Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2007-2008 - Nguyễn Thị Lan

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2007-2008 - Nguyễn Thị Lan

 A/ Mục tiêu:

I. Tập đọc.

1. Rèn kĩ năng đọc tiếng::

- Đọc đúng các kiểu câu.

- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: trìu mến, hoàn cảnh, gian khổ, trở về.

- Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :

- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: trung đoàn trưởng, lán, Tây, Việt Nam, thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn.

- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.

 3.Thái độ: Giáo dục Hs lòng tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

II. Kể Chuyện: - Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại toàn bộ câu truyện.

 - Kể tự nhiên, phối hợp được điệu bộ, động tác ; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện. Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

B/ Chuẩn bị:

* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

* HS: SGK, vở.

 C/ Các hoạt động:

1. Khởi động: Hát. (1)

2. Bài cũ: Kiểm tra bài:”Báo cáo kết quả tháng thi đua “ noi gương chú bộ đội”. (4)

- Gv mời 3 em đọc lại bài và trả lời câu hỏi:

+ Bạn đó báo cáo với những ai?

+ Bản báo cáo gồm những nộidung nào?

+ Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì?

- Gv nhận xét, ghi điểm.

 

doc 28 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1113Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2007-2008 - Nguyễn Thị Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
 Thứ hai ngày 21 tháng 01 năm 2008
 Tiết 58-59	 Tập đọc – Kể chuyện
Ở lại với chiến khu
 A/ Mục tiêu:
I. Tập đọc.
Rèn kĩ năng đọc tiếng:: 
Đọc đúng các kiểu câu.
Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: trìu mến, hoàn cảnh, gian khổ, trở về.
Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: trung đoàn trưởng, lán, Tây, Việt Nam, thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.
 3.Thái độ: Giáo dục Hs lòng tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
II. Kể Chuyện: - Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại toàn bộ câu truyện.
 - Kể tự nhiên, phối hợp được điệu bộ, động tác ; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện. Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
B/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
* HS: SGK, vở.
 C/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Kiểm tra bài:”Báo cáo kết quả tháng thi đua “ noi gương chú bộ đội”. (4’)
- Gv mời 3 em đọc lại bài và trả lời câu hỏi:
+ Bạn đó báo cáo với những ai?
+ Bản báo cáo gồm những nộidung nào?
+ Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì?
- Gv nhận xét, ghi điểm.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) Giới thiệu bài , ghi tên bài 
Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
Gv đọc mẫu bài văn.
- Gv đọc diễm cảm toàn bài.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
Hướng dẫn Hs đọc từ khó :
- Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
 - Gv mời Hs giải thích từ mới: trung đoàn trưởng, lán, Tây, Việt Nam, Vệ quốc quân, bảo tồn.
 - Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc từng đoạn trước lớp. Bốn nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 4 đoạn.
- Một Hs đọc cả bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1 
+ Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?
- Gv mời Hs đọc thành tiếng đoạn 2.
+ Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ “ ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại ”?
+ Thái độ của các bạn sau đó thế nào?
+ Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà?
+ Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động?
- Gv mời 1 Hs đọc đoạn 3.
 + Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn?
- Gv mời 1 Hs đọc đoạn 4.
+ Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài?
+ Qua câu chuyện này, em hiểu gì về các chiến sĩ Vệ quốc quân? 
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
- Gv đọc diễn cảm đoạn 2.
- Gv cho 4 Hs thi đọc đoạn 2trước lớp .
- Gv yêu cầu 4 Hs tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn của bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- Mục tiêu: Hs nhìn tranh kể lại nội dung câu chuyện.
- Gv cho Hs một Hs đọc các câu hỏi gợi ý .
- Gv mời 1 Hs kể mẫu đoạn 2:
- Hs lần lượt kể các đoạn 3, 4.
- GV mời 3 Hs tiếp nối nhau thi kể từng đoạn của câu chuyện.
- Gv mời 1 Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan.
HT: cá nhân
Học sinh đọc thầm theo Gv.
Hs xem tranh minh họa.
Hs đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn.
Hs đọc từ Khó
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
4 Hs đọc đoạn trong bài.
Hs giải thích các từ khó trong bài. 
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Đọc từng đoạn trứơc lớp.
Bốn nhóm đọc ĐT 4 đoạn.
Một Hs đọc cả bài.
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận.
HT: lớp
Hs đọc thầm đoạn 1.
Ông đến để thông báo ý kiến của trung đoàn: cho các chiến sĩ nhỏ trở về sống với gia đình, vì cuộc sống ở chiến khu thời gian tới còn gian khổ, thiếu thốn nhiều hơn, các em khó lòng chịu nổi.
Hs đọc đoạn 2ø.
Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng mình phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy, phải trở về nhà, không được tham gia chiến đấu.
Lượm, Mừng và tất cả các bạn đều tha thiết xin ở lại.
Các bạn sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chụi ăn đói, sống chết với chiến khu, không muốn bỏ chiến khu về ở chung với tụi Tây, Việt Nam.
Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn là đừng bắt các em phải trở về.
Hs đọc đoạn 3.
Trung đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt trước những lời van xin thống thiết, van xin được chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc của các chiến sĩ nhỏ. Oâng hứa sẽ về báo với chỉ huy về nguyện vọng của các em.
Hs đọc đoạn 4.
Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.
PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
HT: nhóm
Hs thi đọc diễn cảm truyện.
Bốn Hs thi đọc đoạn 2của bài.
Hs nhận xét.
PP: Quan sát, thực hành, trò chơi.
Hs đọc các câu hỏi gợi ý.
Một Hs kể đoạn 2.
2 Hs kể đoạn 3, 4.
Từng cặp Hs kể.
Hs tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện.
Một Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
Hs nhận xét.
5. Tổng kềt – dặn dò. (1’)
Về luyện đọc lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài: Chú ở bên Bác Hồ.
Nhận xét bài học.
Toán: ( Tiết 96) Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức: - Hiểu thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước.
 - Hiểu thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng.
2.Kỹ năng: Biết tìm các điểm chính xác, thành thạo.
3.Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	 * HS: Vở, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát. (1’)
2. Bài cũ: Số 10.000 – Luyện tập. (4’)
- Gv gọi 2 Hs lên làm bài tập 3, 4. 
- Gv nhận xét bài làm của HS.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’) Giới thiệu bài, ghi tên bài.
 4.Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Giới thiệu điểm ở giữa và trung điểm của đoạn thẳng.
- Mục tiêu: Giúp Hs làm quen điểm ở giữa và trung điểm của đoạn thẳng..
a) Giới thiệu điểm ở giữa.
- Gv kẻ hình trong SGK trên bảng phụ 
- Gv nhấn mạnh: A, O, B là ba điểm thẳng hàng. 
- Theo thứ thự : điểm A, rồi đến điểm 0, đến điểm B (hướng từ trái sang phải) . 0 là điểm ở giữa hai điểm A và B. 
b) Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng.
 - Gv vẽ hình trong SGK.
 - Gv nhấn mạnh 2 điều kiện để M là trung điểm của đoạn AB
+ M là điểm ở giữa hai điểm A và B.
+ AM = MB (độ dài của đoạn thẳng AM bằng độ dài của đoạn thẳng MB và cùng bằng 3cm)
* Hoạt động 2: Làm bài 1.
- Mục tiêu: Giúp Hs tìm ba điểm thẳng hàng và trung điểm của đoạn thẳng.
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs làm bài và thảo luận nhóm đôi.
- Gv yêu cầu Hs làm vào VBT.
- Yêu cầu đại diện các cặp Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
* Bài 2:
- Gv gọi 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv mời 1 –2 Hs nhắc lại điều kiện để trở thành trung điểm của đoạn thẳng.
- Gv yêu cầu Hs mẫu.
- Gv yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
- Gv nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 3: Làm bài 3, 4.
-Mục tiêu: Giúp tìm điểm ở giữa và trung điểm của đoạn thẳng.
Bài 3: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình trong SGK.
- Gv yêu cầu cả lớp bài vào vở bài tập, 4 nhóm Hs thi làm bài tiếp sức.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
HT: lớp, cá nhân
Hs quan sát hình vẽ.
 A O B
Hs nhắc lại.
Hs lắng nghe.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận theo nhù om đôi.
Đọc số : ba ngìn hai trăm năm mươi tư.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
Đại diện các cặp lên bảng làm bài.
Hs nhận xét.
Vài Hs đọc lại kết quả đúng.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
1-2 Hs nhắc lại.
Một Hs làm mẫu.
Cả lớp làm vào VBT.
Hs lên trả lời và giải thích.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm bài vào VBT.
4 nhóm Hs lên bảng thi làm bài.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
5. Tổng kết – dặn dò. (1’)
- Về tập làm lại bài 2,3. Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
Chính tả : (Tiết 39) Nghe – viết : Ở lại với chiến khu
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: - Nghe và viết chính xác , trình bày đúng, đẹp của bài “ Ở chiến khu” .
 - Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài, ghi đúng các dấu câu. 
Kỹ năng: Làm đúng bài tập chính tả, điền vào chỗ trống tiếng có âm uôt/uôc
Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở sạch.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ viết BT2.	 
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Trần Bình Trọng. (4’)
- Gv gọi Hs viết các từ: biết tin, dự tiệc, tiêu diệt, chiếc cặp.
- Gv nhận xét bài thi của Hs.
Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)	
 Giới thiệu bài , ghi tên bài. 
Phát triển các hoạt động: (28’)
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe - viết đúng bài  ... động: Hát. (1’)
2. Bài cũ: Luyện tập (4’).
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2.
Ba Hs đọc bảng chia 3, 4, 5.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
Giới thiệu bài – ghi tên bài.
4. Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 3526 + 2759
- Mục tiêu: Giúp Hs làm quen với cộng các số trong phạm vi 10.000.
a) Giới thiệu phép cộng 3526 + 2759.
- Gv nêu phép cộng 3526 + 2759 .
- Gv yêu cầu Hs thực hiện phép tính.
- Gv hỏi: Muốn cộng hai số có đến bốn chữ số ta làm thế nào? 
 * 6 cộng 9 bằng 15, viết 5 nhớ 1. 
 3526 * 2 cộng 5 bằng 7, thêm 1 bằng 8, viết 8. 
+ 2759 * 5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ 1
 6285 * 3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6. 
- Gv nhận xét: Muốn cộng hai số có đến bốn chữ số ta viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau: chữ số hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục,  rồi viết dấu cộng, kẻ vạch ngang và cộng từ phải sang trái.
* Hoạt động 2: Làm bài 1, 2.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết cộng các số có 4 chữ số.
Cho học sinh mở vở bài tập.
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs tự làm vào VBT. Bốn Hs lên bảng làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lại:
Bài 2:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu 3 nhóm Hs thi làm. Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 4: Làm bài 3, 4.
- Mục tiêu: Giúp cho các em biết giải bài toán có lời văn, xác định trung điểm của hình chữ nhật.
Bài 3:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi:
+ Bài toán hỏi gì?
- Gv yêu cầu cả lớp làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm
- Gv nhận xét, chốt lại:
Số cây của cả hai đội là:
 3680 + 4220 = 7900 (cây)
 Đáp số: 7900 cây.
Bài 4:
- Mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv mời 1 Hs nhắc lại cách tìm trung điểm.
- Gv mời 1 Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
HT: lớp
 Hs đặt và thực hiện phép tính
 3526
+ 2759
 6285
Hs : ta cộng từ hàng đơn vị, chục, trăm, hàng nghìn.
4 –5 Hs nhắc lại.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HT: cá nhân
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
4 Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Cả lớp làm vào VBT. Ba Hs lên thi làm bài tiếp sức.
Hs nhận xét.
PP: Trò chơi, luyện tập, thực hành.
HT: cá nhân, nhóm
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi..
Cả hai đội trồng đượcù bao nhiêu cây?.
Hs cả lớp làm vào VBT. 1 Hs lên bảng làm
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs nhắc lại
1 Hs lên bảng làm. Cả lớp làm vào VBT.
Hs cả lớpnhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò. (1’)
- Về tập làm lại bài.
Làm bài 2,3.
 - Chuẩn bị bài: Luyện tập.	
 - Nhận xét bài học.
Tự nhiên xã hội : (Tiết 40) Thực vật
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs :
 Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh.
Kỹ năng: 
Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
 c) Thái độ: 
- Yêu thích thiên nhiên 
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 76, 77.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
	 1 .Khởi động: Hát. 1’
	2 . Bài cũ: Ôân tập: Xã hội
3 . Giới thiệu và nêu vấn đề:1’
Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
	 4. Phát triển các hoạt động. 28’
* Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên.
- Mục tiêu: Hs nêu được những điển giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh. Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
. Cách tiến hành.
Bước1: Tổ chức, hướng dẫn.
- Gv chia nhóm, phân khu vực quan sát cho từng nhóm, hướng dẫn Hs cách quan sát cây cối ở khu vực các em được phân công.
- Gv giao nhiệm vụ và gọi một vài Hs nhắc lại nhiệm vụ quan sát trước khi cho các nhóm ra quan sát cây cối ở sân trường hay xung quanh.
Bước 2: Làm việc theo nhóm ngoài nhiên nhiên.
 Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo trình tự :
+ Chỉ vào từng cây và nói tên các cây có ở khu vực nhóm được phân công ?
+ Chỉ và nói tên từng bộ phận của cây?
+ Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó?
- Gv mời một số nhóm trình bày.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Gv mời đại diện của từng nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
- Gv giúp Hs nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật ở xung quanh và đi đến kết luận như trang 77 SGK.
- Gv nhận xét, chốt lại.
* Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
- Mục tiêu: Hs biết vẽ và tô màu một số cây.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm cá nhân.
- Gv yêu cầu Hs lấy giấy và bút chì ra để vẽ một vài cây mà các em quan sát được.
- Lưu ý: Tô màu, ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ.
Bước 2: Trình bày.
- Từng cá nhân dán bài của mình trước lớp.
- Gv mời một số Hs lên tự giới thiệu về bức tranh của mình.
- Gv nhận xét.
PP: Quan sát, thảo luận nhóm.
HT : Lớp , cá nhân, nhóm
Hs chú ý lắng nghe.
Hs thảo luận nhóm.
Hs trả lời các câu hỏi trên.
Một số nhóm lên trình bày.
Các nhóm báo cáo kết quả.
Nhóm còn lại sẽ bổ sung.
Hs nhắc lại
PP: Thảo luận, luyện tập, thực hành.
HT : Lớp , cá nhân, nhóm
Hs vẽ tranh và tô màu.
Hs trình bày và giới thiệu các bức tranh của mình.
Hs các nhóm khác nhận xét.
5 .Tổng kết – dặn dò. 1'
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Thân cây.
 - Nhận xét bài học.
 Tập làm văn (Tiết20) Báo cáo hoạt động
 I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs
- Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua – lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin.
b) Kỹ năng: 
- Biết viết báo cáo ngắn ngọn, rõ ràng gửi cô giáo (thầy giáo).
c) Thái độ: 
- Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở.
 II/ Chuẩn bị:	
 * GV: Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. 
 * HS: VBT, bút.
 III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Chàng trai Phù Ủng. (4’)
- Gọi 2 Hs kể lại câu chuyện “ Chàng trai Phù Ủng”.
- Gv gọi 2 Hs đọc lại bảng báo cáo.
- Gv nhận xét bài kiểm tra.
Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
	Giới thiệu bài + ghi tên bài.
Phát triển các hoạt động: (28’)
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm bài.
Mục tiêu: Giúp các em biết báo cáo kết quả học tập và viết được các báo cáo đó.
+ Bài tập 1:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của.
- Gv yêu cầu Hs dựa vào bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “ Noi gương chú bộ đội”. Hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng qua.
- Gv Nhắc nhở Hs .
+ Báo cáo hoạt động của tổ chỉ theo 2 mục : 
 Mục 1: Học tập.
 Mục 2: Lao động.
 Trước khi đi vào các nội dung cụ thể, cần nói lời mở đầu : “ Thưa các bạn”.
+ Báo cáo cần chân thực, đúng thực tế hoạt động của tổ mình
+ Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng cần báo cáo với lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin.
- Gv yêu cầu các tổ làm việc:
+ Các thành viên trao đổi, thống nhất kết quả học tập và lao động của tổ trong tháng.
+ Lần lượt từng hs đóng vai tổ trưởng. Báo cáo trước lớp về kết quả học tập và lao động của tổ mình.
+ Một vài Hs đóng vai tổ trưởng thi trình bày báo cáo trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn có bản cáo cáo tốt nhất.
+ Bài tập 2:
- Yêu cầu hs đọc đề bài.
- Gv phát bản phô tô mẫu báo cáo cho từng Hs. Và giải thích:
+ Báo cáo này có phần quốc hiệu.
+ Có điạ điểm, thời gian viết.
+ Tên báo cáo ; báo cáo của tổ , lớp, trường nào.
+ Người nhận báo cáo.
- Gv nhắc Hs: điền vào mẫu báo cáo nội dung thật ngắn gọn, rõ ràng.
- Từng hs tưởng tượng mình là tổ trưởng, viết báo cáo của tổ về các mặt học tập, lao động.
- Gv nhận xét, tuyên dương những bạn kể tốt.
PP: Quan sát, giảng giải, thực hành.
HT: cá nhân
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs lắng nghe.
Các thành viên trao đổi trong nhóm.
Hs cả lớp lần lượt đóng vai tổ trưởng để báo cáo trước lớp.
Một vài Hs thi báo cáo trước lớp.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs lắng nghe.
Hs điền và nội dung bảng báo cáo.
 Hs đọc bảng báo cáo của mình.
Hs cả lớp nhận xét.
 5 Tổng kết – dặn dò. (1’)
Về nhà tập kể lại chuyện.
Chuẩn bị bài: Nói về trí thức . Nghe kể: Nâng niu từng hạt giống.
Nhận xét tiết học.
SINH HOẠT Tiết 20 SƠ KẾT LỚP tuÇn 20
I.Mơc tiªu:
-§¸nh gi¸ tuÇn 20, nh÷ng viƯc ®· lµm ®ưỵc vµ lªn kÕ ho¹ch tuÇn 21.
- -Häc sinh cã tÝnh m¹nh d¹n, nghiªm tĩc. Biết tự rút ra bài học cho bản thân.
II.Lªn líp:
1.ỉn ®Þnh líp: H¸t
2.§¸nh gi¸ t×nh h×nh tuÇn 20:
-3 tỉ trưëng vµ líp trưëng b¸o c¸o. 
-Gi¸o viªn ®¸nh gi¸ chung.
a) ưu ®iĨm:
-Ngoan ngo·n, lƠ phÐp, nghiªm tĩc trong häc tËp, vƯ sinh c¸ nh©n, trưêng líp s¹ch ®Đp.
 -Häc tËp cã nhiỊu tiÕn bé, häc bµi ®Çy ®đ tríc khi ®Õn líp, ch¨m chĩ nghe gi¶ng, h¨ng say ph¸t biĨu x©y dùng bµi nh em: 
 -ThĨ mü: Cã sinh ho¹t 15 phĩt
 -C«ng t¸c kh¸c: Thùc hiƯn tèt mäi ho¹t ®éng cđa nhµ trưêng ®Ị ra.
b)Nhưỵc ®iĨm:
- Còn nói chuyện riêng, vệ sinh cá nhân chưa tốt.
 3.KÕ ho¹ch tuÇn 21:
-Ph¸t huy nh÷ng ưu ®iĨm, kh¾c phơc nh÷ng nhưỵc ®iĨm cđa tuÇn 19 ®Ĩ tuÇn 20 ®¹t kÕt qu¶ cao.
-Ph¸t ®éng phong trµo häc tËp ®¹t nhiỊu ®iĨm tèt chµo mõng ngµy thµnh lËp §¶ng Céng s¶n ViƯt Nam.
 -Thùc hiƯn tèt 5 ®iỊu B¸c Hå d¹y. Đảm bảo ATGT, ANHĐ

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20.doc