MỤC TIÊU:
1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai : Ruộng nương, lên rừng, lập mưu .
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.
- Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai bà Trưng và nhân dân ta (trả lời được các CH trong SGK).
2. Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ truỵện trong Sgk.
TUẦN 19: Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2011 BUỔI 1: Chào cờ: TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG __________________________________ Tập đọc+Kể chuyện: Tiết 55+56: HAI BÀ TRƯNG I. MỤC TIÊU: 1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai : Ruộng nương, lên rừng, lập mưu . - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện. - Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai bà Trưng và nhân dân ta (trả lời được các CH trong SGK). 2. Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ truỵện trong Sgk. - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Tiết 1: Tập đọc: A. KIÊM TRA: Thông báo kết quả kiểm tra học kì I. B. BÀI MỚI : 1. Giớ thiệu bài: 2. Luyện đọc: a. GV đọc mẫu toàn bài kết hợp hướng dẫn cách đọc - Nghe đọc. - HS nghe b. HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu. - HS nối tiếp đọc câu. + HD học sinh đọc từ khó - Đọc từng đoạn trước lớp + HS luyện phát âm từ khó - HS nối tiếp đọc đoạn +HD học sinh đọc câu văn dài. + HS luyện đọc câu văn HS giải nghĩa từ mới ( Chú giải) + Đọc từng đoạn trong nhóm.GV theo dõi nhắc nhở. - HS đọc theo nhóm 2. - HS đọc thi đọc. Tiết 2: 3. Tìm hiểu bài: - Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta? - Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp ruộng nương - Hai Bà Trưng có tài và có trí lớn như thế nào? - Hai bà Trưng rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông. - Vì sao hai bà Trưng khởi nghĩa? - Vì Hai Bà Trưng yêu nước thương dân, căm thù giặc. - Hãy tìm những chi tiết nói nên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa. - Hai Bà Trưng mặc áo giáp phục thật đẹp - Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào? - Thành trì của giặc lần lượt bị sụp đổ - Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính hai bà Trưng? - Vì hai bà là người lãnh đạo và giải phóng nhân dân khỏi ách thống trị 4. Luyện đọc lại: - GV đọc diễn cảm 1 đoạn. - Tổ chức cho h/s đọc bài. Gv theo dõi hướng dẫn. - HS nghe. - HS thi đọc bài. - GV nhận xét ghi điểm. - HS nhận xét. Kể chuyện: 1. GV nêu nhiệm vụ: - HS nghe. 2. HD HS kể từng đoạn theo tranh: - GV hướng dẫn HS. + GV treo tranh vẽ và chỉ gợi ý kể chuện. - HS kể mẫu. + Không cần kể đoạn văn hệt theo văn bản SGK. - Tổ chức cho h/s tập kể. - GV nhận xét ghi điểm. - HS nghe. - HS Quan sát lần lượt từng tranh trong SGK. - Tập kêt theo cặp. - 4 HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn. - HS nhận xét. C. CỦNG CỐ DẶN DÒ: - Em nhận xét gì về Hai Bà Trưng? - Về nhà học bài, tập kể câu chuyện cho người thân nghe. ___________________________________ Toán: Tiết 91: CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: Giúp HS - Nhận biết các số có bốn chữ số (các chữ số đều khác 0) - Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng. - Bước đầu nhận ra giá trị của các số trong một nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản). Bài 1, bài 2, bài 3 (a, b)- (tr91) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Các tấm bìa 10, 100 ô vuông. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A. KIỂM TRA: B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu số có bốn chữ số. - GV giới thiệu số: 1423 + GV yêu cầu lấy 10 tấm bìa có 100 ô vuông. - HS lấy quan sát và trả lời tấm bìa có 100 ô vuông + Có bao nhiêu tấm bìa? - Có 10 tấm. + Vậy có 10 tấm bìa 100 ô vuông thì có tất cả bao nhiêu ô vuông? - Có 1000 ô vuông. - GV yêu cầu. + Lấy 4 tấm bìa có 100 ô vuông. - HS lấy. + Lấy 4 tấm bìa mỗi tấm có 100 ô vuông. Vậy 4 tấm thì có bao nhiêu ô vuông? - Có 400 ô vuông. - GV nêu yêu cầu. - HS lấy 2 tấm bìa mỗi tấm bìa 10 ô vuông. + Vậy hai tấm có tất cả bao nhiêu ô vuông. - 20 ô vuông. - GV nêu yêu cầu. - HS lấy 3 ô vuông rời. - Như vậy trên hình vẽ có 1000, 400, 20, 3 ô vuông. - GV kẻ bảng ghi tên các hàng. + Hàng đơn vị có mấy đơn vị? + Hàng chục có mấy chục? - 3 Đơn vị - 2 chục. + Hàng trăm có mấy trăm? - 400 + Hàng nghìn có mấy nghìn? - 1 nghìn - GV gọi đọc số: 1423 - HS nghe - nhiều HS đọc lại. + GV hướng dẫn viết: Số nào đứng trước thì viết trước - HS quan sát. + Số 1423 là số có mấy chữ số? - Là số có 4 chữ số. + Nêu vị trí từng số? + Số 1: Hàng nghìn + Số 4: Hàng trăm. + Số 2: Hàng chục. + Số 3: Hàng đơn vị. - GV gọi HS chỉ. - HS chỉ vào từng số và nêu vị trí từng số. 2. Thực hành. Bài 1*: - GV gọi HS nêu yêu cầu. - 2 HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS làm vào SGK. - HS làm SGK, nêu kết quả. - Viết số: 3442 - Gọi HS đọc bài. - GV nhận xét - ghi điểm. - Đọc: Ba nghìn bốn trăm bốn mươi hai. Bài 2(93). - GV gọi HS nêu yêu cầu. - HS nêu yêu cầu. - HS làm vào SGK. - GV theo dõi HS làm bài.( Không yêu cầu viết) a) 1984 -> 1985 -> 1986 -> 1987 -> 1988 ->1989. - Gọi HS đọc bài. b) 2681 -> 2682 -> 2683 -> 2684 -> 2685 - GV nhận xét. c) 9512 -> 9513 -> 9514 -> 9515 -> 9516 -> 9517. C. CỦNG CỐ DẶN DÒ: - Nêu cách đọc số có bốn chữ số? - 1 HS nêu ( Đọc , viết các số có 4 chữ số) - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. BUỔI 2: Tiếng Việt(TĐ): Tiết 19: LUYỆN ĐỌC: HAI BÀ TRƯNG I. MỤC TIÊU: - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai : Ruộng nương, lên rừng, lập mưu .Giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện. - Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn HK1. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài. Hiểu ND truyện: ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của hai Bà Trưng và nhân dân ta. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC : A. KTBC . B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc : a. GV đọc mẫu toàn bài nhắc lại cách đọc. - HS nghe b. HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ . + Cho HS đọc từng câu. - HS nối tiếp đọc câu. + Cho HS đọc từng đoạn trước lớp. - HS nối tiếp đọc đoạn. - HS giải nghĩa từ mới. + Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm. - HS đọc theo nhóm 4. - 3 -> 4 HS đọc. - Lớp đọc ĐT đoạn 1. 3. Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm 1 đoạn. - HS nghe. - HS thi đọc bài. - HS nhận xét. - GV nhận xét ghi điểm. C. CỦNG CỐ DẶN DÒ: - Câu chuyện này giúp các em hiểu được điền gì? - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. ___________________________________ Toán: Tiết 55: LUYỆN TẬP: CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: - Nhận biết các số có bốn chữ số (các chữ số đều # 0) - Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng. - Bước đầu nhận ra giá trị của các số trong một nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản). II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC. A. KIỂM TRA: - Gọi h/s đọc số 2505? - Nhận xét cho điểm. B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: - GV gọi HS nêu yêu cầu BT. - 2 HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS đọc bài - GV nhận xét - ghi điểm. - HS làm bài. - Viết số: 5443 - Đọc: Năm nghìn bốn trăm bốn mươi ba. Bài 2. - GV gọi HS nêu yêu cầu. - 2 HS nêu yêu cầu. - HS làm bài bảng phụ. - GV theo dõi HS làm bài. a) 2984 ->2985 -> 2986 ->2987 -> 2988 ->2989. - Gọi HS đọc bài. b) 2691 -> 2692 -> 2693 -> 2694 -> 2695 - GV nhận xét. c) 9514 -> 9515-> 9516 -> 9517 -> 9518 -> 9519. C. CỦNG CỐ DẶN DÒ: - Nêu ND bài. - 1 HS nêu - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. ___________________________________ Thể dục: ( Thầy Đăng soạn giảng) ____________________________________________________________________ Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2011 BUỔI 1: Toán: Tiết 92: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : - Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0). - Biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số. - Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn (từ 1000 đến 9000).(Bài 1, bài 2, bài 3 (a, b), bài 4)- (tr94) II. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC. A. KIỂM TRA: - GV viết bảng: 1425; 1321 - GV nhận xét. B. BÀI MỚI: - HS lên bảng viết lại cách đọc. 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: Bài 1 *(94) - Gọi HS nêu yêu cầu. - 2 HS nêu yêu cầu BT. - Yêu cầu HS làm SGK, đọc bài. - GV nhận xét ghi đểm. - HS đọc sau đó viết số. 9461 1911 1954 5821 4765 Bài 2 (94) HS nêu yêu cầu BT. - HD HS làm vào SGK . - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét ghi điểm. - HS làm bài + nêu kết quả. + 6358: Sáu nghìn ba trăm năm mươi tám. + 4444: Bốn nghìn bốn trăm bốn mươi bốn. + 8781: Tám nghìn bảy trăm tám mươi mốt. Bài 3 (94) HS nêu yêu cầu BT. - Yêu cầu HS làm vào vở. - HS làm BT. a) 8650; 8651; 8652; 8653; 8654; 8655; 8656 . - GV gọi HS đọc bài. b) 3120; 3121; 3122; 3123; 3124 c) 6494; 6495; 6496; 6497 - GV nhận xét. Bài 4 (94) HS nêu yêu cầu. - HD chơi thi giữa hai đội. - 2 đội thi làm bài. - Tổ chức thi. I I I I I I - GVnhận xét. 0 1000 2000 3000 4000 5000 C. CỦNG CỐ DẶN DÒ. - Gọi h/s đọc số 3011; 3004? - Về nhà học bài chuẩn bị bài sau. _____________________________________ Chính tả: Tiết 37: HAI BÀ TRƯNG I. MỤC TIÊU: - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng BT (2) a/b hoặc bài tập (3) a/b hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bảng phụ viết 2 lần ND bài tập 2a - Bảng lớp chia cột để làm BT3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. KIỂM TRA: B. BÀI MỚI : 1. Giới thiêuị bài: 2. HD HS nghe viết: a. HD HS chuẩn bị. - GV đọc 1 lần đoạn 4 của bài Hai Bà Trưng. - HS nghe. - HS đọc lại. + Tìm các tên riêng trong bài chính tả? Các tên riêng đó viết như thế nào? - Tô Định, Hai Bà Trưng, là các tên riêng chỉ người nên đều phải viết hoa. - GV đọc 1 số tiếng khóyêu cầu h/s thi đua viết đúng. - HS luyện viết vào bảng con. - GV quan sát, sửa sai cho HS. b. GV đọc bài. - GV theo dõi, uốn nắn thêm cho HS yếu. - Giáo viên đọc cho HS soát lỗi - HS nghe viết vào vở. - HS soát lỗi, chữa lỗi bằng bút chì c. Chấm chữa bài. - GV thu vở chấm điểm. - GV nhận xét 1 số bài viết của HS. 3. HD làm bài tập. Bài 2(a): - 2 HS nêu yêu cầu. - HD làm bài. - HS làm bài vào Sgk. - GV mở bảng phụ. - 2 HS lên bảng làm thi điền nhanh vào chỗ trống. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - HS nhận xét. + Lành lặn, nao núng, lanh lảnh Bài 3(a): - GV gọi HS nêu yêu cầu. - HS nêu yêu cầu BT. - Cả lớp làm vào Sgk. - GV cho HS chơi trò chơi tiếp sức. - HS chơi trò chơi. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng - HS nhận xét + Lạ ... ho thấy con đom đóm được nhân hoá? - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. _________________________________ Mĩ thuật: Tiết 19: VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG I. MỤC TIÊU: - Hiểu các cách sắp xếp hoạ tiết và sử dụng màu sắc trong hình vuông. - Biết cách trang trí hình vuông. - Trang trí được hình vuông.( HS khá giỏi: Chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối, phù hợp với hình vuông, tô màu đều, rõ hình chính, phụ.) II. CHUẨN BỊ: - 1 số đồ vật HV có trang trí. - Hình gợi ý cách trang trí hình vuông. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài. 2. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét. - GV cho HS xem một vài bài trang trí HV. - HS quan sát. + Nêu cách sắp xếp các hoạ tiết ở hình vuông? - Hoạ tiết lớn ở giữa, hoạ tiết nhỏ ở bốn xung quanh, hoạ tiết giống nhau vẽ bằng nhau và cùng màu, cùng độ đậm nhạt. + Nêu cách vẽ màu? + Màu ở trọng tâm có đậm nhạt, hoạ tiết giống nhau vẽ mầu giống nhau.... 3. Hoạt động 2: Cách trang trí. - GV hướng dẫn: + Vẽ hình vuông, kẻ các đường trục. - HS nghe, quan sát. + Vẽ hình mảng, vẽ các hoạ tiết. 4. Hoạt động 3: Thực hành. - GV yêu cầu h/s tập vẽ. Theo dõi nhắc nhở: - HS thực hành vào vở. + Không dùng quá nhiều màu. + Vẽ màu hoạ tiết chính trước, màu hoạ tiết phụ sau. + Màu có đậm nhạt cho rõ. 5. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá. - GV chọn một số bài vẽ đẹp hướng dẫn nhận xét. - HS quan sát nhận xét và xếp loại. - HS tìm ra bài vẽ mình thích. 6. Dặn dò: - Về nhà sưu tầm tranh vẽ ngày Tết, ngày hội. - HS nghe. ___________________________________________ BUỔI 2: Anh văn: ( Cô Chinh soạn giảng) _____________________________________ Toán: Tiết 57: LUYỆN TẬP; CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: - Giúp HS: Nhận biết cấu tạo thập phân của các số có bốn chữ số. - Biết viết số có 4 chữ số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC. A. KIỂM TRA: - Gọi HS lên bảng viết các số 9683 thành tổng. - Nhận xét đánh giá. B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài- Ghi đầu bài 2. Hướng dẫn HS ôn luyện. - HS lên bảng. 9683 = 9000 + 600 + 80 + 3 Bài 1: - Yêu cầu HS làm vào vở. - 2 HS nêu yêu cầu BT + 1HS đọc mẫu - 2 HS lên bảng làm + lớp làm vào vở. - GV gọi HS đọc bài, nhận xét. a. 2952 = 2000 + 900 + 50 + 2 7845 = 7000 + 800 + 40 + 5 5858 = 5000 + 800 + 50 +8 . b. 3003 = 3000 + 3 - GV nhận xét ghi điểm. 9010 = 9000 + 10 Bài 2 : - 2 HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm vào bảng con. 5000 + 500 + 60 + 7 = 5567 - GV sửa sai, sau mỗi lần giơ bảng. 4000 + 600 + 10 + 2 = 4612 8000 + 900 + 90 + 9 = 8999 . 7000 + 10 + 5 = 7015 3000 + 400 + 4 = 3404 2000 + 20 = 2020 . Bài 3 : Gọi HS nêu yêu cầu. - 2 HS nêu yêu cầu BT - HD làm bài bảng con. - HS làm vào bảng con 8666 ; 8660 ; 8600 - GV nhận xét, sửa sai cho HS C. CỦNG CỐ DẶN DÒ: - Nêu ND bài ? - 1 HS nêu - Về nhà học bài chuẩn bị bài sau * Đánh giá tiết học _____________________________________ Tiếng Việt(LTVC+TLV): Tiết 19: LUYỆN TẬP: NHÂN HOÁ-CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO? KỂ LẠI CÂU CHUYỆN CHÀNG TRAI LÀNG PHỦ ỦNG I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, các cách nhân hoá. - Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi khi nào? - Viết lại được câu trả lời cho câu hỏi trong bài Chàng trai làng Phù Ủng. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC. A. KIỂM TRA. B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài. 2. HD làm bài tập. Bài 2(VBT-2): - GV gọi HS nêu yêu cầu. - 2 HS nêu yêu cầu. - HS làm vào nháp. - 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT. GV chốt lời giải đúng. - HS nhận xét. Tên các con vật Các con vật được gọi bằng Các con vật được tả bằng Cò Bợ Vạc Chị thím Ru hỡi rù hời Bài 2: - GV gọi HS nêu yêu cầu. - HD gạch chân các từ trả lời câu hỏi khi nào. - 1 HS nêu yêu cầu. - HS đọc các câu. a. Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối. - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. - HS làm bài. Bài 3(VBT-5): - GV gọi HS nêu yêu cầu. - Gợi ý h/s viết lại các câu trả lời của bài. - HS nêu yêu cầu. - HS làm vào nháp. - GV mời 3 HS lên bảng làm bài tập. - HS làm bài VBT. - Nêu câu hỏi. - HS trả lời. - GV nhận xét. C. CỦNG CỐ DẶN DÒ: - Hàng ngày em họ bài khi nào? - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét tiết học. ____________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2011 Toán: Tiết 95: SỐ 10.000- LUYỆN TẬP. I. MỤC TIÊU. - Biết số 10000 (mười nghìn hoặc một vạn). - Biết về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có bốn chữ số.( Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4, bài 5)- (tr97) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - 10 tấm bức viết 1000. III. CÁC HĐ DẠY HỌC: A. KIỂM TRA : - Gọi h/s làm bài. - GV nhận xét. B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu số 10000. - GV xếp 8 tấm bìa HS nắm được cấu tạo và đọc được số 10000. - HS làm bài. 7000 + 10 + 5 = 7015 8000 + 900 + 90 + 9 = 8999 - GV xếp 8 tấm bìa ghi 1000 như SGK HS quan sát. + Có 8 tấm bìa, mỗi tấm ghi 1000 vậy 8 tấm có mấy nghìn ? - Có 1 000 - Vài HS đọc 8000 - GV yêu cầu HS lấy thêm 1 tấm bìa có ghi 1000 rồi vừa xếp tiếp vào nhóm 8 tấm rồi vừa xếp vừa quan sát. - HS quan sát- trả lời. + Tám nghìn thêm 1 nghìn là mấy nghìn? 9000- nhiều HS đọc. - GV yêu cầu HS lấy thêm tiếp 1 tấm bìa có ghi 1000 rồi xếp vào nhóm 9 tấm bìa. - HS thực hiện. - 9000 thêm 1000 là mấy nghìn ? - 10000 hoặc 1 vạn. - Nhiều học sinh đọc. + Số 10000 gồm mấy chữ số ? 5 chữ số gồm 1 chữ số 1 và 4 chữ số 0 2. Thực hành: Bài 1*. - GV gọi HS nêu yêu cầu. - HS nêu yêu cầu. - GV yêu cầu HS làm vào vở. - 1000, 2000, 3000, 4000, 5000, 6000, 7000 8000, 9000, 10000. - HS đọc bài làm. - Các số tròn nghìn đều có tận cùng bên phải mấy chữ số 0? - Có 3 chữ số 0. + Riêng số 10 000 có tận cùng bên phải mấy chữ số 0? - 4 chữ số 0. Bài 2: - HS nêu yêu cầu BT. - GV gọi 2HS lên bảng+ lớp làm vở. - 9300, 9400, 9500, 9600,9700, 9800, 9900. - GV gọi HS đọc bài. - Vài HS đọc bài. - GV nhận xét. HS nhận xét. Bài 3. Củng cố về số tròn chục. - GV gọi HS nêu yêu cầu. - HS nêu yêu cầu BT. - GV yêu cầu HS làm vào vở. 9940, 9950, 9960, 9970, 9980, 9990 - HS đọc bài. - GV nhận xét ghi điểm. HS nhận xét. Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu. 2 HS nêu yêu cầu BT - Gọi HS lên bảng+ lớp làm vở. - 9995, 9996, 9997, 9998, 9999, 10000 - HS đọc bài làm. - GV nhận xét. - HS nhận xét. Bài 5 : - HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS làm vở - nêu kết quả. + Số liền trước có 2665, 2664. - GV theo dõi nhắc nhở. + Số liền sau số 2665; 2666 - GV nhận xét. - HS đọc kết quả- nhận xét C. CỦNG CỐ DẶN DÒ: - Nêu cấu tạo số 10000? - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Chính tả: Tiết 38: TRẦN BÌNH TRỌNG I. MỤC TIÊU : - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng BT (2) a/b hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn. II. CHUẨN BỊ: - Bảng phụ viết ND bài tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. KIỂM TRA: - GV đọc: liên hoan, nên người, lên lớp - GV nhận xét. B. BÀI MỚI : 1. Giới thiệu bài: 2. HD HS nghe viết: - HS viết bảng lớp. a. HD chuẩn bị : - GV đọc bài chính tả. - HS nghe. - HS đọc lại. - 1 HS đọc chú giải các từ mới. + Khi giặc dụ dỗ hứa phong chức tước cho Trần Bình Trọng, Trần Bình Trọng đã khảng khái trả lời ra sao? - Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc. + Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ? - Đầu câu, đầu đoạn, tên riêng. + Câu nào được đặt trong ngoặc kép ? - Câu nói của Trần Bình Trọng trả lời quân giặc. - GV đọc 1 số tiếng khó: giặc, dụ dỗ, tước vương, khảng khái. - HS luyện viết vào bảng con. - GV quan sát sửa sai cho HS. b. GV đọc bài cho HS viết: - HS nghe viết bàivào vở. - GV theo dõi uốn nắn cho h/s yếu. - GV đọc lại bài. - HS dùng bút chì soát lỗi. c. Chấm chữa bài: - GV thu vở chấm điểm. - GV nhận xét bài viết. 3. HD làm bài bài tập: Bài 2 (a): - GV gọi HS nêu yêu cầu BT - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm vào SGK. - GV cho HS làm bài thi đua. - 3 HS điền thi trên bảng. - GV nhận xét ghi điểm. a. Nay là - liên lạc - nhiều lần - luồn Sâu nắn tình hình - có lần - ném lựu đạn - 1 - 2HS đọc toàn bộ bài văn. C. CỦNG CỐ DẶN DÒ : - Nêu lại ND bài ? - 1 HS nêu. - Về nhà học bài chuẩn bị bài sau. - Đánh giá tiết học. Tự nhiên và xã hội: Tiết 38: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ( TIẾP) I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết: Nêu được tầm quan trọng của việc xử lí nước thải hợp vệ sinh đối với đời sống con người, động vật và thực vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình vẽ trang 72, 73 Sgk III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. KIỂM TRA: - Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng ếu bừa bãi? - GV nhận xét đánh giá. B. BÀI MỚI : 1. Hoạt động 3: Quan sát tranh. - Ở gia đình hoặc ở địa phương em thì nước thải được chảy vào đâu ? - HS trả lời. - Theo em cách xử lý như vậy đã hợp lý chưa ? - HS trả lời. - Nên xử lý như thế nào thì hợp vệ sinh, - HS trả lời. không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh ? - Theo bạn hệ thống cống nào hợp vệ sinh, tại sao ? - Các nhóm quan sát H3 , 4 ( 73 ) và thảo luận nhóm. - Theo bạn, nước thải có cần xử lý không ? * Kết luận : Việc xử lý các nước thải nhất là nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung là cần thiết. C. CỦNG CỐ DẶN DÒ : - Vì sao cần giữ vệ sinh môi trường? Em và gia đình thực hiện giữ vệ sinh môi trường thế nào? - Về nhà học bài chuẩn bị bài sau. - Các nhóm trình bày. _____________________________________ Sinh hoạt: NHẬN XÉT TUẦN 19 I. MỤC TIÊU: - HS biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 19. - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. - HS vui chơi, múa hát tập thể. II. CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Sinh hoạt lớp: - HS tự nêu các ưu điểm đã đạt được và nhược điểm còn mắc ở tuần học19. - HS nêu hướng phấn đấu của tuần học 20. * GV nhận xét chung các ưu và nhược điểm của học sinh trong tuần học 19. * GV bổ sung cho phương hướng tuần 20 : - GV nêu gương một số em chăm học, hăng hái phát biểu ý kiến, giữ gìn trật tự lớp học để lớp học tập. Nhắc nhở những em chưa chịu học bài. 2. Hoạt động tập thể: - Tổ chức cho h/s vui chơi các trò chơi dân gian và múa hát các bài hát của đội. - GV theo dõi nhắc nhở các em tham gia tích cưc.
Tài liệu đính kèm: