Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2022-2023 (Bản không chia cột)

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2022-2023 (Bản không chia cột)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về phẩm chất:

 Học động tác biến đổi đội hình từ hai (ba, bốn ) hàng dọc thành một hàng ngang và ngược lại. HS biết khẩu lệnh và cách thức thực hiện động tác để thực hiện nhiệm vụ học tập.

 Đoàn kết, nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

 Tích cực tham gia các trò chơi vận động, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi và hình thành thói quen tập luyện TDTT.

2. Về năng lực:

2.1. Về năng lực chung:

 Tự chủ và tự học: Tự xem trước khẩu lệnh, cách thực hiện biến đổi đội hình từ hai (ba, bốn ) hàng dọc thành một hàng ngang và ngược lại trong sách giáo khoa.

 Giao tiếp và hợp tác: Thông qua các hoạt động nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.

2.2. Năng lực đặc thù:

 NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện. Biết điều chỉnh trang phục để thoải mái và tự tin khi vận động, biết điều chỉnh chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho cơ thể.

 NL giải quyết vấn dề và sáng tạo: Thông qua việc học tập tích cực, chủ động tiếp nhận kiến thức và tập luyện.

 Tự giác, tích cực trong tập luyện; Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.

 

docx 55 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 178Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2022-2023 (Bản không chia cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ hai, ngày 19 tháng 9 năm 2022
BUỔI SÁNG
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT DƯỚI CỜ: XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Mục tiêu
Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. 
Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,...
Có ý thức tự giác, tích cực tham gia phong trào xây dựng lớp học thân thiện bằng những việc làm cụ thể.
2. Năng lực chung:
Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ.
Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp
Có những ý tưởng sáng tạo trong việc trang trí lớp học
3. Phẩm chất: 
Có ý thức học tập, chăm chỉ, sáng tạo, có trách nhiệm làm việc nhóm, biết yêu thương, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
Phương pháp tổ chức: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
Thiết bị
Đối với GV: SGK, SGV, video tiểu phẩm.
Đối với HS: SGK, vở bài tập, dụng cụ cần thiết.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Chào cờ.
 HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.
 Thực hiện nghi lễ chào cờ.
 HS điểu khiển lễ chào cờ.
 GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.
 Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
 HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt dưới cờ: Phát động phong trào “Xây dựng lớp học thân thiện”
* Mục tiêu. 
Mỗi học sinh thực hiện những việc làm cụ thể để hưởng ứng phong trào xây dựng lớp học thân thiện, góp phần tạo dựng trường học thân thiện.
* Cách thức thực hiện:
GV yêu cầu HS khởi động hát
GV gợi ý một số việc làm HS có thể thực hiện để hưởng ứng phong trào như cư xử lễ phép, tôn trọng thầy cô giáo; ứng xử hòa đồng, thân thiện với bạn bè; sẵn sàng giúp đỡ bạn bè; tích cực tham gia xây dựng bài; sắp xếp lớp học gọn gàng, sạch sẽ, 
GV phát động phong trào “Xây dựng lớp học thân thiện”
HS hưởng ứng phong trào.
GV mời một số HS chia sẻ sản phẩm tranh vẽ về trường học với nhiều nội dung mang tính chất hạnh phúc như tình bạn, yêu quý thầy cô, vệ sinh trường lớp
GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề
* * * * * * * = = = = = = * * * * * *
BUỔI CHIỀU
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
BÀI 1: NHẬT KÍ TẬP BƠI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù.
 Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Nhật kí tập bơi”.
 Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
 Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể ghi trong nhật kí.
 Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm và lời nói của nhân vật.
 Hiểu nội dung bài: Khi tập luyện để làm bất cứ điều gì, ta không được nản chí và cần cố gắng hết mình, chắc chắn ta sẽ thành công.
 Nói được các nội dung hoạt động và cảm xúc về một buổi luyện tập
2. Năng lực chung.
 Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: rèn luyện kĩ năng sinh tồn
 Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
 Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
 Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
 Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. Tranh ảnh minh họa câu chuyện.
 SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Hoạt động khởi động 
* Mục tiêu: 
 Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
* Cách thức thực hiện: 
GV tổ chức cho học sinh thảo luận
+ Câu 1: Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? Lợi ích của việc dó?
+ Câu 2: Khi đi bơi các em cần lưu ý điều gì?
HS đưa ra đáp án: Các bạn trong tranh đang đi bơi.
+ Khi biết bơi giúp chúng ta an toàn khi ở dưới nước, giúp cơ thể khỏa mạnh, cao lớn, cân đối 
+ Phải có người lớn đi cùng, phải khởi động thật kĩ trước khi bơi, dù đã biết bơi nhưng cũng không được gắng sức, không bơi ở những nơi không an toàn.
GV Nhận xét, tuyên dương.
+ Cho HS nêu sự khác biệt về cách trình bày tranh minh họa của bài đọc này với các bài trước?
GV dẫn dắt vào bài mới
2. Hoạt động khám phá 
* Mục tiêu: 
Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Nhật kí tập bơi”.
Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể ghi trong nhật kí.
Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm, lời nói của nhân vật.
Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện.
Phát triển năng lực ngôn ngữ.
* Cách thức thực hiện: 
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.
GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.
Gọi 1 HS đọc toàn bài.
 GV chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến mình sẽ tập tốt hơn
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến giống hệt như một con ếch ộp
+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến hết
 GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
 Luyện đọc từ khó: mũ bơi, vỗ về, tập luyện
 Luyện đọc câu dài: Mình rất phần khích/ vì được mẹ chuẩn bị cho một chiếc mũ bơi / cùng một cặp kính bơi màu hồng rất đẹp.
 Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3.
 GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
 GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
 GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Bạn nhỏ đến bể bơi với ai? Bạn ấy được chuẩn bị những gì?
Trả lời: Bạn nhỏ đến bể bơi với mẹ, bạn ý được mẹ chuẩn bị cho kính và mũ bơi
+ Câu 2: Bạn nhỏ cảm thấy thế nào trong ngày đầu đến bể bơi?
Trả lời: Đầu tiên bạn ấy phấn khích (vì có đồ bơi đẹp), sau đó bạn sợ nước (bị sặc nước), cuối cùng bạn buồn (khi hết giờ bơi mà vẫn chưa thở được dưới nước)
+ Câu 3: Kể lại việc học bơi của bạn ấy?
Trả lời: Đầu tiên, bạn ấy tập thở, nhưng bạn ấy toàn bị sặc. Sau khi nghe mẹ động viên, bạn ấy lại cố gắng tập luyện. Buổi sau, bạn ấy đã quen thở dưới nước và tập những động tác đạp chân của bơi ếch. Cuối cùng bạn ấy đã biết bơi tung tăng như một con cá.
+ Câu 4: Bạn nhỏ nhận ra điều gì thú vị khi biết bơi?
Trả lời: Khi biết bới bạn ấy thấy mình giống ếch và cá. Hoặc có thể nêu ý kiến khác: Bạn ấy nhận ra mặc dù học bơi rất khó nhưng bạn ấy vẫn học thành công
+ Câu 5: Theo em, việc học bơi dễ hay khó? Vì sao?
+ HS trả lời
* Chú ý: Khi kể lại một sự việc cần sử dụng các từ liên kết như: đầu tiên, sau khi (sau đó), cuối cùng.
GV: Em có biết bơi không? Em cảm thấy như thế nào khi biết bơi/ không biết bơi?
Khuyến khích học sinh có điều kiện nên đi học bơi để có 1 kĩ năng sinh tồn rất quan trọng
2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo.
3. Nói và nghe: Một buổi tập luyện
* Mục tiêu: 
Nói được những điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.
Phát triển năng lực ngôn ngữ.
* Cách thức thực hiện: 
3.1. Hoạt động 3: Kể về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua. 
 GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung
 GV cho HS quan sát tranh minh họa đề có thêm gợi ý về các hoạt động tập luyện
 GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4
 Gọi HS trình bày trước lớp.
 GV nhận xét, tuyên dương.
3.2. Hoạt động 4: Em cảm thấy thế nào về buổi tập luyện đó?
 GV gọi HS đọc yêu cầu trước lớp.
 GV cho HS làm việc nhóm 2
 Mời các nhóm trình bày. GV khuyến khích HS nêu cảm xúc tích cực.
 GV nhận xét, tuyên dương.
4. Hoạt động vận dụng 
* Mục tiêu: 
Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
Phát triển năng lực ngôn ngữ.
* Cách thức thực hiện: 
GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.
Cho HS quan sát video tập luyện của 1 bạn.
GV nêu câu hỏi bạn nhỏ trong video đã làm gì?
Việc làm đó có dễ dàng thành công không?
Nhắc nhở các em: Thành công đến với mỗi người không giống nhau. Có người thành công nhanh, có người thành công chậm, nhưng bất cứ ai cố gắng và nỗ lực hết mình thì cũng sẽ đều đạt được kết quả tốt. Vì vậy, chúng ta không nên buồn, nản chí trước khó khăn, mà cần quyết tâm, cố gắng để các buổi tập luyện tiếp theo đạt được kết quả tốt hơn.
Nhận xét, tuyên dương.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
* * * * * * * = = = = = = * * * * * *
TOÁN
BÀI 06: BẢNG NHÂN 4, BẢNG CHIA 4 (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù:
 Hình thành được bảng nhân 4
 Vận dụng được vào tính nhẩm, giải bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 4.
 Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề...
2. Năng lực chung.
 Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
 Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
 Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
 Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
 Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
 Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
 SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Hoạt động khởi động 
* Mục tiêu: 
Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. 
* Cách thức thực hiện: 
 GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: 3 x 5 = ? + Câu 2: 30 : 3 = ?
 GV Nh ... nh của đèn học.
 Nhận biết được một số loại đèn học thông dụng.
 Xác định vị trí đặt đèn, bật tắt, điều chỉnh được độ sáng của đèn học.
 Nhận biết và phòng tránh được những tình huống mất an toàn khi sử dụng đèn học.
2. Năng lực chung.
 Năng lực tự chủ, tự học: Thực hiện đúng kế hoạch học tập.học tập đúng giờ và chủ độngcân đối thời gian học khi sử dụng đfn học để đảm bảo sức khỏe và hiệu quả học tập
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận ra những tình huống mất an toàn trong sử dụng đèn học nói riêng và sử dụng đồ dùng điện trong gia đình nói chung và đề xuất được các giải pháp phù hợp
 Năng lực giao tiếp và hợp tác: Nhận biết và mô tả được các tên gọi, kí hiệu công nghệ của các bộ phận trên đèn học, trình bày, mô tả được về chiếc đèn học yêu thích.Có thói quen trao đổi , giúp đỡ nhau trong học tập, biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
3. Phẩm chất. 
 Phẩm chất chăm chỉ: Ham học hỏi, tìm tòi để mở rộng hiẻu biết và vận dụng kiến thức đã học về đèn họcvào học tập và cuộc sống hàng ngày
 Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn đèn học nói riêng và các đồ dùng điện trong gia đinh nói chung,Có ý thức tiết kiệm điện năng trong gia đình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
 Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
 SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy: Tranh ,ảnh minh họa cấu tạo cơ bản của đèn học và một số tình huống mát an toàn khi sử dụng dèn học.Một số loại đèn học có kiểu dáng và màu sắc khác nhau
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Hoạt động khởi động 
* Mục tiêu: 
Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
Bước đầu giúp học sinh có cảm nhận khác nhau giữa kiến thức, kĩ năng sử dụng đèn học.
* Cách thức thực hiện: 
 GV cho học sinh chơi “Em biết gì ” để khởi động bài học. 
+ GV nêu câu hỏi: Qua đọc truyện, sách báo, các câu chuyện được nghe con biết đến những loại đèn nào dùng cho hoạt động học tập?
(Đèn đom đóm,, đèn dầu, nến, đèn điện...)
+ Vậy ngày nay con dùng loại đèn học nào?
 GV Nhận xét, tuyên dương.
 GV dẫn dắt vào bài mới
2. Hoạt động khám phá 
* Mục tiêu: 
Hình thành kiến thức khái quát về công dụng của đèn học và một số đèn học phổ biến
* Cách thức thực hiện: 
Hoạt động 1. Tìm hiểu về tác dụng của đèn học. (làm việc cá nhân)
 GV chia sẻ các bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.
+ Em hãy quan sát và Cho biết bạn nhỏ dùng đèn học để làm gì? 
(Bạn dùng để chiếu sáng giúp cho việc đọc sách hay viết bài thuận lợi và không hại mắt).
+ Nếu được chọn 1 chiếc đèn học trong hình 2(hình vẽ sau) con chọn đèn nào?
+ Em hãy nêu và miêu tả 1 chiếc đèn học khác mà em biết về màu sắc và kiểu dáng của đèn.
 GV mời các HS khác nhận xét.
 GV nhận xét chung, tuyên dương.
 GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại. 
Đèn học cung cấp ánh sáng hỗ trợ việc học tập, giúp bảo vệ mắt.Đèn học có nhiều kiểu dáng, màu sắc đa dạng
 Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số bộ phận chính của đèn học.
Hoạt động 2. Tìm hiểu một số bộ phận chính của đèn học. (làm việc nhóm 2)
Mục tiêu: Học sinh nhận biết và nêu được công dụng các bộ phận của đèn học.
 GV chia sẻ một số bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả.Nêu tên các bộ phận của đèn học?
+ Quan sát tranh, dựa vào các từ gợi ý: Em hãy nêu và công dụng của từng bộ phận đó?
+ Học sinh đọc thông tin gợi ý và nêu công dụng của từng bộ phận của đèn
 GV mời các nhóm khác nhận xét.
 GV nhận xét chung, tuyên dương.
GV bổ sung giới thiệu thêm về một số kiểu công tắc phổ biến như nhấn nút bặt\ tắt, kiểu nút xoay, điềuchỉnh độ sáng tối của đèn,nút cảm ứng chạmvào để mở, điều chỉnh độ sáng tối và tắt đèn bằng nút cảm ứng
 GV chốt nội dung HĐ2 và mời HS đọc lại: 
Đèn học thường có 6 bộ phận chính, trong đó bóng đèn là nguồn phát ra ánh sáng, chụp đèn giúp bảovệ bóng đèn, tập trung ánh sáng và chống mỏi mắt, côngtắc đèn để bật và tắt đèn, thân đèn giúp điều chỉnh độ cao và hướng chiếu sáng của đèn, đế đèn giúp giữ cho đèn đúnGVững, dây nguồn nối đèn học với nguồn điện để đèn hoạt động
3. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: 
Xác định và nêu được tên gọi các bộ phận của đèn học và một số cách sử dụng đèn học.
* Cách thức thực hiện: 
Hoạt động 3. Thực hành quan sát và nêu tên gọi các bộ phận của đèn học. (Làm việc nhóm 2)
 GV đưa ra một số mẫu đèn học khác nhau mời các nhóm quan sát và nêu tên tùng bộ phận và tác dụng, cách dùng đèn học
 Mời đại diện các nhóm trình bày
 GV mời các nhóm khác nhận xét.
 GV nhận xét chung, tuyên dương.
4. Hoạt động vận dụng 
* Mục tiêu: 
Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
* Cách thức thực hiện: 
 GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh? Ai đúng? ”.
 Chia lớp thành 2 đội (hoặc 4 đội chơi, tuỳ vào thực tế), viết những sản phẩm công nghệ mà em biết.
 Cách chơi: 
+ Thời gian: 24 phút
+ Mỗi đội xếp thành 1 hàng, chơi nối tiếp.
+ Khi có hiệu lệnh của GV các đội lên viết tên các bộ phận của đèn học mà em biết. 
+ HS giới thiệu tác dụng của bộ phận đó.
 GV đánh giá, nhận xét trò chơi. Đội nào ghi nhanh đúng và nêu đúng tác dụng được nhiều bộ phận hơn sẽ thắng cuộc
 Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
* * * * * * * = = = = = = * * * * * *
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC MẾN YÊU
SINH HOẠT CUỐI TUẦN: CẢM NGHĨ VỀ LỚP HỌC THÂN THIỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù: 
 HS vui vẻ, đoàn kết, thân thiện với nhau.
 HS có thái độ yêu quý và giữ gìn các góc,khu vực trong lớp học.
2. Năng lực chung.
 Năng lực tự chủ, tự học: Biết chuẩn bị các tư liệu để tham gia chia sẻ cảm nghĩ về lớp học thân thiện.
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết nêu cảm nghĩ về lớp học thân thiện.
 Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn những việc em muốn làm để xây dựng lớp học thân thiện. 
3. Phẩm chất.
 Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ cảm nghĩ về lớp học thân thiện mà bạn đưa ra.
 Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu để giới thiệu với các bạn những việc cần làm để xây dựng lớp học thân thiện.
 Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
 Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
 SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Hoạt động khởi động 
* Mục tiêu: 
Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.
* Cách thức thực hiện: 
GV mở bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết” để khởi động bài học. 
GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát.
GV Nhận xét, tuyên dương.
GV dẫn dắt vào bài mới.
2. Sinh hoạt cuối tuần:
* Mục tiêu: 
Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..
* Cách thức thực hiện: 
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)
 GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
 GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
 GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)
 GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
 GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
 GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
3. Sinh hoạt chủ đề.
* Mục tiêu: 
Học sinh biết phân công nhiệm vụ, chuẩn bị được những đồ dùng, dụng cụ cần thiết để trang trí lớp học.
* Cách thức thực hiện: 
Hoạt động 3. Cảm nghĩ về lớp học thân thiện. (Làm việc nhóm 2)
 GV Mời HS đọc yêu cầu bài.
 GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2: Chia sẻ cảm nghĩ về lớp học thân thiện theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Em thích nhất khu vực nào trong lớp của mình? Vì sao?
+ Em muốn làm những việc gì để xây dựng lớp học thân thiện?
 GV mời 1 số nhóm chia sẻ kết quả trước lớp.
+ HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân.
+ Những việc em muốn làm để xây dựng lớp học thân thiện:
+ Đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và đời sống
+ Khi có tranh chấp không nên cãi vã hay đánh nhau mà bình tĩnh để hóa giải trong hòa bình.
+ Trong giờ học luôn tươi cười, niềm nở với các bạn.
+ Xây dựng góc học tập gần gũi
 HS các nhóm khác nhận xét.
 Các HS cùng chia sẻ và đóng góp ý kiến. GV nhận xét và rút ra kết luận.
 GV kết luận: Một lớp học lí tưởng là một lớp học có không gian học tập đẹp mắt, sạch sẽ và các thành viên trong lớp luôn thân thiện và tôn trọng lẫn nhau.
 GV nhận xét chung, tuyên dương.
4. Hoạt động vận dụng 
* Mục tiêu: 
Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
* Cách thức thực hiện: 
 GV hưỡng dẫn học sinh cách bảo quản và giữ gìn các đồ dùng trong lớp học.
+ Không vẽ lên mặt bàn ghế.
+ Tưới nước thường xuyên cho các chậu canh cảnh.
+ Sắp xếp đồ dùng trong lớp gọn gàng, ngăn nắp...
 Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_03_nam_hoc_2022_2023_ban_khong_c.docx