Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021

Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây.

 - Hiểu nghĩa của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn(Trả lời được các câu hỏi SGK )

- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo lời kể của mình. Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến, nội dung câu chuyện.

2. Kỹ năng:

- Đọc đúng các từ, tiếng khó: khuỷu, nguệch, Cô- rét- ti, En- ri- cô, làm cho, nắn nót, nổi giận, nên, lát sau, đến nỗi, lát nữa, xin lỗi, nói, vui lòng.

 - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

 - Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

3. Thái độ: Biết cư xử đúng mực và chân tình với bè bạn. Biết chịu trách nhiệm trước hành động của mình.

4. Phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,.

 

docx 54 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2:
Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2020
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):
AI CÓ LỖI ?
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây...
 	- Hiểu nghĩa của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn(Trả lời được các câu hỏi SGK )
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo lời kể của mình. Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến, nội dung câu chuyện.
2. Kỹ năng: 
- Đọc đúng các từ, tiếng khó: khuỷu, nguệch, Cô- rét- ti, En- ri- cô, làm cho, nắn nót, nổi giận, nên, lát sau, đến nỗi, lát nữa, xin lỗi, nói, vui lòng.
 	 - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
 	 - Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.
3. Thái độ: Biết cư xử đúng mực và chân tình với bè bạn. Biết chịu trách nhiệm trước hành động của mình.
4. Phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...
*GD KNS:
- Giao tiếp ứng xử văn hóa
- Thể hiện sự cảm thông
- Kiểm soát cảm xúc
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng: 
- GV: Tranh minh họa bài học. Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
- HS: Sách giáo khoa
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- HS hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kết”
- Bài hát nói về nội dung gì?
- GV KL chung, kết nối vào bài học
- GV ghi tên bài.
- HS trả lời
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
2. HĐ Luyện đọc (20 phút)
*Mục tiêu:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
 - Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
* Cách tiến hành :
 a. GV đọc mẫu toàn bài:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài, lưu ý giọng đọc cho HS. 
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: 
Tôi đang ....thì/ Cô - rét - ti ...tôi,/ làm cho cây bút ... rất xấu. //
- GV kết hợp giảng giải thêm một số từ khó khác.
+Tìm từ trái nghĩa với: kiêu căng
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- HS lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (khuỷu, nguệch, Cô- rét- ti, En- ri- cô, nắn nót, nổi giận, lát sau, lát nữa, xin lỗi,...)
- HS chia đoạn (5 đoạn như SGK)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
- Từ trái nghĩa với: “kiêu căng” là: “khiêm tốn”
- 1 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp.
- Đại diện 5 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp.
- 2 HS (M4) nối tiếp nhau đọc toàn bài.
3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):
a. Mục tiêu: Hiểu nghĩa của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn 
b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu 1 HS đọc to 5 câu hỏi cuối bài
- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp 
+ Vì sao En- ri- cô hối hận, muốn xin lỗi Cô- rét- ti?
 + En- ri- cô có đủ can đảm để xin lỗi Cô- rét- ti không?
=> En- ri- cô thấy hối hận về việc làm của mình nhưng không đủ can đảm để xin lỗi Cô- rét- ti. 
+ 2 bạn đã làm lành với nhau ra sao?
 + Bố đã trách En- ri- cô như thế nào?
 + Có bạn nói mặc dù có lỗi nhưng En- ri- cô vẫn có điểm đáng khen. Em hãy tìm điểm đáng khen của En- ri- cô?
+ Còn Cô- rét- ti có gì đáng khen? 
=> GV chốt nội dung, chuyển HĐ
- 1 HS đọc 5 câu hỏi cuối bài
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)
- Vì En- ri- cô hiểu lầm Cô- rét- ti.
- Không đủ can đảm
- Học sinh trả lời.
- Bố đã trách En- ri- cô là người có lỗi đã không xin lỗi bạn trước lại còn giơ thước doạ đánh bạn.
- Biết thương bạn khi bạn vất vả, biết hối hận khi có lỗi và biết cảm động trước tình cảm của bạn dành cho mình.
- Cô- rét- ti là người bạn tốt, biết quý trọng tình bạn, biết tha thứ cho bạn khi bạn mắc lỗi, biết chủ động làm lành với bạn.
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút)
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. HS đọc diễn cảm đoạn 3,4,5 trong bài (trọng tâm diễn cảm đoạn 3)
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu lại giọng đọc của các nhân vật.
- GV nhận xét chung - Chuyển HĐ
- 1 HS M4 đọc lại đoạn 3, 4, 5.
- Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét.
5. HĐ kể chuyện (15 phút)
* Mục tiêu : 
- Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ (kể bằng lời của mình).
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
* Cách tiến hành:
a. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện
 b. Hướng dẫn HS kể chuyện:
- Câu hỏi gợi ý: 
+ Câu chuyện trong sách giáo khoa được kể bằng lời của ai?
+ Vậy yêu cầu của tiết kể chuyện này là gì? 
=> Giải thích: Em phải đóng vai là người dẫn chuyện. Vì vậy, em cần chuyển lời của En- ri- cô thành lời của mình.
c. HS kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp:
* Lưu ý: 
- M1, M2: Kể đúng nội dung.
- M3, M4: Kể có ngữ điệu, biết phối hợp nét mặt, cử chỉ khi kể.
* GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 
+ Qua đọc và tìm hiểu câu chuyện, em rút ra được điều gì?
+ Trong câu chuyện em thích ai ? Vì sao?
- Lắng nghe
- Học sinh quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh.
- Kể bằng lời của En - ri - cô
- Kể lại từng đoạn câu chuyện bằng lời của em.
- Nhóm trưởng điều khiển:
- Luyện kể cá nhân (M1, M2: đoạn 1 và 2; M3, m4: đoạn 3, 4, 5)
- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp (Đoạn 4 &5).
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời theo ý đã hiểu
- Bạn bè phải biết nhường nhịn nhau, yêu thương, nghĩ tốt về nhau....
- HS trả lời
6. HĐ ứng dụng ( 1phút):
7. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề. Luyện đọc trước bài: Cô giáo tí hon
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN:
TIẾT 6: TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (có nhớ một lần)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm). 
2. Kĩ năng: Biết vận dụng phép trừ các số có 3 chữ số vào giải bài toán có lời văn (có một phép tính trừ ). 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
4. Phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
* Bài tập cần làm: bài 1 (cột 1, 2, 3), bài 2 (cột 1, 2, 3), bài 3
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Bảng phụ
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút) :
- Trò chơi: Đoán nhanh đáp số
+Gv đọc các phép tình của BT 4 (tiết trước), cho HS thi đua nêu nhanh kết quả.
- Tổng kết TC, tuyên dương những em đoán đúng, và đoán nhanh nhất
- HS thi đua đoán nhanh đáp số
- Giới thiệu bài - ghi đầu bài lên bảng
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
3. HĐ hình thành kiến thức mới (13 phút):
* Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm).
* Cách tiến hành: (Cả lớp)
a. Phép trừ: 432 - 215 =
 - Giáo viên viết phép tính lên bảng
+ Đặt tính như thế nào?
+ Chúng ta bắt đầu tính ở hàng nào?
 + 2 không trừ được 5, ta làm thế nào?
- Giáo viên chốt lại bước tính trên. 
=> Nêu 2 cách nhớ sang hàng chục, thông thường nhớ xuống dưới.
 b. Phép trừ: 627 - 143 =
 - Tiến hành các bước tương tự phần a.
- Chú ý cho HS đối tượng M1 khi thực hiện phép trừ có nhớ 1 lần sang hàng trăm
=> So sánh 2 phép tính:
- GV chốt kiến thức.
- 1 HS lên bảng đặt tính và tính, dưới lớp làm nháp, tự tìm ra cách tính.
- Học sinh phát biểu.
- Từ hàng đơn vị.
- Mượn 1 chục của 3 chục thành 12; 12 – 5 = 7 viết 7 nhớ 1.
 - 2 học sinh nêu lại từng bước trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Tiến hành theo HS của GV
- Phép trừ: 432 – 215 = 217 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng chục.
- Phép trừ: 627 - 143 = 484 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng trăm.
3. HĐ thực hành (15 phút):
* Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm).
- Biết giải bài toán có lời văn (có 1 phép tính trừ)
* Cách tiến hành: 
Bài 1&2: (Làm cá nhân - Lớp)
- Học sinh làm bảng con
- Chia sẻ kết quả trước lớp
Bài 3: (Làm cá nhân - Cặp - Lớp)
- Lưu ý khâu trình bày (câu lời giải)
- HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ kết quả trước lớp
Giải
Bạn Hoa sưu tầm được số tem là
 335 - 128 = 207 ( tem )
 Đáp số: 207 tem
Bài 4: Bài tập chờ (M3, M4) 
- GV kiểm tra, đánh  ... gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp
- Học sinh biết một số việc làm có lợi, có hại cho sức khỏe.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Các hình minh hoạ trang 8, 9
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (5 phút)
Trò chơi: Cá bơi – Cá nhảy
- Tổng kết TC
- Giới thiệu bài mới – Ghi đầu bài lên bảng
- HS tham gia chơi
- Nghe giới thiệu , ghi bài
2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)
*Mục tiêu:
PASTE 
*Cách tiến hành: (Làm việc cả lớp)
Nội dung 1: Lợi ích của việc tập thở sâu vào buổi sáng:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - Giáo viên hô từ từ: “hít- thở”.
 + Khi chúng ta thực hiên động tác hít thở sâu, cơ thể chúng ta nhận được lượng không khí như thế nào?
 + Tập thở vào buổi sáng có ích lợi gì?
Nội dung 2: Vệ sinh mũi và họng:
 - Quan sát hình minh hoạ 2, 3 (Tr8/SGK).
 + Bạn HS trong tranh đang làm gì?
 + Theo em, những việc làm đó có lợi ích gì?
 + Hằng ngày, các em đã làm những gì để giữ sạch mũi và họng?
 *Kết luận: Để mũi và họng được sạch sẽ vệ sinh, hằng ngày, ta phải lau mũi bằng khăn sạch, súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng. 
Nội dung 3: Bảo vệ và giữ gìn cơ quan hô hấp:
- Yêu cầu: Quan sát các hình minh hoạ ở Tr 9 - SGK, thảo luận nhóm bàn để trả lời các câu hỏi sau:
+ Các nhận vật trong tranh đang làm gì?
+ Theo những việc đó nên làm hay không nên làm đối với cơ quan hô hấp?
 - GV nhận xét chung.
GDBVMT: Không làm những việc gây ô nhiễm môi trường để bảo vệ cơ quan hô hấp.
*GV kết luận – chốt KT: 
- Các việc nên làm:
 + Giữ vệ sinh nhà ở, trường lớp, môi trường xung quanh.
 + Đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh, đi đường, đi nơi có bụi bẩn.
 + Tập thể dục hằng ngày và tập thở sâu vào buổi sáng.
 + Luôn giữ sạch mũi và họng
- Cả lớp đứng dậy, hai tay chống hông, chân rộng bằng vai.
 - HS làm 10 lần theo GV hô.
- Cơ thể chúng ta nhận được lượng không khí nhiều (khí ô-xi).
- Học sinh suy nghĩ, phát biểu.
+ Hít được bầu không khí trong lành.
+ Khi ngủ không hoạt động nên sáng dậy cần hoạt động để mạch máu lưu thông, thải được khí các- bô- níc ra ngoài, thu được nhiều khí ô- xi vào phổi.
- Quan sát tranh vẽ theo yêu cầu.
- Học sinh phát biểu tự do:
 + Dùng khăn lau sạch mũi.
 + Súc miệng bằng nước muối.
 + Làm cho mũi và họng được sạch sẽ vệ sinh....
- HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 4
 - Đại diện nhóm chioa sẻ kết quả trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HS nối tiếp nhau nêu nhưng việc nên làm và không nên làm:
- Các việc không nên làm:
 + Để nhà ở, trường lớp, môi trường xung quanh bẩn thỉu.
 + Đổ rác và khạc nhổ bừa bãi.
 + Hút thuốc lá.
 + Thường xuyên ở những nơi nhiều khói bụi.
 + Lười vận động.
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
4. HĐ sáng tạo (2 phút)
- Về nhà thực hiện nội dung bài học.
- Tuyên truyền, vận động gia đình cùng bà con hàng xóm thực hiện những việc làm góp phần BVMT
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (TIẾT 2):
BÀI 4: PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 	 - Kể được tên các bệnh đường hô hấp thường gặp là: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.
 	 - Nêu được nguyên nhân, cách phòng bệnh đường hô hấp. 
2. Kĩ năng: Biết phòng bệnh đường hô hấp.
3. Thái độ: Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp. 
4. Phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.
*GDKNS:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Kĩ năng làm chủ bản thân.
- Kĩ năng giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Các hình trong SGK. Bảng phụ ghi kết luận về cơ quan hô hấp
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. trò chơi học tập, đóng vai.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. XYZ, các mảnh ghép, khăn trải bàn, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (5 phút)
Thảo luận nhanh:
+ Tập thở vào buổi sáng có lợi gì?
+ Hằng ngày chúng ta cần làm gì để giữ sạch mũi và họng?
- Giáo viên nhận xét – kết nối bài học
- Giới thiệu bài mới – Ghi đầu bài lên bảng
+ Hít thở được không khí trong lành.
+ Dùng khăn lau, xúc miệng hằng ngày.
2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)
*Mục tiêu: Kể được tên các bệnh đường hô hấp thường gặp là: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Nêu được nguyên nhân, cách phòng bệnh đường hô hấp. 
*Cách tiến hành: (Cá nhân – Nhóm 4 – Cả lớp)
 Nội dung 1: Các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp:
 + Nêu tên các bộ phận của cơ quan hô hấp?
 + Nêu các bệnh đường hô hấp thường gặp?
 Lưu ý: Nếu học sinh nêu: ho, sốt, đau họng, sổ mũi... Giáo viên giúp các em hiểu đây là biểu hiện của bệnh.
 Nội dung 2: Nguyên nhân chính và cách đề phòng các bệnh đường hô hấp:
 - Quan sát tranh và trả lời các câu hỏi sau:
 + Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của 2 bạn trong tranh?
- HS thảo luận nhóm 4 để tìm ra câu trả lời sau đó chia sẻ kết quả trước lớp.
- Mũi, khí quản, phế quản, phổi.
- Viêm họng, viên phế quản, viêm phổi,...
- HS suy nghĩ, tìm ra câu trả lời sau đó chia sẻ với nhóm, thống nhất đáp án rồi chia sẻ trước lớp.
+ Rất khác nhau: một người mặc áo sơ mi, một người mặc áo ấm.
 + Bạn nào mặc phù hợp với thời tiết, vì sao em biết?
+ Chuyện gì xảy ra với bạn nam mặc áo trắng?
+ Theo em, vì sao bạn lại bị ho và đau họng?
+ Vậy bạn ấy cần làm gì?
- Quan sát tranh 5 và thực hiện tương tự.
Nội dung 3: Trò chơi “Bác sĩ”
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh xuất sắc.
 + Bạn mặc áo ấm phù hợp vì có gió mạnh.
 + Bị ho rất đau họng khi nuốt nước bọt.
 + Vì bạn bị lạnh(cảm lạnh)
 + Đi khám, nghe lời khuyên của bác sĩ.
- 1 học sinh làm bác sĩ.
- Các học sinh khác làm bệnh nhân, kể triệu chứng của bệnh.
- Bác sĩ đưa ra kết luận và lời khuyên.
2. HĐ ứng dụng (3 phút)
2. HĐ sáng tạo (2 phút)
- Ghi nhớ tên, nguyên nhân chính, cách đề phòng bệnh đường hô hấp.
- Tuyền truyền cho gia đình và những người sống quanh em cách phòng chống bệnh đường hô hấp.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
SINH HOẠT TẬP THỂ :
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Biết được phương hướng tuần tới.
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 
- Biết được truyền thống nhà trường.
- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban chuẩn bị ND báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Lớp hát tập thể
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Lớp trưởng lên nhận xét chung các ban.
- GV nhận xét chung:
 + Nề nếp:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 + Học tập: 	
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Phương hướng tuần sau: 
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể.
...........................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_2_nam_hoc_2020_2021.docx