Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

I. MỤC TIÊU:

- Nghe viết đúng bài chính tả ;trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .

- Làm đúng bài tập 2b ,và bài 3.

-Điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống .

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

· Bảng phụ viết sẵn bài tập 3 và lựa chọn a) hoặc b) ở bài tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1 . Ổn định tổ chức (1)

2 . Kiểm tra bài cũ (5)

· 3 HS lên bảng viết các từ sau : gắn bó, nặng nhọc, khăn tay, khăng khít. Cả lớp viết vào giấy nháp.

· Nhận xét, cho điểm HS.

 

doc 93 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1083Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 3
Từ ngày đến 
Thứ
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Ghi chú
Hai
1
Tập đọc
Chiếc áo len
2
Kể chuyện
Chiếc áo len
3
Aâm nhạc
Học hát Bài ca đi học
4
Toán
Luyện tập
5
Sinh hoạt
Chào cờ
Ba
1
Chính tả
Nv Chiếc áo len
2
Tập đọc
Quạt cho bà ngủ
3
Toán
ôân tập về hình học 
4
AV
5
Thể dục
Đi theo vạch kẻ sẵn
Tư
1
LT&C
So sánh .Dấu chấm
2
Toán
Ôân tập về giải toán
3
TNXH
Phòng bệnh đường hô hấp 
4
Mĩ Thuật
Vẽ theo mẫu : Vẽ quả
5
Đạo đức
Giữ lời hứa (T1)
Năm
1
Chính tả
TC Chị em
2
AV
3
Toán
Xem đồng hồ
4
Thủ công
Gấp con ếch (T1)
5
Thể dục
Đi theo vạch kẻ thẳng
Sáu
1
Tập làm văn
Kể về gia đình.Điền vào giấy tờ in sẳn.
2
TNXH
Bệnh lao phổi
3
Toán
Xem đồng hồ (TT)
4
Tập viết
Oân chữ hoa B
5
Sinh hoạt
Bài 2: Giao thông đường sắt 
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
CHIẾC ÁO LEN
 (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm,dấu phẩy,giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.
- Hiểu ý nghĩa :Anh em phải biết nhường nhịn ,thương yêu lẫn nhau .TLCH SGK.
-Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý ( Học sinh khá giỏi).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có thể).
Bảng phụ ghi sẵn phần gợi ý kể chuyện như SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
TẬP ĐỌC
1 . Ổn định tổ chức (1’)
2 . Kiểm tra bài cũ (5’)
Hai, ba hs đọc bài Cô giáo tí hon và trả lời các câu hỏi1 và 2 trong SGK.
GV nhận xét, cho điểm.
3 . Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu chủ điểm và bài mới (1’)
Hoạt động 1 : Luyện đọc (31’)
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. 
- Theo dõi GV đọc mẫu.
Chú ý : 
+ Giọng mẹ : bối rối khi nói với Lan, cảm động khi nói với Tuấn.
+ Giọng Lan : phụng phịu làm nũng.
+ Giọng Tuấn : nhỏ nhẹ, thì thào nhưng dứt khoát, mạnh mẽ thuyết phục.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Yêu cầu HS đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- HS tiếp nối đọc bài. Mỗi HS đọc 1 câu.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi.
- Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của GV. Các từ dễ phát âm sai, nhầm đã giới thiệu ở phần mục tiêu.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu, đọc từ đầu cho đến hết bài.
- Nối tiếp nhau đọc lại bài, mỗi HS đọc 1 câu.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 của bài.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, 
- Theo dõi HS đọc và hướng dẫn HS ngắt giọng câu khó đọc.
- Tập ngắt giọng đúng (nếu cần) khi đọc câu :
 Aùo có dây kéo ở giữa/ lại có cả mũ để đội khi có gió lạnh/ hoặc mưa lất phất.// 
- Hướng dẫn HS đọc các đoạn còn lại tương tự như đọc đoạn 1.
- Lần lượt tập đọc các đoạn 2, 3, 4. Chú ý các lời thoại của nhân vật.
- Khi 1 HS đọc xong đoạn 2, 3 GV cho cả lớp dừng lại để tìm hiểu từ bối rối, thì thào . Có thể yêu cầu HS đặt câu với các từ này.
- Tìm hiểu nghĩa của các từ bối rối, thì thào. (Đọc thầm phần chú giải). 1 HS đọc thành tiếng phần chú giải.
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Đọc bài theo nhóm. HS cùng nhóm theo dõi để nhận xét và chỉnh sữa cách đọc cho nhau.
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗinhóm khoảng 4 HS và yêu cầu các HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (6’) 
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi SGK.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
- Đọc thầm.
- Mùa đông năm nay như thế nào ?
- Mùa đông năm nay đến sớm và buốt lạnh.
- Vì mùa đông đến sớm và lạnh buốt nên những chiếc áo len là vật rất cần và dược mọi người chú ý. Hãy tìm những hình ảnh trong bài cho thấy chiếc áo len của bạn Hoà rất đẹp và tiện lợi.
- HS phát biểu ý kiến theo tinh thần xung phong. Câu trả lời đúng là : Chiếc áo có màu vàng rất đẹp, có dây kéo ở giữa, có mũ để đội khi có gió lạnh hay trời mưa và rất ấm.
- Yêu cầu HS đọc thầm tiếp đoạn 2 và trả lời câu hỏi : Vì sao Lan dỗi mẹ ?
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. Trả lời : Vì em muốn mua một chiếc áo như của Hoà nhưng mẹ bảo không thể mua được chiếc áo đắt tiền như vậy.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi : Khi biết em muốn có chiếc áo len đẹp mà mẹ lại không đủ tiền mua, Tuấn nói với mẹ điều gì ?
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3 và trả lời : Tuấn nói với mẹ hãy dành tiền mua áo cho em Lan. Tuấn không cần thêm áo vì Tuấn khoẻ lắm. Nếu lạnh, Tuấn sẽ mặc nhiều áo ở bên trong.
- Tuấn là người như thế nào ?
- Tuấn là người con thương mẹ, người anh biết nhường nhịn em.
- Yêu cầu HS đọc tiếp đoạn 4 và hỏi : Vì sao Lan ân hận ?
- HS thảo luận nhóm để tìm câu trả lời :
+ Lan ân hận vì đã làm cho mẹ phải buồn.
+ Lan ân hận vì thấy mình quá ích kỷ không nghĩ tới anh trai.
+ Lan ân haanj vì thấy anh trai yêu thương và nhường nhịn cho mình.
- Em có suy nghĩ gì về bạn Lan trong câu chuyện này ? (GV giúp HS phát hiện thấy Lan là cô bé ngây thơ (thấy bạn có áo đẹp, em cũng muốn có và đòi mẹ phải mua cho mình chiếc áo như thế) nhưng em cũng rất ngoan khi mình rất ích kỷ, làm mẹ buồn, em nhận ra lỗi và sửa lỗi ngay.) 
- HS xung phong phát biểu ý kiến.
- Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ để tìm tên khác cho câu chuyện.
- HS tự do phát biểu ý kiến, khi phát biểu cần giải thích rõ vì sao em lại đặt tên đó cho câu chuyện. Ví dụ : Ba mẹ con vì đó là các nhân vật trong truyện; người anh tốt bụng vì câu chuyện ca ngợi sự thương yêu, nhường nhịn của người anh dành cho em gái; Chuyện của Lan vì câu chuyện kể về bạn Lan...
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (5’) 
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS và yêu cầu đọc lại bài theo vai trong nhóm của mình.
- Mỗi HS trong nhóm nhận một trong các vai : người dẫn chuyện, Lan, mẹ Lan, Tuấn, sau đó luyện đọc bài theo nhóm.
- Tổ chức cho 3 đến 4 nhóm thi đọc trước lớp.
- Các nhóm thi đọc, cả lớp theo dõi để chọn nhóm đọc hay nhất.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt, có thể cho điểm 
KỂ CHUYỆN
Hoạt động 4 : Xác định yêu cầu (1’)
- Gọi 1 đến 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- Dựa vào các gợi ý dưới đây kể lại từng đoạn truyện chiếc áo len theo lời của Lan.
- Kể theo lời của Lan là kể như thế nào ?
- Là kể bằng cách nhập vai vào Lan, kể bằng lời của Lan nên khi kể cần xưng hô là tôi, mình hoặc em.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện (19’)
Kể mẫu đoạn 1
- Treo bảng phụ có viết sẵn các nội dung gợi ý và yêu cầu HS đọc gợi ý của đoạn 1.
- 2 HS lần lượt đọc trước lớp.
- Nội dung của đoạn 1 là gì, nội dung cần thể hiện qua mấy ý, nêu cụ thể nội dung của từng ý ?
- Đoạn 1 nói về Chiếc áo đẹp, cần kể rõ 3 ý : Mùa đông năm nay rất lạnh, chiếc áo len của banbj Hoà rất đẹp và rất ấm; Lan đòi mẹ mua cho mình chiếc áo giống như chiếc áo của bạn Hoà.
- Yêu cầu HS dựa vào gợi ý để kể lại đoạn 1 của câu chuyện.
-1 HS khá kể trước lớp.
Kể theo nhóm
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mối nhóm có 4 HS và yêu cầu các nhóm HS tiếp nối nhau kể truyện trong nhóm, mỗi HS kể một đoạn.
- Từng HS kể trước nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và giúp đỡ nhau trong quá trình bạn kể.
Kể toàn bộ câu chuyện
- Yêu cầu 1 đến 2 nhóm kể chuyện trước lớp.
- 1 đến 2 nhóm thực hành kể trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét như hướng dẫn như tiết kể chuyện tuần 1.
- Nhận xét phần trình bày của từng nhóm.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò(3’)
- GV hỏi : Theo con câu chuyện Chiếc áo len muốn khuyên chúng ta điều gì ?
- HS tự do phát biểu ý kiến : 
+ Anh em phải biết nhường nhịn yêu thương nhau.
+ Không nên đòi bố, mẹ mua những thứ mà gia đình không có điều kiện.
+ Khi có lỗi phải biết nhận và sửa lỗi.
- Em thích nhất đoạn nào trong truyện ? Vì sao ?
- HS tự do phát biểu ý kiến.
- Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài.
Môn Aâm nhạc 
Bài: Học hát Bài ca đi học
(GV chuyên)
Môn Toán 
LUYỆN TẬP
Tiết :10
I. Mục tiêu
- Biết tính giá trị biểu thức có phép nhân ,phép chia .
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn(Có một phép nhân)
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi HS lên bảng làm bài 1, 2, 3/11
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động1 : Luyện tập - Thực hành 
Bài 1 
- GV ghi lên bảng : 4 x 2 + 7
- Y/c HS nhận xét về 2 cách tính giá trị của biểu thức trên
Cách 1 : 4 x 2 + 7 = 8 + 7 = 15
Cách 2 : 4 x 2 + 7 = 4 x 9 = 36
- Trong 2 cách tính trên cách nào đúng, cách nào sai.
- Cách 1 đúng, cách 2 sai
- Y/c HS suy nghĩ và làm bài.
- 3 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào vở
- Gọi 1 HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức 
- Chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 2 
- 1 HS nêu y/c của bài.
- Y/c HS quan sát hình vẽ và hỏi : Hình nào đã kh ... ết Luận : cơ quan bài tiết nước tiểu 2 quả thận, 2 ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
Hoạt động 2: tìm hiểu chức năng của các cơ quan bài tiết nước tiểu. ( 23’ )
 Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được nhiệm vụ của từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
 Cách tiến hành :
Bước 1 : làm việc theo nhóm đôi
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 2 trang 23 trong SGK đọc các câu hỏi và trả lời của các bạn 
Bước 2 : Làm việc cả lớp
Giáo viên chỉ sơ đồ các cơ quan bài tiết nước tiểu và hỏi, đồng thời gắn thẻ từ lên bảng:
+ Thận có nhiệm vụ gì ?
+ Ống dẫn nước tiểu để làm gì ?
 + Bóng đái là nơi chứa gì ?
 + Ống đái để làm gì ?
Giáo viên chốt nhiệm vụ của từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
Giáo viên hỏi :
+ Mỗi ngày mỗi người thải ra bao nhiêu lít nước tiểu ?
Giáo viên giáo dục : Mỗi ngày chúng ta thải ra từ 1 lít đến 1,5 lít nước tiểu. Nếu các em mắc tiểu mà không đi tiểu, cứ nín nhịn lâu ngày sẽ bị sỏi thận. Do đó các em phải đi tiểu khi mắc tiểu và sau đó phải uống nước thật nhiều để bù cho việc mất nước do việc thải nước tiểu ra hằng ngày.
 Kết Luận: 
Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu.
Ống dẫn nước tiểu để cho nước tiểu đi từ thận xuống bóng đái.
Bóng đái là nơi chứa nước tiểu.
Ống đái để dẫn nước tiểu từ bóng đái đi ra ngoài.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Thực hiện tốt điều vừa học.
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 11 : Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu
Hát
Học sinh lựa chọn và giơ bảng Đ, S
Đ
S
S
Đ 
Học sinh nêu.
- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và trả lời.
2 quả thận, 2 ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
Học sinh lên bảng thực hiện
Học sinh nhắc lại
Học sinh quan sát.
Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu.
Ống dẫn nước tiểu để cho nước tiểu đi từ thận xuống bóng đái.
Bóng đái là nơi chứa nước tiểu.
Ống đái để dẫn nước tiểu từ bóng đái đi ra ngoài.
Học sinh lắng nghe.
Lớp nhận xét.
Học sinh nhắc lại.
- Mỗi ngày mỗi người thải ra từ 1 lít đến 1,5 lít nước tiểu
 Hs nhắc lại 
Hs nghe 
TOÁN
TÌM 1 TRONG CÁC PHẦN BẰNG NHAU CỦA 1 SỐ
Tiết : 25
I. Mục tiêu
 -Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số .
- Vận dụng được giải bài toán có lời văn.
( BT 1.2)
II. Đồ dùng dạy học
-12 cái kẹo 
-12 que tính 
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi HS lên bảng làm bài 1, 2, 3/30.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
* Giới thiệu bài 
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số
- Nêu bài toán : Chị có 12 cái kẹo, chị cho em 1 phần 3 số kẹo đó. Hỏi chị cho em mấy cái kẹo ?
- Đọc đề bài toán.
- Chị có bao nhiêu cái kẹo?
- 12 cái kẹo
- Muốn lấy được 1 phần 3 của 12 cái kẹo ta phải làm như thế nào?
- Ta chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau, sau đó lấy đi 1 phần.
 - 12 cái kẹo, chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần được mấy cái kẹo ?
- 4 cái kẹo
- Con đã làm như thế nào để tìm được 4 cái kẹo?
- Thực hiện phép chia 12 : 3 = 4
- 4 cái kẹo chính là 1 phần 3 của 12 cái kẹo.
- Vậy muốn tìm 1 phần 3 của 12 cái kẹo ta làm như thế nào?
- Ta lấy 12 : 3. Thương tìm được trong phép chia này chính là 1/3 của 12 cái kẹo
- Hãy trình bày lời giải của bài toán này.
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm bảng con
 Giải :
Chị cho em số kẹo là :
 12:3 = 4 (cái kẹo)
Đáp số: 4 cái kẹo
 - Nếu chị cho em1/2 số kẹo thì em được mấy cái kẹo ? Hãy đọc phép tính tìm số kẹo mà chị cho em trong trường hợp này 
- Nếu chị cho em 1/2 số kẹo thì em nhận được số kẹo là 12 : 2 = 6 (cái kẹo)
- Vậy muốn tìm được 1 phần mấy của 1 số ta làm như thế nào ?
- Muốn tìm 1 phần mấy của 1 số ta lấy số đó chia cho số phần.
- Gọi 1 HS nhắc lại
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành 
Bài 1 
- Nêu y/c của bài toán và y/c HS làm bài
- 4 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào vở
 - Y/c HS giải thích về các số cần điền bằng phép tính
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài 
- 1 cửa hàng có 40 m vải xanh và đã bán được 1/5 số vải đỏ. Hỏi cửa hàng đã bán được mấy mét vải ?
- Cửa hàng có tất cả bao nhiêu mét vải ?
- Có 40 m vải
- Đã bán được bao nhiêu phần số vải đó ?
- Đã bán được 1/5 số vải đó 
- Bài toán hỏi gì ?
- Số mét vải mà cửa hàng đã bán được.
- Muốn biết cửa hàng đã bán được bao nhiêu mét vải ta phải làm gì ?
- Ta phải tìm 1/5 của 40 m vải
 - Y/c HS làm bài.
- 1 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào vở
- Chữa bài và cho điểm HS.
 Giải :
Số mét vải cửa hàng đã bán được là :
 40 : 5 = 8 (m)
 Đáp số: 8 m
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
 - Cô vừa dạy bài gì ?
 - Về nhà làm 1, 2/31
 - Nhận xét tiết học
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA C (tiếp)
 I. MỤC TIÊU
- Viết đúng chữ hoa C ( 1 dòng Ch) , V,A ( 1 dòng) ;viết đúng tên riêng Chu Văn An ( 1 dòng) và câu ứng dụng :Chim khôn  dễ nghe ( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Mẫu chữ viết hoa C, V, N.
Tên riêng và cụm từ ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp.
Vở Tập viết 3, tập một.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
GV thu vở của một số HS để chấm bài về nhà.
Hai hoặc ba HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ : Cửu Long, công cha.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết trên bảng con (10’)
a) Hướng dẫn viết chữ hoa
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ?
- Treo bảng các chữ cái viết hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2.
- Viết lại mẫu cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết. (Chữ viết hoa A, V đã ôn luyện ở tuần 1. GV có thể gọi HS khá viết trên bảng lớp).
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa trên. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
b) Hướng dẫn viết từ ứng dụng
- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng.
- Giới thiệu : Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần, ông được coi là ông tổ của nghề dạy học. Ông có nhiều trò giỏi, sau này đã trở thành nhân tài của đất nước.
- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng : Chu Văn An. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
c) Hướng dẫn viết câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
- Giải thích : Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết nói năng dịu dàng, lịch sự.
- Trong câu ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Yêu cầu HS viết các chữ Chim, Người vào bảng con. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS. 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vào vở Tập viết (16’)
- GV cho HS quan sát bài mẫu trong vở Tập viết 3, tập một và yêu cầu HS viết bài. 
- Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
- Thu và chấm 5 đến 7 bài.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)
 - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. 
 - Dặn HS về nhà hoàn thành bài viết trong vở Tập viết 3, tập một, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau.
- Có các chữ viết hoa C, V, A, N.
- 4 HS nhắc lại. Cả lớp theo dõi.
- 4 HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con.
- 1 HS đọc : Chu Văn An.
- Chữ C, h, V, A có chiều cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng 1 con chữ 0.
- 3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 3 HS đọc.
- Các chữ C, h, k, g, d, N cao 2 li rưỡi, chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết : 
+ 1 dòng chữ Ch, cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ V, A, cỡ nhỏ.
+ 2 dòng Chu Văn An, cỡ nhỏ.
+ 2 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
Hs nghe 
ATGT
Bài: KĨ NĂNG ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN
I.Mục tiêu:
- Biết các đặc điểm an toàn ,kém an toàn của dường phố .
- Biết chọn nơi qua đường an toàn .
- Biết xử lí khi đi bộ trên đường gặp tình huống không an toàn.
- Chấp hành đúng những qui định cảu Luật GTĐB.
II.Chuẩn bị: 
 - Phiếu giao việc
 - Tranh ảnh những nơi qua đường không an toàn.
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Đi bộ an tòan trên đường 
 - Gv hỏi hs trả lời 
+ Để đi bộ an toàn các em phải đi đường như thế nào?
+ Gv nêu tình huống và yêu cầu hs xử lí.
* Hoạt động 2: Qua đường an toàn 
- Gv chia nhóm và yêu cầu hs thảo luận theo tranh 
- Yêu cầu hs trình bày ,gv nhận xét và kết luận .
* Hoạt động 3 : Bài tập thực hành 
- Gv phát phiếu và yêu cầu hs thực hành 
- Gv thu bài và nhận xét.
IV.Củng cố dặn dò:
 - Gv yêu cầu hs nêu nội dung bài và yêu cầu chuẩn bị bài sau.
- Gv nhận xét giờ học .
- Hs trả lời và xử lí tình huống 
 - Hs thảo luận theo nhóm 
- Hs trình bày kết quả.
- Hs làm bài tập vào phiếu.
- Hs nêu 
SINH HOẠT TẬP THỂ
A.Mục tiêu : 
-Đánh giá các hoạt đôïng trong tuần qua .
-Đưa ra phương hướng tuần tới.
B. Nội dung đánh giá:
1.GV đánh giá tuần qua 
-Thực hiện nội qui 
-Học tập
2.Gv đưa ra kếh hoạch tuần tới :
- Đi học đều đúng giờ
- Giúp đỡ học sịnh yếu tiến bộ 
- Giữ vệ sinh chung 
- Lễ phép với thầy cô giáo .
 Duyệt của Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3(170).doc