Giáo án tổng hợp lớp 2 - Tuần số 24 năm 2009

Giáo án tổng hợp lớp 2 - Tuần số 24 năm 2009

- Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn.

- Hiểu ý nghĩa của các từ mới. Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài: Câu chuyện cho ta thấy sự thông cảm sâu sắc và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi.

- Giáo dục học sinh lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động.

* Hỗ trợ cho học sinh cách đọc ngắt nghỉ đúng ở một số dấu câu.

II. Chuẩn bị:

Tranh minh hoạ bài tập.

Bảng phụ ghi sẵn một số câu hướng dẫn luyện đọc.

III.Các hoạt động dạy và học :

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 2 - Tuần số 24 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34 ngày
Soạn ngày: 10/05/2009
Dạy ngày: Thứ hai ngày 11 tháng 05 năm 2009
TẬP ĐỌC
NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn.
- Hiểu ý nghĩa của các từ mới. Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài: Câu chuyện cho ta thấy sự thông cảm sâu sắc và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi.
- Giáo dục học sinh lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động.
* Hỗ trợ cho học sinh cách đọc ngắt nghỉ đúng ở một số dấu câu.
II. Chuẩn bị: 
Tranh minh hoạ bài tập.
Bảng phụ ghi sẵn một số câu hướng dẫn luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy và học :
1. Bài cũ : “ Lượm”
 - Mỗi em đọc 1 đoạn và trả lời câu hỏi 
 2. Bài mới : Giới thiệu bài –ghi đề.
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc: 
Mục tiêu: HS đọc đúng, lưu loát được toàn bài.
-Giáo viên đọc mẫu lần 1. Yêu cầu HS đọc.
-Yêu cầu học sinh luyện đọc từng câu
-Nêu yêu cầu luyện đọc đoạn.
-Yêu cầu học sinh đọc tiếp nối theo đoạn trước lớp.
-Yêu cầu HS đọc theo nhóm
-Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, cá nhân .
-Theo dõi. 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- HS đọc tiếp nối nhau từng câu.
-Đọc từng đoạn và luyện ngắt nghỉ
- Một số em nối tiếp nhau đọc.
- HS đọc từng đoạn theo nhóm.
- Các nhóm cử cá nhân thi đọc.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt độan2 : Tìm hiểu bài
Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi sau bài, hiểu nội dung bài.
+Bác Nhân làm nghề gì?
+Các bạn nhỏ thích đồ chơi của bác như thế nào?
+Vì sao các bạn nhỏ lại thích đồ chơi của bác?
+Vì sao bác Nhân định chuyển về quê?
+Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi bác Nhân định chuyển về quê? 
+Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng?
+Hành động của bạn nhỏ cho thấy bạn là người như thế nào?
+Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
+Hãy đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ ấy nếu bác biết vì sao hôm đó đắt hàng?
=> Chốt lại nội dung bài.
 Hoạt động 3 : Luyện đọc lại 
Mục tiêu: HS đọc ngắt nghỉ đúng ở một số câu dài. 
- Gọi học sinh đọc lại bài. Nhận xét.
-HS trả lời.
-Một số học sinh đọc
3. Củng cố , dặn dò : 
- Nhận xét giờ học. 
- Về học lại bài và chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS có kỹ năng chăm sóc và bảo vệ các con vật có ích.
- Học sinh chăm sóc và bảo vệ các con vật có ích đúng cách.
- Giáo dục HS biết yêu các con vật có ích.
II. Chuẩn bị: 
 HS: Xem lại các bài đạo đức về bảo vệ các con vật nuôi.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học ở tiết trước. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài-ghi đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hướng dẫn thực hành
- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm.
- Nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời và ghi ý kiến vào giấy, trình bày trước lớp.
+ Kể tên các con vật có ích?
+ Đối với các con vật có ích em phải biết làm gì?
+ Nêu cách em đã chăm sóc các con vật có ích?
+ Vì sao em phải biết cách chăm sóc các con vật có ích?
-Yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến.
- Nhận xét và tuyên dương nhóm có ý kiến tốt.
-Chia lớp theo nhóm tổ.
-Các nhóm làm việc theo yêu cầu.
-HS trả lời theo nhóm.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
3. Củng cố- Dặn dò:
- Cho HS hát một vài bài hát về các con vật.
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà ôn các bài đạo đức đã học từ học kỳ 2 
--------------------------------------------------------------
TOÁN
ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA (tiếp theo)
I.Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố :
-Thực hành tính các bảng nhân, bảng chia đã học. 
 Bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Nhận biết một phần tư số lượng thông qua hình minh họa. Giải bài toán bằng một phép tính chia.
Số 0 trong phép cộng và phép nhân.
-Rèn học sinh làm bài chính xác và trình bày khoa học.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm toán.
* Hỗ trợ cho học sinh cách xác định một phần tư của hình đã cho.
* Điều chỉnh: Bài 5/ 173
II. Chuẩn bị: Vẽ bài tập 4 lên bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy và học: 
1. Bài cũ: Gọi học sinh đọc bảng nhân và bảng chia. 
2.Bài mới: Giới thiệu bài –ghi điểm. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Tính, tính nhẩm
Mục tiêu: Thực hành tính các bảng nhân, bảng chia đã học. Bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
Bài 1 :Tính nhẩm
- Yêu cầu HS làm vào sgk.
- Nhận xét đưa ra đáp án đúng và cho điểm học sinh.
Bài 2 : Tính
-Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện và tự làm bài.
- Nhận xét đưa ra đáp án đúng.
Hoạt động 2: Giải toán có lời văn.
Mục tiêu: HS giải được bài toán bằng 1 phép tính chia
Bài 3 :
-Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
Hoạt động 3: Phân số
MT: Nhận biết một phần tư số lượng thông qua hình minh họa. 
Bài 4 
- Đính hình vẽ lên bảng. Yêu cầu học sinh tự làm bài. Sau đó giải thích cách làm.
- Nhận xét đưa ra đáp án đúng. 
-HS nêu yêu cầu đề bài.
-HS tự làm bài.
-1 em đọc đề bài.
-HS nhận xét và phát biểu ý kiến.
-HS đọc và phân tích đề toán.
-Cả lớp làm bài, 1 em lên sửa bài.
-1 HS nêu yêu cầu bài. 
-1 HS lên bảng. Lớp làm vào sgk, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
 -Nhận xét tiết học
-Về ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Soạn ngày: 10/05/2009
 Dạy ngày: Thứ ba ngày 12 tháng 5 năm 2009
TẬP VIẾT 
CHỮ HOA A,M,N,Q,V (Kiểu 2 )
I. Mục đích yêu cầu:
-Ôn lại cách viết chữ hoa A, M, N, Q, V (kiểu 2) theo cỡ vừa và nhỏ.
-Biết viết và nối nét đúng các cụm từ ứng dụng. 
-Viết đúng mẫu, đều nét và nối nét đúng quy định.
 * Hỗ trợ cho học sinh cách viết các chữ hoa trên đúng mẫu.
II. Chuẩn bị: 
Mẫu chữ A, M, N, Q, V hoa ( kiểu 2) 
III. Các hoạt động dạy và học :
1. Bài cũ : 2 HS lên bảng, lớp viết vào bảng con.
- 2 HS lên viết chữ V hoa và cụm từ ứng dụng Việt Nam thân yêu
2. Bài mới : Giới thiệu bài-ghi đề 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chữ hoa 
Mục tiêu: HS viết đúng các chữ hoa theo mẫu 2 
- Yêu cầu học sinh quan sát và nói lại quy trình viết các chữ hoa A, M, N, Q, V ( kiểu 2).
- GV nêu lại quy trình viết các chữ hoa trên.
- Yêu cầu HS viết chữ hoa A, M, N, Q, V ( kiểu 2).
- Nhận xét, sửa lỗi.
=> Chốt lại quy trình viết các chữ hoa trên.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng .
Mục tiêu: HS hiểu nghĩa và viết đúng các cụm từ ứng dụng.
-Yêu cầu học sinh đọc các cụm từ ứng dụng.
+ Nhận xét gì về các cụm từ ứng dụng?
 * Giải thích thêm về các tên của Bác Hồ.
+ So sánh chiều cao của các chữ hoa với chữ thường? 
-Chữ hoa A, M, N, Q, V ( kiểu 2) đều cao 2 ly rưỡi
 -Yêu cầu học sinh viết vào bảng . 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn viết vào vở .
Mục tiêu: HS viết bài vào vở đúng theo mẫu.
- Yêu cầu học sinh lần lượt viết vào vở.
- Theo dõi uốn nắn chú ý cách cầm viết, tư thế viết.
- Thu và chấm 1 số bài.
-HS nêu nhận xét, quy trình viết
-Theo dõi.
- HS viết vào bảng con.
- HS lắng nghe.
-Học sinh đọc nối tiếp . 
-1 vài học sinh nhận xét.
 -Học sinh so sánh 
-Học sinh nghe và ghi nhớ.
- HS thực hiện viết vào bảng con.
-HS viết bài theo yêu cầu 
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tuyên dương
- Về nhà hoàn thành bài viết của mình.
--------------------------------------------------------------
TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
I.Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố:
-Củng cố biểu tượng về đo độ dài đoạn thẳng.
Giải toán có liên quan đến các đơn vị đo là lít, là đồng (tiền Việt Nam)
- Rèn học sinh làm bài nhanh, chính xác, trình bày bài làm khoa học.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm toán.
* Hỗ trợ cho học sinh cách điền đơn vị vào chỗ chấm.
* Điều chỉnh: Bài 1 / 174
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài 4/174
III.Các hoạt động dạy và học :
1. Bài cũ : Ôn tập về phép nhân và phép chia ( TT)
 - Gọi học sinh lên bảng làm lại bài tập 1 và 2. 
 2. Bài mới: Giới thiệu bài-ghi đề. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Hướng dẫn ôn tập 
Mục tiêu chung: Củng cố biểu tượng về đo độ dài đoạn thẳng. Giải toán có liên quan đến các đơn vị đo là lít, là đồng.
 Bài 2 và 3: Giải bài toán có lời văn
Mục tiêu: Giải toán có liên quan đến các đơn vị đo là lít, là đồng.
Bài 2 :
 - Hướng dẫn tóm tắt, yêu cầu học sinh làm bài.
- Nhận xét và đưa ra đáp án đúng
Bài 3 : 
- Hướng dẫn HS tương tự bài 2. ( làm vào vở)
Bài 4: Viết mm, cm, dm hoặc km vào chỗ chấm
- Yêu cầu HS làm bài.
-Nhận xét sửa bài. 
- HS đọc và phân tích đề bài.
- Lớp làm vào nháp. 1 HS lên sửa bài.
- HS đọc và phân tích đề bài.
- Lớp làm vào vở. 1 HS lên sửa bài.
- 1 HS nêu yêu cầu đề.
- HS làm vào sgk. 1HS làm bảng phụ.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà ôn luyện và làm bài tập.
----------------- ...  học sinh tự làm bài.
-Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác, sau đó thực hành tính.
-Nhận xét và đưa ra đáp án đúng.
Bài 3 :
 -Yêu cầu học sinh thực hành tính sau đó cách tính chu vi của hình tứ giác.
-Chữa bài cho điểm học sinh.
Hoạt động 2: Xếp hình
 Bài 5 : Xếp 4 hình tam giác thành hình mũi tên.
Mục tiêu: HS biết cách xếp 4 hình tam giác thành hình mũi tên.
-Tổ chức cho học sinh thi xếp hình.
-Trong thời gian 2 phút, đội nào có nhiều bạn xếp 
hình xong, đúng thì đội đó thắng cuộc.
- Theo dõi, nhận xét, đánh giá.
-1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở nháp.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-1 HS lên bảng làm, lớp làm vở.
-1 học sinh đọc đề 
- HS làm bài vào vở và nêu cách tính.
-HS thực hành theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thi đua.
3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn luyện bài và làm các bài trong vở bài tập.
----------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP TUẦN 34
I. Mục đích yêu cầu :
-Giúp học sinh thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần 34. Nắm được kế hoạch tuần 35.
- Học sinh tự sửa chữa những khuyết điểm còn tồn tại. Có ý thức tự giác trong học tập.
- Mạnh dạn trong phê bình và tự phê.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt
III. Nội dung :
1/ Hướng dẫn học sinh sinh hoạt :
+ Các tổ trưởng nhận xét ưu, khuyết điểm của từng tổ viên.
+Lớp trưởng tổng kết lại ý kiến của lớp.
* Giáo viên nhận xét chung:
-Hạnh kiểm: Ngoan, lễ phép, vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ, thực hiện đúng nội quy của nhà trường.
-Học tập : Các em đã có cố gắng vươn lên trong học tập, học bài và làm bài đầy đủ.
* Tuyên dương một số em tích cực học tập tốt.
-Một số em cần cố gắng về đọc và rèn chữ: Ka Huệ, Ka Thuyến, Ka Hồng, K’ Thánh
2/ Kế hoạch tuần 35:
-Đi học chuyên cần, đầy đủ, đúng giờ.
 - Tiếp tục duy trì mọi nề nếp dạy và học
 - Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
 - Tổng kết năm học.
* Hoạt động ngoài giờ: 
- Tìm hiểu về cảnh đẹp của quê hương đất nước.
- Thực hiện tốt An toàn giao thông (đi bên phía tay phải)
- Nghiêm túc thực hiện vệï sinh an toàn thực phẩm (không ăn quà vặt; ăn chín, uống sôi)
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đạo đức ÔN TẬP CUỐI NĂM.
I.Mục tiêu
Giúp học sinh ôn tập lại chương trình Đạo đức đã học .
Rèn trả lời câu hỏi và nhận xét tình huống trong các bài Đạo đức 13, 14, 15 đã học.
Học sinh ôn tập chu đáo.
II.Chuẩn bị 
Một số tình huống và câu hỏi.
III.Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ :
-Gọi học sinh trả lời câu hỏi :
+Thế nào là chăm chỉ học tập?
+ Chăm chỉ học tập có lợi gì?
-Giáo viên nhận xét và ghi điểm .
2.Bài mới.
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn ôn tập.
-Giáo viên cho học sinh ôn tập lần lượt các bài trong đề cương.
 +Lịch sự khi đến nhà người khác.
 +Giúp đỡ người khuyết tật.
 +Bảo vệ loài vật có ích.
-Giáo viên có thể nêu một số câu hỏi cho học sinh trả lời.
*Ví dụ:
+Thế nào là lịch sự khi đến nhà người khác?
+Nêu những việc làm em đã giúp đỡ người khuyết tật?.....
-Yêu cầuhọc sinh thảo luận, nhận xét tình huống hoặc đóng vai theo yêu cầu của giáo viên.
Giáo viên nhận xét và chốt lại ý đúng.
-Gọihọc sinh liên hệ thực tế kể những việc làm đã giúp đỡ người khuyết tật hoặc bảo vệ loài vật có ích.
-Tuyên dương những em kể tốt.
3.Củng cố , dặn dò: 
-Nhận xét tiết học , tuyên dương một số em ôn tập tốt.
-Dặn học sinh ôn tập chu đáo để chuẩn bị thi học kì II đạt kết quả tốt.
-2 em :. 
-Học sinh theo dõi đề cương và sách .
-Học sinh trả lời cá nhân, các bạn khác bổ sung ý kiến.
-Các nhóm cùng thảo luận và nêu ý kiến.
-Học sinh nghe và ghi nhớ.
-Học sinh kể cá nhân.
ÂM NHẠC
ÔN TẬP CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC
I.Mục tiêu:
-Giúp HS hát ôn lại các bài hát đã học trong chuương trình lớp 2.
-Rèn kỹ năng hát đúng nhạc và lới của bài hát, gõ đúng phách và nhịp cảu bài hát.
-Giáo dục HS yêu âm nhạc.
II.Chuẩn bị: Nhạc cụ quen dùng.
 HS: Thanh phách
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.ổn định lớp:
2.Bài cũ: Gọi HS hát và vỗ tay bài Bắc kim thang.
-GV nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới: Giới thiệu, ghi đầu bài.
Hoạt động 1: Ôn tập.
MT: ôn một số bài hát hs đã học.
-Yêu cầu HS nêu tên các bài hát hát đã học trong năm.
-GV ghi tên các bài hát đó lên bảng.
-GV bắt nhịp từng bài hát cho HS hát.
-Yêu cầu HS hát và vỗ tay theo phách, theo tiết tấu.
Hoạt động2: Tập biểu diễn.
MT: HS làm được động tác phụ họa theo bài hát.
-Yêu cầu các nhóm lên biểu diễn( Hát và múa bài hát mà nhóm mình tự chọn)
-GV nhận xét, khen ngợi nhóm biểu diễn tốt.
4.Củng cố- Dặn dò:
-Cho cả lớp hát đồng thanh bài hát tự chọn do quản ca bắt nhịp.
-GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài thi cuối năm.
-2 em: Lan,Tâm lên bảng hát và vỗ tay theo yêu cầu của GV, lớp nhận xét.
-HS nêu.
-Lớp hát đồng thanh.
-Cả lớp làm theo yêu cầu của GV.
-Các nhóm xung phong lên biểu diễn, các nhóm nhận xét lẫn nhau.
-Cả lớp hát và vỗ tay.
MĨ THUẬT: (T.34)
Vẽ tranh: ĐỀ TÀI PHONG CẢNH
I.Mục tiêu:
-Giúp HS nhậnbiết được tranh phong cảnh. Cảm nhận được vẽ đẹp của phong cảnh thiên nhiên.
-Rèn HS biết cách vẽ tranh phong cảnh. Nhớ lại và vẽ được một bức tranh phong cảnh theo ý thích.
-GD: Biết yêu tranh phong cảnh.
*HT: Cách vẽ và tô màu.
II.Chuẩn bị:Một vái bức tranh, ảnh phong cảnh.
 HS: Giấy, bút, tập vẽ.
III.Hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-Nhận xét.
 2.Bài mới:Giới thiệu bài-ghi đề.
Hoạt động 1:Tìm, chọn nội dung đề tài
MT: HS biết chọn đề tài phù hợp với bài vẽ.
-GV giới thiệu tranh, ảnh về phong cảnh.
H:Tranh, ảnh phong cảnh thường vẽ gì?
-Tranh có thể vẽ thêm người hoặc các con vật, nhưng cảnh vật là chính.
-Yêu cầu HS quan sát 2 bức tranh trong vở tập vẽ của HS để thấy thế nào là tranh phong cảnh, thế nào là ảnh phonh cảnh.
Hoạt động 2:Cách vẽ tranh phong cảnh
MT: Hs biết ách vẽ một bức tranh phong cảnh.
-Yêu cầu HS nhớ lại những cảnh đẹp xung quanh nơi ở, hoặc đã nhìn thấy.
-Tìm ra cảnh định vẽ.
-Hình ảnh chính vẽ trước, vẽ to vào giữa phần giấy định vẽ.
-Hình ảnh phụ vẽ sau.
-Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3: Thực hành
MT: HS vẽ được một bức tranh phong cảnh.
-GV gợi ý cho HS một vài hình ảnh cụ thể như: cảnh núi rừng, làng mạc, ruộng đồng
-Nhắc HS vẽ mảng hình cao, thấp, to, nhỏ khác nhau.
-GV theo dõi, giúp đỡ.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
MT: HS thấy được ưu khuyếtá bài của mình cũng như của bạn.
-Yêu cầu một số em trình bày bài của mình .
-GV nghe, nhận xét bổ sung thêm và chỉ ra một số bài vẽ đẹp cho HS thấy.
4.Củng cố- Dặn dò:
GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà tập vẽ các bức tranh phong cảnh khác mà em yêu thích.
-HS để dụng cụ lên bàn.
-HS quan sát.
-Tranh phong cảnh thường vẽ: nhà, cây, cổng làng, con đường, ao, hồ( những hình ảnh có ngoài thiên nhiên)
-HS mở vở để quan sát.
-HS nghe và ghi nhớ.
-HS nghe và tưởng tượng lại để vẽ.
-HS tập vẽ và tô màu theo ý thích.
-HS trình bày bài vẽ lên bảng.
-Nhận xét bài vẽ của bạn.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
ÔN TẬP : TỰ NHIÊN
I.Mục tiêu: Sau bài học giúp học sinh :
-Hệ thống lại những kiến thức đã học về tự nhiên.
-Học sinh nhớ kiến thức cũ tốt.
-Học sinh yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. Chuẩn bị: 
-Tranh ảnh sưu tầm về chủ đề Tự nhiên.
III.Các hoạt động dạy và học: . 
1. Bài cũ: Mặt Trăng và các vì sao. ( Tấn, Brôn)
2. Bài mới : Giới thiệu bài-ghi đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Triển lãm
Mục tiêu : Giúp HS hệ thống những kiến thức đã học về tự nhiên.
-Yêu cầu các nhóm trình bày ra bàn những sản phẩm đã sưu tầm được và các bức tranh tự các em vẽ về chủ đề Tự nhiên( bao gồm các tranh ảnh, mẫu vật ...).
-Yêu cầu từng thành viên trong nhóm tập thuyết minh.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm theo 3 nhiệm vụ:
+Thi đua trang trí và sắp xếp các sản phẩm cho đẹp.
+Tập thuyết minh, trình bày, giải thích về các sản phẩm.
- Mỗi nhóm cử ra một bạn vào ban giám khảo.
 -GV đưa ra những tiêu chí khác nhau. 
-GV đánh giá nhận xét. Tuyên dương.
Hoạt động 2 : Trò chơi “ Du hành vũ trụ”
Mục tiêu: Giúp HS củng cố các hiểu biết về Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao. 
-Chia lớp thành 3 nhóm.
- Phát cho HS một kịch bản để tham khảo, HS có quyền sáng tạo riêng.
-Các nhóm lần lượt trình bày trước lớp.
-Nhận xét đánh giá. 
- Các nhóm thực hiện yêu cầu.
-Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng để điều hành hoạt động.
-Các nhóm thực hành
-HS và GV nhận xét, đánh giá.
-HS nghe hướng dẫn trò chơi.
-Các nhóm thảo luận và phân vai.
-2,3 nhóm lên trình bày.
3. .Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Dặn về học bài.
-----------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 2 TUAN 34.doc