Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần 5 năm 2011

Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần 5 năm 2011

Tập đọc:

 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .

 - Hiểu ý nghĩa : Khi mắc lỗi phải dỏm nhận lỗi và sửa lỗi ; người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm . ( Trả lời được các CH trong SGK )

B. Kể chuyện.

 - Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa .

 - Rèn kỹ năng nghe

 + Chăm chú theo dõi bạn kể , nhận xét , đánh giá đúng lời kể của bạn .

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

 - Tự nhận thức: Xác định giá trị cá nhân .

 - Ra quyết định .

 - Đảm nhận trách nhiệm .

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần 5 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 5 
Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2011
Tập đọc- Kể chuyện
 Người lính dũng cảm
I. Yêu cầu cần đạt:
A. Tập đọc:
 - Bước đầu biết đọc phõn biệt lời người dẫn chuyện với lời cỏc nhõn vật .
 - Hiểu ý nghĩa : Khi mắc lỗi phải dỏm nhận lỗi và sửa lỗi ; người dỏm nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm . ( Trả lời được cỏc CH trong SGK )
B. Kể chuyện.
 - Biết kể lại từng đoạn của cõu chuyện dựa theo tranh minh họa .
 - Rèn kỹ năng nghe
 + Chăm chú theo dõi bạn kể , nhận xét , đánh giá đúng lời kể của bạn .
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
 - Tự nhận thức: xỏc định giỏ trị cỏ nhõn .
 - Ra quyết định .
 - Đảm nhận trỏch nhiệm .
III. Các phương pháp dạy học/kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng.
 - Núi tự nhủ
 - Trỡnh bày 1 phỳt 
 - Lập kế hoạch
IV. Chuẩn bị:
 - Tranh minh hoạ bài đọc và kể chuyện 
V. Các hoạt động cơ bản.
 1. Bài cũ (4’): Y/cầu hs đọc bài Ông ngoại và nêu nội dung bài .GV nhận xét ghi điểm 
 2. Dạy bài mới
 *. giới thiệu bài (2’) : Giới thiệu chủ điểm : Tới trường . 
 - Quan sát tranh minh hoạ về chủ điểm 
 - Giới thiệu bài mở đầu chủ điểm : Người lính dũng cảm .
A. Tập đọc
HĐ của GV.
1. HĐ1: HD luyện đọc đúng.(28’)
a.Giáo viên đọc toàn bài . 
- GV đọc bài - HD chung cách đọc .
b. HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau mỗi em một câu. GV hướng dẫn hs đọc từ khó .
- Đọc từng đoạn trước lớp 
- Yêu cầu hs đọc từng đoạn .GV hd hs giọng đọc từng nhân vật ,ngắt nhịp các câu dài “Viên tướng ...hết bài”
- HD hs tìm hiểu nghĩa các từ khó trong bài - Yêu cầu hs đọc mục chú giải trong bài và đặt câu .
- Đọc từng đoạn trong nhóm :
- Yêu cầu các nhóm đọc - GV đi hd góp ý hs .
- Đọc đồng thanh.
- GV yêu cầu 4 nhóm nối tiếp nhau đọc đồng thanh 4 đoạn 
2. HĐ2: Hướng đẫn tìm hiểu bài.(6 ’)
- Y/cầu học sinh đọc thầm đoạn 1 - và trả lời câu hỏi :
- Các bạn nhỏ chơi trò chơi gì? ở đâu ? 
- Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 2 và trả lời: 
- Vì sao chú lính nhỏ chui qua lỗ hổng dưới chân rào?
 - Việc trèo rào của các bạn khác gây ra hậu quả gì ?
 - Y/c hs đọc thầm đoạn 3 
 - GV giáo mong điều gì ở hs trong lớp ?
 - Vì sao chú lính nhỏ run lên khi nghe thầy giáo hỏi ?
 -Y/c hs đọc thầm đoạn 4:
 - Phản ứng của chú lính nhỏ ntn khi nghe lệnh của viên tướng?
 - Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ ?
 - Ai là người dũng cảm trong chuyện này? Vì sao ? 
 - GV liên hệ cho hs 
3. HĐ3: Luyện đọc lại (5 ’)
- GV yêu cầu các nhóm đọc phân vai 
- Thi đọc phân vai 
- GV cùng cả lớp n/x
HĐ của HS.
- Chú ý - theo dõi
- Đọc nối tiếp nhau mỗi em một câu lưu ý đọc các từ khó (như yêu cầu )
- Đọc từng đoạn nối tiếp nhau theo hd của thầy 
- Nhận xét góp ý cho nghau 
- Đọc chú giải - Đặt câu với các từ đó: thủ lĩnh , quả quyết, nứa tép ...
- Luyện đọc trong nhóm ,nhận xét cách đọc từng bạn, góp ý cho nhau 
- 4 nhóm đọc đồng thanh 4 đoạn .
- Đọc và trả lời câu hỏi theo Y/c 
- Chơi đánh trận giả trong vườn trường 
- Chú sợ làm đỗ hàng rào vườn trường .
- Hàng rào đổ tướng sĩ đè lên luống hoa mời giờ .
- Mong hs dũng cảm nhận lỗi .
- HS nêu các ý kiến khác nhau .
- Chú nói “ Nhưng như vậy là hèn”
- Nhìn rồi bước nhanh theo chú 
- Chú lính nhỏ (Chú chui qua lỗ hổng hàng rào, dám nhận và sửa lỗi )
- Các nhóm phân vai luyện đọc theo nhóm 
- Thi luyện đọc phân vai- chọn nhóm đọc hay .
 Kể chuyện (18’)
 1. GV nêu nhiệm vụ :
 - Kể lại câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ 
 2. HD hs luyện kể chuyện theo tranh
 - Yêu cầu hs quan sát lần lượt từng tranh - Nêu nội dung tranh 
 - Yêu cầu hs tập kể chuyện nối tiếp theo từng tranh - theo dõi hướng dẫn .
 - Yêu cầu hs lần lượt tập kể theo tranh trước lớp (theo từng tranh) 
 - GV nhận xét , bổ sung .
 - Yêu cầu hs tập kể lại toàn bộ câu chuyện 
 3. Củng cố dặn dò (3’)
 + Qua câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì ?
 (HS nêu ý kiến )
 - GV tổng kết ý nghĩa bài cho hs 
 + Nhận xét tiết học .
 + Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
Toán 
nhân số có hai chữ số với số có một chữ số 
 ( Có nhớ ) 
 I. yêu cầu cần đạt:
 - Biết làm tớnh nhõn số cú hai chữ số với số cú một chữ số ( cú nhớ )
 - Vận dụng giải bài toỏn cú một phộp nhõn .
 - Làm được các bài tập : Bài 1( Cột 1, 2, 3, 4 ), Bài 2, Bài 3 .
 II. Các hoạt động cơ bản.
HĐ của GV
HĐ của HS
1. ổn định
 2. Kiểm tra : Tính 
 33 x 3
 34 x 2 
 3. Bài mới:
 a. HĐ1: Giới thiệu phép nhân 26 x 3
 - HD đặt tính rồi tính
 26
 x
 3
 78 
 - Tương tự : 54 x 6 = ?
 b. HĐ2 : Thực hành
 Bài 1: Tính
 Bài 2: Giải toán:
 - Bài toán cho biết gì ? hỏi gì ?
 - Chấm chữa bài.
 Bài 3 : Tìm x
 - Nêu cách tìm số bị chia?
 4.. Các hoạt động nối tiếp:
 1. Củng cố: 
 - Ôn bảng nhân 2, 3, 4, 5, 6.
