Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần 2 năm học 2011

Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần 2 năm học 2011

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc:

- Đọc đúng những âm vần thanh dễ lẫn: khuỷu tay, nguệch ra.

- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

B. Kể chuyện:

Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

 -**Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt ,biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần 2 năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2:
 Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2011
BUỔI 1:
Chào cờ:
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
__________________________________
Tập đọc+Kể chuyện:
Tiết 4+5: AI CÓ LỖI
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
- Đọc đúng những âm vần thanh dễ lẫn: khuỷu tay, nguệch ra.
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
B. Kể chuyện:
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
 -**Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt ,biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
II. Đồ dùng: 
Tranh minh hoạ sgk bảng viết câu hướng dẫn đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 
- Gọi h/s đọc bài.
- Nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:
- Giáo viên đọc mẫu.
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu.
 - HD Đọc đúng các từ khó.
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
 - Hướng dẫn đọc câu dài.
 - Giải thích từ khó.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV tới các nhóm nhắc nhở
- Tổ chức cho h/s thi đọc.
3.Tìm hiểu bài:
Câu 1: Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì. Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau?
Câu 2* Vì sao En-ri-cô hối hận muốn xin lỗi Cô-rét-ti ?
Câu 3: Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao ?
-**Em đoán Cô-rét-ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn ?
Câu 4: Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào ?
- Lời trách mắng của bố có đúng không vì sao ?
Câu 5**: Theo em mỗi bạn đều có điểm gì đáng khen ?
- Câu chuyện trên cho em biết điều gì ?
4. Luyện đọc lại:
- HD đọc phân vai. 
- GV tới nhóm nhắc nhở sửa lỗi cho h/s yếu.
- Nhận xét tuyên dương nhóm đọc hay.
2 h/s đọc bài Hai bàn tay em.
Học sinh quan sát, đọc thầm.
HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
Cô-rét-ti, En-ri-cô
Đọc nối tiếp nhau 3 đoạn trong bài
- HS đọc theo nhóm.
- Thi đọc.
Hai bạn nhỏ trong truyện tên là Cô-rét-ti, En-ri-cô.
Cô-rét-ti vô ý chạm khuỷu tay vào En-ri-cô làm cho En-ri-cô viết hỏng. En-ri-cô giận bạn đã đẩy Cô-rét-ti làm hỏng hết trang viết của Cô-rét ti. 
- Sau cơn giận En-ri-cô bình tĩnh lại nghĩ là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. 
- Tan học thấy Cô-rét-ti đi một mình En-ri-cô nghĩ là bạn định đánh mình nên rút thước cầm tay. Nhưng Cô-rét-ti cười hiền hậu đề nghị : Ta lại thân nhau như trước đi khiến En-ri-cô ngạc nhiên rồi ôm chầm lấy bạn vì cậu rất muốn làm lành với bạn. 
- Tại mình vô ý. Mình phải làm lành với En-ri-cô. 
 - En-ri-cô là bạn của mình. Không thể để mất tình bạn.
 - Chắc En-ri-cô tưởng mình chơi xấu bạn ấy. 
 En-ri-cô rất tốt. Cậu ấy tưởng mình cố tình chơi xấu mình phải chủ động làm lành. 
 - En-ri-cô là người có lỗi, đã không chủ động xin lỗi bạn lại giơ thước doạ đánh bạn. 
 - Lời trách mắng của bố đúng. Vì người có lỗi phải xin lỗi trước. En-ri-cô dã không đủ can đảm để xin lỗi bạn. 
 En-ri-cô đã biết ân hận biết thương bạn.
Cô-rét-ti biết quý trọng tình bạn và rất độ lượng.
phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn ...
- H/S đọc phân vai theo nhóm.
- Các nhóm đọc phân vai.
- Nhận xét nhóm đọc hay.
Kể chuyện:
1. GV nêu nhiệm vụ.
2. HD kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
a. HSQS và kể nhẩm theo tranh.
b. HS nối tiếp kể 5 đoạn của câu chuyện.
- Yêu cầu kể theo cặp.
- Kể trước lớp.
c. Nhận xét.
- Về nội dung.
- Về diễn đạt.
- Khen ngợi HS có lời kể sáng tạo.
C. Củng cố, dặn dò: 
 - Em thích nhân vật nào ? vì sao ?
 - Về nhà kể cho người thân nghe.
 - Chuẩn bị bài Cô giáo tí hon.
- HS quan sát tập kể nhẩm.
- HS nối tiếp kể 5 đoạn của câu chuyện.
- Thi kể trước lớp.
___________________________________
Toán:
Tiết 6: TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (có nhớ một lần)
 I. Mục tiêu: 
Giúp HS
 - Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc ở hàng trăm).
 - Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép trừ). Bài 1 (cột 1, 2, 3), bài 2 (cột 1, 2, 3), bài 3 
II.Các hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra: 
- Gọi h/s lên bảng.
- Nhận xét cho điểm.
 B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. HD thực hiện cách trừ các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần)
G a. GV đưa phép tính 1:
4 432 - 215 = ?
 - HD đặt tính theo cột dọc.
C - Cho HS nêu cách tính.
Vậy: Đây là phép tính trừ có nhớ 1 lần ở hàng chục.
b. GV đưa phép tính 2
627 - 143 = ?
 - Đây là phép tính trừ có nhớ 1 lần ở hàng trăm.
2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Yêu cầu h/s làm bài.
 - GV và lớp nhận xét.
 - YC h/s nêu rõ cách tính.
Bài 2: Đọc yêu cầu.
 - HD làm bài vào vở.
 - GV nhăc nhở gợi ý h/s yếu.
 - GV nhận xét chấm bài. 
 - Phép trừ có nhớ ở hàng nào ?
Bài 3: 
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- HD làm bài.
GV chấm 1 số bài và nhận xét.
Bài 4**: Đọc yêu cầu. 
- Bài yêu cầu gì, hỏi gì thực hiện thế nào?
- Yêu cầu h/s thực hiện.
- Nhận xét đánh giá. 
C. Củng cố, dặn dò :
 - Về nhà xem lại bài tập.
 - Về nhà hoàn thành nốt bài tập 1-2(T.7).
- 2 h/s tính 126 + 238 = ?; 
 352 + 435 = ?
1 HS lên bảng đặt tính và tính.
- Cả lớp làm nháp. 432
 - 215
 217
4 432-215 = 217
Nhiều h/s được nêu.
1 HS lên bảng đặt tính và tính.
 Cả lớp làm nháp.
627- 143 = 484
- Nêu yêu cầu 
- 3 h/s làm trên bảng lớp.
Cả lớp làm vào bảng con.
541 - 127 = 414; 422 - 144 = 378
783 - 356 = 427
- HS làm bảng, vở.
- Phép tính trừ có nhớ 1 lần từ ở hàng trăm
- HS đọc bài. Lớp đọc thầm.
- HS ghi tóm tắt rồi giải.
- 1 h/s làm trên bảng. Lớp làm vở.
Bài giải :
Bạn Hoa sưu tầm được số tem là
335 - 128 = 207 (tem )
 Đáp số : 207 tem
HS đọc bài 
Lớp đọc thầm
HS ghi tóm tắt rồi giải
1 hs làm trên bảng
Lớp làm vở
Bài giải 
 Đoạn dây còn lại dài là
243-27 = 216 (cm ) 
 Đáp số : 216 cm
 ________________________________________________
BUỔI 2: 
Tiếng Việt(TĐ):
Tiết 2: ÔN BÀI : AI CÓ LỖI 
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng: khuỷ tay, nguệch ra, nắn nót, nổi giận, đến nỗi , Cô - rét – ti, En- ni- cô.
- Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời người kẻ và lời các nhân vật .
- Nắm được diễn biến của câu chuyện : Phải biết nhường nhị bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn .
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 
- Gọi h/s đọc bài.
- Nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:
- GV hướng dẫn cách đọc
- GV theo dõi, uấn nắn thêm cho HS đọc đúng các từ ngữ.
- HS chú ý nghe.
- HS luyện đọc nối tiếp câu, phát âm từ khó.
- Cho HS đọc từng đoạn trước lớp
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn
- HS luyện đọc theo cặp
- 2 HS nối tiếp nhau đọc đoạn 4, 5
- GV chọn đọc mẫu 1,2 đoạn lưu ý HS về giọng đọc ở các đoạn.
- HS chú ý nghe.
- 2 nhóm HS (mỗi nhóm 3 em ) đọc phân vai
- Lớp nhận xét, bình chọn những cá nhân, nhóm đọc hay nhất.
- GV nhận xét chung, ghi điểm động viên HS.
C. Củng cố dặn dò:
- Em học được gì qua câu chuyện này ?
- Bạn bè phải biết nhường nhịn nhau, yêu thương, nghĩ tốt về nhau....
- GV nhận xét giờ học
- Dặn dò giờ học sau.
___________________________________
Toán:
Tiết 4: LUYỆN TẬP: TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ 
 I. Mục tiêu: 
Củng cố cho HS: 
- Cách tính trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm).
- Vận dụng vào giải toán có lời văn và phép trừ.
II. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
Bài 1(8-VBT): Yêu cầu HS thực hiện đúng các phép tính trừ có nhớ một lần ở hàng chục. 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS nêu cách làm , HS làm bảng con 
- HD mẫu: 533 317
 - 114 - 142
 419 175
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV sửa sai cho HS sau mõi lần giơ bảng. 
Bài 2: (VBT-8)
- HS đọc đầu bài.
- GV nêu yêu cầu.
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Thực hiện phép tính gì?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- HS nêu ý kiến.
- HS làm bài.
 Giải:
Đoạn dây điện còn lại:
650-245= 405(cm)
 Đáp số: 405cm
- GV nhận xét sửa sai
- Lớp nhận xét bài trên bảng.
Bài 3(VBT-8): Gọi h/s nêu tóm tắt.
- Bài toán dạng gì?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV theo dõi gợi ý h/s yếu.
- Nhận xét chữa bài.
- HS nêu yêu cầu về BT
- HS phân tích bài toán + nêu cách giải.
- HS làm bài.
Giải:
Bạn Hoa sưu tầm được số tem là:
348-160= 188(con tem)
Đáp số: 188 con tem
- GV nhận xét ghi điểm 
- Lớp nhận xét.
Bài 4(VBT-8): 
- HD tìm hiểu Đ,S.
- Yêu cầu h/s thực hiện, giải thích Đ,S.
- GV nhận xét.
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS làm bài.
 237
 -160
 177 S 
Vì không trả 1 sanh hàng trăm....
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn chuẩn bị bài sau.
___________________________________ 
Thể dục:
 ( Thầy Đăng soạn giảng)
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm 2011
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 7: LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu: 
Giúp HS
 - Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số có ba chữ số (không nhớ hoặc có nhớ một lần).
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép cộng hoặc một phép trừ).( Bài 1, bài 2 (a), bài 3 (cột 1, 2, 3), bài 4)
 II. Các hoạt động dạy học
 A. Kiểm tra: 
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
Bài 1: Nêu yêu cầu 
- Gọi h/s thực hiện bảng lớp, bảng con.
- Gợi ý h/s T, yếu.
- GV và lớp nhận xét
Bài 2: Đọc yêu cầu.
- GV HD: 542
 - 318 
 224
- Yêu cầu HS làm vào vở .
- GV chấm 1 tổ. 
Bài 3: 
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- Muốn điền được hiệu( số bị trừ, số trừ) ta làm thế nào?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV nhận xét.
Bài 4: 
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- Thực hiện tính gì?
- Yêu cầu h/s làm bài.
Bài 5**: Đọc yêu cầu 
- Yêu cầu h/s lập được các phép tính. 
- Nhận xét đánh giá.
C. Củng cố dặn dò : 
- Nêu cách tìm số bị trừ, số trừ?
- Về nhà xem lại bài tập.
- 2 h/s tính 857 - 574 = ?; 
 628 - 195 = ? 
- 2 h/s làm trên bảng, lớp làm bảng con.
 567 864
 - 325 -528
 242; 336 ;...
387 - 58 =329; 100 - 75 = 25
- Đặt tính rồi tính 
- Theo dõi mẫu.
- HS làm bài.
 a. 409
 b. 455 ; 220
- Nêu yêu cầu.
1 h/s làm trên bảng
- Cả lớp làm trong sgk
- HS đọc bài.
- HS tập phân tích và giải.
Bài giải:
Cả 2 ngày bán được số gạo là
415 + 325 = 740 (kg ) 
 Đáp số : 740 kg
- HS đọc bài và tìm hiểu rồi giải.
Giải:
Khối lớp 3 có số h/s là 
165 - 84 = 81 (h/s)
 Đá ... p lại nối tiếp kéo dài thành đường diềm. Đường diềm trang trí đẹp hơn)
- Em có nhận xét gì về hai đường diềm này ?
- Có những hoạ tiết nào trong đường diềm?
- Các hoạ tiết được sắp xếp như thế nào ?
- Đường diềm chưa hoàn chỉnh còn thiếu hoạ tiết gì ?
- Những màu nào được trang trí trên đường diềm ?
3. Hoạt động 2: Cách vẽ hoạ tiết.
- GV HD HS vẽ tiếp hoạ tiết.
- GV HD cach chọn màu. 
4. Hoạt động 3: Thực hành. 
- GV yêu cầu. 
- Tổ chức cho HS thực hành vẽ. GV theo dõi uốn nắn những em vẽ còn yếu. 
5. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá. 
 - GV gợi ý HS nhận xét, xếp loại bài vẽ. 
 - Nhận xét chung tiết học. 
 - Khen ngợi các em có bài vẽ đẹp.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Đường diềm trang trí ở đâu?
- Chuẩn bị cho bài sau quan sát một loại quả.
- Quan sát nhận xét hình 1, 2 sgk
- HS quan sát xem hai mẫu đường diềm đã chuẩn bị (đường diềm chưa hoàn chỉnh và đường diềm đã hoàn chỉnh)
- Đường diềm chưa hoàn chỉnh trông xấu hơn đường diềm đã hoàn chỉnh vì ít hình ảnh, hoạ tiết, chưa có vẽ màu . 
- Có hoạ tiết hoa, lá, hình vuông, hình tròn.
- Các hoạ tiết được lặp lại nối tiếp kéo dài thành đường diềm
- Thiếu màu sắc các nét cơ bản của hoạ tiết.
 - Màu xanh, màu đỏ, màu vàng. 
- HS quan sát vở tập vẽ. 
- Các hoạ tiết đối xứng cho đều và cân đối. 
- Khi vẽ cần phác nét nhẹ trước để có thể tẩy sửa hoặc vẽ lại cho hoàn chỉnh hoạ tiết. 
- Các hoạ tiết giống nhau thì vẽ cùng màu giống nhau. 
- Nên vẽ màu nền, màu hoạ tiết khác nhau về đậm nhạt. 
- Vẽ tiếp hoạ tiết vào đường diềm. 
- Vẽ hoạ tiết đều, cân đối. 
- Chọn màu thích hợp. Hoạ tiết giống nhau cùng màu, màu đường diềm có đậm có nhạt. 
- Trình bày bài vẽ.
- Nêu nhận xét xếp loại.
___________________________________________
BUỔI 2: 
Anh văn:
( Cô .....soạn giảng) 
_____________________________________
Toán:
Tiết 6: ÔN TẬP VỀ CÁC BẢNG CHIA
 I. Mục tiêu: 
 - Thuộc các bảng chia (chia cho 2, 3, 4, 5).
- Áp dụng bảng chia cho tính toán.
 II. Các hoạt động dạy học:
 1. Giới thiệu bài: 
 2. HD ôn tập:
Bài 1(VBT-11): 
- HD nhẩm miệng.
- Yêu cầu h/s làm bài miệng, VBT.
- Nhận xét đánh giá.
Bài 2(VBT-11):
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Thực hiện phép tính gì?
- Yêu cầu h/s làm bài.
Bài 3(VBT-11): 
- GV nêu yêu cầu.
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Thực hiện phép tính gì?
- Yêu cầu h/s làm bài.
Bài (VBT-11):
- HD làm thi giữa 2 nhóm 8.
- Tổ chức thi nối đúng.
- GV nhận xét cho điểm.
3. Củng cố dặn dò : 
- Gọi h/s đọc bảng chia đã học.
- Về nhà xem lại bài tập ôn lại các bảng chia. 
- HS theo dõi.
- HS làm bài miệng, điền vào VBT.
 a. 26=12 ; 12:2=6 ; 12:6=2
 37=21 ; ...
 b. 600:3=200 ; 600:2=300....
- HS đọc đầu bài.
- HS phát biểu.
- HS làm bài.
Giải:
Số bánh trong mỗi hộp là:
20:5=4(bánh)
 Đáp số: 4bánh
- HS đọc đầu bài.
- HS làm bài.
Giải:
Số bàn ăn xếp được là:
32:4=8(bàn)
 Đáp số: 8 bàn.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS thi đua làm bài giữa 2 nhóm.
_____________________________________
Tiếng Việt(LTVC+TLV):
Tiết 3: ÔN TẬP CÂU: AI LÀ GÌ. LUYỆN VIẾT ĐƠN 
I. Mục tiêu:
- Tìm được một vài từ ngữ về trẻ em; Tìm được các bộ phận câu trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? Là gì?
- Viết được đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn
II. Đồ dùng: Nội dung bài tập 1 &2
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. HD làm bài tập:
Bài 1(VBT-7):
- Tổ chức thi đua giữa 3 nhóm.
- GV cùng lớp nhận xét.
- GV nhận xét. 
Bài 2(VBT-7):
- Yêu cầu h/s làm bài vào vở.
- GV theo dõi gợi ý.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3(VBT-10):
- HD lam bài.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Gọi h/s đọc đơn.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Trẻ em cần có thái độ thế nào với gia đình?
- Nhận xét giờ học. Tuyên dương những h/s hăng hái phát biểu.
- Nêu yêu cầu bài.
- Thi đua làm bài.
N1: Chỉ trẻ em: thiếu nhi, nhi đồng, trẻ em, thiếu niên, trẻ nhỏ ...
N2: Chỉ tính nết của trẻ em: lễ phép, ngoan ngoãn, ngây thơ, hiền lành, thật thà ...
N3: Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em: yêu quý, yêu mến, thương yêu..
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
a, Thiếu nhi là măng non của đất nước
b, Chúng em là HS tiểu học 
c, Chích bông là bạn của em
- HS nêu đầu bài.
- HS theo dõi.
- HS làm bài.
- HS đọc đơn xin vào đội.
____________________________________________________________________ 
Thứ sáu ngày 26 tháng 8 năm 2011
Toán:
Tiết 10: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Biết tính giá trị của biểu thức có phép nhân, phép chia.
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép nhân).( Bài 1, bài 2, bài 3)
- Rèn kĩ năng xếp ghép hình đơn giản 
 II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 
- Gọi h/s tính 32 : 4 3 = ?; 40 : 5 4 = ?
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Nêu thứ tự thực hiện phép tính?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV nhận xét.
Bài 2:
- GV yêu cầu HS đọc bài. 
 - HD làm bài.
 - Nhận xét và chữa bài
Bài 3: Yêu cầu đọc và tóm tắt.
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Dùng phép tính gì?
- Yêu cầu h/s làm bài.
Bài 4**: 
- GV hướng dẫn cách xếp hình. 
- Nhận xét đánh giá.
C. Củng cố dặn dò: 
- Nêu thứ tự thực hiện biểu thức có phép nhân chia cộng trừ ?
- Nhận xét giờ học. 
- HS làm bài.
- Đọc yêu cầu.
- 3 HS làm trên bảng. Cả lớp làm vở.
a, 5 3 + 132 = 15 + 132
 = 147
b, 32 : 4 + 106 = 8 + 106
 = 114
c, 20 3 : 2 = 60 : 2 
 = 30
- HS đọc bài.
- 1 h/s làm trên bảng. Cả lớp làm vào sgk.
- Đã khoanh 1/4 ở hình A. 
- Đã khoanh 1/3 ở hình B.
- 1 HS đọc bài cả lớp đọc thầm. 
- Nhiều em nêu miệng tóm tắt. 
Cả lớp giải bài vào vở
Bài giải
Bốn bàn có số học sinh là:
2 4 = 8 (HS) 
Đáp số : 8 HS
- Đọc bài.
- HS thực hành xếp hình.(vẽ hoang thành hình vào VBT).
______________________________________
Chính tả:
	Tiết 4: CÔ GIÁO TÍ HON
 I. Mục tiêu:
 - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2) a/b hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn.
 II. Đồ dùng:
 - ND bài tập 2
 III. Các hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra: 
 - GV đọc cho h/s viết bảng con: nguệch ngoạc, khuỷu tay, xấu hổ, sông sâu.
- Nhận xét đánh giá.
 B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HD nghe viết:
a. HD chuẩn bị:
- GV đọc mẫu.
- Đoạn văn có mấy câu ? 
- Chữ đầu câu viết như thế nào ?
- Tìm tên riêng trong đoạn văn ?
- HS viết tiếng khó vào bảng con.
b. Viết bài vào vở:
- Đọc cho h/s viết.
- GV theo dõi uốn nắn.
c. Chấm chữa bài.
- GV chấm 5- 7 bài và nhận xét.
3. HD bài tập:
Bài 2: 
- HD làm bài.
- Yêu cầu h/s tự làm bài.
- Nhận xét và chữa bài.
C.Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Về nhà khắc phục những thiếu sót.
- HS viết.
- HS đọc đoạn văn.
- Nêu ý kiến.
- Bé
- HS viết: treo nón, trâm bầu, ríu rít, ...
- Đọc yêu cầu.
- 2 h/s làm trên bảng.
a, xét: xét xử, xét nghiệm, xem xét, xét hỏi, xét duyệt. . .
b, sét: sấm sét, đất sét, lưõi tầm sét
c, xào: xào thịt, xào rau, xào xáo
d, sào: cái sào, sào đất
e, xinh: xinh xắn, xinh đẹp, xinh xinh
g, sinh: học sinh,sinh viên, sinh hoạt
______________________________________
Tự nhiên và xã hội:
Tiết 4: PHÒNG BỆNH DƯỜNG HÔ HẤP
I. Mục tiêu:
- Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phối.
- Biết cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, miệng.( Nêu nguyên nhân mắc các bệnh đường hô hấp.)
II. Đồ dùng dạy học: 
- Các hình trong sgk trang 10, 11. 
III. Hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra: 
- Em đã làm gì để bảo vệ cơ quan đường hô hấp?
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1 : Động não.
+ Mục tiêu : Kể tên một số bệnh đường hô hấp thường gặp.
+ Cách tiên hành : 
- Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào?
- HS nêu ý kiến.
- Mũi, khí quản, lá phổi, 
+ GV: Tất cả các bộ phận của cơ quan hô hấp đều có thể mắc bệnh. Những bệnh hô hấp thường gặp là: viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi. 
3. Hoạt động 2 : Làm việc với sgk.
+ Mục tiêu : Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp. 
+ Cách tiến hành : 
Bước 1: Làm việc theo cặp. 
- HD h/s Trao đổi về ND hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 10, 11 sgk
- Nam đã nói gì với bạn ?
- Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của Nam và của bạn Nam ?
- Nguyên nhân nào khiến Nam bị viêm họng ?
- Em sẽ khuyên Nam điều gì ?
- Nam phải làm gì để chóng khỏi bệnh ?
- Khi mắc bệnh phế quản, viêm phế quản không cứu chữa kịp thời có thể dẫn đến bệnh gì ?
-** Nêu tác hai của bệnh viêm phổi và viêm phế quản ?
- Chúng ta phải làm gì để phòng bệnh đường hô hấp ?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gọi 1 số h/s lên trình bày. 
- GV cung lớp nhận xét bổ sung. 
4. Hoạt động 3: Chơi trò chơi Bác sĩ.
+ Mục tiêu: Giúp HS củng cố nhiều kiến thức đã học về phông bệnh đường hô hấp. 
+ Cách tiến hành:
Bước 1: GV hướng dẫn chơi.
- HS đóng vai bệnh nhân: Kể được một số biểu hiện của bệnh đường hô hấp. 
- HS đóng vai bác sĩ: Nêu được tên bệnh. 
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi.
- Đánh giá kết quả chơi.
C. Củng cố dặn dò:
- Em và mọi người cần làm gì để phòng các bệnh đường hô hấp?
- Nhận xét giờ học. Về nhà giữ vệ sinh cơ quan hô.
phế quản . 
- HS quan sát sgk H3, 4, 5 thảo luận 2 câu hỏi trong sách.
- Mình bị ho và rất đau họng khi nuốt nước bọt. 
- Nam ăn mặc phong phanh còn bạn của Nam mặc áo ấm.
- Do mặc không đủ ấm nên rét và bị viêm họng.
HS tự trả lời.
- Có thể bị viêm phổi 
- Gây khó thở, dễ biến chứng của các bệnh truyền nhiễm.
- Phải ăn mặc đủ ấm. 
- HS trình bày.
- HS theo dõi cách chơi.
- HS tiến hành chơi trò chơi đóng vai.
_______________________________________ 
Sinh hoạt:
NHẬN XÉT TUẦN 2
I. Mục tiêu:
 - HS biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 2.
 - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. 
 - HS vui chơi, múa hát tập thể.
II. Các hoạt động :
1. Sinh hoạt lớp: 
 - HS tự nêu các ưu điểm đã đạt được và nhược điểm còn mắc ở tuần học 2. 
 + Học tập : sự chuẩn bị bài học bài ở nhà. Học tập trên lớp.
 + Sự chuẩn bị đồ dùng và bổ sung đồ dùng.
 - HS nêu hướng phấn đấu của tuần học 2.
 * GV nhận xét chung các ưu và nhược điểm của học sinh trong tuần học 2.
 * GV bổ sung cho phương hướng tuần 3:
2. Hoạt động tập thể:
 - Tổ chức cho h/s múa hát và vui chơi một số trò chơi.
 - GV theo dõi nhắc nhở các em tham gia múa hát-vui chơi tích cực “Chơi mà học”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2 LOP 3(CKTKN).doc