Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần 16 tháng 11 năm 2011

Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần 16 tháng 11 năm 2011

Mục tiêu:

- Rèn đọc đúng các từ: sơ tán, san sát, cầu trượt, lăn tăn, .

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẩn chuyện với lời các nhân vật

- HIểu ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thủy chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ khó khăn ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4) HS khá trả lời được câu hỏi 5.

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý (h/s khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện ).

- GDHS biết giúp đỡ nhau trong học tập.

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần 16 tháng 11 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16:
Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011
BUỔI 1:
Chào cờ:
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
__________________________________
Tập đọc+Kể chuyện:
 Tiết 46+47: ĐÔI BẠN
I. Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng các từ: sơ tán, san sát, cầu trượt, lăn tăn, ...
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẩn chuyện với lời các nhân vật 
- HIểu ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thủy chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ khó khăn ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4) HS khá trả lời được câu hỏi 5.
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý (h/s khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện ).
- GDHS biết giúp đỡ nhau trong học tập. 
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Tranh ảnh cầu trượt, đu quay.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra:
- Yêu cầu đọc bài "Nhà rông ở Tây Nguyên"
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
B.Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện dọc kết hợp giải nghĩa từ: 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu. 
- Sửa lỗi phát âm cho HS.
- Gọi ba em đọc tiếp nối nhau 3 đoạn trong bài. 
- Nhắc nhớ ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
- Kết hợp giải thích các từ khó trong sách giáo khoa (sơ tán , tuyệt vọng  ).
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm.
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh đoạn 1. 
- Hai em đọc nối tiếp nhau đoạn 2 và 3.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
+ Thành và Mến kết bạn vào dịp nào?
+ Lần ra thị xã chơi Mến thấy ở thị xã có gì lạ?
+ Ở công viên có những trò chơi gì ?
+ Ở công viên Mến đã có hành động gì đáng khen ?
+ Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý?
+ Em hiểu câu nói của người bố như thế nào ? 
+ Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thủy chung của gia đình Thành đối với người đã giúp đỡ mình ?
4. Luyện đọc lại : 
- Đọc diễn cảm đoạn 2 và 3. 
- Hướng dẫn đọc đúng bài văn. 
- Mời 3 em lên thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Mời 1 em đọc lại cả bài. 
- Nhận xét ghi điểm.
 Kể chuyện: 
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ:
2. Hướng dẫn kể chuyện:
Bài 1: 
- Mở bảng phụ đã ghi sẵn trước gợi ý học sinh nhìn tranh và câu hỏi gợi ý để kể từng đoạn.
 - Gọi một em khá kể mẫu một đoạn câu chuyện dựa theo bức tranh minh họa.
- Yêu cầu từng cặp học sinh lên kể.
- Gọi 3 em tiếp nối nhau tập kể 3 đoạn câu chuyện trước lớp.
- Yêu cầu một em kể lại cả câu chuyện 
- Giáo viên bình chọn bạn kể hay nhất.
 C. Củng cố dặn dò: 
- Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì ?
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Dặn về nhà học bài xem trước bài “Về quê ngoại” 
- HS đọc bài “Nhà rông ở Tây Nguyên" 
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu .
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện phát âm các từ khó.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Tìm hiểu nghĩa các từ ở mục chú giải.
- Lớp đọc từng đoạn trong nhóm .
- Đọc đồng thanh đoạn 1 của bài .
- Hai học sinh đọc lại cả đoạn 2 và 3.
+ Thành và Mến quen nhau từ nhỏ khi gia đình Thành sơ tán về quê Mến ở nông thôn.
+ Có nhiều phố, phố nào nhà cửa cũng san sát cái cao cái thấp không giống nhà ở quê.
+ Ở công viên có cầu trượt, đu quay.
+ Nghe tiếng cứu, Mến liền lao xuống ao cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.
+ Mến rất dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ người khác, không sợ nguy hiểm đến tính mạng.
+ Ca ngợi những người sống ở làng quê rất tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ người khác
+ Tuy đã về thị trấn nhưng vẫn nhớ gia đình Mến ba Thành đón Mến ra thị xã chơi
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- Ba em lên thi đọc diễn cảm đoạn văn. 
- 1 Học sinh đọc lại cả bài.
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất. 
- Quan sát các câu hỏi gợi ý và các bức tranh để nắm được nội dung từng đoạn của câu chuyện.
- 1 em khá nhìn tranh minh họa kể mẫu đoạn 1 câu chuyện.
- Lần lượt mỗi lần 3 em kể nối tiếp theo 3 đoạn của câu chuyện cho lớp nghe. 
- Một hoặc hai em kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp .
- Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất. 
- Học sinh lần lượt nêu lên cảm nghĩ của mình về câu chuyện.
___________________________________
Toán:
Tiết 76: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu : 
- Biết làm tính và giải bài toán có hai phép tính.( Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (cột 1, 2, 4)
- GDHS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bộ đồ dùng học toán.
III. Hoạt động dạy - học::	
A. Bài cũ: 
- Kiểm tra bảng nhân chia.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1: - Gọi nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu 3 em lên bảng đặt tính và tính.
- GV theo dõi nhắc nhở gợi ý h/s yếu.
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở và tự chữa bài. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2 : - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu cả lớp cùng làm mẫu một bài.
- Yêu cầu làm bảng con, bảng lớp. 
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 3: Gọi HS đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì? 
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi 1 học sinh lên bảng giải.
- Chấm bài, nhận xét đánh giá.
Bài 4: Gọi HS đọc bài 4 .
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi hai học sinh lên bảng giải.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách gấp một số lên nhiều lần?
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
- Một em nêu yêu cầu bài.
- Học sinh đặt tính và tính.
- Ba học sinh thực hiện trên bảng. 
- Một học sinh nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở. 
684
6
845
7
 08
24
	0
114
 14
 05
 5
120
- Một học sinh đọc đề bài.
- Nêu ý kiến.
- Cả lớp làm vào vở.
- Một em giải bài trên bảng, lớp bổ sung.
Giải:
Số máy bơm đã bán là:
36 : 9 = 4 ( cái )
Số máy bơm còn lại:
36 – 4 = 32 ( cái)
 ĐS: 32 máy bơm
- Một em đọc đề bài. 
- Cả lớp làm vào vào vở bài tập.
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung. 
 Số đã cho 8 thêm 4 đơn vị:
(8 + 4 = 12) 
 Số đã cho 8 gấp 4 lần ( 8 x 4 = 32),
 Số đã cho 8 bớt 4 đơn vị (8 - 4 = 4);
 Số đã cho 8 giảm 4 lần ( 8 : 4 = 2) 
________________________________________________
BUỔI 2:
Tiếng Việt(TĐ):
Tiết 16: ÔN BÀI: ĐÔI BẠN 
I. Mục tiêu: 
- Đọc đúng các từ ngữ: Sơ tán, san sát, nườm nượp, lấp lánh, lăn tăn, thất thanh, vùng vẫy, tuyệt vọng, lướt thướt, hốt hoảng
- Đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật ( lời kêu cứu, lời bố).
- Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở làng quê ( những người sẵn sàng giúp đỡ người khác, hi sinh vì người khác) và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người giúp đỡ mình lúc gian khổ, khó khăn.
II. Hoạt động dạy - học :	
A. Kiểm tra: 
- Gọi h/s đọc bài.
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. HD luyện tập:
- HS đọc bài.
- Cho HS đọc từng câu.
GV theo dõi nhắc nhở phát âm đúng. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. 
- Cho HS đọc từng đoạn trước lớp. 
+ GV hướng dẫn cách ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn trước lớp. 
- GV gọi HS giải nghĩa từ. 
- HS giải nghĩa từ mới.
- Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc theo nhóm 3.
- GV đọc diễn cảm bài.
- HS theo dõi.
- GV gọi HS thi đọc. 
- 3 - 4 HS thi đọc đoạn 3.
- GV nhận xét - ghi điểm.
- HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
C. Củng cố dặn dò:
- Em nghĩ gì về những người ở làng quê sau khi học bài này?
- HS nêu ý kiến.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
___________________________________
Toán:
Tiết 46: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS: 	+ Rèn luyện kỹ năng tính và giải bài toán có 2 phép tính. 
	+ Củng cố về góc vuông và góc không vuông.
	+ Củng cố về giảm và gấp 1 số lên nhiều lần.
II. Hoạt động dạy học :	
A. Kiểm tra: 
 Gọi h/s tính 1024=?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
 2. HD luyện tập:
Bài 1(84-VBT)
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập. 
- GV yêu cầu HS nêu cách tìm TS chưa biết ? 
- GV yêu cầu HS làm vào VBT. 
- Nhận xét chữa bài.
- HS nêu bảng tính.
- Nêu yêu cầu.
- HS nêu cách tính.
- Thực hành tính và ghi vào VBT.
Thừa số 
123
123
207
207
170
170
Thừa số
3
3
4
4
5
5
Tích 
369
369
828
828
850
850
Bài 2(84-VBT)
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT. 
- 2HS nêu BT.
- HS theo dói, thực hiện bảng con.
864
2
8
 06
 6
 04
 4
0
4
798
7
308
6
425
9
 7
 09
 7 
 28
28
0
114
 30
 08
 6
 2 
51
 36 
 65
 63
 2 
47
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV theo dõi nhắc nhở gợi ý.
Bài 3(BT4-85VBT): 
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- GV gọi HS nêu quy tắc gấp 1 số lên nhiều lần và giảm 1 số đi nhiều lần.
Giảm một số đi nhiều lần, bớt, thêm.
- HS làm SGK - chữa bài.
Số đã cho 
12
30
24
48
57
75
Thêm 3 đơn vị
15
33
27
51
60
78
Gấp 3 lần 
36
90
72
144
171
225
Bớt 3 đơn vị 
9
27
21
45
54
72
Giảm đi 3 lần 
4
10
8
16
19
25
- GV gọi HS đọc bài chữa bài. 
- GV nhận xét. 
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu lại ND bài. 
- Chuẩn bị bài sau.
___________________________________
Thể dục:
( Thầy Đăng soạn giảng)
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2011
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 77: LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC
I. Mục tiêu :
- Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức .
- Biết tính giá trị của biểu thức đơn giản. (Bài 1, bài 2)
- GDHS tính cẩn thận trong khi làm toán.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3 .
III. Hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra:
- Đặt tính rồi tính: 684 : 6 845 : 7 
- Nhận xét ghi điểm.
B.Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. HD HS làm quen với biểu thức:
- Ghi lên bảng: 126 + 51 và giới thiệu: Đây là biểu thức 126 cộng 51.
- Mời vài học sinh nhắc lại.
- Viết tiếp 62 – 11 lên bảng và nói:"Ta có biểu thức 62 trừ 11" 
- Yêu cầu nhắc lại.
- Viết tiếp: 13 3
+ Ta có biểu thức nào?
- Tương tự như vậy, giới thiệu các biểu thức:
 84 : 4 ; 125 + 10 - 4 ; 45 : 5 + 7
- Cho HS nêu VD về biểu thức.
* Giá trị của biểu thức:
- Xét biểu thức: 126 + 51.
+ Hãy tính kết quả của biểu thức 
 126 + 51 =? .
- Giáo viên nêu: Vì 126 + 51 = 177 nên ta nói: "Giá trị của biểu thức 126 + 51 là 177"
- Yêu cầu học sinh nhắc lại.
- Yêu cầu HS tự tính rồi nêu giá trị của các biểu thức: 62 - 11 ; 13 3 ; 
 84 : 4; 125 + 10 - 4 và 45 : 5 + 7.
3. Luyện tập: 
 Bài 1:
- Gọi học sinh nêu của bài và mẫu. 
- Hướng dẫn cách làm: Thực hiện nhẩm và ghi kết  ... à dòng tranh Đông Hồ ở tỉnh Bắc Ninh.
Hoạt động 2: Cách vẽ màu.
- Gợi ý học sinh tìm màu phù hợp theo ý thích để vẽ người, khố, đai thắt lưng, tràng pháo và màu nền, ...
- Có thể vẽ màu nền trước, sau đó vẽ màu có các hình người sau.
Hoạt động 3: Thực hành.
- Yêu cầu h/s thực hành.
- GV đến từng bàn để hướng dẫn, giúp đỡ HS yếu.
 Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn 1 số bài gợi ý HS nhận xét về cách vẽ màu đẹp, phù hợp....
- GV nhận xét tuyên dương.Nhận xét chung giờ học.
 Dặn dò HS: 
- Chuẩn bị tiết sau luyện vẽ màu.
* Khai thác để hiểu biết hơn về tranh dân gian Việt Nam .
+ Sinh hoạt, trang trí, thờ...
+ Học sinh nêu một số tranh dân gian mà các em biết, có thể là có ở địa phương. 
 - HS xem tranh đấu vật để nhận ra các hình vẽ ở tranh: các dáng người ngồi, các thế vật, ...
- Học sinh tự vẽ màu vào hình theo ý thích. 
* HS khá, giỏi: Tô màu đều, gọn trong hình, màu sắc phù hợp làm rõ hình ảnh.
___________________________________________
BUỔI 2:
Anh văn:
( Cô Chinh soạn giảng)
_____________________________________
Toán:
Tiết 48: KIỂM TRA 
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra kĩ năng thực hiện nhân chia.
- So sánh số đo khối lượng. 
- Giải toán có lời văn.
II. Hoạt động dạy - học: 
A. Đề bài: 
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
120 4 
85: 2 
118 5
99: 4
351 2
948 : 4
291 3
468 : 4
Bài 2: Tính
 9 4 + 9 
 9 5 + 9
172 + 10 2
 653 - 3 - 50
Bài 3: Tính.
 235g + 17 g = 18g 5 = 
 450g – 150g = 84g : 4 =
Bài 4: Một đội xe có 24 ô tô chở khách và số ô tô tải bằng số ô tô chở khách. Hỏi đội xe có tất cả bao nhiêu ô tô?
B. Đáp án:
Bài 1: (4 điểm)
Bài 2: ( 2 điểm)
Bài 3: ( 2 điểm)
Bài 4: ( 2 điểm) Bài giải:
Đội xe có số ô tô là:
24 : 3 = 8 (ô tô)
 Đáp số: 8 ô tô.
____________________________________
Tiếng Việt(LTVC+TLV):
Tiết 16: KIỂM TRA TIẾNG VIẾT
I. Mục tiêu:
- Tìm chọn và điền đúng các từ có vần ưi hoặc ươi.
- Câu kể Ai cái gì, con gì? Tên một số dân tộc.
- Giới thiệu tổ em.
II. Hoạt động dạy - học:
A. Đề bài:
Bài 1: Điền vào chỗ trống ưi hoặc ươi.
- Khung c.; cngựa ; s..ấm
- mát r. ; g. thư ; t..cây
Bài 2: Gach chân bộ phận trả lời câu hỏi Ai(cái gì,con gì)? Trong câu sau:
- Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.
- Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người.
Bài 3: Viết tên một số dân tộc ở nước ta mà em biết.
Bài 4: Hãy viết một một đoạn văn ngắn giới thiệu tổ em.
B. Cho điểm:
Bài 1: ( 3 điểm)
- Khung cửi; cưỡi ngựa ; sưởi ấm
- mát rượi ; gửi thư ; tưới cây
Bài 2: (2 điểm)
- Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.
- Chợ hoa trên đường nguyễn Huệ đông nghịt người.
Bài 3: (2 điểm) Viết được tên mỗi dân tộc cho 0,5 điểm.
- Tày, dao, Hmông, thái, mường
Bài 4: Hãy viết một một đoạn văn ngắn giới thiệu tổ em.
____________________________________________________________________ 
Thứ sáu ngày 2 tháng 12 năm 2011
Toán:
Tiết 75: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : 
- Biết tính giá trị của biểu thức có dạng: chỉ có phép cộng, phép trừ,chỉ có phép nhân, phép chia, có các phép cộng, trừ, nhân, chia . (Bài 1, bài 2, bài 3)
- Rèn kĩ năng giải toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, VBT
III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
- Yêu cầu tính giá trị của biểu thức sau:
 252 + 10 3 145 - 100 : 2
- Nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Biểu thức chỉ có nhân chia thực hiện thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài trên bảng con.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2 :
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài .
- Biểu thức có nhân cộng, chia trừ thực hiện thế nào?
- Yêu cầu 1HS làm mẫu một bài.
- Gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài.
- Cho HS đổi chéo vở KT bài nhau. 
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 3: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu các tính giá trị biể thức có phép tính nhận chia cộng trừ hoặc chỉ có nhân chia hoặc cộng trừ?
- Dặn về nhà xem lại các BT đã làm.
- 2HS lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- 1 em nêu yêu cầu BT.
- Lấy bảng con ra làm bài.
 21 2 4 = 42 4 
 = 168
 147 : 7 6 = 21 6 
 = 126
- Một học sinh nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp cùng thực hiện làm mẫu một bài rồi thực hiện vào vở. 
- 2HS lên bảng thực hiện.
 a. 375 -10 3 = 375 – 30 
 = 345
 b. 64 : 8 + 30 = 8 + 30 
 = 38 
- 1HS nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp thực hiện vào vở. 
- 2HS lên bảng thực hiện, lớp nhận xét bổ sung 
 a. 81 : 9 + 10 = 9 + 10 
 = 19
 b. 11 8 – 60 = 8 8 – 60 
 = 28 
______________________________________
Chính tả:
	Tiết 32: VỀ QUÊ NGOẠI
I. Mục tiêu: 
- Nhớ viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát. 
- Làm đúng BT2 a/b 
- GDHS rèn chữ viết đúng đẹp giữ vở sạch..	
II. Đồ dùng dạy học: 3 tờ phiếu khổ to để viết nội dung bài tập 2b.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Đọc và yêu cầu HS viết trên bảng con 1 số từ dễ lẫn đã học ở tiết trước.
- Nhận xét đánh giá. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn nhớ- viết:
* Hướng dẫn chuẩn bị :
- Đọc 10 dòng thơ đầu.
- Yêu cầu 2 em đọc thuộc lòng lại.
+ Bài chính tả thuộc thể thơ gì ? 
+ Nêu cách trình bày đoạn thơ viết theo thể thơ lục bát?
+ Những từ nào trong bài chính tả hay viết sai và từ nào cần viết hoa ?
- Yêu cầu học sinh lấy bảng con nhớ lại và viết các tiếng khó.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
* Yêu cầu nhớ lại để viết đoạn thơ vào vở. 
- Giáo viên theo dõi uốn nắn cho học sinh yếu. 
* Chấm, chữa bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 2 : 
- Treo các tờ giấy đã chép sẵn bài tập 2b lên bảng.
- Gọi một học sinh đọc yêu cầu của bài. 
- Giáo viên giúp học sinh hiểu yêu cầu .
- Yêu cầu 2 nhóm mỗi nhóm cử 3 em lên bảng nối tiếp nhau thi làm bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Mời 5 – 7 em đọc lại kết quả .
C. Củng cố dặn dò:
- Quê ngoại em ở đâu? Em cần có tình cảm gì với quê em?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà học và làm bài .
- HSlên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ : cơn bão, vẻ mặt, sửa soạn  
- Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài.
- 2HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
- Cả lớp theo dõi bạn đọc.
+ Thể thơ lục bát.
+ Câu 6 chữ lùi vào 2ô, so với lề vở, câu 8 chữ lùi vào 1ô.
+ Chữ cái đầu câu danh từ riêng trong bài. 
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con .
- Cả lớp gấp SGK, nhớ - viết đoạn thơ vào vở.
- Hai em thực hiện làm trên bảng. 
- Tìm vần thích hợp để điền vào chỗ trống. 
- Cả lớp thực hiện vào vở và sửa bài.
- Các nhóm cử đại diện lên thi làm nhanh.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét và chốt ý chính. 
- Từ cần tìm là: 
Lưỡi - những - thẳng băng - để - lưỡi: là lưới cày.
Thuở bé - tuổi - nửa chừng - tuổi - đã già: mặt trăng.
 - 3 - 5 học sinh đọc lại kết quả. 
______________________________________
Tự nhiên và xã hội:
Tiết 32: LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị.
- Kể được một số làng bản em đang sống. 
- GDHS biết bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Các hình trong SGK trang 62, 63; tranh ảnh sưu tầm về đô thị và làng quê.
III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
- Hãy nêu tên 1 số hoạt động công nghiệp mà em biết?
- Nhận xét đánh giá. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm. 
 Bước 1: - Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát tranh trong SGK và ghi kết quả vào bảng sau:
Làng quê
Đô thị
+ Phong cảnh, nhà cửa
+ Hoạt động sinh sống của ND
+ Đường sá, hoạt động giao thông
+ Cây cối
Bước 2 : 
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên kết luận: Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công ...; xunh quanh nhà thường có vườn cây, ao cá, chuồng trại; đường nhỏ, ít người và xe cộ qua lại....
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 
Bước 1: -Yêu cầu thảo luận trao đổi theo gợi ý. 
+ Hãy nêu sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân ở thành thị và người dân ở nông thôn? 
Bước2: - Mời đại diện một số cặp lên trình bày trước lớp .
+ Nhân dân nơi em đang sống chủ yếu làm nghề gì?
- GVKL: Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi ... Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở...
4. Hoạt động 3 : Vẽ tranh 
- Yêu cầu mỗi em vẽ 1 tranh. 
- GV tới các bàn nhắc nhở.
- GV cùng lớp nhận xét.
C. Củng cố dặn dò:
- Em cần làm gì để giữ gìn môi trường ở làng quê em ở?
- Về nhà hoàn thành bài vẽ, giờ sau trưng bày sản phẩm.
- 2HS trả lời câu hỏi.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Các nhóm cử ra nhóm trưởng để điều khiển nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập trong phiếu.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày trước lớp :
Phong cảnh nhà cửa hoạt động sinh sống của người dân, đường sá, cây cối
Làng quê
Thành
thị
Trồng trọt, chăn nuôi 
Có vườn đường chật hẹp ít xe cộ
Làm công sở nhà cao tầng, đường rộng 
- Lớp theo dõi và nhận xét bổ sung.
- Các nhóm căn cứ vào kết quả thảo luận ở hoạt động 1 để tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân ở làng quê và đô thị rồi ghi vào vào phiếu:
Nghề nghiệp ở làng quê
Nghề nghiệp ở đô thị
- Trồng trọt.
- Chăn nuôi.
..................
- Buôn bán.
- Làm việc trong các xí nghiệp ....
- Đại diện các nhóm dán bài lên bảng và trình bày kết quả làm việc.
- Cả lớp vẽ tranh.
- HS dán tranh trước lớp.
_____________________________________
Sinh hoạt:
NHẬN XÉT TUẦN 16
I. Mục tiêu:
 - HS biết nhận ra những ưu điểm và mặt tồn tại trong mọi hoạt động tuần 16. 
 - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. 
 - HS vui chơi, múa hát tập thể.
II. Các hoạt động :
1. Sinh hoạt lớp: 
 - HS nêu các ưu điểm đã đạt được và nhược điểm còn mắc ở tuần học 16. 
 - HS nêu hướng phấn đấu của tuần học 17.
 * GV nhận xét chung các ưu và nhược điểm của học sinh trong tuần học 16. Nhắc nhở h/s tiếp tục ôn tập các bảng nhân chia và quy tắc đã học.
 * GV bổ sung cho phương hướng tuần 17.
 - Phát huy các ưu điểm đã đạt được, khắc phục nhược điểm.
 - Tiếp tục ôn các quy tắc toán và bảng nhân chia đã học. Luyện đọc và viết thường xuyên ở nhà vào các buổi chiều.
 - GV tuyên dương phê bình trong tuần.
 - Phát động thi đua chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân VN 22-12.
 2. Hoạt động tập thể:
 - Tổ chức cho h/s vui chơi các trò chơi dân gian. 
 - GV theo dõi nhắc nhở các em tham gia vui chơi tích cực. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16 LOP 3(CKTKN+GT).doc