 2. .Dặn dò : Ôn lại bài
- Hát
- 2 HS lên bảng
- Lớp làm bảng con
- 1HS lên bảng đặt tính rồi tính
- Cả lớp làm bảng con
- Nêu lại cách nhân ( 2HS )
- Làm bài vào phiéu HT
- 4HS lên bảng chữa bài
- Làm bài vào vở - đổi vở KT
Bài giải
Hai cuộn vải dài là:
35 x 2 = 70 (m)
 Đáp số: 70 mét.
- 2HS lên bảng chữa bài
a) X : 6 = 12 b) X : 4 = 23
 X = 12 x 6 X = 23 x 4
 X = 72 X = 92
Đạo đức
Tự làm lấy việc của mình
(Tiết 1)
 I. Yêu cầu cần đạt :
 - Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy.
 - Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
 - Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà , ở trường.
 - Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày 
 II.Chuẩn bị:
 III: Các hoạt động dạy học 
 1. Bài cũ (5’)
 - Người như thế nào là người biết giữ lời hứa ? Người biết giữ lời hứa thì được mọi người đối xử như thế nào ?
 - Nêu một số tấm gương biết giữ lời hứa 
 2. Dạy bài mới
 - Giới thiệu (1’): Mỗi chúng ta ai cũng có công việc riêng của mình - chúng ta phải tự làm lấy - Tìm hiểu qua bài học 
HĐ của GV
 1. Hoạt động 1: (10’) HD hs xử lí tình huống .
 - Y/c hs sắm vai cho lớp quan sát, nhận xét 
 - Yêu cầu hs nêu cách giải quyết - GV giúp hs tìm cách giải quyết đúng 
 GVkết luận: Ai cũng có công việc riêng của mình và mọi ngời tự làm lấy việc của mình.
 2. HĐ 2: (8’) Tìm hiểu thế nào là tự làm lấy việc của mình 
 - Yêu cầu hs thảo luận theo cặp để điền từ thích hợp vào chỗ chấm. BT2 (vở bài tập)
 - Y/c hs trình bày từng ý kiến trước lớp. 
 GV.kết luận:
 * Tự làm lấy việc của mìnhlà cố gắng làm lấy công việc của bản thân 
 * Tự làm lấy việc của mình giúp em mau tiến bộ và không làm phiền ngời khác. 
 3.HĐ3: (10) Xử lí tình huống 
 - GV nêu tình huống, chia nhóm hs - y/c hs các nhóm xử lí tình huống qua đóng vai. 
 - Yêu cầu một số nhóm lên trình bày xử lý tình huống 
 - GV KL: Đề nghị của Dũng là sai - hai bạn cần tự làm lấy việc của mình .
HĐ của HS
- 2 hs sắm vai, thể hiện tình huống .
- HS suy nghĩ, tìm cách giải quyết .
- 2 hs nêu cách giải quyết - Nhận xét lựa chọn cách giải quyết đúng: Đại cần làm bài mà không nên chép bài của bạn vì đó là nhiệm vụ của Đại .
- HS làm bài tập 2.
- Thảo luận theo cặp - Điền vào chỗ chấm .
- Lần lượt trình bày trước lớp, nhận xét, bổ sung .
- Các nhóm thảo luận, đóng vai để xử lý tình huống .
- HS trình bày - Nhận xét cách giải quyết của từng nhóm .
 3. HD thực hành (4’)
 - Thực hiện tự làm lấy việc của mình ở nhà 
 - Sưu tầm các tấm gương , mẫu chuyện về tự làm lấy việc của mình.
 4. Củng cố- Dặn dò. (2’)
 - Y/c hs nêu cách nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số 
 - Nhận xét tiết học.
 - Làm bài tập ở nhà sgk
Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2011
Chính tả: Nghe- viết
Người Lính Dũng Cảm
I. yêu cầu cần đạt
 - Nghe - viết đỳng bài CT ; trỡnh bày đỳng hỡnh thức bài băn xuụi .
 - Làm đỳng BT (2) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn .
 - Biết điền đỳng 9 chữ và tờn chữ vào ụ trống trong bảng ( BT3 ) ..
 - Viết bài cẩn thận, sạch , đẹp.
II. Chuẩn bi: Bảng phị kẻ bảng chữ ở bài tập 3
III. Các hoạt động cơ bản.
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
 - GV yêu cầu 2 hs viết trên bảng .Lớp viết vào bảng con : loai hoay, gió xoáy , hàng rào,giáo dục .
 - Yêu cầu hs đọc thuộc lòng 19 chữ cái đã học ở tuần 1 và 3
2. Giới thiệu bài: Rèn kỹ năng viết chính tả , ôn bảng chữ cái 
HĐ của GV
1. HĐ1: HD hs nghe viết.(16’)
a. HD hs chuẩn bị
 - Yêu cầu hs đọc đoạn văn sẽ viết .
 - Y/c hs nhận xét chính tả .
 - Đoạn văn này kể chuyện gì? có mấy câu? 
 - Những chữ nào trong đoạn viết hoa ? 
 - Lời các nhân vật trong đoạn được đánh dấu bằng những dấu gì ?
 - Yêu cầu hs viết một số từ , tiếng khó trong bài : Quả quyết , vườn trường, viên tướng, sững lại , khoát tay; theo yêu cầu của thầy 
 b. HD hs viết bài. 
 - GV đọc - yêu cầu hs viết 
 c. Chấm chữa bài.Thu 7 bài chấm 
 - Yêu cầu hs đỗi vở cho nhau để kiểm tra 
 - GV tổng hợp chữa lỗi hs mắc nhiều 
2. HĐ2: Hướng dẫn hs làm bài tập.(12’)
 - Bài 1: Điền chữ thích hợp 
 - Yêu cầu hs làm câu a (VBT) 
 - Yêu cầu hs tự làm bài rồi chữa bài .
 - Bài 2: Điền chữ và tên chữ vào bảng chữ 
 - Y/c hs tự làm bài vào vở bài tập 
 - Tổ chức cho hs nối tiếp nhau lên điền chữ, tên chữ còn thiếu vào bảng .
 - Thống nhất kết quả 
 - HD hs học thuộc 
 - Yêu cầu một số hs đọc thuộc lòng bảng chữ 
HĐ của HS
-1 hs đọc , cả lớp đọc thầm theo .
Trả lời theo yêu cầu .
- Dấu hai chấm - dấu gạch ngang.
- HS nghe đọc viết ra giấy nháp ,1 hs viết bảng - nhận xét sửa sai .
- Viết bài theo GV đọc 
- Đổi chéo vở kiểm tra lỗi cho nhau dựa vào sgk.
- Làm bài tập 1VBT.
- Nêu yêu cầu bài tập .
- 1 hs làm bài trên bảng, lớp làm vào vở bài tập .
- Chữa bài- Thống nhất kết quả 
- Nêu yêu cầu bài tập .
- HS điền vào vở bài tập 
- HS thực hiện điền -Thống nhất kết quả , điền vào vở bài tập .
- HS đọc bảng - Học thuộc lòng 
- 2 hs đọc thuộc lòng 
3. Củng cố - Dặn dò.(3’)
 - Nhận xét nhắc lại lỗi sai phổ biến cho hs - HS về nhà sửa lỗi.
 - Học thuộc bảng chữ và làm bài tập ở nhà
Toán
luyện tập 
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Biết nhõn số cú hai chữ số với số cú một chữ số ( cú nhớ ) .
 - Biết xem đồng hồ chớnh xỏc đến 5 phỳt .
 - Làm được các bài tập : Bài 1, Bài 2 (a, b), Bài 3 , Bài 4 trang 23 SGK
II- Đồ dùng dạy học: 
 - GV : Bảng phụ chép BT5
 - HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 HĐ của GV
1. ổn định:
2. Kiểm tra : 18 x 4 =
 99 x 3 = 
3- Bài mới:
Bài 1: Tính 
HĐ của HS
- Há ... : Gấp giấy để cắt ngôi sao năm cánh 
 + B2: Cắt ngôi sao năm cánh 
 + B3: Dán ngôi sao năm cánh vào tờ giấy đỏ để được lá cờ đỏ sao vàng 
 - GV Yêu cầu hs nhắc lại và yêu cầu hs thực hiện thao tác gấp, cắt.
HĐ của HS
- Quan sát lá cờ tổ quốc và trả lời theo yêu cầu của thầy.
- Cờ có hình chữ nhật, cờ màu đỏ, sao màu vàng .
- Năm cánh sao bằng nhau dán chính giữa hình chữ nhật màu đỏ; một cánh ngôi sao hướng lên cạnh dài phía trên HCN.
- Chiều rộng bằng 2/3 chiều dài ; đường thẳng nối hai đỉnh của hai cánh sao =1/2 chiều rộng hay bằng 1/3 chiều dài lá cờ .
- HS nêu .
- Chú ý các thao tác hướng dẫn của thầy .
- HS nêu lại và thực hiện trên giấy nháp 
3. Củng cố - Dặn dò(4’) 
 -Yêu cầu hs nêu lại các bước gấp, cắt ngôi sao năm cánh .
 - Nhận xét tiết học
 - Dặn dò hs: CB đồ dùng tiết sau 
 Thứ năm ngày 29 tháng 9 năm 2011
Toán
luyện tập
I- Yêu cầu cần đạt
 - Biết nhõn, chia trong phạm vi bảng nhõn 6, bảng chia 6 .
 - Vận dụng trong giải toỏn cú lời văn ( cú một phộp chia 6 ) 
 - Biết xỏc định 1/6 của một hỡnh đơn giản .
 - Làm được các bài tập : Bài 1, Bài 2, Bài 3, bài 4, trang 25 SGK
 - GD HD chăm học toán.
II- Đồ dùng:
 - GV : Bảng phụ - Phiếu HT
 - HS : SGK
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Tổ chức:
2. kiểm tra bài cũ:
 - Đọc bảng chia 6?
 - Nhận xét - cho điểm.
3. Bài mới:
* Bài 1, 2: Tính nhẩm
 - Treo bảng phụ
 - Nhận xét, cho điểm
* Bài 3:
 - Bài toán cho biết gì ?
 - Bài toán hỏi gì ?
 - Tóm tắt và giải bài toán vào vở
 - Chấm bài, nhận xét.
* Bài 4:
 - Nêu câu hỏi
 + Đã tô màu vào 1/6 hình nào?
4/ Củng cố: * Trò chơi: Ai nhanh hơn?
 - GV hỏi bất kì phép tính trong bảng chia 6, bạn nào nói nhanh kết quả bạn đó thắng, bạn nào chậm hơn bạn đó thua
 * Dặn dò: Ôn bảng chia 6
- Hát
- 2, 3 HS đọc
- HS nhận xét
- Đọc phép tính và nêu KQ
- Nhận xét
+ HS đọc bài toán
- Biết : May 6 bộ quần áo hết 18 m
- Hỏi : Mỗi bộ hết mấy mét ?
- HS làm vở - 1 HS chữa trên bảng
 Tóm tắt
May 6 bộ : 18m
Mỗi bộ hết .....m ?
Bài giải
May mỗi bộ quần áo hết số mét vải là:
18 : 6 = 3 (m)
Đáp số: 3 mét vải.
- Quan sát tranh và trả lời miệng
- Đã tô màu vào 1/6 hình 2 và hình 3.
- HS 1: Nêu phép chia 6
- HS 2: Nêu KQ
- HS chơi trò chơi
Luyện từ và câu
So Sánh
I. yêu cầu cần đạt :
 - Nắm được một kiểu so sỏnh mới : so sỏnh hơn kộm ( BT1) 
 - Nờu được cỏc từ so sỏnh trong cỏc khổ thơ ở BT2.
 - Biết thờm từ so sỏnh vào những cõu chưa cú từ so sỏnh ( BT 3 , BT 4 ) .
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài tập 1.
III. Các hoạt động cơ bản 
1..KTbài cũ: (4’ ) -Yêu cầu hs làm bài tập 2 (SGK)
2..Bài mới
 - Giới thiệu bài (1’): Tìm hiểu kiểu so sánh : So sánh hơn kém .
HĐ của GV
HĐ của HS
 * HD hs làm bài tập .
 + Bài 1: Tìm các hình ảnh so sánh
 - Y/c hs làm bài tập vào vở nháp .
 - Chữa bài, thống nhất kết quả.
 - GV chốt lại lời giải đúng và giới thiệu 2 loại so sánh: So sánh ngang bằng và so sánh hơn kém .
 - Yêu cầu hs làm vào vở bài tập .
 + Bài 2: Ghi lại các từ so sánh trong các khổ thơ
 + Yêu câù hs thảo luận theo cặp tìm từ so sánh trong khổ thơ.
 - Yêu cầu hs nêu các từ chỉ so sánh - 
Hướng dẫn thống nhất kết quả đúng.
 + Bài 3: Tìm và ghi tên sự vật được so sánh trong các câu thơ.
 + Yêu cầu hs tự thực hiện rồi chữa bài .
+Yêu cầu hs nêu từng câu - Chốt lại lời giải đúng.
 + Bài 4: Tìm từ so sánh có thể thêm vào chỗ chấm .
 - Yêu cầu hs nêu những sự vật được so sánh với nhau
 - Yêu cầu hs nêu ý kiến .
- Nêu yêu cầu bài tập .
- HS làm bài .
- Nhận xét chữa bài trên bảng - Thống nhất kết quả.
- Ghi bài vào vở bài tập.
- HS thảo luận theo cặp tìm từ so sánh trong từng câu.
- HS trình bày theo từng câu
- Câu a: hơn, là, là.
- Câu b: hơn.
- Câu c: chẳng bằng, là.
- Nêu yêu cầu bài tập
- Đọc từng câu và ghi từng sự vật so sánh với nhau
+ Quả đào - Đàn lợn con.
+ Tàu dừa - Chiếc lược
- HS nêu - góp ý thống nhất kết quả 
- Nêu yêu cầu bài tập
- HS nêu, nêu cụm từ mẫu (đọc cả câu so sánh)
- Tìm và nêu từ thích hợp - thống nhất kết quả 
3 . Củng cố-Dặn dò
 - HS nêu lại yêu cầu các bài tập 
 - Dặn dò : Tự tìm các câu văn, câu thơ có hình ảnh so sánh .
Thứ sáu ngày 30 tháng 9 năm 2011
Toán
Tìm một trong các phần bằng nhau
 I- Yêu cầu cần đạt
 - Biết cách tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số.ứng dụng giải bài toán có lời văn.
 - Làm được các bT: bài 1, bài2 SGK trang 26
 - Rèn KN tính và giải toán
 - GD HS chăm học toán.
II- Đồ dùng: 
 - GV: 12 cái kẹo - Bảng phụ.
 - HS : SGK
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Tổ chức:
2. Bài mới:
a) HĐ 1: HD tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số:
 - Nêu bài toán ( Như SGK)
 - Làm thế nào để tìm 1/3 của 12 cái kẹo? 
 - Vẽ sơ đồ như SGK
 - Muốn tìm 1/3 của 12 cái kẹo ta làm ntn?
 - Muốn tìm 1/4 của 12 cái kẹo ta làm ntn?
b) HĐ 2: Thực hành:
* Bài 1: Treo bảng phụ
 - Đọc đề?
 - Nhận xét, chữa bài.
* Bài 2:
 - BT yêu cầu gì?
 - Chấm bài, nhận xét.
3/ Củng cố: Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm ntn?
* Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
- Đọc bài toán
- Lấy 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần là 1/3 số kẹo cần tìm.
- HS nêu bài giải:
Chị cho em số kẹo là:
12 : 3 = 4( cái kẹo)
 Đáp số: 4 cái kẹo
- Lấy 12 cái kẹo chia thành 4 phần bằng nhau, mỗi phần là 1/4 số kẹo.
- Đọc đề
- Nhẩm miệng - Nêu KQ
1/2 của 8 kg là 4kg
1/5 của 35 m là 7m
1/4 của 24l là 6l
- Đọc đề
- Tóm tắt - Làm vở
Bài giải
Số mét vải xanh bán được là:
40 : 5 = 8( m)
Đáp số: 8 mét
- Hs nêu
Tập Làm Văn
Tập tổ chức cuộc họp
I. yêu cầu cần đạt
 - HS biết tổ chức một cuộc họp cụ thể 
 - Bước đầu biết xỏc định nội dung cuộc họp và tập tổ chức cuộc họp theo gợi ý cho trước. ( SGK ) 
II. Các kỹ nắng sống cơ bản được giáo dục trong bài
 - Giao tiếp .
 - Làm chủ bản thõn.
III. Các phương pháp dạy học/kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng.
 - Thảo luận nhúm .
 - Trỡnh bày 1 phỳt 
 IV .Chuẩn bị 
V. Các hoạt động cơ bản .
1. Kiểm tra bài cũ :
 - Yêu cầu hs đọc bức điện gửi gia đình mà em đã viết.
 - GV nhận xét - Đánh giá
2. Bài mới .
 * Giới thiệu bài: Tập tổ chức một cuộc họp theo đơn vị tổ .
HĐ của GV
HĐ1: HD hs tập tổ chức cuộc họp.(12’)
 - GV yêu cầu hs đọc đề bài và gợi ý . 
 - GV: HD hs
 - Để tổ chức một cuộc họp các em phải chú ý những gì ?
 - GV yêu cầu hs nhắc lại trình tự tổ chức một cuộc họp .
 - Yêu cầu các tổ chọn nội dung họp, chon người điều khiển - Tập điều khiển 
 - Nhận xét - Bổ sung - Đánh giá
HĐ2: Thi tổ chức cuộc họp (15’)
 - Yêu cầu các tổ lần lượt thi tổ chức cuộc họp 
 - GV HD hs nhận xét 
 - Tổ trưởng điều khiển các nhóm họp ntn?(Có tự tin, đàng hoàng, chững chạc không?)
 - Nội dung cuộc họp có phù hợp, có thực tế hay không?
 - Các thành viên trong tổ có phát biểu sôi nổi không?
 - GV cùng cả lớp nhận xét sửa chữa.
HĐ của HS
- Đọc theo yêu cầu .
- Cần xác định rõ nội dung họp bàn về vấn đề gì ?
- Nắm được trình tự tổ chức 1 cuộc họp .
+ HS nêu:
- Nêu mục đích .
- Tình hình 
- Nguyên nhân dẫn đến 
- Cách giải quyết 
- Giao việc cho từng người 
- Các tổ tập điều khiển cuộc họp trong tổ mình .
- Nhận xét bổ sung cho nhau.
- Lần lượt tổ chức cuộc họp trong tổ mình .
- HD nhận xét góp ý cho nhau (Theo hướng dẫn )
- Bình chọn tổ, tổ chức thành công nhất .
3. Củng cố -Dặn dò
 - Hệ thống bài học: Diễn biến cuộc họp được thể hiện ntn?
 - Nhận xét tiết học .
 - Yêu cầu hs chuẩn bị bài sau.
Tập viết 
Ôn chữ hoa C ( tiếp theo )
I. Yêu cầu cần đạt.
 - Củng cố cách viết chữ hoa C (viết đúng mẫu, đều nét ...) thông qua bài tập ứng dụng 
 -Viết tên riêng Chu Văn An và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ 
 -Viết câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ .
II. Chuẩn bị .
 -Mẫu chữ viết hoa C
 -Tên riêng và câu ứng dụng 
III.Các hoạt động dạy học .
1. Bài cũ (4’)
 - Kiểm tra bài viết ở nhà của hs 
 - Yêu cầu hs viết Cửu Long.
2 .Bài mới 
 * Giới thiệu bài: (1’) Củng cố cách viết chữ C 
HĐ của GV
HĐ1: (10’) HD hs viết trên bảng con 
a. Luyện viết chữ viết hoa 
 - Yêu cầu hs mở vở tập viết, tìm các chữ viết hoa có trong bài 
 - Yêu cầu hs nêu độ lớn cấu tạo từng chữ 
 - GV hd quan sát chữ mẫu, phân tích cấu tạo rồi hướng dẫn hs viết kỹ chữ V cách đặt bút, đa nét ...
 - HS viết bảng con 
b .Luyện viết từ , câu ứng dụng 
 - Yêu cầu hs đọc từ ứng dụng : Chu Văn An; GV giới thiệu: Chu Văn An là... 
 - GV Yêu cầu hs viết bảng con - GV nhận xét, rút kinh nghiệm 
 -Yêu cầu hs nêu câu ứng dụng : 
 - GV: Câu tục ngữ khuyên con ngườiphải nói năng lịch sự, dịu dàng 
 - GV viết mẫu - HD hs cách viết và yêu cầu hs viết chữ Chim, Người.
HĐ2:(15’) HD hs viết bài vào vở tập viết
 - GV nêu yêu cầu tiết tập viết 
 - Nhắc nhở hs viết đúng nét, độ cao, khoảng cách .
HĐ3: (5’) Chấm chữa bài .
 - GV thu 7 vở chấm, nhận xét và sửa kỹ từng bài .
 - Rút kinh nghiệm cho hs 
HĐ của HS
- HS tìm nêu chữ viết hoa C, V, A, N
- HS nêu chữ hoa C cao ... đơn vị gồm ... nét 
- QS Chữ C, V, A, N
- Theo dõi - GV hướng dẫn - viết bảng con theo yêu cầu 
- HS đọc từ ứng dụng .
- Chú ý theo dõi .
- Viết bảng con
- HS đọc lớp theo dõi.
- HS viết vào bảng con .
- HS viết vào vở tập viết, lưu ý viết đúng theo mẫu, và t thế ngồi viết 
3. Củng cố - Dặn dò: (3’)
 - Nhận xét tiết học .
 -Về nhà luyện viết bài ở nhà .
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu.
 - HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 5
 - Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt
 - GD HS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động
II Nội dung sinh hoạt
1. GV nhận xét ưu điểm :
 - Giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh sạch sẽ
 - Thực hiện tốt nề nếp lớp, xếp hàng ra vào lớp nhanh
 - Truy bài tốt
 - Trong lớp chú ý nghe giảng : các em Thảo, Thế anh.
 - Chịu khó giơ tay phát biểu : các em Linh, Lam , Thế anh, Thảo.
 - Có nhiều tiến bộ về đọc : Quang 
2. Nhược điểm :
 - Chưa chú ý nghe giảng : các em Đan, Quang, Niệm.
 - Chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lối chính tả : các em Niệm, Quang, Chinh.
 - Cần rèn thêm về đọc : em Niệm, Hà, Diệu Anh, Chinh.
3. HS bổ xung
4. Vui văn nghệ
5. Đề ra phương hướng tuần sau
 - Duy trì nề nếp lớp
 - Trong lớp chú ý nghe giảng, chịu khó phát biểu
 - Một số bạn về nhà luyện đọc và rèn thêm về chữ viết.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5.doc