I. MỤC TIÊU:
- Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta (BT1)
- Điền đúng từ ngữ thích hợp vào ô trống (BT 2)
- Dựa theo tranh gợi ý, viết (hoặc nói) được câu có hình ảnh so sánh (BT3)
- Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh (BT4).
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ ghi sẵn BT 2
- VBT
Tuần 15 TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN ND: 25.11.2019 Tiết 43+44 HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA I. MỤC TIÊU: A-Tập đọc : - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4) B-Kể chuyện: - Sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ. HS khá giỏi kể được cả câu chuyện. * Kỹ năng sống: -Tự nhận thức bản thân là phải biết lao động -Xác định giá trị: lao động đem lại niềm vui, sức khỏe cho mình, cho người khác. -Biết lắng nghe, chia sẻ với người khác trong lao động. II. CHUẨN BỊ: -Tranh minh họa truyện SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của GV Hoạt động cuả HS 3’ 1’ 30’ 8’ 6’ 18’ 2’ A/Bài cũ : -Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Nhớ Việt Bắc và trả lời câu hỏi có trong nội dung đoạn đọc . Nhận xét HS. TIẾT 1 B/Bài mới: 1. Giới thiệu bài:Hũ bạc của người cha , truyện cổ tích của dân tộc Chăm , một dân tộc thiểu số, sống chủ yếu ở vùng Nam trung bộ 2. Luyện đọc : - GV đọc cả bài .-Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. +Đọc từng câu: +Đọc từng đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa từ : +Đọc từng đoạn trong nhóm. -Kiểm tra đọc trong nhóm: 5em đọc nối tiếp 5 đoạn -Gọi 1 HS đọc cả bài. TIẾT 2 3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: Cho HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi. +Ông lão muốn con trai trở thành ngươì như thế nào? +Các em hiểu tự mình kiếm nổi bác cơm có nghĩa là gì ? +Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì ? +Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào? +Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa ngươì con làm gì ? GT:Tiền ngày trước đúc bằng kim loại nên ném vào lửa không cháy, nếu để lâu có thể chảy ra. +Vì sao người con phản ứng như vậy? +Thái độ của ông lão như thế nào khi thấy con thay đổi như vậy? +Tìm những câu nói lên ý nghĩa của câu chuyện? 4.Luyện đọc lại: -Gọi HS đọc đoạn 4, đoạn 5. -Gọi 4 HS đọc 4 đoạn. -Gọi 1 HS đọc cả truyện. Kể chuyện. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu: - Cho HS quan sát lần lượt 5 tranh đã đánh số , nghĩ về nội dung từng tranh , tự sắp xếp lại các tranh và lên trình bày trước lớp - Gọi 2 nhóm trình bày .các nhóm còn lại nhận xét. - Cho HS nêu ý nghĩa của từng tranh. (Tranh :3, 5, 4 , 2, 1) Hướng dẫn HS kể chuyện : - Các em hãy dựa vào tranh đã sắp xếp kể lại câu chuyện Hũ bạc của người cha. - Cho HS kể từng đoạn. - Cho HS kể cả chuyện. - Gọi 2 HS thi kể toàn truyện . - Nhận xét.Tuyên dương học sinh kể tốt. 5. Củng cố, dặn dò: - Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao? - Các em về kể lại câu chuyện đã học cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau: Nhà bố ở. -Nhận xét -2 HS đọc và TL HS nghe -HS nghe -HS đọc nối tiếp. -HS đọc đoạn -HS đọc chú giải . -HS đọc đoạn trong nhóm. -5em đọc nối tiếp 5 đoạn -1 HS đọc cả bài. HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. -Ông muốn con trai mình trở thành người chăm chỉ, siêng năng , tự mình kiếm nổi bát cơm. -Tự làm , tự nuôi sống mình không phải nhờ vào bố mẹ. -Vì ông lão thử xem những đồng tiền ấy có phải tự tay con mình kiếm ra không.Nếu thấy tiền của mình vứt đi mà không xót nghĩa là tiền ấy không phải con vất vả làm ra. -Anh đi xay thóc thuê. Mỗi ngày được hai bát gạo , chỉ dám ăn một bát. Ba tháng dành dụm được 90 bát gạo , anh bán lấy tiền mang về. -Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra, không hề sợ bỏng. -Vì anh vất vả suốt ba tháng trời kiếm được từng ấy tiền nên anh quý và tiết những đồng tiền của mình làm ra. -Ông cười chảy nước mắt vì vui mừng cảm động trước sự thay đổi của con trai. -Có làm lụng vất vả ngươì ta mới biết quý đồng tiền. Hủ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con. 1 HS đọc 4 HS đọc 1 HS đọc cả bài. -1 HS đọc yêu cầu -Hoạt động nhóm 4 Tranh 1(T 3 SGK): Anh con trai lười biếng chỉ nắm ngủ . Còn cha già thì còng lưng làm việc. Tranh 2(T5SGk): Người cha vứt tiền xuống ao, người con nhìn theo thản nhiên . Tranh3(T4SGK) người con di xay thóc thuê để lấy tiền sống và dành dụm mang về. Tranh 4 (T1 SG)K người cha ném tiền vào bếp lửa, người con thọc tay vào lửa để lấy tiền ra. Tranh 5 (T2 SGK) Vợ chồng ông lão trao hũ bạc cho con cùng lời khuyên “Hủ bạc tiền không bao giờ hết chính là hai bàn tay con. -HS dựa vào tranh minh họa để kể lại câu chuyện. 5-HS kể từng đoạn. -3 HS kể cả chuyện 2 HS thi kể. -HS phát biểu Tuần 15 TOÁN Tiết 71 CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU : - Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư ) - Bài tập cần làm: Bài 1 ( Cột 1,3,4 ); Bài 2; Bài 3 - Làm tính đúng nhanh chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Bảng phụ ghi bài tập 1, 2, 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 4’ 1’ 14’ 15’ 1’ A/ Kiểm bài cũ : - GV viết bảng các phép tính: 85: 4 , 97 : 7 69 : 3 , 78 : 6 -Nhận xét HS B/ Bài mới : 1. Giới thiệu bài:Nêu & ghi tựa. 2. HD bài mới: a) Giới thiệu phép chia : 648 : 3 - Ghi bảng phép chia 648 : 3= ? + Nhận xét số bị chia và số chia của phép chia 648 : 3. - Giới thiệu: Đây là dạng phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số, cách chia cũng giống như chia số có hai chữ số cho số có một chữ số. - Yêu cầu HS đặt tính. - Nhận xét phần đặt tính + Ta thực hiện phép chia trên như thế nào? -Gọi HS thực hiện chia . *Thống nhất cách thực hiện : Giống như cách chia số có hai chữ số cho số có một chữ số: Đặt tính ->thực hiện phép chia theo thứ tự từ trái sang phải bắt đầu từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất theo 3 bước: + Tính nhẩm: lấy chữ số ở hàng trăm chia được kết quả viết ở thương rồi nhân lên được bao nhiêu viết ngay dưới số hàng trăm, tiếp tục trừ ra, sau đó hạ tiếp số thứ hai và thực hiện tương tự; mỗi lần chia ta được một chữ số ở thương (từ hàng cao đến hàng thấp) - GV nhắc lại cách chia ( như SGK) *Yêu cầu HS nhận xét : -Mỗi lượt chia ta ghi được mấy chữ số ở thương? Lượt chia nào là chia có dư, lượt chia nào là chia hết? Ta nói đây là phép chia hết hay phép chia còn dư ? Vậy, 648 : 3 = ? – Hỏi và ghi. b) Giới thiệu phép chia : 236 : 5 - Ghi bảng phép chia 236 : 5 = ? - Giới thiệu: Đây cũng là phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. - Y/C HS đặt tính + 2 có chia được cho 5 không ? 2 không chia được 5 vậy phải lấy bao nhiêu chia cho 5 ? - Y/C HS thực hiện chia -Chốt lại: Khi thực hiện lượt chia thứ nhất có thể lấy một chữ số ở số bị chia để chia (như phép chia 648 : 3 ) nếu hàng cao nhất của số bị chia mà bé hơn số chia thì chúng ta phải lấy đến hai chữ số ở số bị chia để thực hiện lượt chia(như trường hợp phép chia 236 : 5) để ghi nhớ các em chấm một chấm nhỏ trên đầu số 3 để chúng ta biết là đã lấy đến hàng chục của số bị chia để thực hiện chia. - GV nêu lại cách chia (vừa hỏi vừa ghi bảng như SGK) + Vậy 236 chia cho 5 được bao nhiêu ? +So sánh cách thực hiện phép chia ở phép chia thứ nhất và cách thực hiện phép chia ở phép chia thứ hai em thấy có điểm nào khác nhau ? 3. HD thực hành : Bài 1 – tr 72 : (bảng phụ) + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? (Tính) -Chỉ lần lượt các phép tính yêu cầu HS tính -Mời HS nêu lại các bước tính của một số phép tính trong bài tập 1 và giải thích vì sao các phép chia đó là các phép chia hết ? Bài 2 – tr 72 : - Hướng dẫn giải. -Mời HS giải bài toán , sau đó chữa bài - Nhận xét HS Bài 3 – tr 72 :Gắn bảng đã kẻ sẵn. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? (viết theo mẫu) + Muốn giảm một số đi 8lần ta làm thế nào ? +Muốn giảm một số đi 6lần ta làm thế nào ? -Gọi HS giải thích mẫu - GV ghi kết quả vào bảng -Nhận xét kết quả của lớp -Tuyên dương những HS tích cực học tập. 4. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Về nhà xem lại BT; xem trước bài: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (tt)T 73. - HS thực hiện đặt tính và tính vào bảng con. - Nhận xét, nêu cách tính. -1 HS đọc, cả lớp theo dõi - HS nêu nhận xét -1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính vào nháp. - Nhận xét -HS trả lời -Cả lớp tính trong nháp – 1 HS lên bảng tính và các HS khác nêu lại các bước tính : 648 3 6 216 04 3 18 18 0 *Nhận xét : ghi được 1 chữ số ở thương ; lượt chia thứ hai là lượt chia có dư, lượt chia thứ nhất và lượt chia cuối cùng là chia hết. Ta nói đây là phép chia hết. Vậy, 648 : 3 = 216 -1 HS đọc, cả lớp theo dõi - 1 HS đặt tính trên bảng, cả lớp đặt tính vào bảng con. - HS trả lời - 1HS chia trên bảng, cả lớp chia vào bảng con - Nhận xét. - HS lắng nghe Vậy , 236 : 5 = 47 (dư 1). -2HS nêu lại cách chia - HS trả lời 1a :Thực hiện tính (cột thứ hai HS K-G làm) phép chia hết vì lượt chia cuối cùng không có dư. (KQ: a, 218 ; 75 ; 65; 181) 1b :Thực hiện tính (cột thứ hai HS K-G làm) phép chia có dư vì lượt chia cuối cùng có dư.b.114 (dư 1); 192 (dư 2); 97(dư 4); 38 (dư 2) -1 HS đọc bài toán. - Phân tích, xác định đề -HS tự giải trong vở, 1HS giải bảng phụ -Nêu bài giải - Nhận xét -Xem bài tập trên bảng phụ. - HS trả lời. -Giải thích: số đã cho là 432 m, giảm đi 8 lần 432m: 8 = 54 m; giảm đi 6 lần 432m: 6 =72 m. - Cả lớp thực hiện tính vào nháp nêu kết quả. Tuần 15 TẬP ĐỌC ND: 26.11.2019 Tiết 45 NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU: - Bước đầu biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng một số từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên. - Hiểu đặc điểm của nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng ở Tây nguyên gắn với nhà rông (Trả lời được các CH trong SGK) II. CHUẨN BỊ: Ảnh minh họa nhà rông trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 4’ 1’ 14’ 8’ 6’ 2’ A/ KIỂM TRA BÀI CŨ: Hũ bạc của người cha - Hỏi: Ý nghĩa của truyện. - GV nhận xét B/ DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: - Nhà rông là nhà công cộng của nhân dân Tây Nguyên. Nhà rông là nơi để thờ cúng, hội họp, vui chơi của dân làng. Nhà rông có đặc điểm gì? Để biết điều đó hôm nay các em học tiết học Nhà rông ở Tây Nguyên. - GV đưa tranh cho HS quan sát 2. Luyện đọc: a) - GV đọc cả bài b) GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. + Đọc từng câu - GV theo dõi sửa phát âm cho HS +Đọc từng đoạn trước lớp - GV hướng dẫn HS chia đoạn Hỏi: Hãy tìm các đoạn của bài. Nói tên từng đoạn.( Bài gồm 4 đoạn, mỗi lần xuống ... h 3 ) theo đường dấu giữa ( mặt trái ra ngoài ). Cắt theo đường kẻ nữa chữ V, bỏ phần gạch chéo ( Hình 3 ) Mở ra được chữ V như chữ mẫu ( Hình 1 ) * Bước 3 : Dán chữ V . GV hướng dẫn HS dán chữ V theo các bước sau : + Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp các chữ cho cân đối trên đường chuẩn + Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị trí đã định + Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng ( Hình 4 ) GV vừa hướng dẫn cách dán, vừa thực hiện thao tác dán. GV yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại quy trình kẻ, cắt, dán chữ V và nhận xét 4. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: GV tổ chức cho HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ V theo nhóm. GV quan sát uốn nắn cho những HS gấp, cắt chưa đúng . GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày sản phẩm của mình. Chọn sản phẩm đẹp để tuyn dương. GV đánh giá kết quả thực hành của HS 5. Nhận xét dặn dò: -Chuẩn bị : kẻ, cắt, dán chữ E -Nhận xét tiết học -HS quan sát, nhận xét và trả lời câu hỏi. Chữ V rộng 1 ô. Chữ V có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Hình 1 Hình 3 Hình 4 Học sinh quan sát Học sinh lắng nghe -2 HS nhắc lại quy trình -HS thực hành theo nhóm *NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH Tuần 15 TẬP LÀM VĂN ND: 29.11. 2019 GIỚI THIỆU VỀ TỔ EM I. MỤC TIÊU: - Biết giới thiệu một cách đơn giản về các bạn trong tổ của mình. - Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) giới thiệu về tổ của mình (BT2). Đoạn viết chân thực, câu viết rõ ràng. II. CHUẨN BỊ: - Bảng lớp viết sẵn nội dung BT2. - Vở bài tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HĐ GIÁO VIÊN HĐ HỌC SINH 5’ 29’ 1’ A-Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu hoạt động - GV kiểm tra bài cũ 2 HS - GV nhận xét B- Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ tập viết một đoạn văn giới thiệu về tổ của mình. 2. HD HS làm bài tập: Bài tập 2: - GV nhắc lại yêu cầu: Các em dựa vào bài tập 2 tiết TLV miệng tuần 14 viết được 1 đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ em. Vì vậy các em không cần viết theo cách giới thiệu với khách tham quan mà chỉ viết những nội dung giới thiệu các bạn trong tổ và hoạt động của các bạn. (Viết tối thiểu là 5 câu) - Cho 1 HS làm mẫu - GV nhận xét - Cho HS trình bày bài làm - GV chọn bài viết hay, nhận xét, tuyên dương HS 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - Nhắc những HS chưa viết xong về nhà làm bài. -2HS giới thiệu về tổ em và các hoạt động của tổ - 1 HS đọc bài tập 2 -1 HS nêu mẫu - Cả lớp làm vào vở bài tập - HS lần lượt đọc bài làm của mình * NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH Tuần 15 TOÁN Tiết 75 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : - Biết làm tính nhân , tính chia ( bước đầu làm quen với cách viết gọn ) và giải toán có hai phép tính - Rèn KN tính vaø giải toán qua caùc baøi taäp: 1( a,c), 2( a,b.c ), 3, 4 II. CHUẨN BỊ: - Ghi bài tập 3 vào bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 1’ 5’ 10’ 7’ 5’ 3’ 1’ A- Kiểm bài cũ : -Kiểm một số phép chia trong bảng. -Nhận xét: B- Bài mới : 1. Giới thiệu bài : Nêu & ghi tựa. 2. HD luyện tập: Bài 1 (a,c)– tr 76 : -Ghi bảng lần lượt các phép tính. -Cách thực hiện phép nhân ? -Yêu cầu HS đặt tính rồi tính bảng con. -Mời HS nêu lại các bước tính của một số phép tính trong bài tập 1. Khắc sâu : phép nhân nào không có nhớ ? phép nhân nào có nhớ ? vì sao có nhớ ? Bài 2(a,b,c) – tr 76 : Ghi và hướng dẫn bài mẫu