Kể chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Nội dung câu chuyện ”Khi mẹ ốm” - Nguyễn Hồng Hạnh, THCS Ngọc Hân - Hà Nội. Phiếu thảo luận nhóm (Hoạt động 2, Hoạt động 3- Tiết 1). Bộ thẻ Xanh (sai) và Đỏ (đúng). Nội dung trò chơi”Phản ứng nhanh”.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: gọi 2 học sinh làm bài tập tiết trước.
- Nhận xét, nhận xét chung.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Phân tích truyện”Khi mẹ ốm” (10 phut
Mục tiêu: HS biết được bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà cha mẹ, anh chị em.
Cách tiến hành:
- Đọc truyện ”Khi mẹ ốm”.
- Chia HS thành 4 nhóm.
- Yêu cầu thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi.
- Nhận xét, tổng kết ý kiến của các nhóm.
- Một HS đọc lại.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm HS nhận xét lẫn nhau.
b. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (10 phút)
Mục tiêu: HS biết đồng tình với những hành vi, việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Phát phiếu thảo luận và yêu cầu thảo luận.
Nội dung: Phiếu thảo luận
Theo em, mỗi bạn trong các tình huống sau xử sự đúng hay sai? Vì sao?
- Nhận xét các câu trả lời của HS.
- Tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, kèm lời giải thích.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
c. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (10 phút)
Mục tiêu: HS biết đồng tình với những hành vi, việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
Cách tiến hành:
- Chia lớp làm 4 nhóm.
- Phát biểu thảo luận và thẻ ghi đúng- sai.
Nội dung phiếu thảo luận:
Theo em, mỗi ý kiến sau đúng hay sai? Vì sao?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
Kết luận: Mọi người trong gia đình cần luôn quan tâm, chăm sóc lẫn nhau hằng ngày, không phải chỉ lúc khó khăn, bệnh tật.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày và đưa ra lời giải thích của mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 1 đến 2 HS nhắc lại.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
Nhận xét tiết học, yêu cầu HS chuẩn bị tiết sau: về nhà sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm của những người thân trong gia đình với nhau.
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2020
Môn Toán tuần 7 tiết 2
Luyện Tập
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức : Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng vào trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán. Nhận xét được về tính chất giao hoán của phép nhân qua ví dụ cụ thể.
	2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ : Gọi HS lên làm bài tập.
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới : trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: Thực hành (17 phút)
* Mục tiêu: Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng vào trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán. Nhận xét về tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể
 * Cách tiến hành:
Bài 1: tính nhẩm
- GV gọi HS đọc yêu cầu 
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
- Giáo viên lưu ý: 1 x 7 = 7, 7 x 1 = 7 vì số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
+ Nhận xét phép tính 7 x 2 và 2 x 7?
Kết luận: khi đổi chỗ các thừa số của phép nhân thì tích không thay đổi.
Bài 2: tính 
- GV gọi HS đọc yêu cầu 
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
a) 7 x 5 + 15 = 35 + 15 b) 7 x 7 + 21 = 49 + 21
 = 50 = 70
 7 x 9 + 17 = 49 + 17 7 x 4 + 32 = 28 + 32
 = 66 = 60 
- Nhận xét
Lưu ý: ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.
Bài 3: GV gọi HS đọc đề bài 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi học sinh lên sửa bài.
- Nhận xét, sửa bài.
b. Hoạt động 2: Thi đua (8 phút).
* Mục tiêu: Rèn cho học sinh tính nhanh, đúng, chính xác.
* Cách tiến hành:
Bài 4: Viết phép nhân  ...  7
Nghe kể : Không Nở Nhìn
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức: Nắm được nội dung câu chuyện “Không nở nhìn”.
 	2. Kĩ năng: Nghe - kể lại được câu chuyện “Không nở nhìn”.
 	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Lưu ý: Không yêu cầu làm bài tập 2 - theo chương trình giảm tải của Bộ.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân. Đảm nhận trách nhiệm. Tìm kiếm sự hỗ trợ.
- Các phương pháp: Trình bày ý kiến cá nhân. Đóng vai. Thảo luận nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh họa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ : Gọi HS lên làm bài tập.
Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới : trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: Kể lại câu chuyện không nỡ nhìn (15 phút)
* Mục tiêu: Nghe kể lại được câu chuyện: “Không nỡ nhìn”.
* Cách tiến hành:
- GV kể câu chuyện lần 1.
- Nêu từng câu hỏi về nội dung truyện cho HS trả lời.
+ Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt?
+ Bà cụ ngồi bên cạnh anh nói gì?
+ Anh trả lời thế nào?
- GV kể lại câu chuyện lần 2.
- Gọi 1 HS khá kể lại câu chuyện.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe.
- Tổ chức cho HS thi kể lại câu chuyện.
- Yêu cầu HS kể hay nhất trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về anh thanh niên trong câu chuyện trên?
- GV nghe HS trả lời và tổng kết: Anh thanh niên trong câu chuyện thật đáng chê cười. Trên xe buýt đông người, anh đã không biết nhường chỗ cho cụ già và phụ nữ lại còn che mặt và trả lời rằng không nỡ nhìn cụ già và phụ nữ phải đứng. Khi tham gia sinh hoạt ở những nơi công cộng, các con cần tôn trọng nội quy chung và biết nhường chỗ, nhường đường cho các cụ già, em nhỏ, phụ nữ, người tàn tật,
b. Hoạt động 2: Thi đua kể chuyện (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện vừa học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh lập 4 nhóm
- Tổ chức cho các nhóm chuẩn bị :
- Cùng HS lập Ban giám khảo
- Tổ chức cho các nhóm thi đua kể chuyện.
- Yêu cầu Ban giám khảo nhận xét.
- Bình chọn nhóm kể hay nhất.
- Biểu dương, cho điểm.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS cả lớp theo dõi.
- Nghe câu hỏi, nhớ lại nội dung truyện và trả lời câu hỏi.
+ Anh ngồi, hai tay ôm lấy mặt.
+ Bà cụ thấy vậy liền hỏi anh: “Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không?”
+ Anh nói nhỏ: “Không ạ. Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng”
- Nghe kể chuyện.
- 1 HS kể, lớp theo dõi và nhận xét.
- Làm việc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi kể, cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
- Anh thanh niên là đàn ông khoẻ mạnh mà không biết nhường chỗ cho cụ già và phụ nữ.
- Anh thanh niên ích kỉ không muốn nhường chỗ cho các cụ già và phụ nữ nhưng lại giả vờ lịch sự là mình không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
- Anh thanh niên thật vô tình vì không biết nhường chỗ cho các cụ già và phụ nữ,
- HS lập nhóm
- Các nhóm chuẩn bị
+ Kể trong nhóm
+ Góp ý, hoàn chỉnh.
- Lập Ban giám khảo.
- các nhóm kể thi đua.
- Ban giám khảo nhận xét.
Môn Toán tuần 7 tiết 5
Bảng Chia 7
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Bước đầu thuộc bảng chia 7. Vận dụng được phép chia 7 trong giải toán có lời văn (có một phép chia).
	2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ : Gọi HS lên làm bài tập.
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới : trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: lập bảng chia (10 phút)
* Mục tiêu: bước đầu thuộc bảng chia 7.
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn học sinh lập bảng chia dựa vào bảng nhân đã học.
- Gọi HS nêu từng phép tính
- Tiến hành tương tự cho đến hết bảng chia 7
- Hướng dẫn HS thuộc lòng bảng chia 7.
b. Hoạt động 2: Thực hành (15 phút)
* Mục tiêu: Vận dụng bảng chia 7 vào giải toán có lời văn (có một phép chia 7) 
* Cách tiến hành:
Bài 1: tính nhẩm.
- GV gọi HS đọc yêu cầu 
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả
- Nhận xét
Bài 2: Tính nhẩm
- GV gọi HS đọc yêu cầu 
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
- Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 3: 
- GV gọi HS đọc đề bài 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
Bài giải
Số học sinh ở mỗi hàng là:
56 : 7 = 8 (học sinh)
 Đáp số: 8 học sinh.
- Nhận xét.
Bài 4: 
- GV gọi HS đọc đề bài
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi học sinh lên sửa bài.
- Nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS đọc bảng nhân 7
- Lập bảng chia 7
- Đọc
- Học thuộc bảng chia 7.
- HS đọc 
- HS làm bài
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả:
 28 : 7 = 7 70 : 7 = 10 
 14 : 7 = 2 56 : 7 = 8 
 49 : 7 = 7 35 : 7 = 5 ..
- Lớp nhận xét.
- HS đọc 
- HS làm bài
- Cá nhân 
- HS đọc đề bài và trả lời câu hỏi.
- 1 em làm trên bảng phụ, lớp làm vào tập.
- Lớp nhận xét
- HS đọc, trả lời
- HS làm bài
- Sửa bài
Bài giải
Số hàng xếp được là:
56 : 7 = 8 (hàng)
 Đáp số: 8 hàng.
Chính Tả tuần 7 tiết 2
Nghe - Viết : Bận
Phân biệt en/oen; tr/ch; iên/iêng
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức : Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ 4 chữ.
 	2. Kĩ năng: Làm đúng BT điền tiếng có vần en/oen (BT2). Làm đúng BT (3) a/b (chọn 4 trong 6 tiếng) hoặc bài tập phương ngữ do giáo viên soạn.
 	3. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh : Bảng con, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ.
- Nhận xét, đánh giá chung.
- Giới thiệu bài mới : trực tiếp.
2. Các họat động chính :
a. Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh nghe - viết (15 phút)
* Mục tiêu: Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ 4 bốn chữ.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên đọc đoạn văn
- Gọi học sinh đọc lại đoạn văn.
- Giáo viên hỏi:
+ Đoạn này chép từ bài nào?
+ Tên bài viết ở vị trí nào?
+ Đoạn văn có mấy câu?
- Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
+ Cuối mỗi câu có dấu gì?
+ Chữ đầu câu viết như thế nào?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: nhìn, rộn vui, góp.
- GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
- Cho HS chép bài chính tả vào vở.
- Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh.
- Cho HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
- GV thu vở, chấm một số bài, nhận xét
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả (12 phút)
* Mục tiêu: Làm đúng các bài tập điền tiếng có vần oe/oen, làm đúng bài tập 3a/b
* Cách tiến hành:
Bài tập 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm bài vào vở
- GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
Nhanh nhẹn, nhoẻn miệng cười, sắt hoen rỉ, hèn nhát.
- Giáo viên cho cả lớp nhận xét.
- Gọi học sinh đọc bài làm của mình
Bài tập 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Cho HS thảo luận nhóm 4 (dùng kĩ thuật khăn trải bàn)
- GV tổ chức cho HS thi nêu nhanh từ tìm được
- Ghi bảng những từ HS nêu
- Nhận xét
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS nghe GV đọc
- 2 – 3 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh trả lời, lớp nhận xét
- Học sinh đọc
- Học sinh trả lời
- Học sinh viết vào bảng con
- Cá nhân
- HS chép bài chính tả vào vở
- Học sinh sửa bài
- HS đọc
- HS làm bài
- HS thi tiếp sức
- Lớp nhận xét.
- Đọc
- HS đọc
- HS thảo luận
- HS nêu
- HS đọc lại các từ
THỂ DỤC
 Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số
 Trò chơi: Tìm người chỉ huy
I. Mục tiêu
- Biết cách tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái.
- Biết cách đi thường 1 - 4 hàng dọc theo nhịp.
- Thực hiện đi đúng theo vạch kẻ thẳng.
- Trò chơi kết bạn, y/c biết cách chơi, cùng tham gia chơi đúng luật.
II. Địa điểm phương tiện
- Sân tập
- Còi, kẻ sân
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Định hướng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu
- Lớp trưởng tập hợp báo cáo. GV phổ biến nội dung, y/c giờ học.
- Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
- Chạy nhẹ nhàng quanh sân.
- Chơi trò chơi: Chạy tiếp sức
2. Phần cơ bản
- Ôn tập hợp đội hình hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, dàn hàng ngang, dồn hàng.
- Cán sự lớp cho tập, GV uốn nắn, nhắc nhở.
- Học tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
+ GV giới thiệu, làm mẫu
+ HS tập theo
+ Tập thi giữa các tổ
- Chơi trò chơi: Tìm người chỉ huy
+ GV nêu tên trò chơi
+ GV nhắc lại luật chơi
+ HS chơi thử
+ HS chơi thi đua. Sau mỗi lần chơi thì đổi vị trí của người chơi.
3. Phần kết thúc
- Đi thường và hát
- GV nhận xét giờ học
- Về nhà ôn lại các động tác đã hoc
5 - 6'
 80 - 100 m
2 - 3'
5 - 6'
10'
1 lần
6 - 8'
3 - 4'
 x x x x x x x
 x x x x x x x x
 3 m
 x GV
x x x
 x x
 x x
 x x
 x x x x x x
x x x x x x x
 3m 
 GV
 x x x x x x 
x x x x x x x
 3 m
 x GV
 GIÁO DỤC THỂ CHẤT
1.MỤC TIÊU
Giúp học sinh tự đánh giá ,nhận xét ưu,nhược điểm của lớp trưởng việc thực hiện các nề nếp nhiệm vụ của học sinh ,từ đó rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn trong tuần tới .
2. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC nhiệm vụ Giúp học sinh tự đánh giá ,nhận xét ưu,nhược điểm của lớp trưởng việc thực hiện các nề nếp của học sinh ,từ
 đó rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn trong tuần tới .
*HĐ1: Học sinh tự sinh hoạt.
Giáo viên cho các tổ tự sinh hoạt.
-Đánh giá lại hoạt động của các thành viên trong tổ tuần 7 dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- Các tổ tự nhận xét ưu điểm ,khuyết điểm của tổ mình trước lớp.
- Các tổ nêu danh sách đề nghị tuyên dương.
*HĐ2: Giáo viên đánh giá.
-Giáo viên tổng kết lại tinh hình hoạt động của lớp trong tuần, tuyên dương những HS thực hiện tốt và có nhiều thành tích nổi bật trong tuần ,nhắc nhở HS khắc phục những tồn tại.
- GV nêu kế hoạch hoạt động tuần tới:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_khoi_3_tuan_7_nam_hoc_2020_2021.docx