Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2022-2023 - Bản 2 cột đẹp

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2022-2023 - Bản 2 cột đẹp

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố lại cách đặt tính rồi tính của phép chia.

- Thực hiện được việc nhẩm thương.

- Vận dụng giải toán.

2. Năng lực:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

- Giao tiếp toán học:Củng cố cách thực hiện phép chia, tên gọi thành phần của phép chia hết và phép chia có dư

- Tư duy và lập luận toán học:Thực hiện các thử thách liên quan đến phép chia

- Giải quyết vấn đề toán học:Xác định được cách chia sai, biết được lẽ công bằng qua cách chia.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao.

- Trách nhiệm: Tự giác trong việc tự học, hoàn thành nhiệm vụ cô giao.

- Trung thực: Chia sẻ chân thật nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- Sách Toán lớp 3, bảng phụ, .

 

doc 62 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 275Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2022-2023 - Bản 2 cột đẹp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 10
Thời gian thực hiện:Từ ngày 07/11 đến 11/11/2022 
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
CHỦ ĐỀ 5: ƯỚC MƠ CỦA EM
Bài 1: Ý TƯỞNG CỦA CHÚNG MÌNH
Đọc: Ý tưởng của chúng mình (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Chia sẻ được với bạn về một bức tranh; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài của tên bài đọc và tranh minh hoạ
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, bước đầu đọc lời các nhân vật và lời người dẫn chuyện với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài học. Những chiếc máy mà các bạn nhỏ thể hiện trong tranh là những ý tưởng độc đáo, sáng tạo. Nếu chế tạo được những chiếc máy này, con người sẽ làm việc nhẹ nhàng hơn.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủvà tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,...
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp 
– Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. 
3. Phẩm chất:
- Biết hợp tác cùng bạn (hợp tác)
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc sách, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: + Tranh ảnh, video clip để tổ chức hoạt động 
+ Bảng phụ hoặc máy chiếu ghi các từ khó, câu dài và đoạn từ Vậy là cả lớp... Minh hào hứng 
HS: + Sách, vở, dụng cụ học tập 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
 GV cho hs quan sát 3 bức tranh sau.
Yêu cầu HS chia sẻ với bạn về một trong số bức tranh các em đã quan sát trên màn hình.
GV giới thiệu tên chủ đề và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Ước mơ tuổi thơ.
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi:
 - GV mời đại diện 2 – 3 cặp chia sẻ trước lớp. 
HS tập trung chia sẻ, chú ý lắng nghe 
HS bắt cặp, trao đổi: về một bức tranh của em chủ đề, cảnh vật, màu sắc-> đọc tên và phỏng đoán nội dung bài đọc. 
2. Hình thành kiến thức mới:
a. Luyện đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu: - GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: tập trung phân biệt các giọng đọc của nhân vật. (Người dẫn truyền thong thả, giọng cô giáo ấm áp, thân thiện; giọng Tâm, Minh hào hứng thể hiện niềm hi vọng;nhấn giọng khi đọc các từ ngữ hoạt động, đặc điểm (hào hứng. Mềm, nhanh, khổng lồ, tươi cười,).
- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến mơ ước của mình nhé.
+ Đoạn 2:Tiếp theo đến Minh hào hứng.
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến hết.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: vẽ, nhện, sản phẩm, rô bốt...
- Luyện đọc câu dài: *Bạn Tâm vẽ chiếc ô tô/ mềm như một quả bóng khổng lồ,vừa có đuôi cá để bơi/ vừa có đôi cánh để bay.//
* Còn sản phẩm của bạn Minh / là cái máy hình con cua khổng lồ, càng
- Giải nghĩa từ khó hiểu: 
+chế tạo: tạo ra sản phẩm
+ Robot là một cỗ máy đặc biệt là một lập trình bởi một máy tính có khả năng thực hiện một loạt phức tạp của các hành động tự động.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3.
- GV nhận xét các nhóm.
b.Luyện đọc hiểu
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Đề bài của cô giáo dạy Mĩ thuật là gì?
+ Câu 2: Các bạn đã vẽ những gì?
Câu 3: Em thích ý tưởng của bạn nào nhất? Vì sao?
Câu 4: Theo lời cô giáo, con người sẽ làm việc thế nào nếu chế tạo được những chiếc máy các bạn đã vẽ?
Câu 5: Đặt một tên khác cho bài đọc.
- GV đặt câu hỏi khuyến khích HS chia sẻ: Viết vào Phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị.
- HS tự nguyện xung phong chia sẻ.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá, chốt lại đáp án đúng dựa trên câu trả lời đúng của các nhóm.
GV đưa ra nội dung chính của bài học: chúng ta hãy luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống. Hãy biết ước mơ và biến ước mơ đó thành hiện thực.
- Hs lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu dài.
-HS lắng nghe.
- HS luyện đọc theo nhóm 3.
- HS lắng nghe.
HS hình thành nhóm, đọc bài và thảo luận trả lời câu hỏi: 
-Đề bài của cô giáo dạy Mĩ thuật là: Nếu là nhà khoa học, các em sẽ chế tạo vật gì để giúp con người làm việc vui hơn? Bây giờ mỗi bạn hãy vẽ lại đồ vật mơ ước của mình nhé.
- Bạn Tâm vẽ chiếc ô tô mềm như một quả bóng khổng lồ, vừa có đuôi cá để bơi vừa có đôi cánh để bay.
Sản phẩm của bạn lớp trưởng là một chú nhện có cánh để hái Xoài.
Một bạn gái vẽ chú rô bốt hình con ốc sên chuyên việc nhổ cỏ.
Còn sản phẩm của bạn Minh là cái máy hình con cug khổng lồ, càng và chân máy đều có thể hút được những hạt lúa trên đồng.
-Em thích ý tưởng của bạn Tâm nhất. Vì chiếc ô tô của bạn đầy sáng tạo và thú vị. Nếu chiếc ô tô đó trở thành sự thật thì chúng ta sẽ có một phương tiện vừa có thể bay trên bầu trời và lặn dưới đại dương. Điều ấy thật tuyệt vời biết bao!
-Nếu chế tạo được những chiếc máy này, con người sẽ làm việc mà giống như là đang dắt thú cưng đi chơi vậy.
-Thế giới diệu kì qua những bức tranh
-Giờ Mĩ thuật lí thú
-Đồ vật mơ ước của chúng mình
- HS trình bày và chăm chú lắng nghe GV nhận xét.
Hs suy nghĩ trả lời
3.Hoạt động tiếp nối:
Em ước mong gì ở tương lai?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 3-4 HS tự nguyện xung phong chia sẻ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
MÔN: TIẾNG VIỆT 
BÀI 1: Ý TƯỞNG CỦA CHÚNG MÌNH
Đọc mở rộng: Tìm đọc, viết Phiếu đọc sách, chia sẻ một truyện về ước mơ (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:.
- Tìm đọc được một truyện về ước mơ, viết được: Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn về tên, những suy nghĩ, việc làm của nhân vật em thích trong truyện đã đọc
2. Năng lực :
- Năng lực tự chủ và tự học : HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,... 
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác : Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo :HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp 
– Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. 
3. Phẩm chất:
- Biết hợp tác cùng bạn ( hợp tác)
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc sách, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Đối với GV: 
+ Tranh ảnh, video clip để tổ chức hoạt động 
+ Bảng phụ hoặc máy chiếu ghi các từ khó, câu dài và đoạn từ Vậy là cả lớp... Minh hào hứng 
- Đối với HS:
+ Sách, vở, dụng cụ học tập 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động
HD HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, trao đổi với bạn về những cuốn sách mà em đã đọc..
GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới 
- HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật, việc làm của các nhân vật,
- HS chia sẻ trong nhóm
- Lắng nghe, quan sát
- HS đọc
2. Hình thành kiến thức mới:
- GV đọc lại toàn bài.
- GV yêu cầu học sinh xác định được giọng đọc của người dẫn chuyện, cô giáo, các bạn nhỏ và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài.
- GV hướng dẫn đọc phân vai: người dẫn chuyện, cô giáo, bạn nhỏ.
- GV yêu cầu đọc phân vai đoạn từ Vậy là cả lớp . Minh hào hứng.
- GV nhận xét, tuyên dương- 
*Đọc mở rộng: Đọc một truyện về ước mơ
GV có thể cho hs sưu tầm các mẫu truyện trong Thư viện.
Nếu sau này mà được làm Bác sĩ em sẽ ước điều gì?
Nếu mà làm cô giáo để dạy các bạn nh3, em mong ước gì ở các bạn nhỏ?
Gv nhận xét
*Viết Phiếu đọc sách 
- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị: tên truyện, tên tác giả, nội dung của truyện (HS cũng có thể ghi thêm lời nói, hành động của nhân vật/ chi tiết em thích, lí do),
+ Trang trí Phiếu đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung truyện em đọc.
Chia sẻ phiếu đọc sách 
- GV chia lớp thành nhóm 4, các thành viên chia sẻ phiếu đọc sách cho nhau (tên truyện, tên tác giả, nội dung của truyện...) 
- GV khuyến khích HS chia sẻ phiếu đọc sách trước lớp hoặc dán vào phiếu đọc sách vào góc sản phẩm của lớp. 
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương tinh thần học tập của cả lớp
Hs theo dõi
3 hs luyện đọc
- Gọi HS luyện đọc lại đoạn văn trên 
- HS thi đọc trước lớp 
Hs xung phong đọc
Hs tự chia sẻ
Lắng nghe
HS nhớ và ghi truyện đã đọc vào phiếu đọc sách.
- HS lên ý tưởng trang trí phiếu đọc đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung sách.
- HS dán phiếu đọc sách lên góc sản phẩm.
- HS chăm chú lắng nghe
- HS chia sẻ phiếu đọc sách cho các thành viên trong nhóm, chia sẻ nội dung.
3.Hoạt động tiếp nối:
Gv cho hs nêu cảm tưởng về 1 cuốn sách mà các em đã đọc
Em có ước mơ gì cho tương lai?
- GV nhận xét, tuyên dương.
-Nhắc lại nội dung bài
-Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Hs chia sẻ trước lớp
Hs lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
............................................................................................... ... ột số bạn HS được giao nhiệm vụ tham gia đội đồng diễn thể dục của lớp nhưng bạn đó ngủ quên nên đến muộn.
Tranh 4: Các bạn đang thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập cô giao, trong đó có bạn đã dành cả ngày nghỉ cuối tuần để tìm kếm thông tin cho nhiệm vụ này.
Tranh 5: Các bạn HS hăng hái phát biểu xây dựng bài trong giờ học.
Tranh 6: Các bạn HS tích cực tham gia hoạt động của trường.
Tranh 7: Các bạn HS đang tham gia trồng rau ở vườn trường.
Tranh 8: Các bạn tham gia nuôi heo đất để giúp đỡ các bạn HS có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Tết.
- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét
- HS lắng nghe
- HS suy nghĩ, nêu lên một số việc biểu hiện của tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở lớp, ở trường.
+Kể chuyện, vẽ tranh, thực hành trải nghiệm, .
- HS nghe GV tổng kết hoạt động.
- HS làm việc nhóm 2 – 4 
+Tình huống 1: Cô giáo giao nhiệm vụ cho cả lớp hoàn thành tranh vẽ chủ đề “Ngày Tết quê em” trong vòng một tuần nhưng sau một tuần, Cốm đã hoàn thành, còn Na thì quên mất. Như vây, Cốm đã hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch.
+Tình huống 2: Cô giáo giao nhiệm vụ cho cả lớp hoàn thiện sản phẩm Công nghệ thật cẩn thận. Bạn (Tin) ở tranh a đã hoàn thành bài rất cẩn thận, tỉ mỉ, cả về nội dung và hình thức, còn bạn (Bin) ở tranh B thì chỉ làm qua loa cho xong. Như vậy, bạn ở tranh a đã hoàn thành nhiệm vụ có chất lượng, còn bạn ở tranh b hoàn thành nhiệm vụ nhưng chưa có chất lượng.
-Các nhóm trình bày trước lớp
- HS nghe GV chốt lại nội dung.
-HS quan sát tranh và trả lời.
+Vì các bạn đã tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở trường, ở lớp và có nhiều tiến bộ trong học tập, rèn luyện.
+ Việc các bạn tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở lớp, ở trường giúp các bạn tiến bộ hơn, sáng tạo hơn, tự tin hơn, góp phần làm cho các hoạt động của trường, lớp đạt kết quả tốt.
- HS nhận xét bạn
-HS trả lời: Mỗi HS đều có nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở lớp, ở trường. Việc tích cực hoàn thành các nhiệm vụ đó không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm mà còn làm cho kết quả học tập và rèn luyện của mỗi HS tốt hơn, đồng thời góp phần làm cho các hoạt động của lớp, của trường đạt kết quả tốt.
-HS lắng nghe
3. Hoạt động vận dụng: 
GV yêu cầu HS về nhà :
+ Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về bài mới học.
+ Tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở lớp, ở trường.
-HS lắng nghe, thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Hoạt động trải nghiệm 
CHỦ ĐỀ 3: KÍNH YÊU THẦY CÔ – THÂN THIỆN VỚI BẠN BÈ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hiện việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô.
- Thực hiện được một số việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, chia sẻ với bạn; tích cực tham gia vào các hoạt động
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- NL thích ứng với cuộc sống: Thể hiện được tình cảm với thầy cô bằng sản phẩm tự làm.
 - NL thiết kế và tổ chức: Thực hiện được một số việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: Thực hiện việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô. Hình thành được đức tính chăm chỉ trong hoạt động tập thể và có tinh thần trách nhiệm khi tham gia các hoạt động chia sẻ theo nhóm. 
- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn, hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Thiết bị dành cho giáo viên: 
 - Bảng phụ, giấy A3;
2. Thiết bị dành cho học sinh
- Giấy bìa màu, bút chì; bút màu, thước kẻ; hồ dán
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
- HS hát
2. Thực hành – Luyện tập:
Hoạt động 4: Lập kế hoạch thực hiện những việc làm thể hiện sự kính yêu thầy cô.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, quan sát bản kế hoạch trong SGK và nhận xét về những nội dung được trình bày trong bản kế hoạch.
- GV mời một số HS lên phát biểu.
- GV gọi HS khác nhận xét, góp ý và bổ sung.
- GV tổng kết và kết luận những nội dung được trình bày trong bản kế hoạch: việc làm, thời gian, cách làm, điều cần lưu ý.
- GV yêu cầu HS xác định:
+ Những việc em sẽ tiếp tục thực hiện để thể hiện sự kính yêu thầy cô.
+ Em dự định thực hiện những việc đó vào lúc nào?
+ Em sẽ làm như thế nào? Em cần lưu ý điều gì hay không?
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, hoàn thành bản kế hoạch thực hiện những việc làm thể hiện sự kính yêu thầy giáo.
- GV cho HS chia sẻ theo cặp đôi về kế hoạch của mình.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Phóng viên nhỏ tuổi” để trình bày về kế hoạch của mình:
+ GV tổ chức cho HS đóng vai phóng viên, phỏng vấn các bạn trong lớp về những việc các bạn dự định làm để tri ân thầy cô và cách thực hiện những việc đó.
+ GV tổ chức cho những HS khác trao đổi thêm với các bạn trình bày về cách thực hiện, những lưu ý khi thực hiện và chia sẻ thêm kinh nghiệm mà các em có.
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang hoạt động 6.
Hoạt động 5: Làm sản phẩm tri ân thầy cô
- GV mời 1 – 2 HS đọc nhiệm vụ của hoạt động 5 trong SGK và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.
- GV hướng dẫn HS làm sản phẩm thể hiện tình cảm với thầy, cô giáo.
+ Em sẽ lựa chọn làm sản phẩm gì?
+ Em đã chuẩn bị những nguyên liệu, dụng cụ gì để làm sản phẩm?
- GV hướng dẫn thêm:
+ Em có thể tham khảo những sản phẩm ở phần gợi ý trong SGK trang 30 và phác thảo ý tưởng về sản phẩm.
+ Hãy làm các sản phẩm thể hiện tình cảm với các thầy, cô giáo bằng ngôn ngữ và hình thức sáng tạo của em. 
- GV tổ chức cho HS làm sản phẩm thể hiện tình cảm với thầy, cô giáo.
- GV cho HS tiếp tục làm sản phẩm tại nhà nếu không đủ thời gian.
- GV yêu cầu HS tặng thầy, cô giáo sản phẩm em tự làm và nói lời tri ân của em với thầy cô.
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
3. Hoạt động tiếp nối:
- Chuẩn bị phiếu hình bông hóa hoặc trái tim để tiết sau ghi những chia sẻ cảm nghĩ mong muốn của em với thầy cô giáo.
HS thực hiện
- HS làm việc nhóm đôi, quan sát bản kế hoạch trong SGK và nhận xét về những nội dung được trình bày trong bản kế hoạch.
- HS lên phát biểu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
HS thực hiện.
- HS làm việc cá nhân, hoàn thành bản kế hoạch thực hiện những việc làm thể hiện sự kính yêu thầy giáo.
- HS chia sẻ theo cặp đôi về kế hoạch của mình.
- HS chơi trò chơi “ Phóng viên nhỏ tuổi” để trình bày về kế hoạch của mình:
+ HS đóng vai phóng viên, phỏng vấn các bạn trong lớp về những việc các bạn dự định làm để tri ân thầy cô và cách thực hiện những việc đó.
- HS khác trao đổi thêm với các bạn trình bày về cách thực hiện, những lưu ý khi thực hiện và chia sẻ thêm kinh nghiệm mà các em có.
- HS nghe GV nhận xét, tổng kết
- HS đọc nhiệm vụ của hoạt động 5 trong SGK và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.
- HS làm sản phẩm thể hiện tình cảm với thầy, cô giáo.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS làm sản phẩm thể hiện tình cảm với thầy, cô giáo.
- HS tiếp tục làm sản phẩm tại nhà nếu không đủ thời gian.
- HS tặng thầy, cô giáo sản phẩm em tự làm và nói lời tri ân của em với thầy cô.
- HS lắng nghe nhận xét.
VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
SINH HOẠT LỚP
CHỦ ĐỀ 3: KÍNH YÊU THẦY CÔ – THÂN THIỆN VỚI BẠN BÈ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức, kĩ năng:
- Sắp xếp được thứ tự các hoạt động,công việc trong ngày của bản thân.
- Thực hiện và theo dõi được thời gian biểu mà mình đã đề ra.
- Sinh hoạt theo chủ đề: Kính yêu thầy cô.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, chia sẻ với bạn; tích cực tham gia vào các hoạt động
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- NL thích ứng với cuộc sống: Thực hiện được những việc làm hòa giải bất đồng trong qua hệ bạn bè.
 - NL thiết kế và tổ chức: Thực hiện được một số việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: Thực hiện việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô. Hình thành được đức tính chăm chỉ trong hoạt động tập thể và có tinh thần trách nhiệm khi tham gia các hoạt động chia sẻ theo nhóm.
- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn, hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Thiết bị dành cho giáo viên: 
 - Bảng phụ, giấy A3;
2. Thiết bị dành cho học sinh
- Giấy bìa màu, bút chì; bút màu, thước kẻ; hồ dán
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
- HS hát
2.Báo cáo sơ kết công tác tuần
- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:
+ Đi học chuyên cần
+ Tác phong, đồng phục
+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập
 +Vệ sinh lớp học
+ GV nhận xét qua 1 tuần học
* Tuyên dương:
- Gv tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.
* Nhắc nhở:
- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.
* Kế hoạch xây dựng tuần tới.
3. Sinh hoạt theo chủ đề : Kính yêu thầy cô.
- GV yêu cầu HS nhớ lại những việc làm thể hiện sự kính yêu thầy cô.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4, chia sẻ trong nhóm những việc mình đã làm trong tuần vừa qua thể hiện sự kính yêu thầy cô và cảm xúc của em, của thầy cô khi em thực hiện những việc làm đó.
+ GV hướng dẫn các nhóm viết hoặc vẽ “thông điệp yêu thương” để thể hiện tình cảm của mình với các thầy cô vào giấy A0 (HS có thể in bàn tay lên giấy thảo luận chung và viết việc mình đã lảm vào bàn tay)
+ HS cũng có thể viết việc mình đã làm lên những chiếc lá và gắn lên “Cây yêu thương” của nhóm.
- GV tổ chức cho các nhóm tổ chức báo cáo những công việc nhóm mình đã làm trong tuần trước lớp.
- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.
- HS thực hiện
- HS nhớ lại những việc làm thể hiện sự kính yêu thầy cô.
- HS làm việc nhóm 4, chia sẻ trong nhóm những việc mình đã làm trong tuần vừa qua thể hiện sự kính yêu thầy cô và cảm xúc của em, của thầy cô khi em thực hiện những việc làm đó.
- HS lắng nghe.
- HS cũng có thể viết việc mình đã làm lên những chiếc lá và gắn lên “Cây yêu thương” của nhóm.
- HS các nhóm tổ chức báo cáo những công việc nhóm mình đã làm trong tuần trước lớp.
- HS lắng nghe.
VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: 
BAN GIÁM HIỆU
TỔ TRƯỞNG
NGƯỜI SOẠN
Rạch Gốc, ngày...tháng 11 năm 2022
Rạch Gốc, ngày...tháng 11 năm 2022
Rạch Gốc, ngày 04 tháng 11 năm 2022
Bùi Kim Chung

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_10_nam_hoc_2022_2023_ban_2_cot_d.doc