như SGK : -Mời HS nêu cách thực hiện – GV ghi và lượt bỏ rút gọn các bước thực hiện phép trừ trong các lượt chia. Mời nhận xét : -Cách ghi ? -Ghi lần lượt các bài tiếp theo -yêu cầu HS thực hiện bảng con & chữa bài miệng. -Nhận xét và chỉnh sửa cho HS. Bài 3 – tr 76 : -Mời HS đọc bài toán trong bảng phụ – mời xem tóm tắt. -Phân tích bài toán. -Mời HS tự giải vào vở – chữa bài miệng. Bài 4 – 76 : -Mời HS tự tóm tắt và giải trong vở – gọi 1 HS lên bảng tóm tắt, 1 HS giải. -Nhận xét và chữa bài trên bảng. Bài 5 (HS K-G)– 77 : -Yêu cầu HS xem hình SGK tính nháp và nêu kết quả. -Tuyên dương những HS tích cực học tập. 3. Nhận xét, dặn dò : -Nhận xét tiết học. -Dặn về nhà xem lại bài tập. -Thi đố theo cặp, mỗi cặp 3 phép chia trong bảng. -Đặt tính rồi tính theo thứ tự từ phải sang trái. -Thực hiện trong bảng con – nêu lại các bước thực hiện như bài học : - Phép nhân thứ nhất không có nhớ. - Phép nhân thứ hai có nhớ, vì 2 x 7 = 14 nên phải viết 4 nhớ 1. -Theo dõi hướng dẫn mẫu và nêu miệng : 948 4 14 237 28 0 -Rút gọn ở bước thực hiện phép trừ, thực hiện nhẩm, không ghi kết quả của bước nhân, chỉ ghi kết quả của bước trừ (nhẩm) và số dư. -Tính trong bảng con nêu miệng kết quả: 396 : 3 630 : 7 457 : 4 724 : 6 -Đọc bài toán. Bài giải Quãng đường từ B đến C : 172 x 4 = 688 (m). Quãng đường từ A đến C : 172 + 688 = 860 (m). Đáp số : 860 m. Bài giải Số áo đã dệt là : 450 : 5 = 90 (áo). Số áo tổ đó còn phải dệt là : 450 – 90 = 360 (áo). Đáp số : 360 áo len. - Nêu miệng : Độ dài đường gấp khúc ABCDE là : 3 + 4 + 3 + 4 = 14 (cm). Độ dài đường gấp khúc KMNPQ là : 3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm). Hoặc : 3 x 4 = 12 (cm). NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH TUẦN 15 TỰ NHIÊN – XÃ HỘI Tiết 30 HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU: - Kể tên một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh (thành phố) nơi các em đang sống. - Nêu lợi ích của hoạt động nông nghiệp. -Giới thiệu một hoạt động nông nghiệp cụ thể. - HS có ý thức tham gia vào hoạt động nông nghiệp và trân trọng sản phẩm nông nghiệp * Kĩ năng sống: -Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình đang sống. -Tổng hợp, sắp xếp các thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình đang sống. II. CHUẨN BỊ: GV : Hình vẽ trang 58, 59 SGK, tranh ảnh sưu tầm về các hoạt động nông nghiệp HS : SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 4’ 1’ 12’ 7’ 10’ 1’ A-Bài cũ : Các hoạt động thông tin liên lạc Kể về những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh. Nêu ích lợi của hoạt động bưu điện. Nếu không có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận được những thư tín, những bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có điện thoại được không? GV nhận xét, đánh giá. B-Các hoạt động : 1.KHÁM PHÁ: Giới thiệu bài : Hoạt động nông nghiệp 2.KẾT NỐI: a)Hoạt động 1: Hoạt động nhóm Mục tiêu : Kể tên một số hoạt động nông nghiệp -Nêu được lợi ích của hoạt động nông nghiệp Cách tiến hành : GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát các hình trang 58, 59 SGK và thảo luận theo các gợi ý sau : +Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình. +Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì ? Ảnh 3 : chụp cảnh gặt lúa – cung cấp cho con người thóc gạo để ăn. Ảnh 4 : chụp cảnh chăm sóc đàn lợn – cung cấp thức ăn cho con người. Ảnh 5 : chụp cảnh chăm sóc đàn gà – cung cấp thức ăn cho con người. -GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. GV nhận xét và giới thiệu thêm một số hoạt động khác ở các vùng miền khác nhau như : trồng ngô, khoai, sắn, chè, ; chăn nuôi trâu, bò, dê, *Kết luận : Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đáng bắt và nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng được gọi là hoạt động nông nghiệp. b)Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp** Mục tiêu : hoc sinh biết một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh ( thành phố ) nơi các em đang sống Cách tiến hành : -GV cho từng cặp HS kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang song -GV cho một số cặp trình bày trước lớp -GV nhận xét. c)Hoạt động 3: Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp Mục tiêu : Thông qua triển lãm tranh ảnh, các em biết thêm và khắc sâu những hoạt động nông nghiệp Cách tiến hành : -GV chia lớp thành các nhóm -Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy lớn yêu cầu mỗi nhóm trình bày tranh theo cách nghĩ và thảo luận của từng nhóm -Cho từng nhóm bình luận về tranh xoay quanh nghề nghiệp và lợi ích của các nghề nghiệp đó -GV chấm điểm cho các nhóm và khen nhóm làm tốt nhất -GV nhận xét. 3.Nhận xét – Dặn dò : -GV nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài 31 : Hoạt động công nghiệp, thương mại. - Học sinh kể -Học sinh quan sát và thảo luận -Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Ảnh 1 : chụp người công nhân đang chăm sóc cây cối – để không khí thêm trong lành. Ảnh 2 : chụp cảnh chăm sóc đàn cá – cung cấp cá cho con người làm thức ăn. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. -Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe -Học sinh trình bày trước lớp -Lớp nhận xét -HS thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. -HS trình bày trước lớp -Lớp nhận xét NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH SINH HOẠT LỚP TUẦN 15 I. MỤC TIÊU: - HS nhận ra ưu ,khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp. - Biết suy nghĩ để nêu ra ý tưởng xây dựng phương hướng cho hoạt động tập thể lớp. - Thông qua phương hướng thực hiện của cả lớp, HS định hướng được các bước tu dưỡng và rèn luyện bản thân - Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin phát biểu trước lớp. - Có ý thức tự sửa sai khuyết điểm mắc phải và biết phát huy những mặt tích cực của bản thân, có tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn. II. CHUẨN BỊ: GV : Công tác tuần 16 HS: Bản báo cáo thành tích thi đua của các tổ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Tổng kết hoạt động tuần 15 Lớp trưởng báo cáo các mặt: học tập, đạo đức, chuyên cần,vệ sinh, chuyên cần. - HS có ý kiến bổ sung - GV giải đáp thắc mắc - GV nhận xét chung cả lớp. Học tập: Đạo đức: Chuyên cần: Lao động – Vệ sinh: - GV – HS bình chọn HS danh dự trong tuần: - HS xuất sắc: - HS tiến bộ: - GV tuyên dương những em có cố gắng đạt kết quả tốt trong tuần và nhắc nhở những em chưa ngoan. 2. Kế hoạch tuần 16 - HS thảo luận nhóm đề xuất các mặt hoạt động và chủ điểm hoạt động trong tuần - Đại diện nhóm phát biểu. - GV chốt lại: Đạo đức: - Thực hiện theo 5 điều Bác dạy, nội qui trường, lớp, lễ phép kính trọng Thầy Cô. Học tập: -Tích cực học tập ,vừa học vừa ôn thi học kỳ I. - Thực hiện tuần lễ học tốt. - Tiếp tục duy trì:“Đôi bạn cùng tiến” giúp nhau trong học tập: Chuyên cần :đi học đúng giờ,không được nghỉ học không có lý do chính đáng Lao động, vệ sinh - Thực hiện theo lịch phân công lao động của trường. - VS trường lớp sạch sẽ. Phong trào: Tham gia đầy đủ các phong trào của Đội
Tài liệu đính kèm: