KT: -Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
KN: -Hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện : Ca ngợi Cao Bá Quát, thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
- Rèn kỹ năng nói : Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện ; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu chuỵện.
- Rèn kỹ năng nghe : Chăm chú nghe bạn kể, kể tiếp được lời bạn
II. Chuẩn bi:
Tranh minh hoạ bài tập đọc và các đoạn truyện.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 24 ( Từ ngày 20 / 02 - 24/02/2012) Thứ Tiết Môn dạy Tên bài dạy Hai 20/02/2012 SHDC 70 71 116 24 Tập đọc - KC Tập đọc - KC Toán Đạo đức Đối đáp với vua. Đối đáp với vua. Luyện tập. Tôn trọng đám tang. ( tiết 2) Ba 21/02/2012 47 24 117 47 Chính tả Âm nhạc Toán Thể dục Nghe – viết: Đối đáp với vua. Ôn tập hai bài hát: Em yêu trường em, Cùng múa hát dưới trăng. Luyện tập chung. Nhảy dây kiểu chụm hai chân. Trò chơi “ Ném trúng đích” Tư 22/02/2012 72 24 118 24 47 Tập đọc Luyện từ & câu Toán Mĩ thuật TNXH Tiếng đàn. Từ ngữ về nghệ thuật. Dấu phẩy. Làm quen với chữ số la mã Vẽ tranh đề tài tự do. Hoa. Năm 23/02/2012 24 48 119 24 Tập viết TNXH Toán Thủ công Ôn chữ hoa R. Qủa . Luyện tập. Đan nong đôi (T2). Sáu 24/02/2012 48 24 120 48 24 Chính tả Tập làm văn Toán Thể dục Sinh HTT Nghe – viết: Tiếng đàn. Nghe – kể: Người bán quạt may mắn. Thực hành xem đồng hồ. Nhảy dây kiểu chụm hai chân. Trò chơi “ Ném trúng đích” TUẦN 24 Tập đọc- Kể chuyện Tiết 70 – 71. ĐỐI ĐÁP VỚI VUA I. MỤC TIÊU KT: -Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. KN: -Hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện : Ca ngợi Cao Bá Quát, thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. - Rèn kỹ năng nói : Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện ; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu chuỵện. - Rèn kỹ năng nghe : Chăm chú nghe bạn kể, kể tiếp được lời bạn TĐ- Kh©m phôc danh nh©n Cao B¸ Qu¸t.- Gi¸o dôc ý thøc häc tËp danh nh©n Cao B¸ Qu¸t. II. Chuẩn bi: Tranh minh hoạ bài tập đọc và các đoạn truyện. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU TẬP ĐỌC Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1 . Ổn định tổ chức 2 . Kiểm tra bài cũ Hai, ba HS đọc lại bài Chương trình xiếc đặc sắc, trả lời các câu hỏi về nội dung bài. GV nhận xét, cho điểm. 3 . Bài mới Giới thiệu bài Cao Bá Quát không chỉ là một nhà thơ, ông còn là lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XIX. Ông là người tài năng và có bản lĩnh. Truyện hôm nay chúng ta học sẽ giúp các em hiểu được ngay từ nhỏ Cao Bá Quát đã thể hiện được tài năng của mình. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc Mục tiêu : - Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai. Ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài. Cách tiến hành : a) GV đọc diễn cảm toàn bài : - Đoạn 1 : đọc với giọng trang nghiêm. - Đoạn 2 : đọc với giọng tinh nghịch. - Đoạn 3 : đọc với giọng hồi hộp. - Đoạn 4 : đọc với giọng cảm xúc, khâm phục. b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. + Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn. Đoạn 1 : + Gọi 1 HS khá đọc lại đoạn 1. Nhắc HS đọc với giọng thong thả, trang nghiêm. + Câu chuyện nhắc đến vị vua nào ? Em biết gì về ông vua này ? + Em hiểu thế nào về câu : Vua ngự giá ra Thăng Long. + Xe của vua đi được gọi là gì ? + Yêu cầu HS nêu cách ngắt giọng của đoạn. + Gọi những HS hay ngắt giọng sai đọc lại, sau đó cho HS cả lớp đọc đồng thanh luyện ngắt giọng. Đoạn 3 + Gọi 1 HS khá đọc đoạn 3 + Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ mới. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Yêu cầu HS cả lớp đọc ĐT cả bài. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài Mục tiêu : HS hiểu nội dung của truyện Cách tiến hành : a) Đoạn 1 : - Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ? b) Đoạn 2 : - Cao Bá Quát có mong muốn gì ? - Cao Bá Quát đã làm gì để thực hiện mong muốn đó ? c) Đoạn 3+ 4 : - Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ? - Vua ra vế đối thế nào ? - Cao Bá Quát đối lại thế nào ? - Qua lời đối đáp câu đố, em thấy ngay từ nhỏ em thấy Cao Bá Quát là người thế nào ? - Câu chyện giúp em hiểu điều gì ? KL : Truyện ca ngơi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ, ông đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính cách khẳng khái tự tin. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại Mục tiêu : HS đọc trôi chảy tàn bài. Cách tiến hành : - GV đọc lại đoạn 3. - Hướng dẫn HS đọc đoạn 3. Đọc đoạn 3 các em cần nhấn giọng các từ ngữ : ra lệnh, tức cảnh, leo lẻo, cá đớp cá, đối lại luôn, chang chang, người chói người. - HS thi đọc. - GV nhận xét. - Nghe GV giới thiệu bài. - Theo dõi GV đọc mẫu. + Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết đoạn bài. Đọc 2 vòng. + HS nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm đã nêu ở mục tiêu. + 4 HS đọc bài, mỗi HS đọc một đoạn. + 1 HS khá đọc đoạn 1. + Câu chuyện nhắc đến vua Minh Mạng, ông sinh năm 1791, mất năm 1840và là vua thứ hai của tiều Nguyễn. + Tức là vua ngồi xe hoặc ngồi kiệu ra Thăng Long. + Xe của vua đi được gọi là xa giá. + HS vừa đọc bài nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét. Một lần, / vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long.// Vua cho xa giá đi đến Hồ Tây ngắm cảnh. // Xa giá đi đến đâu,/ quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người,/ không cho ai đến gần.// + 1 HS khá đọc đoạn 3. + Thực hiện yêu cầu của GV. - HS đọc nối tiếp (mỗi em một đoạn) Nhóm nhận xét. - HS cả lớp đọc ĐT cả bài. - HS đọc thầm đoạn 1. - Ngắm cảnh ở Hồ Tây. - HS đọc thầm đoạn 2 . - Muốn nhìn rõ mặt vua. - Cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm, làm àm ĩ để vua phải chú ý. - HS đọc thầm. - Vì vua thấy cậu bé xưng là học trò nên muốn thử tài, cho cậu cơ hội chuộc tội. - Nước trong leo lẻo cá đớp cá - Trời nắng chang chang người trói người. - Là người rất thông minh. - HS trả lời. - HS luyện đọc đoạn 3. - 4 nhóm cử đại diện đọc bài, cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay. Kể chuyện Hoạt động 4 : GV nêu nhiệm vụ Có 4 bức tranh nhưng không sắp xếp theo thứ tự. Dựa vào câu chuyện, các em sắp xếp 4 bức tranh đó theo trình tự trước sau sao cho đúng với diễn biến của câu chuyện. Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện Mục tiêu : - Sắp xếp tranh theođúng trình tự câu chuyện ; dựa vào trí nhớ và tran, kể lại được toàn bộ câu chuỵện. - Chăm chú nghe bạn kể, kể tiếp được lời bạn. Cách tến hành : a) Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện. - Cho HS quan sát tranh. - Cho HS phát biểu. - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng (3 -1 -2 -4) b) Kể lại toàn bộ câu chuyện. - HS kể mẫu. - Chia HS thành các nhóm nhỏ và yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm. - Yêu cầu 4 HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau kể toàn bộ câu chuyện. - Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - GV nhận xét, bình chọn nhóm kể tốt nhất. Nghe GV nêu nhiệm vụ. - HS quan sát tranh. - 1 HS khá, giỏi kể mẫu. - Mỗi nhóm 4 HS. Mỗi HS kể lại một đoạn. HS trong nhóm theo dõi góp ý cho nhau. - 4 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Lớp nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. Toán Tiết 116. LUYỆN TẬP I. Mục tiêu KT- Có kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp thương có chữ số 0). KN- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán. Làm BT 1, 2(a,b), 3,4. TĐ- GDHS tính cẩn thận, chính xác. II. Chuẩn bị III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. ổn định 2. Kiểm tra bài cũ : - Gọi hs lên bảng sửa bài trong VBT - Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs. 3. Bài mới : * Giới thiệu bài - GV : bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố về kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số và giải bài toán có liên quan. - Nghe GV giới thiệu bài. * Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành Mục tiêu : - Củng cố về kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp thương có chữ số 0). - Củng cố về tìm thừa số chưa biết của phép nhân. - Giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính. -Chia nhẩm số tròn nghìn cho số có một chữ số. Cách tiến hành : Bài 1 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Thực hiện phép chia. - Yêu cầu HS tự làm bài. - 3 HS lên bảng làm bài. - Y/c các HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ từng bước chia của một trong hai phép chia của mình. - 3 HS lần lượt nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét. - GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 2 - Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì ? - Tìm x - Yêu cầu HS tự làm bài. - 3 HS lên bảng làm bài. X x 7 = 2107 8 x X = 1640 X x 9 = 2763 X = 2107 : 7 X = 1640 : 8 X = 2763 : 9 X = 301 X = 205 X = 307 - GV hỏi : Vì sao trong phần a, để thực hiện tìm X em lại thực hiện phép chia 2107 : 7 ? - Vì X là thừa số chưa biết trong phép nhân. Muốn tìm thừa số chưa biểttong phép nhân ta lấy tích xhia cho thừa số đã biết. GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 3 - GV gọi 1 HS đọc y/c của bài. - Một cửa hàng có 2024 kg gạo, cửa hàng đã bán một phần tư số gạo đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki - lô - gam gạo? - Bài toán cho biết gì ? - Có 2024 kg gạo, đã bán một phần tư số gạo đó. - Bài toán hỏi gì ? Số gạo còn lại sau khi bán. - Muốn tính được số gạo còn lại thì trước hết ta phải tính được gì ? - Số ki - lô - gam gạo cửa hàng đã bán. - Yêu cầu HS tóm tắt bài toánvà trình bày lời giải. - Một HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào VBT. Trình bày bài giải như sau : Tóm tắt Bài giải Có : 2024 kg gạo Số ki - lô - gam gạo cửa hàng đã bán là Đã bán : ¼ số gạo 2024 : 4 = 506 (kg) Còn lại : kg gạo ? Số ki - lô - gam gạo cửa hàng còn lại là : 2024 - 506 = 1518 (kg) Đáp số : 1518 kg gạo Bài 4 - GV viết lên bảng phép tính : 6000 : 3 = ? và nêu y/c HS tính nhẩm, nêu kết quả. - HS thực hiện nhẩm trước lớp : 6 nghìn : 3 = 2 nghìn - GV nêu lại cách tính nhẩm, sau đó y/c HS tự làm bài. - HS nhẩm và ghi kết quả vào VBT, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học Đạo đức Tiết 24. TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (TIẾT 2) I / Mục tiêu : KT- Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang. KN- Bước đầu biết cảm thông với những đâu thương, mất mát người thân của người khác. TĐ- GDHS biết chia sẻ vui buồn với bạn bè. II / Chuẩn bị :- Vở bài tập đạo đức. Các tấm bìa xanh, đỏ, trắng. II I/ Hoạt động dạy học : Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1. Bài cũ: - Kiểm tra 2 em: + Em cần làm gì khi gặp đám tang ? + Vì sao cần phải tôn trọng đám tang ? - Nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: * Hoạt động 1 Bày tỏ ý kiến (BT3) - Giáo viên lần lượt đọc to từng ý kiến. ... + Học sinh trưng bày kết hợp sáng tạo. + Học sinh nhận xét. 4. Củng cố & dặn dò: + Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng thực hành của học sinh. + Dặn dò học sinh giờ học sau mang giấy thủ công hoặc bìa màu, thước kẻ, kéo, hồ dán để học bài “Làm lọ hoa gắn tường” Chính tả( Nghe- viết) Tiết 48. TIẾNG ĐÀN I. MỤC TIÊU KT- Nghe và viết đúng bài chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Tiếng đàn. KN-Làm đúng bài tập 2. TĐ- Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở. II. Chuẩn bị Bài tập 2 chép sẵn trên bảng lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1 . Ổn định tổ chức 2 . Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra vở của những HS về nhà viết lại bài chính tả trong tiết học trước. 3 . Bài mới Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả Mục tiêu : Nghe và viết đúng, trình bày đúng một đoạn trong bài Tiếng đàn. Cách tiến hành : a) Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc đoạn văn 1 lượt. - Giúp HS hiểu nội dung bài chính tả .GV hỏi : Đoạn chính tả có nội dung gì ? - Giúp HS nhận xét : +Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ? Vì sao ? + Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. + Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. b) GV đọc cho HS viết bài vào vởû GV đọc cho HS viết bài vào vở e) Soát lỗi - GV đọc lại bài cho HS soát lỗi g) Chấm bài GV chấm từ 5 – 7 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả Mục tiêu : Tìm và viết đúng các từ gồm 2 tiếng, trong đó tiếng nào cũng mang thanh hỏi / thanh ngã. Cách tiến hành : Bài 2b - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm. - GV mở bảng phụ, cho 2 HS lên bảng thi làm bài nhanh. - Nhận xét và kết luận nhóm thắng cuộc. Lời giải : - HS viết bảng con , 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ sau : đủng đỉnh, lõm bõm, vĩnh viễn, thỉnh thoảng, hể hả. - Nghe GV giới thiệu bài. - Theo dõi sau đó 1 HS đọc lại. - Tả cảnh thanh bình ngoài gian phònng như hòa với tiếng đàn. + HS trả lời. + HS trả lời. + 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - HS viết bài vào vở - HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV. - Các HS còn lại tự chấm bài cho mình. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - HS dưới lớp làm vào vở. - 2 HS lên bảng thi tìm nhanh từ. - Đọc lại lời giải và chữa bài vào vở. Mang thanh hỏi đủng đỉnh, thủng thỉnh, rủng rỉnh, lủng củng, tủm tỉm, chủng chẳng, thỉnh thoảng, bẩn thỉu, hể hả Mang thanh ngã Rỗi rãi, võ vẽ, vĩnh viễn, bỗ bã, dễ dãi, lễ mễ, 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Nhắc HS đọc lại các BT2. - Dặn HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng và chuẩn bị bài sau. Tập làm văn Tiết 24. NGHE - KỂ : NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN I. MỤC TIÊU KT-Nghe- kể lại được câu chuyện Người bán quạt may mắn. KN- Viết thành bài văn từ 7 đến 10 dòng. TĐ- GDHS yêu thích học tiếng việt II. Chuẩn bị. Bảng lớp viết các gợi ý kể chuyện. Tranh minh hoạ truyện trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1 . Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - 3 HS đọc lần lượt bà trước lớp đã làm Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem. - GV nhận xét , cho điểm 3. Bài mới Giới thiệu bài Hôm nay, cô sẽ kể cho các em nghe về một bà lão bán quạt thật may mắn. Gánh quạt của bà đang ế ẩm bỗng nhoáng một lúc bà đã bán hết sạch. May mắn gì đã đến với bà cụ ? Ai đã giúp bà ? Giúp bà như thế nào ? Câu chuyện các em sẽ rõ điều đó. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe kể (30’) Mục tiêu : HS nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên. Cách tiến hành : - Một HS đọc yêu cầu của BT. - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và đọc thầm các câu hỏi gợi ý trong SGK. - GV kể chuyện lần 1 theo tranh, kể xong lần 1 hỏi HS : + Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì ? + Ông Vương Hi Chi viết chữ như thế nào ? + Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ? - GV kể lần 2. - HS kể mẫu - HS tập kể - Các nhóm thi kể theo các bước : + 4 HS trình độ tương đương đại diện 4 nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện. + Từng tốp 3 HS phân vai (người dẫn chuyện, bà lão bán quạt và ông Vương Hi Chi ) kể lại toàn bộ câu chuyện. - Cả lớp và GV nhận xét bình chọn cá nhân, nhóm kể hay nhất, những HS chăm chú nghe bạn kể chuyện và có nhận xét chính xác nhất. - Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi? - Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này ? Kết luận : Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ – có tên gọi là nhà thư pháp. Nuớc Trung Hoa có rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng. Người ta xin chữ hoặc mua chữ với giá ngàn vàng để về trang trí nhà cửa để lưu giữ như một tài sản quý 4. Củng cố dặn dò - Gọi 1 HS kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Nghe GV giới thiệu bài và xác định nhiệm vụ của tiết học. - 1 HS đọc trước lớp. - HS quan sát tranh minh hoạ và đọc thầm các câu hỏi gợi ý trong SGK. - Nghe GV kể và trả lời. + Gặp ông Vương Hi Chi bà phàn nàn quạt bán ế ẩm, chiều nay cả nhà phải nhịn cơm. + Ông viết chữ, làm thơ vào quạt. Ông nghĩ sẽ giúp đựơc bà cụ. Chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông mọi người sẽ mua. + Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua một tác phẩm quí giá. -1 HS kể mẫu - Từng tốp 3 HS tập kể. - Các nhóm thi kể. - Cả lớp nhận xét bình chọn cá nhân, nhóm kể hay nhất, những HS chăm chú nghe bạn kể chuyện và có nhận xét chính xác nhất. - Ông là người có tài và giúp đỡ mị người. - HS trả lời. Toán Tiết 120. THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ I. Mục tiêu KT- Nhận biết được về thời gian( chủ yếu là về thời điểm). KN- Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút. Làm BT 1, 2, 3. TĐ- GDHS yêu thích học toán II. Chuẩn bị. - Mặt đồng hồ có ghi số, có các vạch chia phút và có kim giờ, kim phút, quay được. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. ổn định 2. Kiểm tra bài cũ : - Gọi hs lên bảng sửa bài VBT - Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs. 3. Bài mới : * Giới thiệu bài - GV : Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách xem đồng hồ chính xác đến từng phút. - Nghe GV giới thiệu bài. * Hoạt động 1 : Hướng dẫn xem đồng hồ Mục tiêu : - Củng cố hiểu biết về thời điểm. - Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút. Cách tiến hành : - GV sử dụng mặt đông hồ có các vạch chia phút để giới thiêu chiếc đông hồ, chú trọng đến giới thiệu các vạch chia phút tren mặt đông hồ, hoặc y/c HS quan sát hình minh hoạ trong SGK. - - GV y/c HS quan sát hình1 và hỏi : Đồng hồ chỉ mấy giờ ? - Chỉ 6 giờ 10 phút. - Nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút. - Kim giờ chỉ qua số 6 một chút, kim phút chỉ đến số 2. - Y/c HS quan sát chiếc đồng hồ thứ 2. - HS quan sát theo y/c. - Hỏi : Kim giờ và kim phút đang ở vị trí nào ? - Kim giờ đang ở quá vạch số 6 một chút, vậy là hơn 6 giờ. Kim phút chỉ qua vạch số 2 được 3 vạch nhỏ. - GV : Kim phút đi từ vạch nhỏ này đến vạch nhỏ liền sau là được 1 phút. Vậy bạn nào có thể tính được số phút kim phút đã đi từ vị trí số 12 đến vạch nhỏ thứ 3 sau vạch số 2, tính theo chiều quay của đồng hồ. - HS tính nhẩm miệng 5, 10 (đến vạch số 2) tính 11,12,13, vậy kim phút đi được 13 phút. - Vậy đồng hồ thứ hai chỉ mấy giờ ? - Chỉ 6 giờ 13 phút. - Y/c HS quan ssát đồng hồ thứ 3, - HS quan sát. - GV hỏi : Đồng hồ chỉ mấy giờ ? - Đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút. - Nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút? - Kim giờ chỉ qua số 6, đến gần số 7, kim phút chỉ qua vạch số11 thêm 1 vạch nữa. - Khi kim phút chỉ đến vạch số 11 là kim đã điđược 15 phút tính từ vạch số 12 theo chiều quay kim đồng hồ, kim chỉ thêm được 1 vạch nữa là thêm được một phút, vậy kim phút chỉ đến phút thứ 56. Đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút. - Nghe giảng. - Vậy còn thiếu mấy phút nữa thhì đến 7 giờ ? - Còn thiếu 4 phút nữa thì đến 7 giờ. - GV : Để biết còn thiếu mấy phút nữa thhì đến 7 giờ , em có thể đếm số vạch từ vạch số 12 đến vị trí vạch chỉ của kim phút nhưng theo chiều ngược chều kim đông hồ. - GV cùng cả lớp đếm : 1, 2, 3, 4. Vậy còn thiếu 4 phút nữa thì đến 7 giờ, ta có cách đọc giờ thứ 2 là 7 giờ kém 4 phút. - HS đếm theo và đọc : 7 giờ kém 4 phút. * Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành Bài 1 - GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát đồng hồ và nêu giờ, có kèm theo nêu vị trí các kim đồng hồ mỗi thời điểm. - Thực hành xem đồng hồ theo cặp, HS sửa lỗi sai cho nhau. - GV yêu cầu HS nêu giờ trên mỗi chiếc đồng hồ. a) 2 h 9’ b) 5 h16’ c)11 h 21’ d) 9 h 34’ hay 10 giờ kém 26 phút e) 10 h 39’ hay 11 giờ kém 21 phút g) 3 h 57’ hay 4 giờ kém 3 phút - GV chữa bài và cho điểm HS Bài 2 - GV cho HS tự vẽ thêm phút trong các trường hợp của bài, sau đó yêu cầu 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra bài của nhau. Bài 3 - GV cho 1 HS lần lượt đọc từng giờ ghi trong các ô vuông và chỉ định 1 HS bất kỳ trong lớp nêu chiếc đồng hồ đang chỉ giờ đó. GV cũng có thể tổ chức thành trò chơi thi quay kim đồng hồ. GV lần lượt đọc các giờ ghi cho HS quay kim. Mỗi lượt chơi chõ HS lên bảng cùng quay kim đồng hồ đến 1 thời điểm GV đọc. HS nào quay nhanh và đúng là thắng cuộc. 4. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét tiết học. - 3 h 27’ : B - 12 giờ rưỡi : G - 1 giờ kém 16 phút : C - 7h 55’ : A - 5 giờ kém 23 phút : E - 18 h 8’ : I - 8 h 50’ : H - 9 h 19’ : G SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 24 I. Mục tiêu 1.Đánh giá trong tuần qua + Nề nếp lớp + vệ sinh trường lớp + Giáo dục học sinh có thói quen học tập, theo nội quy nhà trường. 2. Dự kiến kế hoạch tuần tới II. Hoạt động chủ yếu 1. Hoạt động 1. - Các tổ báo cáo tình hình học tập trong tổ + Giờ giấc học tập + Vệ sinh trực nhật lớp + Nêu hạn chế những bạn học sinh trong tổ học tập chưa tốt trong tuần, 2. Hoạt động 2. + Giáo viên tìm hiểu những bạn bị khuyết điểm + Giáo viên vận động nhắc nhỡ, tuyên dương bạn học tập tốt nhắc nhỡ bạn học tập chưa tốt. + Nhắc nhỡ nền nếp, học tập sinh hoạt, lao động vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông,. + Kế hoạch học tập tuần tới. Tiếp tục phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi. Duyệt của TTCM . -
Tài liệu đính kèm: