Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2009-2010

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2009-2010

I- Mục tiêu.

 - Nghe viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn 1 trong truyện "Ông tổ nghề thêu".

 - Viết đẹp, đúng đoạn 1 bài tập đọc "Ông tổ nghề thêu"

 - Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ vở sạch, chữ đẹp.

II- Đồ dùng.

 - Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả.

III- Các hoạt động dạy và học.

1- Kiểm tra bài cũ.

 - Học sinh viết: xao xuyến, sáng suốt, xăng dầu,.

2- Bài mới.

 

doc 29 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1164Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2010
toán
Luyện tập
I- Mục tiêu.
	- Biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến 4 chữ số. Củng cố thực hiện phép cộng các số có đến 4 chữ số và giải bài toán bằng 2 phép tính.
	- Tính toán, giải toán chính xác.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Lấy ví dụ: 2 số tròn trăm, so sánh?
 	 2 số tròn nghìn, so sánh?
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn học sinh luyện tập.
 Bài 1: Giáo viên nêu 4000 + 3000 = ?
- Yêu cầu học sinh cộng nhẩm theo mẫu.
- Tương tự yêu cầu học sinh làm các phép cộng còn lại.
 Bài 2:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm phép tính mẫu => học sinh làm vở các phép tính còn lại.
 Bài 3:
- Yêu cầu học sinh làm lần lượt vào bảng con.
 Bài 4:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài vào vở.
3- Củng cố - Dặn dò.
 - Nhận xét giờ học
- Học sinh nêu cách thực hiện cộng nhẩm.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- Học sinh làm bài.
- Nêu cách tính nhẩm từng phép tính.
- Học sinh làm bài vào bảng con.
- Nêu cách đặt tính và cách thực hiện.
- Đọc đề toán.
- Phân tích đề toán.
- Học sinh làm bài => đổi vở kiểm tra chéo.
tập đọc - kể chuyện
Ông tổ nghề thêu
I - Mục tiêu.
A - Tập đọc.
	- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ khó phát âm: lầu, lọng, lẩm nhẩm, nếm, nặn, chè lam..... Hiểu nghĩa 1 số từ mới: lọng, đi sứ, bức trướng, chè lam, bình yên vô sự...và nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học, giàu trí sáng tạo.
	- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc hiểu.
	- Khâm phục trí thông minh của Trần Quốc Khái. Giáo dục ý thức ham học hỏi của người xưa.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ:
	- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến bài tập đọc " Trên đường mòn Hồ Chí Minh".
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn luyện đọc câu => hướng dẫn luyện đọc từ phát âm sai.
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn.
* Hướng dẫn cách đọc câu dài.
* Giải nghĩa 1 số từ mới: phật trong lòng....
c- Tìm hiểu bài.
?+ Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?
 + Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào?
 + Khi Trần Quốc Khái đi Sứ Trung Quốc vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?
 + Trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống.
 + Trần Quốc Khái đã làm gì để không bỏ phí thời gian
 + Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự?
 + Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
 + Nội dung câu chuyện nói điều gì?
- Cả lớp đọc thầm
- Học sinh đọc nối tiếp câu => luyện đọc từ phát âm sai.
- Học sinh luyện đọc từng đoạn kết hợp luyện đọc câu văn dài.
- Đặt câu với từ: bức trướng, nhập tâm, bình an vô sự.
-...học cả khi đốn củi, kéo vó tôm,...
-...đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan to trong triều.
-...dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi rồi cất thang đi.
- Bụng đói, không có gì ăn, ông đọc ba chữ trên bức trướng "phật trong lòng", hiểu được ý người viết, ông bẻ tượng phật nếm thử mới biết hai pho tượng được nặn bằng bột chè lam. Từ đó ngày ngày, ông bẻ tượng ăn dần.
-...mày mò quan sát 2 cái lọng và bức trướng thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng.
-...ông là người truyền dạy cho dân nghề thêu.
- Ca ngợi Trần Quốc Khái là người thông minh ham học hỏi.
B- Tập đọc - kể chuyện
d- Luyện đọc lại.
- Giáo viên đọc đoạn 3.
- Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
?+ Tìm những từ cần nhấn giọng ?
e- Kể chuyện.
?+ Nêu yêu cầu của truyện.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm- Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.
- Yêu cầu đại diện các nhóm nối tiếp nêu tên của từng đoạn?
- Yêu cầu học sinh chọn 1 đoạn câu chuyện kể lại.
- Yêu cầu 1 học sinh kể lại toàn bộ truyện.
- Học sinh luyện đọc đoạn 3.
- ...lẩm nhẩm, nếm thử, bột chè lam, ung dung, quan sát, nhập tâm.
..........
VD: Đoạn 1: Cậu bé ham học.
 Đoạn 2: Thử tài.
.....
- Học sinh nối tiếp kể 5 đoạn.
3- Củng cố - Dặn dò.
	?+ Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
	- Nhận xét giờ học.
chính tả: (Nghe- viết)
Ông tổ nghề thêu
I- Mục tiêu.
	- Nghe viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn 1 trong truyện "Ông tổ nghề thêu".
	- Viết đẹp, đúng đoạn 1 bài tập đọc "Ông tổ nghề thêu"
	- Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ vở sạch, chữ đẹp.
II- Đồ dùng.
	- Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Học sinh viết: xao xuyến, sáng suốt, xăng dầu,...
2- Bài mới.
a- Nghe viết.
- Giáo viên đọc mẫu bài chính tả.
?+ Hồi nhỏ Trần Quốc Khái ham học như thế nào?
- Yêu cầu học sinh tìm những từ ngữ dễ viết sai => hướng dẫn luyện viết vào bảng con.
- Giáo viên đọc bài chính tả.
* Đọc soát lỗi.
* Chấm và nhận xét một số bài chấm.
b- Làm bài tập.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2a.
3- Củng cố - Dặn dò.
 - Nhận xét giờ học.
- 2 học sinh đọc bài.
-...học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm.
- Học sinh tự tìm và luyện viết.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh đổi chéo vở soát lỗi.
- Học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt.
- Chữa bài trên bảng phụ.
tập đọc
Bàn tay cô giáo
I - Mục tiêu.
	- Đọc đúng các từ ngữ: cong cong, thoắt cái, rì rào,...Nắm được nghĩa và biết cách dùng từ mới: phô. Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi bàn tay kỳ diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra bao điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo.
	- Đọc lưu loát bài thơ. Đọc với giọng ngạc nhiên, khâm phục. Học thuộc lòng bài thơ.
	- Kính trọng và yêu quý thày cô.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài "Ông tổ nghề thêu"
2- Bài mới
a- Giới thiệu bài.
b- Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc câu => hướng dẫn luyện đọc từ phát âm sai.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ.
* Giải nghĩa từ: phô, màu nhiệm.
- Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh cả bài.
c- Tìm hiểu bài.
?+ Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì?
 + Hãy tóm tắt để tả bức tranh gấp và cắt dán giấy của cô giáo?
 + Em hiểu 2 dòng thơ cuối bài như thế nào?
d- Luyện đọc lại và đọc thuộc lòng bài thơ.
- Yêu cầu học sinh đọc lại bài thơ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bài thơ.
3- Củng cố - Dặn dò.
 - Nhận xét giờ học.
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu thơ và luyện đọc từ phát âm sai.
- Học sinh luyện đọc nối tiếp 5 khổ thơ.
- Học sinh đọc đồng thanh.
-...chiếc thuyền, mặt trời, mặt nước,...
- Học sinh nói theo ý hiểu của mình.
* Cô giáo rất khéo tay.
* Bàn tay cô giáo tạo nên bao điều lạ.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
Thứ ba ngày 19 tháng 1 năm 2010
toán
Phép trừ các số trong phạm vi 10.000
I- Mục tiêu.
	- Biết thực hiện phép trừ trong phạm vi 10.000
	- Rèn kỹ năng thực hiện phép tính trừ các số trong phạm vi 10.000 qua các bài tập.	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Hướng dẫn học sinh thực hiện phép trừ trong phạm vi 10.000.
- Tự nghĩ 2 số có 4 chữ số?
- Viết 2 số dưới dạng 1 hiệu?
- Yêu cầu học sinh đặt tính và tính hiệu trên?
?+ Nêu cách đặt tính?
 + Khi thực hiện phép trừ cần theo thứ tự nào?
 + Phép tính vừa làm có đặc điểm gì?
 - Yêu cầu mỗi học sinh tự nghĩ một phép trừ => đặt tính và tính?
2- Thực hành.
 Bài 1
- Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở các phép tính trong bài tập.
?+ Nêu cách thực hiện?
 + Các phép trừ có đặc điểm gì?
 Bài 2
- Hướng dẫn học sinh làm bài vào bảng con lần lượt từng phép tính.
 Bài 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài vào vở.
 Bài 4:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của bài toán.
?+ Bài toán củng cố kiến thức gì?
- VD: 8976 - 1389 = ?
- Cả lớp làm bảng con - 1 học sinh lên bảng làm.
- Từ trái sang phải.
- ...là phép tính trừ 2 số có 4 chữ số có nhớ.
- Học sinh làm bài vào vở.
-.....
-...là các phép tính trừ có nhớ sang hàng chục và hàng nghìn.
- Học sinh làm theo dãy- 3 học sinh lên bảng làm tương ứng với 3 dãy.
- Nêu cách đặt tính và cách thực hiện từng phép tính.
- Đọc đề toán.
- Phân tích bài toán.
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài nhận xét.
- Xác định yêu cầu của bài.
- Thực hiện từng yêu cầu của bài.
 + Nêu cách thực hiện?
-...xác định trung điểm của một đoạn thẳng.
3- Củng cố - Dặn dò.- Nhận xét giờ học.
thủ công
Đan nong mốt
I- Mục tiêu.
	- Biết cách đan nong mốt.
	- Đan được nong mốt đúng qui trình kỹ thuật.
	- Yêu thích sản phẩm đan nong mốt.
II- Đồ dùng.
	- Mẫu tấm đan nong mốt.
	- Quy trình đan nong mốt.
	- Các nan đan mẫu 3 màu khác nhau.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
2- Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu.
	* Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.
	- Cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô => cắt theo các đường kẻ giấy.
	- 1 hình vuông màu khác 9 ô =>.........
	* Bước 2: Đan nóng mốt bằng giấy bìa.
	- Đặt các nan dọc lên bàn.
	- Nhấc nan dọc 2; 4 ; 6; 8 lên và luồn nan ngang .
	- Nhấc nan dọc 1, 3, 5, 7 lên và luồn nan thứ 2 vào.
	- Tương tự đan cho đến hết nan ngang thứ 7.
	* Bước 3 Dán nẹp xung quanh tấm nan.
	- Yêu cầu học sinh kẻ, cắt => tập đan.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
tự nhiên xã hội
Thân cây
I- Mục tiêu.
	- Biết nhận dạng và kể được tên 1 số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò, thân thảo. Phân loại 1 số cây theo cách mọc của thân (đừng, leo, bò) và theo cấu tạo của thân (thân gỗ, thân thảo).
	- Nhận dạng, phân loại đúng các loại cây.
	- Giáo dục ý thức chăm sóc và bảo vệ cây.
II- Đồ dùng.
	- Các hình trong sách giáo khoa trang 78, 79.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Nêu những đặc điểm giống và khác nhau của cây cối?
2- Bài mới.
a- Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa theo nhóm.
Mục tiêu: Nhận dạng và kể tên một số cây có thân mọc đường, leo, bò, thân thảo, thân gỗ.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 78, 79 - sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:
?+ Chỉ và nói tên cây mọc đứng, thân leo, thân bò, thân gỗ, thân thảo? Cây nào có thân gỗ (cứng), cây nào có thân thảo (mềm).
Kết luận: Có thân cây mọc đứng, leo bò. Có cây thân gỗ, cây thân thảo. Cây su hào, có thân cây phình to thành củ.
b- Hoạt động 2: Chơi trò chơi : Bí Ngô"
Mục tiêu: Phân loại một số cây theo cách mọc của thân (đứng, le ... ạt được trong tuần 21
	- Nghiêm cấm hiện tượng nói tục khi giao tiếp với bạn. 
	- Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch chữ đẹp.
	- Kết hợp vừa học kiến thức mới vừa ôn tập để chuẩn bị thi giữa kì II.
	- Hoàn thành 100% các thu kì II về nhà trường.
III- Chương trình văn nghệ.
	- Lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ của lớp.
========================================================= 
Tiếng việt +
Luyện đọc kể chuyện: Ông tổ nghề thêu
I- Mục tiêu.
	- Đọc đúng các từ ngữ : lầu, lọng, nặn, chè lam,...và kể lại được một đoạn của câu chuyện.
	- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng và kể chuyện với lời kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
	- Giáo dục ý thức ham học hỏi, tìm tòi của học sinh.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn luyện đọc - Kể chuyện.
?+ Để đọc đúng bài tập đọc cần đọc với giọng như thế nào?
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc từ đoạn.
?+ Tìm những từ cần nhấn giọng ở đoạn 3?
 + Đặt câu với từ: nhập tâm, bình an vô sự?
- Tổ chức cho học sinh thi đọc các đoạn văn trong bài?
- Yêu cầu học sinh kể lại từng đoạn câu chuyện?
- Yêu cầu học sinh kể theo nhóm 1 đoạn truyện mà mình thích?
- Yêu cầu học sinh kể lại toàn bộ câu chuyên?
3- Củng cố - Dặn dò.
- Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì?
- Nhận xét giờ học.
-...chậm rãi, khoan thai. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện sự bình tĩnh ung dung, tài trí của Trần Quốc Khái trước thử thách của vua Trung Quốc.
- Học sinh luyện đọc từng đoạn trong bài.
-...lẩm nhẩm, nếm thử, ung dung, quan sát, nhập tâm.
- Đọc đoạn 3.
- Học sinh đặt câu.
- Các nhóm thi đọc.
- 4 học sinh kể nối tiếp.
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm lên kể lại đoạn truyện.
- Học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Chịu khó học hỏi, ta sẽ học được nhiều điều hay.
thể dục+
Ôn đội hình đội ngũ
I- Mục tiêu.
	- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, triển khai đội hình để tập bài thể dục phát triển chung. Chơi trò chơi "Thỏ nhảy".
	- Rèn kỹ năng thực hiện động tác tương đối chính xác và tham gia chơi trò chơi tương đối chủ động.
	- Giáo dục ý thức tập thể dục thể thao thường xuyên.
II- Địa điểm phương tiện.
	- Còi, sân trường vệ sinh sạch sẽ.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Phần mở đầu.
- Phổ biết nội dung, yêu cầu giờ học.
- Yêu cầu học sinh chạy chậm thành 1 hàng dọc xung quanh sân tập theo nhịp hô.
- Tổ chức trò chơi "Chui qua hầm"
2- Phần cơ bản.
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
- Chơi trò chơi "Thỏ nhảy"
3- Phần kết thúc.
- Đi thành 1 hàng dọc theo vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng, hít thở sâu.
- Hệ thống bài và nhận xét giờ học.
- Học sinh chạy xung quanh sân trong 2 phút.
- Học sinh chơi trò chơi.
- Cả lớp cùng thực hiện, mỗi động tác 2, 3 lần.
- Tập luyện theo tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- Cả lớp tập liên hoàn các động tác theo lệnh của giáo viên 2 - 3 lần.
- Khởi động các khớp cổ chân, cổ tay, khớp hông, cúi gập hông,...
- Chơi trò chơi.
- Học sinh đi theo hàng và hát trong 2 phút.
tiếng việt +
Mở rộng vốn từ ngữ về Tổ quốc. Dấu phẩy
I- Mục tiêu.
	- Mở rộng vốn từ ngữ về Tổ quốc và ôn tập về dấu phẩy.
	- Rèn kỹ năng tìm từ về chủ điểm Tổ quốc và cách sử dụng dấy phẩy trong câu cho hợp lý.
	II- Các hoạt động dạy và học.
1- Hướng dẫn ôn tập.
 Bài 1: Tìm từ cùng nghĩa với từ "Tổ quốc" đặt câu với từ tìm được.
 Bài 2: Khoanh tròn chữ cái trước tên những đội quân đã sang xâm lược nước ta và bị quân ta đánh bại:
 a- Quân Nam Hán e- Quân Mĩ
 b- Quân Nguyên k- Quân Anh
 c- Quân Đức h- Quân Thanh
 i- Quân Minh l- Quân Nhật
 g- Quân Pháp
 Bài 3: Từ Tổ quốc, quốc có nghĩa là nước. Tìm thêm các từ khác có tiếng "quốc" với nghĩa như trên.
 VD: Quốc ca.
 Bài 4: Đặt dấu phảy và vị trí thích hợp trong đoạn văn sau.
Dưới tầm cánh chú bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh...Còn trên tầng cao cánh chú là đàn cò đang bay là trời xanh trong và cao vút.
 Bài 5: Điền dấu phẩy vào vị trí cần thiết trong các câu sau:
a- Chốc chốc một chàng bồ nông bỗng đứng thẳng khoeo lên thong thả bay.
b- Trên cao họ nhà chim bay thăm hỏi trò chuyện cũng như người ta tấp nập dưới đường phố.
- Tìm hiểu yêu cầu bài.
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi.
- Trình bày bài làm.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài.
- Trình bày miệng bài làm.
- Xác định yêu cầu của bài.
- Làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- Tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
toán +
Ôn: Phép trừ các số trong phạm vi 10.000
I- Mục tiêu.
	- Củng cố về phép trừ các số trong phạm vi 10.000
	- Rèn kỹ năng đặt tính và tính phép trừ các số trong phạm vi 10.000 và vận dụng vào giải toán có lời văn.
	- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
 Bài 1: Đặt tính và tính.
 6927 - 4385 8493 - 6546 8106 - 978
 7216 - 4207 9877 - 8983 9182 - 1989
 Bài 2: Một cửa hàng có 9398 kg gạo. Buổi sáng bán 2700 kg, buổi chiều bán 3678 kg. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg gạo.
 Bài 3: Tính giá trị biểu thức.
 4532 - 2937 + 5006 
 (4642 + 21) - (3021 - 21)
 (9700 + 100) - (5900 + 100)
 4 x (7358 - 6419)
?+ Bài toán củng cố lại kiến thức gì?
 + Muốn tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn làm như thế nào?
 Bài 4: Hai cân táo giá 6400. Hỏi mua ba cân táo như vậy phải trả bao nhiêu tiền?
 Bài 5: Tâm nghĩ một số, số lớn nhất có 3 chữ số hơn số đó 18. Tìm số tâm đẵ nghĩ?
- Học sinh làm lần lượt vào bảng con từng phép tính.
- Nêu cách thực hiện phép tính.
- Tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Phân tích bài.
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- Tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc đơn.
........
- Phân tích bài toán.
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Nêu cách làm.
- Trình bày vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
sinh hoạt tập thể
Đọc và làm theo báo Đội
I- Mục tiêu.
	- Đọc nội dung các bài báo trong báo: Khoa học Khám phá và báo Thiếu niên tiền phong.
	- Rèn thói quen chăm đọc báo và học tập những tấm gương tốt trong các bài báo.
	- Có ý thức giữ gìn sách báo và học tập những gương "Người tốt, việc tốt" trong báo.
II- Đồ dùng.
	- Báo thiếu niên tiền phong số 82.
	- Báo khoa học khám phá số 52.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Đọc và làm theo báo đội.
a- Giáo viên đọc một số bài báo trong báo "Khoa học Khám phá", báo Thiếu niên tiền phong.
	- Chào năm mới - kì lạ và vui nhộn trang 6. ở mọi nơi trên trái đất năm mới luôn là một thời khắc quan trọng với mọi người. Người ta đón năm mới bằng nhiều hình thức và phong tục khác nhau, nhưng đều với một mong muốn chung: Năm mới sẽ mang lại nhiều điều may mắn.
?+ Người Thuỵ Điển đón năm mới như thế nào?
 + Người Italia, Mi-an-ma, Cô-lôm-bi-a, ấn Độ, úc đón năm mới ra sao?
-...đập vỡ bát đĩa trước cửa nhà hàng xóm.
- Học sinh thảo luận nhóm => báo cáo kết quả thảo luận.
	- Đêm giao thừa sẽ dài thêm 1 giây - trang 8.
	- Khoa học vui: Chia rừng - 9.
	- Bí ẩn giấc ngủ của động vật - trang 10, 11.
	- Những thói quen có hại cho trẻ em trang 13.
	* Uống nhiều vi ta min C.
	* Hơ tay lanh trên lửa.
	* Ăn trứng gà sống.
b- Lớp trưởng đọc một số bài báo.
	- 1001 câu hỏi tại sao - 18.
	- Nước mắt cá sấu trang 19.
	- Tam giác quỷ Bơ - Mu - Da trang 18.
	- Khám phá những kỷ lục mới trang 13.
3- Củng cố - Dặn dò.- Nhận xét giờ học.
tiếng việt +
Ôn nói về trí thức. Kể chuyện "Nâng niu từng hạt giống"
I- Mục tiêu.
	- Nói được về những người trí thức và công việc của họ đang làm kể lại được nội dung câu chuyện "Nâng niu từng hạt giống".
	- Rèn kĩ năng nói về những người hoạt động trí thức và kể lại đúng, tự nhiên cả câu chuyện Nâng niu từng hạt giống.
	- Tự tin, hứng thú trong học Tiếng Việt.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
a- Nói về tri thức.
- Những người tri thức, họ là những ai?
- Yêu cầu học sinh giới thiệu về người trí thức. Vai trò, đóng góp của họ cho xã hội.
* Họ là ai?
* Họ làm những công việc gì?
* Họ có những đóng góp gì cho xã hội?
?+ Tất cả những người tri thức họ đều có một điểm chung là gì?
 + Em học tập được gì ở những người trí thức.
b- Kể chuyện: Nâng niu từng hạt giống.
- Yêu cầu 1 học sinh khá, giỏi lên kể lại câu chuyện.
- Tổ chức cho học sinh kể.
-... bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, nhà nghiên cứu, nhà khoa học,...
- Học sinh giới thiệu về người tri thức mà mình được biết qua các câu gợi ý của giáo viên.
- Lao động hết mình vì sự phát triển của nhân loại.
..........
- 1 học sinh lên kể lại câu chuyện.
- Kể trong nhóm đôi.
- Kể trước lớp.
- Nhận xét và bình chọn người kể hay nhất.
3- Củng cố - Dặn dò.
	 - Nhận xét giờ học.
toán +
Ôn: Tháng - Năm
I- Mục tiêu:
	- Củng cố về đơn vị đo thời gian: tháng, năm.
	- Rèn kỹ năng xem lịch, biết được các tháng trong năm, số ngày trong từng tháng.
	- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
 Bài 1: Hãy cho biết số ngày mỗi tháng trong năm? Để dễ nhớ số ngày trong từng tháng còn có cách tính nào? Ví dụ?
 Bài 2: Ngày mùng 1 của tháng nào đó rơi vào ngày chủ nhật. Hỏi.
a- Các ngày chủ nhật tiếp theo của tháng đó rơi vào những ngày nào trong tháng?
b- Tháng đó có mấy ngày chủ nhật?
c- Ngày cuối cùng của tháng đó là ngày thứ mấy trong tuần?
 Bài 3: Ngày mùng 2 của một tháng nào đó rơi vào ngày chủ nhật. Hỏi.
a- Tháng đó có mấy ngày chủ nhật?
b- Ngày cuối cùng của tháng đó là ngày thứ mấy trong tuần?
 Bài 4: Ngày lễ Nôel (25-12) của một năm nào đó rơi vào ngày chủ nhật. Hỏi ngày mùng 1 tết dương lịch (1-1) của năm liền theo là ngày thứ mấy?
 Bài 5: Tháng 2 có thể có 5 ngày chủ nhật không? Khi nào xảy ra điều đó.
- Học sinh nêu miệng cách làm bài toán.
- Tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Nêu cách làm.
- Chữa bài, nhận xét.
- Xác định yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở.
- Trình bày cách làm.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- Trình bày miệng cách làm.
- Chữa bài, nhận xét.
3- Củng cố - Dặn dò. Nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop3 Tuan 21(1).doc