Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 - Khương Thị Thanh Thúy

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 - Khương Thị Thanh Thúy

- GV: Tranh minh họa bài học. Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

- HS: Sách giáo khoa

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. 1. Hoạt động khởi động - HS hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kết”

- Bài hát nói về nội dung gì?

- GV KL chung, kết nối vào bài học

- GV ghi tên bài. - HS trả lời

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

2. HĐ Luyện đọc

*Mục tiêu:

- Đọc đúng các từ, tiếng khó. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

 - Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

* Cách tiến hành :

 

doc 30 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 - Khương Thị Thanh Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 2 Thø hai, ngµy 14 th¸ng 9 n¨m 2020
HOẠT ĐỘNG DƯỚI CỜ
Chủ đề: Tìm hiểu truyền thống nhà trường
I. Mục tiêu:
- Thể hiện được sự thân thiện với thầy cô, bạn bè.
- Thể hiện được sự tự tin của bản thân.
- Hiểu được những truyền thống của nhà trường.
- Phát huy truyền thống nhà trường.
II. Yêu cầu tổ chức:
- Đối tượng tham gia: HS toàn trường, toàn thể GV chủ nhiệm lớp, Ban Giám hiệu nhà trường, Tổng phụ trách Đội, cha mẹ HS, khách mời (nếu có). 
- Cách thức tổ chức: đảm bảo tính trang nghiêm, sinh động, hấp dẫn, gần gũi với HS; tạo hứng thú cho HS và đảm bảo an toàn cho HS.
- Các hoạt động: khuyến khích tối đa HS tham gia, HS là chủ thể của các hoạt động
- Các hình thức, phương pháp: dựa trên các yêu cầu cần đạt của chương trình để xây dựng nội dung, thiết kế hoạt động và lựa chọn hình thức, phương pháp phù hợp. 
III. Chuẩn bị:
- HS toàn trường tìm hiểu trước về truyền thống nhà trường (ngày, tháng, năm thành lập: tên hiệu trưởng qua các thời kì; tên một số thầy, cô giáo; tên một số anh chị, các bạn có nhiều thành tích trong học tập và hoạt động xã hội, tên một số phong trào nổi bật của nhà trường,)
- Các khối lớp nhảy, múa hát tập thể. 
- Chuẩn bị âm thanh, trang phục, phương tiện dụng cụ cần thiết,...
 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 
Phần 1: Nghi lễ (10 phút)
- Lễ chào cờ
- Tổng kết các hoạt động giáo dục của toàn trường trong tuần qua. 
- Phát động / phổ biến kế hoạch hoạt động trong tuần.
Phần 2: Sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề (30 phút) 
1. Khởi động
- HS cả trường hát tập thể bài hát Em yêu trường em, nhạc và lời: Hoàng Vân
- Người điều khiển buổi lễ chào cờ nêu ý nghĩa và mục đích của buổi sinh hoạt và mục đích tìm hiểu và xây dựng truyền thống nhà trường.
2. Tìm hiểu và xây dựng truyền thống của nhà trường
 Người điều khiển đặt câu hỏi tương tác :
- Dành cho khối lớp 1:
+ Ngày thành lập của trường vào ngày, tháng, năm nào ? 
+ Ai trong trường có ngày sinh nhật trùng với ngày thành lập trường ?
Người điều khiển mời HS giơ tay, yêu cầu các bạn HS vỗ tay khen ngợi các bạn có câu trả lời.
- Dành cho khối lớp 2:
+ Hãy kể tên một số phong trào nổi bật của nhà trường ?
+ Các em thích nhất phong trào nào của nhà trường ?Vì sao ?
Người điều khiển hỏi một số HS, câu trả lời được bổ sung, sau đó chốt lại về nội dung này.
- Dành cho khối lớp 3:
+ Trường đã có bao nhiêu hiệu trưởng từ khi thành lập ?
+ Ai nhớ được thầy, cô nào đã từng là hiệu trưởng của trường mình? Nói rõ họ và tên thầy, cô. Ai có thể mô tả hình dáng của thầy, cô từng là hiệu trưởng của trường nào?
Người điều khiển chốt lại các thời kì hiệu trưởng với những thành tựu nổi bật.
- Dành cho khối lớp 4: 
+Hãy kể về một số anh chị, các bạn có nhiều thành tích trong học tập và hoạt động xã hội mà em biết.
+ Ai biết tên, thành tích của các anh chị được ghi danh tại phòng truyền thống của nhà trường?
+ Kể tên một số bạn, anh chị trong trường hiện nay có thành tích trong học tập và hoạt động mà em ngưỡng mộ.
Người điều khiển chốt lại phần này sau khi nghe các ý kiến chia sẻ.
- Giao lưu dành cho khối 5: 
+ Em nhớ được tên của bao nhiêu thầy cô giáo đã dạy mình ?Hãy kể tên thầy, cô giáo đó. Hãy kể một kỉ niệm mà mình nhớ nhất với thầy, cô. 
Mời đại diện một học sinh lớp 5 lên nói lời chào mừng năm học mới.
- Tiếp nối truyền thống
- Lời khuyên của các anh chị lớp 5 dành cho các em lớp dưới trong việc tiếp nối truyền thống nhà trường. Mời đại diện một nhóm HS lớp 5 và lớp 1 lên sân khấu. Một bạn đại diện lớp 5 và lớp 1 phát biểu cảm nghĩ ( Có thể sử dụng thêm hình ảnh ngọn đuốc hoặc cuốn sách trao tượng trưng giữa lớp cuối cấp và đầu cấp)
3. Nhận xét
- Người điều khiển rút ra những suy nghĩ và cảm xúc thông qua các hoạt động vừa diễn ra trong toàn trường.
- Toàn trường cùng hát hoặc nhảy Flashmob và kết thúc buổi sinh hoạt.
TËp ®äc - KÓ chuyÖn
AI CÓ LỖI ?
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây...
 	- Hiểu nghĩa của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn (Trả lời được các câu hỏi SGK )
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo lời kể của mình. Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến, nội dung câu chuyện.
2. Kỹ năng: 
- Đọc đúng các từ, tiếng khó: khuỷu, nguệch, Cô- rét- ti, En- ri- cô, làm cho, nắn nót, nổi giận, nên, lát sau, đến nỗi, lát nữa, xin lỗi, nói, vui lòng.
 	 - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
 	 - Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.
3. Thái độ: Biết cư xử đúng mực và chân tình với bè bạn. Biết chịu trách nhiệm trước hành động của mình.
4. Phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...
*GD KNS:
- Giao tiếp ứng xử văn hóa
- Thể hiện sự cảm thông
- Kiểm soát cảm xúc
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng: 
- GV: Tranh minh họa bài học. Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
- HS: Sách giáo khoa
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Hoạt động khởi động 
- HS hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kết”
- Bài hát nói về nội dung gì?
- GV KL chung, kết nối vào bài học
- GV ghi tên bài.
- HS trả lời
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
2. HĐ Luyện đọc 
*Mục tiêu:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
 - Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
* Cách tiến hành :
 a. GV đọc mẫu toàn bài:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài, lưu ý giọng đọc cho HS. 
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: 
Tôi đang ....thì/ Cô - rét - ti ...tôi,/ làm cho cây bút ... rất xấu. //
- GV kết hợp giảng giải thêm một số từ khó khác.
+Tìm từ trái nghĩa với: kiêu căng
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- HS lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu => cá nhân => cả lớp (khuỷu, nguệch, Cô- rét- ti, En- ri- cô, nắn nót, nổi giận, lát sau, lát nữa, xin lỗi,...)
- HS chia đoạn (5 đoạn như SGK)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
- Từ trái nghĩa với: “kiêu căng” là: “khiêm tốn”
- 1 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp.
- Đại diện 5 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.
3. HĐ tìm hiểu bài 
a. Mục tiêu: Hiểu nghĩa của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn 
b. Cách tiến hành: 
-Làm việc cá nhân
 – Chia sẻ cặp đôi 
– Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu 1 HS đọc to 5 câu hỏi cuối bài
- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp 
+ Vì sao En- ri- cô hối hận, muốn xin lỗi Cô- rét- ti?
 + En- ri- cô có đủ can đảm để xin lỗi Cô- rét- ti không?
=> En- ri- cô thấy hối hận về việc làm của mình nhưng không đủ can đảm để xin lỗi Cô- rét- ti. 
+ 2 bạn đã làm lành với nhau ra sao?
 + Bố đã trách En- ri- cô như thế nào?
 + Có bạn nói mặc dù có lỗi nhưng En- ri- cô vẫn có điểm đáng khen. Em hãy tìm điểm đáng khen của En- ri- cô?
+ Còn Cô- rét- ti có gì đáng khen? 
=> GV chốt nội dung, chuyển HĐ
- 1 HS đọc 5 câu hỏi cuối bài
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)
- Vì En- ri- cô hiểu lầm Cô- rét- ti.
- Không đủ can đảm
- Học sinh trả lời.
- Bố đã trách En- ri- cô là người có lỗi đã không xin lỗi bạn trước lại còn giơ thước doạ đánh bạn.
- Biết thương bạn khi bạn vất vả, biết hối hận khi có lỗi và biết cảm động trước tình cảm của bạn dành cho mình.
- Cô- rét- ti là người bạn tốt, biết quý trọng tình bạn, biết tha thứ cho bạn khi bạn mắc lỗi, biết chủ động làm lành với bạn.
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm 
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. HS đọc diễn cảm đoạn 3,4,5 trong bài (trọng tâm diễn cảm đoạn 3)
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân; Nhóm; Cả lớp
- Yêu cầu HS nêu lại giọng đọc của các nhân vật.
- GV nhận xét chung - Chuyển HĐ
- 1 HS đọc lại đoạn 3, 4, 5.
- Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét.
5. HĐ kể chuyện 
* Mục tiêu : 
- Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ (kể bằng lời của mình).
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
* Cách tiến hành:
a. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện
 b. Hướng dẫn HS kể chuyện:
- Câu hỏi gợi ý: 
+ Câu chuyện trong sách giáo khoa được kể bằng lời của ai?
+ Vậy yêu cầu của tiết kể chuyện này là gì? 
=> Giải thích: Em phải đóng vai là người dẫn chuyện. Vì vậy, em cần chuyển lời của En- ri- cô thành lời của mình.
c. HS kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp:
* Lưu ý: 
- Kể đúng nội dung.
- Kể có ngữ điệu, biết phối hợp nét mặt, cử chỉ khi kể.
* GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 
+ Qua đọc và tìm hiểu câu chuyện, em rút ra được điều gì?
+ Trong câu chuyện em thích ai ? Vì sao?
- Lắng nghe
- Học sinh quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh.
- Kể bằng lời của En - ri - cô
- Kể lại từng đoạn câu chuyện bằng lời của em.
- Nhóm trưởng điều khiển:
- Luyện kể cá nhân .
- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp (Đoạn 4 &5).
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời theo ý đã hiểu
- Bạn bè phải biết nhường nhịn nhau, yêu thương, nghĩ tốt về nhau....
- HS trả lời
6. HĐ ứng dụng  ... .
- Chơi trò chơi “Tìm người chỉ huy”.
+ GV nêu tên, giải thích cách chơi, sau đó cho cả lớp chơi rồi chơi chính thức.
+ Sau một số lần đổi vị trí người chơi.
+ GV có nhận xét, bổ sung.
3. Hoạt động ứng dụng:
- Thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét và giao bài tập về nhà.
€€€€€
€€€€€
€€€€€
€€€€€
€
TËp viÕt
ÔN CHỮ HOA Ă, Â
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Viết đúng, đẹp chữ viết hoa Ă, Â.
- Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Âu Lạc và câu ứng dụng:
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng"
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng ; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
3. Thái độ: 
- Thông qua câu tục ngữ trong bài, biết ghi nhớ công ơn những người đi trước, biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.
- Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp.
4. Phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Mẫu chữ hoa Ă, Â viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
- HS: Bảng con, vở Tập viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. HĐ khởi động 
- Cho học sinh xem một số vở của những bạn viết đẹp giờ trước. Nhắc nhở lớp học tập các bạn.
- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.
- Hát: Chữ đẹp nết càng ngoan
- Quan sát – Lắng nghe
- Theo dõi
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
1. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết 
*Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con. Hiểu nghĩa câu ứng dụng.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
 Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
-. Quan sát và nêu quy trình viết Ă, Â, L hoa:
 - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
 - Treo bảng các chữ mẫu.
 - Giáo viên vừa viết mẫu vừa nhắc lại quy trình.
 .
-Viết bảng:
 Việc 2. HD viết từ ứng dụng:
 a. Giới thiệu từ ứng dụng:
 - Em có biết tại sao từ Âu Lạc lại phải viết hoa không?
 => Âu Lạc là tên của nước ta dưới thời vua An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa, nay thuộc Đông Anh, Hà Nội.
 b. Quan sát và nhận xét:
 - Từ ứng dụng có mấy chữ? Là những chữ nào?
 - Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
 - Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
 c. Viết bảng:
 Việc 3. HD viết câu ứng dụng:
 a. Giới thiệu câu ứng dụng:
 - Giải thích ý nghĩa: Ý nói chúng ta phải biết ghi nhớ công ơn những người đi trước, biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.
 b. Quan sát và nhận xét.
 + Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
c. Viết bảng:
- Cho HS luyện viết bảng con
 - Có chữ Ă, Â, L.
- Nhắc lại quy trình viết.
- Lớp theo dõi.
 - 3 học sinh viết bảng lớp.
 - Lớp viết bảng con.
- Học sinh đọc Âu Lạc.
- Học sinh phát biểu ý kiến.
- Gồm 2 chữ Âu, Lạc.
- Chữ Â, L cao 2 ly rưỡi, còn lại cao 1 ly.
- Bằng 1 con chữ o.
- 2 học sinh viết bảng lớp.
- Lớp viết bảng con.
- Học sinh đọc.
- Lắng nghe để ghi nhớ
- Nêu các chữ hoa, độ cao các chữ trong câu ứng dụng.
- Ăn khoai, Ăn quả. 
C. Hoạt động thực hành
2. HĐ thực hành viết trong vở 
*Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
 Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.
- Giáo viên nêu yêu cầu viết
- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.
- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.
Việc 2: Viết bài:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh.
- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm.
- Chấm nhận xét một số bài viết của HS
- Nhận xét bài viết của HS
- Quan sát, lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên
D. HĐ ứng dụng: 
E. HĐ sáng tạo: 
- Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn.
- Thực hiện như nội dung câu tực ngữ răn dạy.
- Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ nói về cách ứng xử với những người xung quanh.
To¸n
ÔN TẬP CÁC BẢNG CHIA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Củng cố kỹ năng thực hành tính trong bảng chia đã học 
- Thực hành chia nhẩm các phép chia có số bị chia là số tròn trăm 
- Giải bài toán có lời văn bằng một phép chia 
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng tính, tính nhẩm và giải toán
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
4. Phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy, lập luận logic, NL quan sát,...
* Làm BT 1 ( cột 1, 2,3 ) ; BT 2 ( cột 1, 2, 3 ) ; BT 3 (a ) ; BT 4.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Phấn màu, bảng kẻ đường gấp khúc BT4
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. HĐ khởi động 
- Trò chơi: Truyền điện- GV nêu phép tính nhân đầu tiên, gọi 1 HS nêu kết quả, sau đó HS nêu phép tính nhân tiếp theo và chỉ định 1 bạn nêu kết quả,...Cứ vậy truyền khắp lớp
- Nhận xét, đánh giá kết quả, tuyên dương những em tham gia tích cực.
- Giới thiệu bài mới – Ghi đầu bài lên bảng.
- HS thi đua tham gia trò chơi. 
- Lắng nghe
- Ghi vở tên bài
 3. HĐ Luyện tập 
*Mục tiêu: 
- Củng cố kỹ năng thực hành tính trong bảng chia đã học 
- Thực hành chia nhẩm các phép chia có số bị chia là số tròn trăm 
- Giải bài toán có lời văn bằng một phép chia 
*Cách tiến hành:
Việc 1: Ôn tập các bảng chia
- GV tổ chức cho HS thi đọc các bảng chia đã học 2, 3, 4, 5.
Việc 2: Làm bài tập 
Bài 1: (Cá nhân )
Bài 2: (Cả lớp)
- Giáo viên hướng dẫn nhẩm.
200 : 2 =?
Nhẩm: 2 trăm : 2 = 1 trăm
 Vậy: 200 : 2 = 100
Bài 3: (Cặp đôi )
Lưu ý câu lời giải
Bài 4: (Cả lớp)
- Trò chơi: Nối đúng, nối nhanh 
- Gv đề nghị trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn lên tham gia trò chơi 
- Tổng kết trò chơi
- Tuyên dương
- HS ôn lại các bảng chia đã học theo hình thức cá nhân – chia sẻ cặp đôi – chia sẻ trước lớp.
- HS làm bài cá nhân
- Nối tiếp nhau hia sẻ kết quả trước lớp
- HS làm bài cá nhân
- Chia sẻ kết quả trước lớp
a) 400: 2 = 200 b) 800 : 2 = 400
 600: 3 = 200 300 :3 = 100
 400 : 4 =100 800: 4 = 200
- HS làm cá nhân
- Chia sẻ kết quả trong nhóm đôi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
Giải
Số cốc trong mỗi hộp có là
24 : 4 = 6 (cái)
Đ/S: 6 cái cốc
- Trưởng ban học tập điều hành
- HS tham gia chơi 
 4. HĐ ứng dụng 
5. HĐ sáng tạo 
- Về ôn luyện bảng nhân, chia đã học.
- Xem trước bảng chia 6. Tìm cách xây dựng bảng chia 6
..................................................................................................................................................................................................
tù nhiªn - xa héi
CẦN LÀM GÌ ĐỂCƠ QUAN HÔ HẤP LUÔN KHỎE MẠNH (TiÕt 2)
(Dạy theo mô hình trường học mới)
GV kê thay dạy 
©m nh¹c
( GV chuyªn)
Thø s¸u, ngµy 18 th¸ng 9 n¨m 2020
ChÝnh t¶ - Nghe viÕt
(GV kê thay dạy)
TËp lµm v¨n
(GV kê thay dạy)
To¸n
(GV kê thay dạy)
Sinh ho¹t 
SINH HOẠT LỚP 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Biết được phương hướng tuần tới.
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 
- Biết được truyền thống nhà trường.
- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban chuẩn bị ND báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Lớp hát tập thể
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.
- GV nhận xét chung:
 + Nề nếp:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 + Học tập: 	
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................3. Phương hướng tuần sau: 
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể.
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_2_nam_hoc_2020_2021_khuong_thi_t.doc