Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Mỹ Chánh

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Mỹ Chánh

I. MỤC TIÊU :

 - HS : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài thơ Nghe nhạc. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.

 - Làm đúng bài tập phân biệt ut/uc.

 - Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - GV: Bảng phụ viết bài tập 2b, 3b.

 - HS: VBT, luyện viết trước ở nhà.

 

doc 35 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 222Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Mỹ Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23 TẬP ĐỌC + KỂ CHUYỆN ND: 01. 3. 2021
Tieát 67 + 68 NHÀ ẢO THUẬT
I. MỤC TIÊU :
 A-Tập đọc .
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.. 
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.( trả lời được các CH trong SGK)
 B - Kể chuyện:
 - Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa
 - HS khá , giỏi kể được từng đoạn câu chuyện bằng lời của Xô-phi hoặc Mác.
 * KNS :Thể hiện sự cảm thông, Tự nhận thức bản thân, Tư duy sáng tạo: bình luận nhận xét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :Tranh minh họa truyện đọc SGK (phóng to)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
 2’ 
30’
8’
8’
13’
2’
 A- Bài cũ: Cái cầu 
GV gọi 3 HS đọc bài và hỏi :Nội dung bài nói gì 
GV nhận xét
B- Bài mới :
1.Giới thiệu : Chủ điểm.
Cho HS quan sát tranh minh họa xem tranh vẽ gì?(các bạn thiếu nhi đang biểu diễn các tiết mục văn nghệ: hát chèo , thổi kèn , đánh đàn , đóng vai hề, .. )
Giới thiệu: Chủ điểm nghệ thuật- Bài: Nhà ảo thuật .
2.Luyện đọc :
- Gọi HS Khá – giỏi đọc toàn bài
Đọc với giọng kể bình thản (đoạn 1,2,3) Lời chú Lí (đoạn 3 ) thân mật , hồ hởi; đoạn 4 : đọc nhịp nhanh hơn , đầy ngạc nhiên , bất ngờ qua mỗi chi tiết
*Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ :
+ Đọc câu:
Gọi từng dãy đọc hết bài. Mỗi em đọc 1 câu.
-Nhận xét HS về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi. Luyện đọc từ: quảng cáo, biểu diễn, ảo thuật, nổi tiếng, tổ chức, lỉnh kỉnh, rạp xiếc,...
+Đọc đoạn:
-Gọi HS đọc đoạn 1.
-Em ngắt giọng, nghỉ hơi như thế nào?
-Câu cuối đoạn 1 em đọc như thế nào?
- Gọi HS đọc đoạn 2.
- Em hiểu thế nào là tình cờ gặp nhau? Hãy đặt câu với từ này?
- Câu văn cuối đoạn 2 em đọc như thế nào?
GV gọi HS đọc lại đoạn 2.
+ GV gọi HS đọc đoạn 3.
- Lời chú Lý em đọc như thế nào?
Gọi HS đọc lại đoạn 3.
+ Gọi HS đọc đoạn 4.
- Yêu cầu HS giải thích: Thán phục, chứng kiến, nhà ảo thuật đại tài. Đặt câu với từ chứng kiến.
- Gọi HS đọc lại đoạn 4
- Gọi 4 HS nối tiếp đọc 4 đoạn trước lớp.
GV cho HS đọc nhỏ tiếp nối theo nhóm 4
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
-Gọi HS đọc thầm từng đoạn &trả lời câu hỏi
+Vì sao chị em Xô-Phi không đi xem ảo thuật ?
+Hai chị em Xô-Phi đã gặp và giúp đở nhà ảo thuật như thế nào ?
+Vì sao hai chị em không chờ chú Lí dẫn vào rạp ?
+Vì sao chú Lí tìm đến nhà Xô-Phi và Mác ?
+Những chuyện gì xảy ra khi mọi người uống trà ?
+Theo em , chi em Xô-Phi đã được xem ảo thuật chưa ?
*Nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng đã tìm đến tận nhà hai bạn nhỏ để biểu diễn ,bày tỏ sự cảm ơn đối với hai bạn . Sự ngoan ngoãn và lòng tốt của hai bạn đã được đền đáp 
4.Luyện đọc lại :
-Gọi 3 HS đọc tiếp nối nhau 3 đoạn.
- Hướng dẫn các em đọc đúng một số câu, đoạn văn
-Nhưng / hai chị em không dám xin tiền mua vé / vì bố đang nằm viện //Các em biết mẹ rất cần tiền // Nhưng / từ lúc chú ngồi vào bàn / cả nhà cứ chứng kiến hết bất ngờ nầy đến bất ngờ khác //Xô-Phi lấy một cái bánh ,/ đến lúc đặt vài đĩa thành hai cái.//. Khi mẹ mở nắp lọ đường , /có hàng mét vải băng đỏ , / xanh,/ vàng bắn ra // còn Mác đang ngồi bỗng cảm thấy có một khối nóng mềm trên chân // Hóa ra /đó là một chú thỏ trắng mắt hồng .
- Gọi 1 HS đọc cả bài 
 B-Kể chuyện :
1/ Nêu nhiệm vụ : Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh họa 4 đoạn của câu chuyện Nhà ảo thuật kể lại câu chuyện theo lời kể của Xô-Phi (hoặc Mác)
2/ Hướng dẫn HS kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh 
Cho HS quan sát để nhận ra nội dung truyện trong từng tranh
Khi kể nếu nhập vai mình là Xô-Phi (hay Mác) em phải tưởng tượng chính mình là bạn đó , lời kể từ đầu đến cuối là nhân vật đó 
Dùng từ xưng hô, tôi hoặc em 
-Gọi 1 HS giỏi kể mẫu 1 đoạn 
-Gọi 4 HS tiếp nối nhau thi kể từng đoạn câu chuyện theo lời Xô-Phi hoặc Mác 
- Gọi 1 HS kể toàn chuyện 
5. Củng cố – dặn dò :
Các em học được ở Xô-Phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp nào ?
- Về nhà tập kể lại câu chuyện. Chuẩn bị bài: Chương trình xiếc đặc sắc.
-3 HS đọc và trả lời câu hỏi 
-HS quan sát tranh. Trả lời
-HS nghe
-HS đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
- HS luyện đọc từ khó 
- HS đọc đoạn 1.
- HS nêu cách ngắt giọng, nghỉ hơi
- HS đọc: Nhưng/ hai mua vé/ vì .viện,/ các em  tiền.//
HS đọc lại đoạn 1
-HS đọc đoạn 2.
- HS giải nghĩa từ trong SGK
HS tập đặt câu.
Nhưng  dặn/ không  khác.//
HS đọc lại đoạn 2.
HS đọc đoạn 3.
Đọc giọng gần gũi, hồ hởi.
HS đọc lại đoạn 3.
 + GV gọi HS đọc đoạn 4.
HS giải nghĩa từ và đặt câu.
- HS đọc lại đoạn 4
- 4 HS đọc 4 đoạn trước lớp.
-HS đọc theo nhóm 4.
2 nhóm thi đọc trước lớp. 
- HS nhận xét, tuyên dương.
-HS đọc thầm từng đoạn và trả lời 
- 1 HS đọc đoạn 3, 4.
-3HS đọc tiếp nối 3 đoạn. .
- 1 HS đọc cả bài .
-HS nghe
-HS xem tranh và nhận ra nội dung :
-Tranh 1 :Hai chị em Xô-phi và Mác xem quảng cáo về buổi biểu diễn của nhà ảo thuật Trung Quốc.
-Tranh 2: Chị em Xô-phi giúp nhà ảo thuật mang đồ đạc đến nhà hát.
-Tranh 3 : Nhà ảo thuật tìm đến tận nhà để cảm ơn hai em.
-Tranh 4: những chuyện bất ngờ xảy ra khi mọi người uống trà.
-1 HS giỏi kể 1 đoạn .
-4 HS kể tiếp nối .
-1 HS kể.
-Yêu thương cha mẹ, ngoan ngoãn sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
 * NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
Tuần 23. TOÁN 
Tiết 111 NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (t t)
I. MỤC TIÊU:
 - Biết nhân số có 4 ch÷ sè víi sè cã 1 ch÷ sè (có nhớ hai lần không liền nhau ).
- Vận dụng trong giải toán cã lêi v¨n.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -Bảng phụ ghi bài tập 3, 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1’
10’
 5’
 5’
 5’
5’
1’
A- Kiểm bài cũ :
-Cho HS tính bảng con.
-Nhận xét
B- Bài mới :
1. Giới thiệu : Nêu & ghi tựa.
2. HD thực hiện phép nhân: 1427 x 3 = ?
-Cho HS đặt tính rồi tính trong nháp.
-Mời 1 HS lên bảng thực hiện và nêu lại các bước tính.
GV nêu :
Thực hiện nhân từ phải sang trái :
Lần 1 : nhân ở hàng đơn vị có kết quả vượt qua 10, nên nhớ sang lần nhân thứ hai.
Lần 2 : nhân ở hàng chục rồi cộng thêm phần nhớ.
Lần 3 : nhân ở hàng trăm lại có kết quả hơn 10, nên nhớ sang lần nhân thứ tư.
Lần 4 : nhân ở hàng nghìn rồi thêm phần nhớ.
3. HD thực hành :
Bài 1 – tr 115 :
-Cho HS tính bảng con & chữa trên bảng.
-Hỏi : bài tính nào có nhớ 1 lần, bài tính nào có nhớ 2 lần ?
Bài 2 – tr 115 :
-Ghi bảng lần lượt từng bài – yêu cầu HS đặt tính rồi tính trong vở – mời lần lượt HS lên chữa trên bảng.
Bài 3 – tr 115 :
-Cho HS tự giải và chữa trên bảng.
Bài 4 – tr 115 :
-Cho HS tự giải và chữa trên bảng.
4. Nhận xét – dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Xem lại bài tập.
- Viết thành phép nhân rồi tính:
4129 + 4129 = 4129 x 2 = 8258
1052 + 1052 + 1052 = 1052 x 3 = 3156
2007 +  + 2007 = 2007 x 4 = 8028
-Tính theo khả năng biết của HS – 1 HS lên bảng tính và nêu các bước tính 
1427 x 3= ?
 1427
 x
 3
 4281
3 nhân 7 bằng 21, viết 1 nhớ 2.
3 nhân 2 bằng 6, 6 thêm 2 bằng 8, viết 8.
3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1.
3 nhân 1 bằng 3, 3 thêm 1 bằng 4, viết 4.
Vậy : 1427 x 3 = 4281.
 -Tính & nêu bài tính có nhớ 1 lần hoặc có nhớ 2 lần :
 2318 1092 1317 1409
 x x x x
 2 3 4 5
-Đặt tính rồi tính :
1107 x 3 2319 x 4 1106 x 7 1218 x 5
 Bài giải
Số kg gạo 3 xe chở là :
 1245 x 3 = 4275 (kg).
 Đáp số : 4275 kg.
Bài giải
Chu vi mảnh đất đó là :
 1508 x 4 = 6032 (m).
 Đáp số : 6032 m.
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
TUẦN 23 TẬP ĐỌC ND: 02. 3. 2021
Tieát 69 	CHƯƠNG TRÌNH XIẾC ĐẶC SẮC
I. MỤC TIÊU :
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng; đọc đúng các chữ số, các tỉ lệ phần trăm và số điện thoại trong bài.
 - Hiểu nội dung tờ quảng cáo trong bài 
 - Bước đầu biết một số đặc điểm nội dung hình thức trình bày và mục đích của một tờ quảng cáo. 
 ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK.)
 - Giúp HS nhận biết được đặc điểm của một tờ quảng cáo
 * Kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo: nhận xét bình luận, Ra quyết định, Quản lí thời gian.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Tranh minh họa SGK (phóng to)
 - Một số quảng cáo đẹp , hấp dẫn , dễ hiễu 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
3’
2’
17’
7’
7’
2’
A- Bài cũ :
- Gọi 2 HS mỗi em kể một đoạn bài tập đọc Nhà ảo thuật 
- Nhận xét 
B- Bài mới :
1. Giới thiệu bài : 
Để thu hút mọi người đến xem phim, xem kịch , xem xiếctại các rạp người ta thường phải quảng cáo. Vậy quảng cáo là gì ? Quảng cáo như thế nào để hấp dẫn mọi người đến xem, bài tập đọc Chương trình xiếc đặc sắc chúng ta sẽ học giúp cho các em sẽ hiểu điều đó.
2. Luyện đọc :
a)Gọi HS Khá – giỏi đọc toàn bài: đọc rõ ràng , rành mạch , vui, ngắt , nghỉ hơi sau mỗi nội dung thông tin 
b) Hướng dẫn HS luyện đọc 
GV viết bảng những con số cho HS luyện đọc: 
1 – 6, 50%. 10%, 5 180 360
+ Đọc câu:
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu, kết hợp theo dõi, phát hiện, luyện phát âm: xiếc, tiết mục, vui nhộn, dí dỏm, thú vị, thoáng mát, phục vụ, quý khách, ..., 
+ Đọc đoạn , kết hợp giải nghĩa từ:
- GV chia bài đọc làm 4 đoạn. 
- Giải nghĩa từ: Tiết mục, tu bổ, mở màng, hân hạnh có nghĩa là gì?
- Gọi 4 HS nối tiếp đọc 4 đoạn trước lớp.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm
GV cho HS đọc đoạn theo nhóm 4.
GV gọi 2 nhóm thi đọc
Gọi HS đọc cả bài.
Cho lớp đọc cả bài 
Nhận xét
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
Cho HS đọc thầm trả lời câu hỏi 
+Rạp xiếc in tờ quảng cáo nầy để làm gì?
+Em thích những nội dung nào trong quảng cáo ? Nói rõ vì sao ?
+ Quảng cáo đưa ra những thông tin quan trọng như thế nào?
+ Cách viết quảng cáo như thế nào?
+ Những từ ngữ in đậm trong quảng cáo có ý nghĩa gì? Có mấy kiểu chữ, màu sắc ra sao? Có ý nghĩa gì?
+ Ngoài phần thông tin, quảng cáo còn được trang trí như thế nào?
+ Em thường thấy quảng cáo ở những đâu?
à Quảng cáo phải có nội dung xác thực, dán đúng chỗ, không dán cột điện, không vẽ tường nhà,  làm xấu đường phố.
GV giới thiệu thêm một số tờ quảng cáo đẹp, phù hợp
4. Luyện đọc :
- Gọi 1 HS đọc toàn bài 
- GV chọn 1 đoạn trong tờ quảng cáo; hướng dẫn HS luyện đọc 
Nhiều tiết mục mới ra mắt lần đầu // Xiếc thú vui nhộn ,/ dí dỏm //
Ao thuật biến hóa bất ngờ / thú vị .// Xiếc nhào lộn khéo léo/ dẻo dai //
- 4 HS thi đọc quảng cáo 
- Gọi 2 HS thi đọc cả bài 
5. Củng cố –dặn dò :
- GV nhắc HS ghi nhớ những đặc điểm nội dung và hình thức ... h đan nong đôi l nhấc 2 nan, đè hai nan và lệch nhau một nan dọc(cùng chiều ) giữa hai hàng nan ngang liền kề
GV gắn sơ đồ đan nong đôi và nói: đây l sơ đồ hướng dẫn cách đan các nan, phần để trắng chỉ vị trí các nan, phần đánh dấu hoa thị là phần đè nan.
Đan nong đôi bằng bìa được thực hiện theo trình tự sau:
- 2 HS nhắc lại cách đan nong đôi
-HS tập đan nong đôi theo nhóm
- HS các nhóm trình bày sản phẩm của mình
Tuần 23 TẬP LÀM VĂN ND: 05. 3. 2021
KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
I. MỤC TIÊU :
- Kể được một vài nét nổi bật về một buổi biểu diễn văn nghệ theo gợi ý trong SGK.
- Viết lại được những điều đã thành một đoạn văn (khoảng 7 câu ).
 *Kĩ năng sống: Thể hiện sự tự tin, Tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận, Ra quyết định, Quản lí thời gian.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 GV : tranh, ảnh về các loại hình nghệ thuật: kịch, chèo, hát, múa, xiếc, liên hoan văn nghệ (của HS trong trường, lớp); bảng lớp viết gợi ý cho bài kể. 
 HS : Vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 4’
 1’
 13’
20’
 1’
A/ Bài cũ: Nói, viết về một người lao động trí óc
-GV cho 3 HS lần lượt kể về một người lao động trí óc mà em biết
-Nhận xét HS.
B/ Bài mới :
1.Giới thiệu bài: Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật.
2.Nói về một buổi biểu diễn nghệ thuật.
-GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 
-GV cho HS đọc các câu hỏi gợi ý.
- GV hỏi từng câu:
+Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật gì: kịch, ca nhạc, múa, xiếc,?
+Buổi diễn được tổ chức ở đâu? Khi nào?
+Em cùng xem với những ai?
+Buổi diễn có những tiết mục nào?
+Em thích tiết mục nào nhất? Hãy viết cụ thể về tiết mục ấy.
-Giáo viên nhắc học sinh: những gợi ý này chỉ là chỗ dựa. Các em có thể kể theo cách trả lời lần lượt từng câu hỏi gợi ý hoặc kể tự do không hoàn toàn phụ thuộc vào các gợi ý
-Giáo viên cho học sinh tập kể theo nhóm đôi
-Giáo viên nhận xét 
-GV gọi 1 học sinh khá kể mẫu cho cả lớp nghe
-Cho học sinh thi kể trước lớp
-GV nhận xét, bổ sung vào từng bài kể cho HS
3.Viết về một buổi biểu diễn nghệ thuật .
-Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu 
-GV chú ý nhắc HS viết bài tự nhiên, chân thật những điều vừa kể.
-Cho học sinh làm bài
-Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp.
-Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những bạn có bài viết hay.
4.Nhận xét – Dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Nghe – kể người bán quạt may mắn. 
-Học sinh kể 
-Học sinh nêu. 
-Học sinh đọc
- HS trả lời
-Học sinh tập kể theo nhóm đôi
-Cả lớp lắng nghe bạn kể và nhận xét xem bạn kể có tự nhiên không, nói đã thành câu chưa.
Lớp nhận xét
-Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu
-Học sinh làm bài
- HS đọc bài trước lớp
 NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
Tuần 23. TOÁN 
Tiết 115 CHIA SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (t t)
I. MỤC TIÊU :
 - Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số ( trường hợp có chữ số 0 ở thương) 
	 - Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán .
 - GD HS tính cẩn thận, chính xác trong khi làm bài
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Phiếu bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1’
 8’
 7’
5’
 5’
5’
 1’
A- Kiểm bài cũ :
-Gọi 3 HS cùng lúc lên bảng tính
-Nhận xét HS 
B- Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Nêu & ghi tựa.
2. HD thực hiện phép chia 
a) 4218 : 6
-Yêu cầu HS đặt tính rồi tính trong nháp.
-Mời 1 HS lên bảng thực hiện và nêu các bước chia.
-Mời HS nêu lại các bước chia GV ghi bảng.
+ Em có nhận xét gì về lượt chia được thương là chữ số 0 ?
b) 2407 : 4
Tiến hành tương tự.
-Mời HS nhận xét gì về lượt chia thứ hai và lượt chia cuối cùng ?
+Đây là phép chia hết hay phép chia có dư ?
-Mời HS nêu lại các bước chia GV ghi bảng.
3. HD thực hành :
Bài 1 – tr 119 :
-Cho HS tính bảng con.
Bài 2 – tr 119 :
Gợi ý :
+Bài toán cho biết gì ?
+Bài toán hỏi gì ?
+Muốn biết đội công nhân còn phải sửa bao nhiêu mét đường ta giải bài toán bằng mấy phép tính?
-Cho HS tự giải trong vở rồi chữa trên bảng.
Bài 3 – tr 119 :
-Chia lớp thành 2 đội thi đua, mỗi đội 3 em thi tiếp sức.
-Dán phiếu in sẵn (2 phiếu).
-Nhận xét – tuyên dương đội thắng cuộc.
4. Nhận xét – ddò :
-Nhận xét tiết học.
-Xem lại bài tập.
.
 Tính :
2469 2 6487 3 4159 5
04 1234 04 2162 15 831
 06 18 09
 09 07 4
 1 1
-Cả lớp tính nháp – 1 HS thực hiện và nêu như bài học SGK. 4218 6
 01 703
 18
 0
 Vậy : 4218 : 6 = 703.
Lượt chia thứ nhất : 42 chia 6 được 7, viết 7.
7 nhân 6 bằng 42, 42 trừ 42 bằng 0.
Lượt chia thứ hai, hạ 1 : 1 chia 6 được 0, viết 0.
1 nhân 0 bằng 0, 1 trừ 0 bằng 1.
Lượt chia thứ ba, hạ 8 được 18 : 18 chia 6 được 3, viết 3.
3 nhân 6 bằng 18, 18 trừ 18 bằng 0.
-Lượt chia thứ hai được thương là chữ số 0 vì 1 < 6 nên thương phải là chữ số 0.
 2407 4
 00 601 
 07
 3
 Vậy : 2407 : 4 = 601 (dư 3).
-Lượt chia thứ hai 0 chia cho 0 phải bằng 0. Lượt chia cuối cùng là phép chia có dư. 
-Đây là phép chia có dư.
Tính :
 3224 4 1516 3 
 2819 7 1865 6
-đội công nhân phải sửa 1215 m đường, đội đã sửa được 1/3 số m đường.
- còn phải sửa bao nhiêu mét đường.
- 2 phép tính.
 Bài giải
Số m đường đội công nhân đã sửa là :
 1215 : 3 = 405 (m).
Số m đường đội công nhân còn phải sửa là :
 1215 – 405 = 810 (m).
 Đáp số : 810 m.
Đúng ghi Đ, sai ghi S :
2156 7 1608 4 2526 5
 05 308 008 42 026 51
 56 0 1
 0
 a) Đ; b) S ; c) S
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
Tuần 23 TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 
Tiết 46: KHẢ NĂNG KÌ DIỆU CỦA LÁ CÂY
I. MỤC TIÊU :
- Nêu được chức năng của lá cây đối với đời sống của thực vật và ích lợi của lá cây đối với đời sống con người.
- HS khá giỏi: Biết được quá trình quang hợp của lá cây diễn ra ban ngày dưới ánh sáng mặt trời còn quá trình hô hấp của cây diễn ra suốt ngày đêm.
*Kĩ năng sống:
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích thông tin để biết giá trị của lá cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.( HĐ 1, 2)
 - Kĩ năng làm chủ bản thân: Có ý thức trách nhiệm, cam kết thực hiện những hành vi thân thiện với các loại cây trong cuộc sống: không bẻ cành, bứt lá, làm hại cây.
 - Kĩ năng tư duy phê phán: Phê phán, lên án, ngăn chặn, ứng phó với những hành vi làm hại cây.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 Giáo viên : các hình trang 88, 89 trong SGK.
 Học sinh : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
 4’
 1’
 16’
 17’
1’
A-Bài cũ: Lá cây 
-Giáo viên cho HS nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ
-Nhận xét 
B- Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Khả năng kì diệu của lá cây 
2.Các hoạt động :
*Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo cặp 
Mục tiêu: Nêu được chức năng của lá cây.
Cách tiến hành :
-GV yêu cầu từng cặp HS dựa vào hình 1 trang 88, tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi theo gợi ý: 
+ Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ?
+ Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào ?
+ Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ? 
+ Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì ?
-GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.
Kết luận: Lá cây có 3 chức năng: Quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước.
-Giảng thêm cho HS biết về vai trò quan trọng của việc thoát hơi nước đối với đời sống của cây: nhờ hơi nước được thoát ra từ lá mà dòng nước liên tục được hút từ rễ, qua thân và đi lên từ lá; sự thoát hơi nước giúp cho nhiệt độ của lá được giữ ở mức độ thích hợp, có lợi cho hoạt động sống của cây  
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 
Mục tiêu : Kể được những lợi ích của lá cây. Biết cây xanh có ích lợi đối với cuộc sống của con người, khả năng kì diệu của lá cay trong việc tạo ra ôxi và các chất dinh dưỡng để nuôi cây.
Cách tiến hành :
GV yêu cầu mỗi nhóm dựa vào thực tế cuộc sống và quan sát các hình trang 89 trong SGK để nói về lợi ích của lá cây. Kể tên những lá cây thường được sử dụng ở địa phương.
-Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
-GV tổ chức cho HS thi đua trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các lá cây được dùng vào các việc như:
+ Để ăn
+ Làm thuốc
+ Gói bánh, gói hàng
+ Làm nón
+ Lợp nhà 
Nhận xét, tuyên dương
* Kết luận: Cây xanh có ích lợi đối với cuộc sống của con người, khả năng kì diệu của lá cây trong việc tạo ra ôxi và các chất dinh dưỡng để nuôi cây.
3. Nhận xét – Dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : bài 47 : Hoa. 
-Học sinh nêu 
-Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
-Học sinh thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về chức năng của lá cây
-Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
SINH HOẠT LỚP TUẦN 23
I. Mục tiêu:
- Nhận xét, đánh giá các hoạt động, công việc của lớp trong tuần 23.
- Định hướng các hoạt động tuần 24; tháng 3.
II. Chuẩn bị:
- Thống kê số liệu, tổng hợp thông tin từ giáo viên bộ môn, từ Tổng phụ trách Đội và cờ đỏ, hoa điểm 10 tặng nhóm, tổ.
III. Nội dung:
1. Tuyên bố lý do:
- Sinh hoạt lớp định kì. 
2. Hát tập thể:
- Lớp phó văn nghệ bắt nhịp, lớp hát chung.
3. Giới thiệu thành phần tham dự:
- GV chủ nhiệm.
- Các thành viên trong lớp.
4. Tiến hành sinh hoạt:
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động tuần qua: Các nội dung về duy trì sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần, tích cực tham gia các hoạt động học tập, hoạt động Đội, tham gia vệ sinh trường lớp, tích cực tham gia các phong trào thi đua chào mừng và kỉ niệm các ngày lễ lớn
- Công bố kết quả học tập và thi đua trong trong tuần 23.
- Ý kiến các thành viên trong lớp:.
- GV nhận xét chung: đi học đều, không có hiện tượng đi học muộn. Nhiều em có ý thức tự giác trong học tập. Trong giờ học hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. Giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ. Có ý thức tự quản. 
+ Hạn chế:
- Một số em tình trạng làm việc riêng trong giờ học vẫn còn. Chưa chuẩn bị đồ dùng chu đáo khi đến trường. Cần thực hiện đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, an toàn vệ sinh trường lớp. Một số em chưa nỗ lực phấn đấu trong học tập và rèn luyện bản thân.
5. Các hoạt động tuần tới:
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
 - Thi đua học tập hướng đến kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm học. 
 - Thực hiện an toàn giao thông

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_23_nam_hoc_2020_2021_truong_tieu.doc