Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2017-2018

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2017-2018

CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.

2. Kĩ năng: HS có kĩ năng làm tính và vận dụng vào giải bài toán có lời văn

3. Thái độ: HS yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 1. Giáo viên: Bảng phụ BT2,3.

 2. Học sinh: Bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc 26 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 02/07/2022 Lượt xem 291Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 23
Ngày soạn: Thứ năm ngày 08/02/2018
Ngày giảng: Thứ bảy ngày 10/02/2018
Chào cờ:
Tiết TKB: 1
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG 
Môn: Tập đọc – Kê chuyện
Tiết TKB: 2+3; PPCT:67+68
NHÀ ẢO THUẬT 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ mới trong bài. Hiểu nội dung câu chuyện: Khen ngợi hai chị em Xô - phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em. Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ HS kể được từng đoạn câu chuyện.
2. Kĩ năng: Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4. 
3. Thái độ: Giáo dục HS biết quan tâm giúp đỡ mọi người. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. Giáo viên: BP câu luyện đọc; BPND
2. Học sinh: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
- Hát, báo cáo sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét.
- 2 HS: Đọc thuộc lòng bài thơ Cái cầu và TLCH về ND.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài, tóm tắt ND bài. Hướng dẫn giọng đọc chung.
- Lắng nghe
- Gọi HS đọc nối tiếp từng câu kết hợp sửa lỗi phát âm. 
+ HS đọc nối tiếp câu.
- HDHS chia đoạn.
- Gọi HS đọc đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa từ. 
- Bài chia 4 đoạn
- HS nối tiếp đọc đoạn, kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ cuối bài.
- HDHS đọc ngắt nghỉ hơi câu văn trên BP.
 - HS nêu cách ngắt nghỉ; 2 HS đọc trên bảng phụ:
 Nhưng/ hai chị em không dám xin tiền mua vé/ vì bố đang nằm viện,/ các em biết mẹ rất cần tiền.//
 Nhưng chị em Xô – phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn/ không được làm phiền người khác.//
- Y/c HS luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Gọi các nhóm đọc bài.
- Đọc đoạn trong nhóm 4.
- 2 nhóm đọc bài trước lớp. 
- Gọi HS đọc toàn bài.
- 1HS đọc toàn bài.
b. Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc đoạn 1, TLCH 1
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm. 
+ Vì sao chị em Xô - phi không đi xem ảo thuật? 
+ Vì bố của em đang nằm viện, hai chị em biết mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố, các em không dám xin tiền mẹ mua vé xem xiếc.
- Cho HS đọc đoạn 2, TLCH 2, 3
- Lớp đọc thầm.
+ Hai chị em đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào?
+ Tình cờ gặp nhà ảo thuật lúc ra ga mua sữa. Các em đã giúp chú Lý mang những đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc.
+ Vì sao hai chị em không nhờ chú Lí dẫn vào rạp?
+ Qua phần tìm hiểu đoạn 1 và 2, em thấy hai chị em Xô – phi có những điều gì đáng khen?
+ Vì hai chị em nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.
+ Hai chị em Xô – phi là những người co ngoan, biết thương yêu bố mẹ, biết vâng lời bố mẹ lại tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
- Cho HS đọc đoạn 3, 4 TLCH 
+ Vì sao chú Lý tìm đến tận nhà của hai chị em?
- 1HS đọc, lớp đọc thầm.
+ Vì chú muốn cảm ơn hai chị em đã giúp chú.
+ Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người uống trà?
+ Khi mọi người uống trà, những chuyện lạ liên tiếp xảy ra: Xô – phi lấy một chiếc bánh, đến lúc đặt vào đĩa lại thành haicais; Trong nắp lọ đường có hàng mét dải băng xanh, đỏ, vàng bắn ra; Một chú thỏ trắng bất ngờ xuất hiện và ngồi dưới chân Mác.
+ Theo em chị em Xô – phi đã được xm ảo thuật chưa?
+ Chị em Xô-phi được xem ảo thuật ngay tại nhà.
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
- HS phát biểu.
- Nhận xét, chốt nội dung bài.
- Gọi HS đọc ND bài trên BP.
* Nội dung: Khen ngợi hai chị em 
Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lý là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.
c. Luyện đọc lại
- Gọi HS đọc lại bài.
- 4 HS nối tiếp đọc đoạn trong bài.
- Y/c HS đọc bài theo nhóm 4.
- Gọi HS đọc bài trước lớp.
- Nhận xét tuyên dương HS đọc tốt.
- Hướng dẫn HS đọc đoạn 4.
- yêu cầu HS luyện đọc đoạn 4 theo nhóm đôi.
- Gọi 2HS đọc bài.
- Gọi HS nêu đoạn yêu thích.
- HS đọc bài theo nhóm 4.
- 2HS đọc bài trước lớp
- Lắng nghe.
- HS đọc 4 đoạn theo nhóm đôi.
- 2HS đọc bài.
- HS nêu.
d. Kể chuyện
- Gọi HS đọc yêu cầu
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HDHS quan sát tranh, tìm hiểu nội dung trong các tranh.
- Thảo luận nhóm 2. Tập kể trong nhóm theo lời kể của Xô - Phi hoặc Mác
- Gọi HS kể trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương HS kể tốt.
- 4HS nối tiếp kể từng đoạn câu chuyện, 1HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Lớp bình chọn bạn kể chuyện hay, hấp dẫn, sinh động.
4. Củng cố: Nhận xét giờ học, liên hệ GDHS yêu thương cha mẹ, ngoan ngoãn, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
- Lắng nghe
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
- Thực hiện
Môn: Toán
Tiết TKB:4 ; PPCT:111
NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: HS biết cách nhân số có bốn chữ số có một chữ số.
2. Kĩ năng: Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán có lời văn.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
1. Giáo viên: Bảng phụ BT 3,4.
2. Học sinh: Bảng con
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét.
- 2HS lên bảng:
2401 x 4 = 9604 1071 x 5 = 5355
3. Bài mới: Giới thiệu bài 
* Hướng dẫn làm tính nhân
- GV nêu ví dụ
* Ví dụ 1: 1427 x 3 = ?
- Y/c HS nêu cách đặt tính và tính
Đặt tính 
* 3 nhân 7 bằng 21, viết 1 nhớ 2.
* 3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8, viết 8.
* 3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1.
* 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bẳng 4, viết 6.
- Nhận xét
+ Đặt tính phải đúng cột và thực hiện tính từ phải sang trái 
* Hướng dẫn HS làm bài tập
- Gọi HS nêu yêu cầu BT
Bài 1 (Tr.115): Tính
- Y/c HS làm bài vào VBT, nêu miệng kết quả tính.
- Nhận xét chữa bài.
- Gọi HS nêu yêu cầu BT
Bài 2 (Tr.115): Đặt tính rồi tính
- HDHS làm bài vào bảng con.
- Nhận xét chữa bài, củng cố KT
+ Củng cố về nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số.
- Gọi HS đọc bài toán
Bài 3 (Tr.115):
- HDHS nêu tóm tắt, cách giải.
- Y/c lớp làm bài vào vở, 1HS làm BP.
Bài giải
Cả 3 xe chở được số ki-lô-gam gạo là:
1425 x 3 = 4275 (kg)
 Đáp số: 4275 kg gạo
- Nhận xét chữa bài, củng cố KT
+ Củng cố giải bài toán có lời văn
- Gọi HS đọc bài toán
Bài 4 (Tr.115): 
- HDHS nêu tóm tắt, cách giải.
- Y/c lớp làm bài vào vở nháp, 1HS làm BP.
Bài giải
Chu vi khu đất đó là:
1508 x 4 = 6032 (m)
 Đáp số: 6032 m
- Nhận xét chữa bài, củng cố KT
+ Củng cố về tính chu vi hình vuông.
4. Củng cố: Nhận xét giờ học
- Lắng nghe
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau
- Thực hiện
Môn: Thể dục
Tiết TKB: 5
(GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY)
Môn: Mĩ thuật
Tiết TKB: 6
(GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY)
Môn: Âm nhạc
Tiết TKB: 7
(GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY)
Ngày soạn: Chủ nhật ngày 18/02/2018
Ngày giảng: Thứ tư ngày 21 /02/2018
Môn: Tiếng anh
Tiết TKB:1
(GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY)
Môn: Tiếng anh
Tiết TKB:2
(GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY)
Môn: Tập đọc
Tiết TKB:3;PPCT:69
CHƯƠNG TRÌNH XIẾC ĐẶC SẮC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài. Bước đầu có những hiểu biết về đặc điểm nội dung, hình thức trình bày và mục đích của 1 tờ quảng cáo.
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc chính xác các chữ số, các tỷ lệ phần trăm và số điện thoại 
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. Giáo viên: Bảng phụ viết câu luyện đọc, ND bài.	
2. Học sinh: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét
- 2HS: Kể lại câu chuyện Nhà ảo thuật, nêu nội dung bài. 
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài 
3.2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- GV đọc mẫu, tóm tắt ND bài. Hướng dẫn giọng đọc chung
- Lắng nghe
- HDHS nối tiếp đọc từng câu kết hợp sửa lỗi phát âm. 
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- Viết bảng 1 - 6, 50 %; 10 %.
- 2HS đọc
- Hướng dẫn HS chia đoạn.
- HDHS đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ.
- Bài chia 4 đoạn (mỗi phần là một đoạn):
+ Phần 1: Tên chương trình và tên rạp xiếc.
+ Phần 2: Tiết mục mới.
+ Phần 3: Tiện nghi và mức giảm giá vé.
+ Phần 4: Thời gian biểu diễn. Cách liên hệ và lời mời.
- Đọc nối tiếp từng đoạn, kết hợp giải nghĩa từ.
- HDHS đọc ngắt, nghỉ hơi câu văn trên BP.
- HS nêu cách ngắt nghỉ; 2 HS đọc trên bảng phụ:
Xiếc thú vui nhộn,/ dí dỏm.//
Ảo thuật biến hóa bất ngờ,/ thú vị.//
Xiếc nhào lộn khéo léo,/ dẻo dai.//
- Yêu cầu luyện đọc từng đoạn trong nhóm 
- Gọi 2 nhóm đọc bài trước lớp.
- Luyện đọc trong nhóm 4.
- 2 nhóm đọc trước lớp.
- Gọi HS đọc cả bài.
- 1HS đọc toàn bài
b. Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc bài, TLCH 
- Lớp đọc thầm.
+ Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì ?
+ Lôi cuốn mọi người đến rạp xem xiếc.
+ Em thích những nội dung nào trong tờ quảng cáo? Vì sao?
- GV đưa ra các câu hỏi về cách trình bày quảng cáo.
+ Quảng cáo đưa ra những thông tin quan trọng như thế nào?
- HS trả lời theo suy nghĩ, ví dụ: 
+ Em thích phần quảng cáo tiết mục mới vì phần này cho biết chương trình biểu diễn xiếc rất đặc sắc, nhiều tiết mục ra mắt lần đầu, có cả ảo thuật là tiết mục em thích.
+ Em thích phần quảng cáo rạp xiếc mới được tu bổ và giảm giá vé, như vậy đến rạp xem sẽ rất thoải mái.
+ Em thích phần lời mời lịch sự của rạp xiếc.
+ Quảng cáo thông báo những tin cần thiết, được người xem quan tâm nhất như tiết mục mới, điều kiện của rạp xiếc, mức giảm giá vé, thời gian biểu diễn, cách liên hệ mua vé.
+ Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt về lời văn, trang trí ?
+ Có tranh minh hoạ làm cho tờ quảng cáo đẹp và thêm hấp dẫn.
+ Em thường thấy quảng cáo ở những đâu?
+ Ở nhiều nơi trên phố, sân vận động,trên ti vi, băng treo trên tường, trên nóc các tòa nhà cao tầng, trong các khu vui chơi giải trí,... 
- Giới thiệu thêm một số tờ quảng cáo 
- Quan sát, nhận xét.
- Y/c HS giới thiệu về các tờ quảng cáo.
- Giới thiệu các tờ quảng cáo mình sưu tầm được
+ Nội dung tờ quảng cáo giúp em hiểu biết điều gì?
- HS nêu ý kiến.
- Nhận xét, chốt nôi dung.
- Gọi HS đọc ND bài trên BP.
* Nội dung: Hiểu biết về đặc điểm nội dung, hình thức trình bày và mục đích của một tờ quảng cáo.
c. Luyện đọc lại
- Gọi HS đọc lại bài 
- 4HS nối tiếp đọc 
- HDHS đọc đoạn 2 
- Y/c HS luyện  ...  Thái độ: HS yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
 	1. Giáo viên: Bảng phụ BT2,3.
 	2. Học sinh: Bảng con 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét
- 2HS lên bảng thực hiện: 
6487 : 3 = 2162 (dư 1) 4159 : 5 = 831 (dư 4) 
3. Bài mới: Giới thiệu bài 
* HD thực hiện phép chia
- GV nêu phép tính
* Ví dụ: a. 4218 : 6 = ?
- Gọi HS nêu cách đặt tính và thực hiện.
4218
6
 01
703
 18
 0
- GV nêu phép tính
- Gọi HS thực hiện.
Vậy 4218 : 6 = 703
b. 2407 : 4 = ?
2407
4
 00
601
 07
 3
Vậy 2407 : 4 = 601 (dư 3)
- Nhận xét kết luận
+ Khi đặt tính phải đặt tính đúng cột và thực hiện tính từ trái sang phải
* Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS nêu yêu cầu BT
Bài 1 (Tr.119): Đặt tính rồi tính
- HDHS làm bài vào bảng con
3224
4
1516
3
2819
7
 02 
806
 01
505
...
 01
402
 24
 0
 16
 1
 19
 5
- Nhận xét chữa bài, củng cố KT
+ Củng cố chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số.
- Gọi HS đọc bài toán
Bài 2 (Tr.118): 
- HDHS nêu tóm tắt, cách giải
- Y/c HS làm bài vào vở, 1HS làm BP.
Bài giải
Số mét đường đã sửa là:
1215 : 3 = 405 (m)
Số mét đường còn phải sửa là:
1215 - 405 = 810 (m)
 Đáp số: 810 m đường
- Nhận xét chữa bài
+ Củng cố giải toán bằng hai phép tính
- Gọi HS nêu yêu cầu BT
Bài 3 (Tr.118): Đ, S?
- HDHS làm bài trên BP.
- Y/c HS làm bài vào SGK, 1HS làm BP.
2156
7
1608
4
2526
5
 05 
308
 008
42
...
 026
51
 56
 0
 1
 0
Đ
S
S
- Nhận xét, chữa bài
+ Củng cố về chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số.
4. Củng cố: Nhận xét giờ học
- Lắng nghe
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau
- Thực hiện
Môn: Tự nhiên xã hội
Tiết TKB: 2; PPCT:46
KHẢ NĂNG KÌ DIỆU CỦA LÁ CÂY
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Biết chức năng và ích lợi của lá cây.
2.Kĩ năng: Phân biệt được các loại lá cây.
3.Thái độ: Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
1. Giáo viên: Một số lá cây thật	
2. Học sinh: Một số lá cây thật	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ 
- Nhận xét
3.Bài mới: Giới thiệu bài
 a. Họat động 1: Làm việc theo cặp
- Y/c HS quan sát hình 1 trong SGK, đặt và trả lời câu hỏi theo nhóm đôi
- Gọi các nhóm trình bày
- Nhận xét, kết luận 
b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- HDHS thảo luận theo nhóm 4, dựa vào hình 8, 9 và thực tế ở địa phương nói về các lá cây thường được sử dụng trong đời sống hàng ngày
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, kết luận
- Gọi HS đọc ND bài học.
4. Củng cố: Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
- Hát
- 2HS: Nêu cấu tạo của lá cây?
- Lắng nghe
- Thảo luận theo nhóm đôi
- Đại diện các nhóm trình bày
* Kết luận: Lá cây có ba chức năng: quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước
Nhả hơi nước được thoát ra từ lá mà dùng nước liên tục được hút từ rễ, cây, lá. Sự thoát hơi nước giúp cho nhiệt độ của lá giữ ở mức độ thích hợp, có lợi cho đời sống của cây
- Thảo luận theo nhóm 4 về ích lợi của lá cây
- Đại diện các nhóm trình bày
*Kêt luận: Lá cây dùng để ăn, chăn nuôi, làm thuốc, gói bánh, làm nón, lợp nhà ...
- Lắng nghe
- Thực hiện 
Môn: Chính tả
Tiết TKB: 3; PPCT:46
NGƯỜI SÁNG TÁC QUỐC CA VIỆT NAM (nghe viết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam. Làm đúng các bài tập điền âm, vần và đặt câu phân biệt những tiếng có âm, vần dễ lẫn: l/n ; ut/uc
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chính tả đúng, đẹp
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức khi hát Quốc ca.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. Giáo viên: Bảng phụ BT2. 
2. Học sinh : Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ 
- Nhận xét
3. Bài mới: Giới thiệu bài 
- 2HS viết trên bảng, lớp viết bảng con: làn gió, lộng lẫy, cái bút
* Hướng dẫn viết chính tả
- GV đọc bài chính tả
- Gọi HS đọc lại bài viết
- Theo dõi lắng nghe
- 2HS đọc, lớp đọc thầm
- Giới thiệu ảnh nhạc sĩ Văn Cao
- Quan sát tranh
- Giảng từ: Quốc hội; Quốc ca
+ Quốc hội: cơ quan do nhân dân cả nước bầu ra, có quyền cao nhất
+ Quốc ca: bài hát chính thức của một nước, dùng khi có nghi lễ trọng thể
+ Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa?
+ Chữ đầu tên bài và các chứ đầu câu. Tên riêng: Văn Cao, Tiến quân ca.
- Y/c HS tìm những từ khó
- HS tìm viết từ khó ra nháp
- Đọc bài cho HS viết vào vở
- HS nghe viết bài vào vở
- Đọc lại bài cho HS soát lỗi
- HS đổi bài soát lại .
- Thu bài nhận xét 
* Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS nêu y/c bài
Bài 2 (Tr.47): Điền vào chỗ trống l hay n?
- HDHS làm bài trên BP
- Y/c lớp làm bài vào VBT, 1HS làm BP.
- Nhận xét chữa bài, gọi HS đọc lại câu thơ.
 * Đáp án: 
 Buổi trưa lim dim 
 Nghìn con mắt lá 
 Bóng cũng nằm im 
 Trong vườn êm ả.
- Gọi HS nêu y/c bài tập
Bài 3 (Tr.47): Đặt câu phân biệt hai từ trong từng cặp từ sau:
- HDHS làm bài dưới hình thức trò chơi. 
- Thi tiếp sức đặt câu ...
- Nhận xét tuyên dương những HS thắng cuộc
VD: Nhà em có nồi cơm điện./ Mắt con cóc rất lồi./Chúng em đã ăn no./ Mẹ đang rất lo lắng. 
4. Củng cố: Nhận xét giờ học.
- Theo dõi
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau
- Thực hiện.
Sinh hoạt
Tiết TKB: 4
NHẬN XÉT TUẦN 23
 I. MỤC TIÊU
 	- Giúp HS thấy được những ưu, tồn tại trong tuần qua.
 	- Có hướng sửa chữa khắc phục kịp thời.
 	- Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
II. NỘI DUNG SINH HOẠT
 	1. Sinh hoạt theo tổ: Từng tổ kiểm điểm tìm ra những HS ngoan, học tập tốt. Chỉ ra những HS cần phải giúp đỡ.
 	 2. Sinh hoạt theo lớp: Các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ mình trước lớp. Các tổ khác theo dõi nhận xét, bổ sung. Lớp trưởng nhận xét chung về tình hình của lớp, các mặt hoạt động.
 	3. Giáo viên nhận xét, đánh giá chung
 	* Ưu điểm.
- Duy trì tốt nề nếp. Thực hiện tốt kế hoạch của lớp, trường và của Đội
- Đi học đúng giờ. Trong lớp chú ý nghe giảng. 
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở trước khi đến lớp.
- Chăm chỉ học tập, tích cực tham gia các hoạt động học tập. 
 	- Vệ sinh lớp, vệ sinh cá nhân gọn gàng sạch sẽ, trang phục đúng quy định.
 	- Tham gia các hoạt động giữa giờ đều, đẹp, đúng động tác.
	* Điển hình tốt trong tuần: Nhi, Phương, Bảo Ngọc, Tuyên, Dương, Ngân.
 	* Tồn tại: Còn một số HS chữ viết chưa sạch đẹp, hiện nhân chia, đọc viết các số có bốn chữ số còn chậm : Bảo, Ly. 
 III. KẾ HOẠCH TUẦN TỚI:
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại.Tiếp tục thực hiện thi đua giữa các tổ lập thành tích Mừng Đảng - Mừng xuân mới.
 	- Duy trì tốt nề nếp học tập, đi học chuyên cần đúng giờ, trong lớp chú ý nghe 
giảng, Có đủ đồ dùng học tập khi đến lớp, thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, vệ sinh 
cá nhân. Thực hiện tốt kế hoạch của Đội và nhà trường đề ra, đảm bảo ATGT. 
HĐNG (Tự học Toán)
Tiết TKB: 5
CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Củng cố thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số 
2. Kĩ năng: HS có kĩ năng làm tính và vận dụng vào giải bài toán có lời văn
3. Thái độ: HS yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
1. Giáo viên: Bảng phụ BT3. 
 	2. Học sinh: Bảng con.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
- Hát
2. Giới thiệu bài ôn.
- Lắng nghe 
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
- Gọi HS nêu yêu cầu BT
Bài 1/32: Tính 
- HDHS làm bài vào bảng con
1204
4
2524
5
4224
7
 00 
301
 02
504
...
 02
603
 04
 0
 24
 4
 24
 3
- Nhận xétchữa bài, củng cố KT
+ Củng cố chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
- Gọi HS nêu yêu cầu BT
Bài 2/32: Tìm x
- Y/c HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết.
- Y/c HS làm bài vào VBT, 2HS lên bảng chữa bài
- 2HS nêu
a, x 4 = 1608 b, 7 x = 4942
 x = 1608 : 4 x = 4942 : 7
 x = 402 x = 706
- Nhận xét chữa bài, củng cố KT.
+ Củng cố tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Gọi HS đọc bài toán
Bài 3/32: 
- HDHS nêu tóm tắt, cách giải.
- Y/c HS làm bài vào VBT, 1HS làm BP.
Bài giải
Cửa hàng còn lại số chai dầu ăn là:
1215- (1215 : 3) = 810 (chai)
Đáp số: 810 chai dầu
- Nhận xét, chữa bài, củng cố KT
+ Củng cố giải toán có lời văn.
4. Củng cố: Nhận xét giờ học
- Lắng nghe
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau
- Thực hiện
HĐNG (Tiếng Việt)
Tiết TKB: 6
NHÂN HOÁ. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI:
NHƯ THẾ NÀO?
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Ôn tập củng cố về cách nhân hoá. Đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?
2. Kĩ năng: Sử dụng cách nhân hoá. Trả lời câu hỏi Như thế nào?
3. Thái độ: Thông qua BT giáo dục HS ý thức tự giác, chăm chỉ học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. Giáo viên: 
2. Học sinh: 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
- Hát
2. Giới thiệu bài ôn
- Lắng nghe
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
Bài 1 (Tr.44): Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi.
- Y/c HS đọc bài thơ
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm
-HDHS quan sát đồng hồ
- Quan sát, nhận xét về các kim của đồng hồ
- Y/c HS làm bài vào VBT, trả lời miệng.
- HS làm bài VBT 
Những vật được
nhân hoá
Cách nhân hoá
Những vật ấy
được gọi bằng
Những vật ấy được tả bằng những từ ngữ
Kim giờ
bác
thận trọng, nhích từng li, từng li
Kim phút
anh
lầm lì, đi từng bước, từng bước
Kim giây
bé
tinh nghịch, chạy vút lên trước hàng 
Cả 3 kim
cùng tới đích, rung một hồi chuông vang 
- Nhận xét chữa bài, chốt câu trả lời đúng.
- 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
Bài 2 (Tr.45): Dựa vào nội dung bài thơ trên, trả lời câu hỏi
- Y/c HS làm bài vào VBT, trình bày trước lớp theo cặp đôi.
a, Bác kim giờ nhích về phía trước chậm chạp.
- Nhận xét tuyên dương HS làm bài tốt.
b, Anh kim phút đi lầm lì từng bước, từng bước.
c, Bé kim giây chạy lên trước rất nhanh.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
Bài 3 (Tr.45): Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm:
- Y/c HS làm bài VBT, nêu miệng các câu hỏi.
- Nhận xét chữa bài.
a. Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế nào?
b. Ê - đi - xơn làm việc như thế nào?
c. Hai chị em nhìn chú Lí như thế nào?
d, Tiếng nhạc nổi lên như thế nào?
4. Củng cố: Nhận xét giờ học.
- Lắng nghe
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
- Thực hiện
HĐNG
Tiết TKB: 6
MỪNG ĐẢNG - MỪNG XUÂN

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_23_nam_hoc_2017_2018.doc