I. MỤC TIÊU :
A-Tập đọc :
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo
( trả lời được các CH trong SGK)
B. Kể chuyện:
. - Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
- Học sinh khá, giỏi biết đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện;
- Giáo dục học sinh đức tính ham học hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tranh minh hoạ truyện đọc; Một số sản phẩm thêu.
Tuần 21 TẬP ĐỌC+ KỂ CHUYỆN ND: 13.01.2020 Tiết 61 + 62 ÔNG TỔ NGHỀ THÊU I. MỤC TIÊU : A-Tập đọc : - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Hiểu nội dung: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo ( trả lời được các CH trong SGK) B. Kể chuyện: . - Kể lại được một đoạn của câu chuyện. - Học sinh khá, giỏi biết đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện; - Giáo dục học sinh đức tính ham học hỏi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh hoạ truyện đọc; Một số sản phẩm thêu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 2’ 30’ 10’ 10’ 20’ 2’ A/ Bài cũ: - Gọi 2 HS đọc bài Chú ở bên Bác Hồ và trả lời câu hỏi về nôi dung bài thơ. - Nhân xét. B/ Bài mới : Tập đọc 1. Giới thiệu : Chủ điểm “Sáng tạo” với những bài học ca ngợi sự lao động , óc sáng tạo của con người , về trí thức và hoạt động của trí thức . Bài đọc mở đầu chủ điểm hôm nay giải thích nguồn gốc nghề thêu của người Việt Nam. Cho HS xem sản phẩm thêu. 2.Hướng dẫn luyện đọc : - Gọi HS Khá – giỏi đọc toàn bài -GV H dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ : +Đọc từng câu - GV cho HS đọc nối tiếp theo từng câu - Nhận xét cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi. GV hướng dẫn HS đọc lại các từ đã đọc sai. + Đọc từng đoạn * Gọi HS đọc nối tiếp đoạn GV cho HS giải nghĩa từ: đi sứ, lộng, bức trướng.. - Hướng dẫn HS đọc đoạn 3: Đọc chậm rãi khoan thai thể hiện sự bình tĩnh , ung dung , tài trí của Trần Quốc Khái trước thử thách của vua Trung Quốc . Bụng đói / mà không có cơm ăn,/ Trần Quốc Khái lẩm nhẩm đọc ba chữ trên bức trướng ,/ rồi mĩm cười./ /Ông bẻ tay pho tượng nếm thử .//Thì ra /hai pho tượng ấy nặn bằng bột chè lam .//Từ đó,/ ngày hai bữa, / ông cứ ung dung bẻ dần tượng mà ăn. //Nhân được nhàn rỗi,/ ông mày mò quan sát,/ nhớ nhập tâm cách thêu và làm lọng.// - GV gọi HS giải nghĩa từ:chè lam, nhập tâm, Thường Tín. +Đọc trong nhóm GV cho HS đọc theo nhóm 5 - Gọi HS nhận xét, tuyên dương. - Gọi 1 HS đọc lại toàn bài TIẾT 2 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài : - Gọi HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi: +Hồi nhỏ Trần Quốc Khái ham học như thế nào ? +Nhờ chăm chỉ học tập Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào ? +Khi Trần Quốc Khái đi sứ sang Trung Quốc vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam? +Ở trên lầu cao Trần Quốc Khái làm gì để sống ? “Phật trong lòng”Tư tưởng của Phật ở trong lòng mỗi người , có ý mách ngầm Trần Quốc Khái có thể ăn bức tượng . +Trần Quốc Khái đã làm gì để không bỏ phí thời gian ? +Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự? +Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn làm Ông tổ nghề thêu? +Nội dung câu chuyện nói điều gì ? GV chốt ý : Ca ngợi Trần Khái là người thông minh, ham học hỏi giàu trí sáng tạo, chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc truyền lại cho nhân dân ta. 4. Luyện đọc lại: - GV đọc đoạn 3 - Cho 4 HS thi đọc đoạn 3 - HS-GV nhận xét. - Gọi 1 HS đọc cả bài : B- Kể chuyện a) Giao nhiệm vụ :Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện - Nhắc nhở HS đặt tên ngắn gọn, thể hiện đúng nội dung. b) Hướng dẫn HS kể chuyện. - Cho HS kể lại một đoạn của câu chuyện. - HS-GV chọn HS kể hay nhất. - Gọi 5 HS nối tiếp nhau kể 5 đoạn của câu chuyện. 5. Củng cố, dặn dò : - Qua câu chuyện này em hiểu điều gì? - Về nhà kể lại câu chuyện đã học cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau : Bàn tay cô giáo . - Nhận xét tiết dạy 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi. 2 HS nghe -HS nghe - HS đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. - HS luyện đọc từ khó. - HS đọc nối tiếp đoạn, nêu cách ngắt giọng, nghỉ hơi (lượt 1) - HS đọc nối tiếp đoạn, kết hợp giải nghĩa từ trong SGK. -HS giải nghĩa từ trong SGK. -HS đọc theo nhóm 5. 2 nhóm thi đọc trước lớp. - HS nhận xét, tuyên dương. HS đọc đoạn, TLCH -HS tự trả lời. - 4 HS đọc đoạn 3 - HS nghe. - HS kể một đoạn của câu chuyện. - 5 HS nối tiếp nhau kể 5 đoạn của câu chuyện. Ở đâu con người cũng có thể học hỏi nhiều điều hay. Nhân dân ta rất biết ơn ông tổ nghề thêu . NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH Tuần 21. TOÁN Tiết 101 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : - Biết cộng nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn,có đến bốn chữ số .Vận dụng để giải bài toán bằng 2 phép tính . - Rèn kĩ năng tính cộng. - Bồi dưỡng đức tính cẩn thận, chính xác, chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập. II. ĐỒDÙNG DẠY HỌC : - Bảng phụ ghi bài giải bài tập 4. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 1’ 27’ 2’ A/ Kiểm bài cũ : -Gọi HS cùng lúc thực hiện phép cộng. -Nhận xét HS. B/ Bài mới : 1. Giới thiệu bài : Nêu & ghi tựa. 2. HD luyện tập : Bài 1 – tr 103 : -Ghi bảng : 4000 + 3000 – yêu cầu HS nhẩm và nêu kết quả. -Cho HS làm bảng con các bài tiếp theo – chữa trên bảng. Bài 2 – tr 103 : -Tiến hành như bài tập 1. Bài 3 – tr 103 : -Cho HS đặt tính rồi tính trong vở – chữa bài trên bảng – nhắc nhở HS thực hiện đặt tính đúng. Bài 4 – tr 103 : -Cho HS tóm tắt và giải trong vở. -Gọi 2 HS lên bảng tóm tắt và bài giải. 3. Nhận xét – dặn dò: - Làm bài ở nhà - Chuẩn bị bài Phép trừ các số trong phạm vi 10000. - Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở. 5341 + 1488 7951 + 1356 4057 + 2568 8425 + 618 -Nhẩm và nêu miệng 1 phép tính: bốn nghìn cộng ba nghìn bằng bảy nghìn (4000 + 3000 = 7000). -Tính nhẩm tiếp theo trong bảng con , nêu: 5000 + 1000 = 6000 6000 + 2000 = 8000 4000 + 5000 = 9000 8000 + 2000 = 10 000 -Nhẩm và nêu miệng 1 phép tính : sáu nghìn cộng năm trăm bằng sáu nghìn năm trăm (6000 + 500 = 6500). -Tính nhẩm tiếp theo trong bảng con : 2000 + 400 = 2400 9000 + 900 = 9900 300 + 4000 = 4300 600 + 5000 = 5600 7000 + 800 = 7800 -Đặt tính rồi tính : 2541 + 4238 4827 + 2634 5348 + 936 805 + 6475 Tóm tắt : 432 l Buổi sáng Buổi chiều ? l Bài giải Buổi chiều cửa hàng bán được số lít : 432 x 2 = 864 (l). Cả hai buổi cửa hàng bán được : 432 + 864 = 1296 (l). Đáp số : 1296 lít. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH TUẦN 21 TẬP ĐỌC ND: 14.01.2020 Tiết 63 BÀN TAY CÔ GIÁO I. MỤC TIÊU : - Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. - Hiểu nội dung: Ca ngợi đôi bàn tay kì diệu của cô giáo. ( trả lời được các CH trong SGK; thuộc 2 – 3 khổ thơ). - Giáo dục học sinh kính yêu thầy cô giáo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa bài tập đọc . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3’ 2’ 15’ 7’ 8’ 3’ A/ Bài cũ : Gọi 3 HS mỗi em kể một đoạn bài Ông tổ nghề thêu. Nhận xét HS . B/ Bài mới: 1.Giới thiệu: Cho HS quan sát tranh minh hoạ. -Giới thiệu bài, ghi tựa. 2. Luyện đọc: - Gọi HS Khá – giỏi đọc toàn bài. -Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ + Đọc từng câu - GV nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, - Gọi HS nhận xét cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi. GV cho HS luyện đọc thêm 1 số từ: sóng lượn, thoắt cái, toả, dập dềnh, rì rào, ..., + Đọc từng đoạn - GV chia bài đọc làm 5 khổ thơ + GV gọi 5 HS đọc nối tiếp 5 khổ thơ - GV kết hợp hướng dẫn HS nêu cách ngắt nhịp, nghỉ hơi, nhấn giọng ở các khổ thơ 1, 2, 3, 5 - Ở khổ thơ thứ 5 đọc giọng chậm lại đầy thán phục. GV kết hợp cho HS giải nghĩa từ Phô trong “ Mặt trời đã phô” Em hãy đặt câu với từ đó. GV gọi 5 HS đọc lại 5 đoạn + Đọc trong nhóm GV cho HS đọc theo nhóm 5. GV gọi 2 nhóm thi đọc Gọi 2 HS đọc cả bài. GV cho cảlớp đọc đồng thanh cả bài 3.Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: Gọi 1 HS đọc bài thơ . Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi. +Từ mỗi tờ giấy cô giáo đã làm ra những gì? +Hãy tả bức tranh cắt dán của cô giáo. -Gọi 1 HS đọc 2 dòng thơ cuối . +Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào ? - Nhận xét. 4.Luyện đọc và học thuộc lòng: - GV đọc - Gọi 2 HS đọc bài thơ. - Hướng dẫn HS học thuộc lòng. - Cho HS đọc nhẩm thuộc . - Gọi 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ. - Nhận xét. - Gọi 4 HS thi đọc bài thơ. - HS-GV chọn HS đọc hay nhất. 5. Củng cố, dặn dò: -Nội dung bài thơ nói lên điều gì ? Về học thuộc bài thơ , đọc hay. Chuẩn bị bài sau : Người trí thức yêu nước. -Nhận xét sau tiết dạy : 3 HS kể chuyện Ông tổ nghề thêu. -HS quan sát tranh - HS nghe. - HS đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ. - HS luyện đọc từ - 5 HS đọc lại 5 khổ thơ - HS nêu cách ngắt giọng, nghỉ hơi. - HS giải nghĩa từ, đặt câu với từ phô. 5 HS đọc cả bài. - HS đọc đoạn theo nhóm 5. - 2 nhóm thi đọc - 2 HS đọc cả bài. Nhận xét. - Đồng thanh 1 HS đọc bài thơ- Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi. -HS tự nêu. -1 HS đọc 2 dòng thơ cuối. -HS tự suy nghĩ trả lời . - HS nghe - 2 HS đọc bài thơ -HS đọc nhẩm. -5 HS nối tiếp nhau đọc thuộc 5 khổ thơ. -4 HS thi đọc thơ hay. -Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao nhiêu điều lạ từ bàn tay khéo léo ấy. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH TUẦN 21 CHÍNH TẢ Tiết 41 ÔNG TỔ NGHỀ THÊU. I. MỤC TIÊU : - Nghe - viết đúng bài chính tả , trình bày đúng hình thức bài văn xuôi . - Làm đúng bài tập 2a. - Rèn kỹ năng nghe - viết chính xác cho học sinh. - Học sinh có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -GV: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2b -HS: VBT, tập viết trước ở nhà. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 1’ 25’ 7’ 1’ A/Bài cũ: - GV cho HS viết vào bảng các từ ngữ: xanh xao sáng suốt, tuốt lúa, suốt ngày. - GV nhận xét B/Bài mới: 1.Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu của tiết học, ghi tựa. 2.Hướng dẫn HS nghe - viết : a)Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc đoạn văn - Gọi HS đọc lại đoạn văn . - GV hỏi: + Những từ ngữ nào cho thấy Trần Quốc Khi rất ham học? + Đoạn văn có mấy câu ? + Trong đoạn văn trên chữ nào phải viết hoa ? - GV hướng dẫn HS viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: đốn củi, vỏ trứng, vó tôm, tiến sĩ, - GV gọi HS đọc lại các từ vừa viết. b)Hướng dẫn HS viết bài: - GV đọc lại bài - GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở. - GV đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 3 lần cho HS viết vào vở. - GV theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của HS. Chú ý tới bài viết của những HS thường mắc lỗi chính tả. c) Kiểm, chữa bài: HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết - HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau. - GV thu vở, kiểm một số bài, sau đó nhận xét từng bài 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài ... trị của thân cây với đời sống của cây (HĐ 1), đời sống động vật và con người ( HĐ2). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giáo viên : các hình trang 80, 81 trong SGK. Học sinh : SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS 4’ 1’ 17’ 16’ 1’ A/Bài cũ: Thân cây -GV cho HS kể tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân gỗ, thân thảo -Nhận xét B/ Bài mới: 1.Giới thiệu bài: Thân cây ( tiếp theo) 2.Các hoạt động : a)Hoạt động 1: Thảo luận Mục tiêu: Nêu được chức năng của thân cây trong đời sống của cây. Cách tiến hành : -GVchia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 1, 2, 3 trang 80 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: +Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có chứa nhựa ? + Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây, các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì ? -GV cho nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc -GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Giáo viên chốt: Khi một ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng vẫn bị héo là do không nhận đủ nhựa cây để duy trì sự sống. Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây có chứa các chất dinh dưỡng đê nuôi cây. Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây. -GVnêu các chức năng khác của thân cây: nâng đỡ, mang lá, hoa, quả b)Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm Mục tiêu: Kể ra được những ích lợi của một số thân cây đối với đời sống của con người và động vật Cách tiến hành : -GV yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 4, 5, 6, 7, 8 trang 81 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: + Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật. + Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn ghế, giường, tủ, + Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn. -GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Kết luận: Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng 3.Nhận xét – Dặn dò : -GV nhận xét tiết học. -Chuẩn bị : bài 43 : Rễ cây. Học sinh kể tên -Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. -Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. -HS quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. -Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH SINH HOẠT LỚP TUẦN 21 I.MỤC TIÊU -Tổng kết hoạt động tuần 21, đề ra phương hướng hoạt động tuần 22 nhằm nâng cao chất lượng học tập, đẩy mạnh phong trào thi đua trong lớp. -Giáo dục HS thực hiện tốt an toàn giao thông, vệ sinh ăn uống; thực hiện an toàn trong ngày tết; phòng chống cháy nổ. II.NỘI DUNG: 1.Tổng kết tuần 21. -Tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ trong tuần về các mặt: đạo đức tác phong, học tập. -Lớp trưởng nhận xét chung, nêu mặt mạnh, mặt yếu. Đề ra biện pháp khắc phục. -HS phát biểu ý kiến. -Gv nhận xét chung,tuyên dương HS tích cực, hoàn thành tốt nhiệm vụ, phê bình HS chưa thực hiên tốt nội qui. 2.Phương hướng tuần 22. -Giáo dục HS thực hiện tốt an toàn giao thông, vệ sinh trường lớp, bảo vệ tài sản nhà trường; phòng chống cháy nổ; Thực hiện an toàn trong ngày tết. -Giáo dục đạo đức tác phong:thực hiện đồng phục, vệ sinh cá nhân, lễ phép với người lớn, đoàn kết giúp đỡ nhau. -Phát động phong trào dạy tốt, học tốt mừng Đảng mừng xuân, không được lơ là trong học tập mà phải chú ý học tập thật tốt hơn nữa. -Thực hiện tốt truy bài 15’đầu buổi, tăng cường kiểm tra bài tập, bài học về nhà, kiểm tra đồ dùng học tập. -Phân công HS khá giỏi giúp đỡ hs yếu. -Khắc phục hs đọc yếu. -Tổ chức phụ đạo hs yếu 2 buổi /tuần. -Phối hợp phụ huynh hs trong việc giảng dạy và giáo dục - Giáo dục an toàn giao thông bài 4 ³³³³³ Tuần 21 ĐẠO ĐỨC TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI TIẾT 1 I/ Mục tiêu : 1/Kiến thức : Biết vì sao cần phải tôn trọng khách nước ngoài . 2/Kỹ năng: Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trọng khách nước ngoài phù hợp với lứa tuổi 3/Thái độ : GD HS có thái độ, hành vi phù hợp khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản . II/ Các kĩ năng sống cơ bản được GD trong bài: - Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi tiếp xúc với khách nước ngoài. III/ Chuẩn bị: - Giáo viên : vở bài tập đạo đức, tranh ảnh, phiếu học tập - Học sinh : vở bài tập đạo đức. IV/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS 4’ 1’ 12’ 8’ 9’ 1’ A/ Bài cũ : Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế ( tiết 2) -GV cho HS hát múa, đọc thơ, kể chuyện, diễn tiểu phẩm, về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế -Nhận xét bài cũ. B/ Bài mới: 1.Giới thiệu bài:Tôn trọng khách nước ngoài(tiết1) 2.Các hoạt động : a)Hoạt động 1: thảo luận nhóm Mục tiêu: Biết được một số biểu hiện khi giao tiếp với khách nước ngoài. Cách tiến hành : Yêu cầu HS chia thành các nhóm. Phát cho các nhóm một bộ tranh ( trang 32, 33, 34, 35: Vở Bài tập đạo đức 3 – NXB Giáo dục) yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi : 1.Trong tranh có những ai ? 2.Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ? 3.Nếu gặp khách nước ngoài em phải thế nào? -Lắng nghe, nhận xét và kết luận: Các bức tranh vẽ các bạn nhỏ đang gặp gỡ, trò chuyện với khách nước ngoài. Thái độ, cử chỉ của các bạn rất vui vẻ, tự nhiên, tự tin. Đối với khách nước ngoài, chúng ta cần tôn trọng và giúp đỡ họ khi cần. Điều đó biểu lộ lòng tự trọng, mến khách của người Việt Nam. b)Hoạt động 2 : Phân tích truyện Mục tiêu: Biết các hành vi thể hiện tình cảm thân thiện, mến khách của thiếu nhi Việt Nam với khách nước ngoài. Biết thêm một số biểu hiện của lòng tôn trọng, mến khác và ý nghĩa của việc làm đó. Cách tiến hành : -GV đọc truyện Cậu bé tốt bụng -GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận các câu hỏi: + Bạn nhỏ đã làm việc gì ? + Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm gì với người khách nước ngoài ? + Theo em, người nước ngoài sẽ nghĩ như thế nào về cậu bé Việt Nam ? + Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn nhỏ trong truyện ? + Em nên làm những việc gì thể hiện sự tôn trọng với khách nước ngoài ? -Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày . -GV lắng nghe, uốn nắn câu, chữ, nhận xét nội dung thư và kết luận: Chúng ta có quyền kết bạn, giao lưu với bạn bè quốc tế . GV kết luận: + Khi gặp khách nước ngoài em có thể chào, cười thân thiện, chỉ đường nếu họ nhờ giúp đỡ. + Các em nên giúp đỡ khách nước ngoài những việc phù hợp khi cần thiết. + Việc đó thể hiện sự tôn trọng, lòng mến khách của các em, giúp khách nước ngoài thêm hiểu biết và có cảm tình với đất nước Việt Nam. c)Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi Mục tiêu: Biết nhận xét những hành vi nên làm khi tiếp xúc với người nước ngoài và hiểu quyền được giư gìn bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Cách tiến hành : GVchia nhóm, phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS thảo luận, nhận xét việc làm của các bạn trong những tình huống và giải thích lí do của tình huống đó. * Tình huống 1: Nhìn thấy một nhóm khách nước ngoài đến thăm khu di tích lịch sử, bạn Tường vừa chỉ họ vừa nói: “ Trông bà kia mặc quần áo buồn cười chưa, dài lượt thượt lại còn che kín mặt nữa; còn đứa bé kia da đen sì, tóc lại xoăn tít”. Bạn Vân cũng phụ hoạ theo: “ Tiếng họ nói nghe buồn cười nhỉ !” -Gọi đại diện các nhóm trình bày. Kết luận :. *Tình huống 1: Chê bai trang phục và ngôn ngữ của các dân tộc khác là một điều không nên. Mỗi dân tộc có quyền gìn giữ bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Tiếng nói, trang phục, văn hoá của các dân tộc đều cần được tôn trọng như nhau. *Tình huống 2: trẻ em Việt Nam cần cởi mở, tự tin khi tiếp xúc với người nước ngoài để họ thêm hiểu về đất nước mình, thấy được lòng hiếu khách, sự thân thiện, an toàn trên đất nước chúng ta. 3.Nhận xét – Dặn dò : - GV nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài: Tôn trọng khách nước ngoài(tiết 2 ) -Học sinh thực hiện -Chia thành các nhóm, nhận tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi 1. Trong tranh có khách nước ngoài và các bạn nhỏ Việt Nam. 2. Các bạn nhỏ Việt Nam đang tươi cười niềm nở chào hỏi và giới thiệu với khách nước ngoài về trường học, chỉ đường cho khách. 3.Gặp khách nước ngoài em cần vui vẻ đón chào, tôn trọng, giúp đỡ họ khi gặp khó khăn. - Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung, nhận xét. -Học sinh lắng nghe Chia thành các nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi -Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung, nhận xét. -Chia thành các nhóm, thảo luận nhận xét việc làm của các bạn trong 2 tình huống và giải thích lí do. * Tình huống 2: Một người nước ngoài đang ngồi trong tàu hoả nhìn qua cửa sổ. Ông có vẻ buồn vì không thể nói chuyện với ai. Đạo tò mò đến gần ông và hỏi chuyện với vốn tiếng Anh ít ỏi của mình. Cậu hỏi về đất nước ông, về cuộc sống của những trẻ em ở đất nước ông và kể cho ông nghe về ngôi trường nhỏ bé, xinh đẹp của cậu. Hai người vui vẻ trò chuyện dù ngôn ngữ đôi lúc bất đồng phải dùng điệu bộ, cử chỉ để giải thích thêm. -Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, nhận xét. * Rút kinh nghiệm .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: