I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Về phẩm chất:
Làm quen đội hình khối vuông và khối chữ nhật. Hs biết khẩu lệnh và cách thức thực hiện động tác để thực hiện nhiệm vụ học tập.
Đoàn kết, nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
Tích cực tham gia các trò chơi vận động, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi và hình thành thói quen tập luyện TDTT.
2. Về năng lực:
2.1.Về năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Tự xem trước khẩu lệnh, cách thực hiện đội hình khối vuông và khối chữ nhật trong sách giáo khoa.
Giao tiếp và hợp tác: Thông qua các hoạt động nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.
2.2. Năng lực đặc thù:
NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện. Biết điều chỉnh trang phục để thoải mái và tự tin khi vận động, biết điều chỉnh chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho cơ thể.
NL giải quyết vấn dề và sáng tạo: Thông qua việc học tập tích cực, chủ động tiếp nhận kiến thức và tập luyện.
Tự giác, tích cực trong tập luyện; Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.
TUẦN 4 Thứ hai, ngày 26 tháng 9 năm 2022 BUỔI SÁNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SINH HOẠT DƯỚI CỜ: VUI TẾT TRUNG THU CÙNG THẦY CÔ VÀ BẠN BÈ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Mục tiêu Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,... HS hiểu được ý nghĩa và những hoạt động của ngày tết Trung thu, có xúc cảm tích cực về ngày tết Trung thu. 2. Năng lực chung: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ. Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. Năng lực riêng: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp Có những ý tưởng sáng tạo trong việc trang trí lớp học 3. Phẩm chất: Có ý thức học tập, chăm chỉ, sáng tạo, có trách nhiệm làm việc nhóm, biết yêu thương, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Đối với GV: Loa, míc, máy tính có kết nối mạng internet, video hài... Văn nghệ: tiết mục với nội dung hát, múa vể Trung thu Đối với HS: SGK, vở bài tập, dụng cụ cần thiết. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Chào cờ. HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường. Thực hiện nghi lễ chào cờ. HS điểu khiển lễ chào cờ. GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua. Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. HS lắng nghe. 2. Sinh hoạt dưới cờ: Vui tết trung thu cùng thầy cô và bạn bè. * Mục tiêu. Mỗi học sinh thực hiện những việc làm cụ thể để hưởng ứng phong trào xây dựng lớp học thân thiện, góp phần tạo dựng trường học thân thiện. * Cách thức thực hiện: GV yêu cầu HS khởi động hát. HS hát. GV kể cho HS nghe những câu chuyện hay và ý nghĩa về Tết Trung thu. GV dẫn dắt vào hoạt động liên quan đến ngày Tết Trung thu. Tổ chức trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng” Đưa ra hệ thống câu hỏi giúp các em nhớ lại, khám phá về ngày Tết Trung thu, (trả lời đúng một câu hỏi tương ứng với một phần quà) : + Tết Trung thu là ngày nào? Nó được diễn ra vào thời điểm nào trong ngày? + Tết Trung thu còn có tên gọi khác là gì? + Tết Trung thu là ngày Tết dành riêng cho ai? + Hai nhân vật được nhắc đến nhiều trong ngày Tết Trung thu là ai? + Theo truyện cổ tích, ai là người Việt Nam đầu tiên lên mặt trăng? + Đêm Tết Trung thu còn được gọi là đêm hội gì? + Trong truyện cổ tích, chú Cuội vì lý do gì mà bị đưa lên mặt trăng? + Loại đèn nào trẻ em Việt Nam hay chơi khi Tết Trung thu đến? + Đêm trung thu có 2 sinh hoạt vui chơi nào đặc biệt? + Tết Trung thu có ý nghĩa gì? HS xem. TPT tổng kết hoạt động. Trao quà cho HS thuộc diện khó khăn TPT Đội kết hợp Ban đại diện cha mẹ học sinh, mạnh thường quân trao học bổng/quà cho HS theo danh sách. * Vui văn nghệ. GV mở video bài hát Chú cuội cung trăng. 3. Tổng kết, dặn dò GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề. GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề * * * * * * * = = = = = = * * * * * * BUỔI CHIỀU TIẾNG VIỆT CHỦ ĐIỂM: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ BÀI 07: MÙA HÈ LẤP LÁNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù. Đọc đúng từ ngữ câu và toàn bộ bài thơ Mùa hè lấp lánh. Nhận biết được vần trong bài thơ. Bước đầu biết thể hiện cảm xúc qua giọng đọng đọc vui vẻ, thiết tha. Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: “Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của mùa hè với ông mặt trời thức dậy sớm hơn, ánh nắng dường như chứa chan hơn, cỏ cây tươi thắm hơn; bài thơ cũng thể hiện sự hồn nhiên, vui sướng của bạn nhỏ khi mùa hè đến.” Kể lại câu chuyện Chó đốm con và mặt trời. Hiểu được một quy luật đơn giản về địa lí: Mặt trời lặn ở đằng đông, mọc ở đằng tây. Biết chia sẻ với người thân suy nghĩ của mình về câu chuyện Chó đốm con và mặt trời. Hỏi thêm được những thông tin về mặt trời mọc và lặn. Phát triển năng lực ngôn ngữ. 2. Năng lực chung. Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm. 3. Phẩm chất. Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc. Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè. Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi. Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động * Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. * Cách thức thực hiện: GV tổ chức trò chơi khởi động qua 2 câu hỏi. + Câu 1: Kể tên những nguyên liệu làm món trứng đúc thịt? Trả lời: những nguyên liệu làm món trứng đúc thịt là trứng gà thịt nạc vai, dầu ăn, mắm, muối và hành khô. + Câu 2: Khi làm món trứng đúc thịt , bước 1 cần làm những gì? Trả lời: Khi làm món trứng đúc thịt , bước 1 là rửa sạch thịt sau đó bằm nhỏ hoặc xay nhuyễn. GV Nhận xét, tuyên dương. GV dẫn dắt vào bài mới. 2. Hoạt động khám phá * Mục tiêu: Đọc đúng từ ngữ câu và toàn bộ bài thơ Mùa hè lấp lánh. Nhận biết được vần trong bài thơ. Bước đầu biết thể hiện cảm xúc qua giọng đọng đọc vui vẻ,thiết tha. Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của mùa hè với ông mặt trời thức dậy sớm hơn, ánh nắng dường như chứa chan hơn, cỏ cây tươi thắm hơn; bài thơ cũng thể hiện sự hồn nhiên, vui sướng của bạn nhỏ khi mùa hè đến. Kể lại câu chuyện Chó đốm con và mặt trời. Hiểu được một quy luật đơn giản về địa lí:Mặt trời lặn ở đằng đông, mọc ở đằng tây. Biết chia sẻ với người thân suy nghĩ của mình về câu chuyện Chó đốm con và mặt trời. Hỏi thêm được những thông tin về mặt trời mọc và lặn. Phát triển năng lực ngôn ngữ. * Cách thức thực hiện: 2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. GV đọc cả bài: ( giọng đọc thể hiện niềm thiết tha, vui sướng và háo hức khi mùa hè đến). Gọi 1 HS đọc tốt đọc cả bài. GV HD đọc: Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai: ( kì lạ, đủng đỉnh....). Ngắt nghỉ theo đúng từng dòng thơ. GV chia đoạn: 4 khổ thơ tương ứng 4 đoạn + Khổ 1: Buổi sáng mùa hè. + Khổ 2: Tác dụng của nắng mùa hè. + Khổ 3: Vẻ đẹp của ông mặt trời trong buổi chiều mùa hè. + Khổ 4: Nièm vui của tuổi thơ trong mùa hè. 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp. HS làm việc nhóm(4 em/nhóm) mỗi HS đọc một khổ thơ,(đọc nối tiếp 4 khổ thơ) 1 – 2 lượt. HS làm việc cá nhân :Đọc nhẩm toàn bài 1 lượt. 4 HS nối tiếp 4 đoạn trước lớp GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp. Luyện đọc từ khó: bất tận, đủng đỉnh. Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm . GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. + Câu 1: Mặt trời mùa hè có gì lạ? Trả lời: Mặt trời mùa hè có điều lạ là thức dậy sớm và đi ngủ muộn. + Câu 2: Nắng mùa hè mang đến những lợi ích gì? Đối với cây Đối với hoa lá Đối với các bạn nhỏ Trả lời: Nắng mùa hè mang đến những lợi ích sau: Làm cho cây cối chóng lớn. Làm cho hoa lá thêm màu. Cho mình được chơi lâu hơn. + Câu 3: Ngày của mùa hè có gì đặc biệt? Trả lời: Ngày của mùa hè có điểm đặc biệt là rất dài. + Câu 4: Vì sao bạn nhỏ thấy “mùa hè thật sung sướng”? Trả lời: Bạn nhỏ thấy mùa hè thật sung sướng vì có nắng có kem, có gió êm, có ngày dài. + Câu 5: Theo em, hình ảnh “ngày dài lấp lánh” chỉ điều gì hoặc nêu ý kiến khác của em. a. Ngày có nhiều nắng. b. Ngày có nhiều niềm vui. c. Ngày mặt trời dậy sớm và đi ngủ muộn. Trả lời: Hình ảnh ngày dài lấp lánh thể hiện một mùa hè rực rỡ với nắng vàng chiếu long lanh. Đó là một mùa hè đẹp như trong mơ,... Mặt trời dậy sớm và tỏa sáng khắp nơi 2-3 HS nhắc lại GV mời HS nêu nội dung bài. GV chốt: Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của mùa hè với ông mặt trời thức dậy sớm hơn, ánh nắng dường như chứa chan hơn, cỏ cây tươi thắm hơn; bài thơ cũng thể hiện sự hồn nhiên, vui sướng của bạn nhỏ khi mùa hè đến. 2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại. GV đọc diễn cảm toàn bài. 2 HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo. 3. Nói và nghe: Kể chuyện Chó đốm con và mặt trời. * Mục tiêu: Nói được những điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình. Phát triển năng lực ngôn ngữ. * Cách thức thực hiện: 3.1. Hoạt động 3 GV nói lời dẫn: Bài Mùa hè lấp lánh, nói tới hiện tượng mặt trời mọc từ sáng sớm và lặn khi chiều muộn, do vậy mùa hè có ngày dài và đêm ngắn. Câu chuyện sau đây cũng nói tới hiện tượng mặt trời mọc và lặn, hiện tượng này làm cho chú chó đốm vô cùng băn khoăn.Hãy nghe và giải thích cho chú có đốm nhé Yêu cầu HS quan sát tranh và đọc các câu hỏi dưới tranh. GV kể lần 1. Kể toàn bộ câu chuyện. GV kể lần 2. dừng lại ở những đoạn tương ứng với các câu hỏi trong tranh, có thể dừng lại để hỏi sự việc tiếp theo là gì, khích lệ các em nhớ chi tiết câu chuyện. GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 và trả lời các câu hỏi dưới tranh. HS làm việc theo nhóm. Tranh 1. Chó đốm con nhìn thấy mặt trời mọc ở đâu? Trả lời: Mặt trời mọc từ chân núi phía đông. Tranh 2. Chó đốm con nhìn thấy mặt trời lặn ở đâu ? Trả lời: Mặt trời lặn xuống dòng sông phía tây. Tranh 3. Chó đốm con nghĩ gì ? Trả lời: Chó đốm nghĩ rằng mặt trời có 2 cái nhà, một cái ở chân núi phía đông và một cái ở dòng sông phía tây. Ngày mai, mặt trời sẽ mọc từ dòng sông phía tây. Tranh 4. Điều gì làm chó đốm con ngạc nhiên? Trả lời: Mặt trời cứ mọc đằng đông, trong trong khi chó đốm đang chờ mặt trời ở đằng tây. HS trình bày trước lớp, HS khác có thể nêu câu hỏi. Sau đó đổi vai HS khác trình bày. GV nận xét, tuyên dương. 3.2. Hoạt động 4: kể lại toàn bộ câu chuyện Gọi HS kể nối tiếp câu chuyện Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện. Mời các nhóm trình bày. GV nhận xét, tuyên dương. 4. Hoạt động vận dụng * Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. Phát triển năng lực ngôn ngữ. * Cách thức thực hiện: GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. GV Cho học sinh quan sát vid ... m gia hoạt động học. Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm. * Cách thức thực hiện: Đọc yêu cầu. GV đưa ra nội dung kể tên một số thiết bị điện trong gia đình có thể điều khiển được và thiết bị đó được điều khiển như thế nào. Thông qua việc quan sát hình 5 SGK Tr 11. HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu. GV thu phiếu, cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận, Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp. GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide). HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức. Hoạt động 4: Luyện tập * Mục tiêu: Khái quát lại các kiến thức đã học thông qua các bài luyện tập, qua đó vận dụng vào thực tiễn. Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân . Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm. * Cách thức thực hiện: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm. HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu. Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá. Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp. HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến. GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide) HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức. 3. Hoạt động vận dụng * Mục tiêu: Học sinh được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Yêu cầu: + HS lấy được ví dụ một việc hàng ngày và thi nhận thông tin là gì? Câu trả lời được ghi trên phiếu học tập. * Cách thức thực hiện: Giao nhiệm vụ: Học sinh thực hiện hoạt động vào ngoài giờ lên lớp: Em hãy lấy ví dụ một việc làm hằng ngày của em và cho biết thông tin được thu nhận là gì? Kết quả của việc xử lí là gì? IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... * * * * * * * = = = = = = * * * * * * (Tiết này ở Tuần 3) MĨ THUẬT CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG EM BÀI 2: NHỮNG NGƯỜI BẠN THÂN THIỆN ( TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Biết được cách sử dụng màu thứ cấp để diễn tả đậm, nhạt trong bài vẽ. Vẽ được tranh về hoạt động của học sinh ở lớp, trường. Chỉ ra được màu thứ cấp và hình ảnh chính, phụ trong sản phẩm mỹ thuật. Chia sẻ được giá trị của tình bạn trong học tập và vui chơi. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU GV: Máy tính, màn hình ti vi. Ảnh, tranh, video về hình ảnh HS đang cùng nhau tham gia các hoạt động ở trường. HS : Màu, giấy, tẩy, bút chì III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động Trình chiếu PowerPoint: ( hoặc nghe trên lotus) Cho HS khởi động cùng bài hát “ Lớp chúng ta đoàn kết’’. HS múa và hát theo. Một màn khởi động rất sôi động phải không các con? Và bạn nào nhớ trên màn hình có hình ảnh gì? HS trả lời câu hỏi: ( có lớp học, các bạn,..). Yêu cầu HS lấy SGK, VBT, ĐD học tập theo bài. HS lấy ĐD học tập theo yêu cầu. 2. Hoạt động khám phá Hoạt động 1: Kể về những người bạn của em: * Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS chia sẻ về những người bạn và các hoạt động tham gia cùng các bạn ở lớp, trường để tìm hiểu về những hình ảnh, không gian liên quan đến nội dung bài học. * Cách thức thực hiện: Mời trưởng ban học tập điều khiển lớp. Một số bạn HS lên chia sẻ tên, hình dáng, đặc điểm, sở thích của người bạn mình yêu quý theo câu hỏi sau: 1. Em yêu quý bạn nào? Bạn ấy có vóc dáng, gương mặt có gì nổi bật? Bạn ấy có sở thích gì? Cho một số HS lên diễn tả lại một hoạt động ở lớp, trường mà các em đã tham gia: Ở lớp em và các bạn thường cùng nhau tham gia những hoạt động nào? Hoạt động đó diễn ra ở đâu?... Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV. Lần lượt khoảng 3-4 HS lên chia sẻ về người bạn mình thích. Khoảng 3 – 4 bạn tạo thành 1 nhóm lên diễn tả lại một số hoạt động đã tham gia: Học nhóm; Vui chơi,... Hoạt động 2: Cách vẽ tranh về hoạt động ở trường * Mục tiêu: Khuyến khích HS quan sát hình minh hoạ trong SGK, thảo luận để tìm hiểu và ghi nhớ cách vẽ tranh về hoạt động của em và bạn ở trường. * Cách thức thực hiện: Yêu cầu HS quan sát hình ở SGK trang 11, thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi sau: 1. Có mấy bước để vẽ tranh về hoạt động ở trường? 2. Hình ảnh chính của bức tranh được thể hiện ở bước nào? 3. Vẽ màu đã phải là bước hoàn thiện tranh chưa? HS quan sát, thảo luận nhóm đôi. Đại diện nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Gọi HS nhắc lại và cùng ghi nhớ các bước thực hiện bài vẽ. -Các bước vẽ tranh: + Bước 1: Vẽ hoạt động chính của các nhân vật trong bức tranh. + Bước 2: Vẽ thêm hình ảnh phụ để thể hiện khung cảnh trường, lớp. + Bước 3: Vẽ màu để hoàn thiện bức tranh. HS nhắc lại các bước vẽ. * Ghi nhớ: Màu sắc có thể dùng để diễn tả nhân vật, cảnh vật và làm cho những hoạt động trong tranh sinh động hơn. Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong VBT trang 6: Đánh dấu x vào ô trống dưới bài vẽ hoạt động học tập hoặc vui chơi diễn ra ở trường, lớp. HS làm bài tập. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... * * * * * * * = = = = = = * * * * * * MĨ THUẬT CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG EM BÀI 2: NHỮNG NGƯỜI BẠN THÂN THIỆN ( TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Biết được cách sử dụng màu thứ cấp để diễn tả đậm, nhạt trong bài vẽ. Vẽ được tranh về hoạt động của học sinh ở lớp, trường. Chỉ ra được màu thứ cấp và hình ảnh chính, phụ trong sản phẩm mỹ thuật. Chia sẻ được giá trị của tình bạn trong học tập và vui chơi. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU GV: Máy tính, màn hình ti vi. Ảnh, tranh, video về hình ảnh HS đang cùng nhau tham gia các hoạt động ở trường. HS : Màu, giấy, tẩy, bút chì III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động Trình chiếu PowerPoint: ( hoặc nghe trên lotus) Cho HS khởi động cùng bài hát “ Lớp chúng ta đoàn kết’’. HS múa và hát theo. Một màn khởi động rất sôi động phải không các con? Và bạn nào nhớ trên màn hình có hình ảnh gì? HS trả lời câu hỏi: ( có lớp học, các bạn,..). Yêu cầu HS lấy SGK, VBT, ĐD học tập theo bài. HS lấy ĐD học tập theo yêu cầu. 2. Hoạt động luyện tập Hoạt động 3: Vẽ hoạt động của em và những người bạn * Mục tiêu: Khuyến khích và hỗ trợ HS thao tác thực hiện bài vẽ theo ý thích. Hướng dẫn HS xác định hình ảnh sẽ thể hiện thông qua việc hình dung và nhớ lại các hoạt động đã tham gia. Khuyến khích HS sử dụng màu thứ cấp trong bài vẽ. * Cách thức thực hiện: Trình chiếu PowerPoint: Yêu cầu HS quan sát hình ở SGK trang 12, trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi: 1. Em chọn hoạt động nào mà con cùng các bạn tham gia diễn ra ở trường để vẽ? Các nhân vật đó có tư thế, hình dáng, động tác, màu sắc như thế nào? 2. Ngoài các bạn, Em chọn khung cảnh nào cho phù hợp ( dãy lớp học, cờ Tổ quốc, gốc cây, góc vườn trường,)? 3. Em chọn những màu nào là màu chủ đạo để vẽ tranh? HS quan sát, trả lời câu hỏi. GV hỗ trợ HS cách pha màu thứ cấp tạo độ đậm, nhạt, tương phản làm nổi bật hình trọng tâm trong bài vẽ. Cần chú ý vẽ màu từ trên xuống để màu vẽ không dính vào tay khi vẽ tiếp. Trình chiếu PowerPoint: Cho HS xem bài của HS đã làm cùng chủ đề để HS tham khảo. Yêu cầu HS làm bài tập 2 trong VBT trang 6: Vẽ một hoạt động học tập hoặc vui chơi ở lớp, trường của cem và các bạn vào trang 7. Lưu ý: + Khuyến khích, gợi ý HS sử dụng các màu thứ cấp để tạo sắc độ đậm, nhạt phong phú, đa dạng trong bài vẽ. + Khuyến khích HS vẽ thêm các hình rong rêu, sóng nước, bong bóng, cho phần nền của bài vẽ thêm sinh động.. HS quan sát, học hỏi. HS làm bài tập 2: Vẽ một hoạt động học tập hoặc vui chơi ở lớp, trường của con và các bạn vào trang 7. Hoạt động 4: Trưng bày bài vẽ và chia sẻ. * Mục tiêu: Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. * Cách thức thực hiện: Trình chiếu PowerPoint: HS trưng bày bài vẽ. HS giới thiệu, chia sẻ: Nhận xét bài mình, bài bạn. Tìm ra bài mình thích. 1. Em thích bài vẽ nào? Vì sao? 2. Hình ảnh trọng tâm của bài vẽ thể hiện hoạt động gì? 3. Màu, độ đậm, nhạt và sự tương phản được thể hiện rõ nét ở bài vẽ nào? 4. Bài vẽ nào sử dụng nhiều màu thứ cấp? Bài vẽ nào có cách vẽ sáng tạo? 5. Em thích nhất chi tiết gì ở bài vẽ của mình, bài vẽ của bạn? 6. Em còn muốn điều chỉnh gì ở bài vẽ của mình hoặc của bạn? Nêu ý tưởng điều chỉnh ở bài vẽ của mình để bài vẽ được sinh động hơn. GV nhận xét, khen ngợi HS có sản phẩm đẹp. Động viên HS cả lớp. HS lắng nghe. 3. Hoạt động vận dụng * Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS chia sẻ, giới thiệu về bạn của mình thông qua nhân vật trong bài vẽ thông qua các câu hỏi. * Cách thức thực hiện: Câu hỏi thảo luận: 1. Em thấy nhân vật trong tranh giống bạn nào trong lớp? Bạn ấy tên gì? Em thường nói chuyện hay làm gì cùng bạn? 2. Em thấy bạn đáng yêu ở điểm nào? Em sẽ làm gì để tình bạn của các em luôn tốt đẹp? HS giới thiệu bạn trong tranh mình vẽ. HS tự trả lời theo cảm nhận của mình. Ghi nhớ: Bài vẽ giúp chúng ta ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ về các hoạt động ở trường, lớp góp phần gắn kết thêm tình cảm giữa những người bạn trong học tập và vui chơi. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... * * * * * * * = = = = = = * * * * * *
Tài liệu đính kèm: