Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Thúy

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Thúy

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1.Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:

-Đoàn kết, nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

-Tích cực tham gia các trò chơi vận động, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi và hình thành thói quen tập luyện TDTT.

1. Về năng lực:

1.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự xem trước cách thực hiện biến đổi đội hình từ một vòng tròn thành hai vòng tròn và ngược lại trong sách giáo khoa.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.

1.2. Năng lực đặc thù:

- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.

- NL vận động cơ bản: Thực hiện được cách biến đổi đội hình từ một vòng tròn thành hai vòng tròn và ngược lại.

- Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát độ ng tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được cách biến đổi đội hình từ một vòng tròn thành hai vòng tròn và ngược lại .

 II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN

- Địa điểm: Sân trường

- Phương tiện:

+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi.

+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.

 

doc 42 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 281Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 
Thứ Hai ngày 3 tháng 10 năm 2022
Chào cờ
________________________________________
TIẾNG ANH
(GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY)
__________________________________________________
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: CỔNG TRƯỜNG RỘNG MỞ
Bài 09: ĐI HỌC VUI SAO (T1+2)
ĐỌC HIỂU; NÓI VÀ NGHE: TỚI LỚP, TỚI TRƯỜNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Học sinh đọc đúng rõ ràng bài thơ “Đi học vui sao”
- Biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ.
- Nhận biết được giữa các đặc điểm của một bài thơ như khổ thơ, vần...
- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài thơ qua giọng đọc.
- Nhận biết được trình tự các sự việc ngắn với thời gian, địa điểm cụ thể trong bài thơ.
- Nhận biết được suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật thông qua các từ ngữ, hình ảnh miêu tả hoạt động, cảm xúc của nhân vật.
- Hiểu nội dung của bài thơ: Mỗi ngày đi học là một ngày vui.
- Nói về một ngày đi học và nói cảm nghĩ sau một tháng học tập.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- GV cho HS nghe bài hát “Ở trường cô dạy em thế”
- Vừa rồi em được nghe bạn nhỏ trong bài hát kể về những điều cô dạy. Vậy em thường kể những gì cho người thân nghe về trường lớp của mình?
- Quan sát tranh để nhớ lại những hoạt động ở trường.
- GVYC làm việc theo nhóm 2 và trình bày ý kiến
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Quan sát tranh cho cô biết trong tranh vẽ cảnh gì? 
- Nhận xét bạn. 
=> Tranh vẽ cảnh con đường làng uốn lượn, xung quanh là cảnh làng quê và ngôi trường rất đẹp. Bạn nhỏ đeo cặp đang nhảy tung tăng trên đường đến trường nhìn bạn rất vui. Để biết rõ hơn niểm vui của các bạn nhỏ khi đến trường, cô cùng các em đọc bài nhé.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời theo suy nghĩ của mình
- HS quan sát tranh
- HS thảo luận nhóm 2, đại diện nhóm lần lượt trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: tranh vẽ cảnh con đường làng uốn lượn, xung quanh là cảnh làng quê, trên đường có các bạn nhỏ đeo cặp đang tung tăng đến trường.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
2. Khám phá.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- GV HD đọc: Đọc đúng, rõ ràng bài thơ, biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia khổ: (4 khổ)
+ Khổ 1: Từ đầu đến đôi má đào.
+ Khổ 2: Tiếp theo cho đến những cánh cò.
+ Khổ 3: Tiếp theo cho đến chơi khéo tay.
+ Khổ 4: Tiếp theo cho đến say sưa.
+ Khổ 5: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo khổ. 
- Luyện đọc từ khó: xôn xao, dập dờn, náo nức,say sưa, xốn xang.
- Luyện đọc câu: sáng nay em đi học
Bình minh/ nắng xôn xao
Trong lành/ làn gió mát
Mơn man/ đôi má đào.
- Luyện đọc theo khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- Kết hợp giải nghĩa từ.
- GV nhận xét tuyên dương.
2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
* GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- Khổ 1:
+ Câu 1: Bạn nhỏ đi học trong khung cảnh như thế nào?
+ GV nhân xét, tuyên dương. Mở rộng ý nghĩa: Đó là một cảnh đẹp, bình yên thể hiện cảm xúc rất vui vẻ, hào hứng của bạn nhỏ khi đi học.
- Khổ 2,3:
+ Câu 2: Những trang sách bạn nhỏ được học có gì thú vị?
+ GV nhân xét, tuyên dương. Bổ sung ý nghĩa: Khi đọc sách ngoài việc cảm nhân ý nghĩa của nội dung, các em có thể cảm nhận bằng nhiều giác quan khác nhau.
* Khổ 4:
+ Câu 3: Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui của các bạn nhỏ trong giờ ra chơi.
+ GV nhân xét, tuyên dương. Bổ sung câu hỏi phụ: Khi ra chơi em thường làm gì?
* Khổ 5:
+ Câu 4: Nêu cảm xúc của bạn nhỏ khi tan học?
 + Em có cảm xúc giống bạn không?
* Khổ 5:
+ Câu 4: Em cảm thấy thế nào khi nghe tiếng trống tan trường?
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV Chốt: Bài thơ cho ta thấy cảm xúc của các bạn nhỏ rất vui vẻ, hào hứng khi đi học. Niềm vui của các bạn khi nghe thấy tiếng trống tan trường 
2.3. Hoạt động : Học thuộc lòng.
- Làm việc cá nhân: 
+ GV yêu cầu học sinh đọc lại nhiều lần từng khổ thơ trong 3 khổ thơ đầu.
- Làm việc theo nhóm:
+ GV yêu cầu các nhóm đọc nối tiếp 3 khổ thơ đầu. Cả lớp đọc thầm theo.
- Làm việc cung cả lớp:
+ GV mời những HS thuộc bài xung phong đọc thuộc lòng trước lớp.
Nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu thơ, cách ngắt nghỉ nhịp thơ.
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS đọc các từ ngữ cần giải nghĩa trong SGK: má đào, man man, xốn xang.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
- Đọc thầm khổ 1
+ Bạn nhỏ đi học trong khung cảnh bình minh nắng xôn xao, gió trong lành mát rượi, gió lướt nhẹ trên má của bạn ấy.
+ HS lắng nghe
+ HS trả lời: Những trang sách ấy rất thơm, có lẽ mùi của giấy, của mực. Trong trang sách có hình ảnh của nương lúa, cánh cò dập dờn,...
- Đọc thầm khổ 4
+ HS trả lời: Náo nức nô đùa và túm tụm, say sưa vẽ tranh.
+ ...cùng các bạn chơi....
- Đọc thầm khổ 5
+ HS trả lời: lòng bạn vui xốn xang, hát theo nhịp chân bước...
+ HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
- Tiếp tục đọc thầm khổ 5
+ HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
- 2-3 HS nhắc lại nội dung bài.
- Học sinh đọc nhiều lần từng khổ thơ trong 3 khổ thơ đầu.
- Các nhóm đọc nối tiếp 3 khổ thơ đầu. 
- Những HS thuộc bài xung phong đọc thuộc lòng trước lớp.
Nhận xét, tuyên dương.
3. NÓI VÀ NGHE: TỚI LỚP, TỚI TRƯỜNG
- Mục tiêu:
+ Nói về một ngày đi học và nói cảm nghĩ sau một tháng học tập.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
3.1. Hoạt động 3: Kể về một ngày đi học của em. 
- GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: HS kể về một ngày đi học của của mình.
+ Nếu HS không kể lại được toàn bộ một ngày học, có thể kể điều mình nhớ nhất của một gày học hôm đó đều đc.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nận xét, tuyên dương.
3.2. Hoạt động 4: Nêu cảm nghĩ của em sau một tháng học tập.
- GV gọi HS đọc yêu cầu trước lớp.
- GV cho HS làm việc nhóm 2: Các nhóm đọc thầm gợi ý trong sách giáo khoa và nêu cảm nghĩ sau một tháng học tập của mình.
- Mời các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc to chủ đề: Tới lớp, tới trường
+ Yêu cầu: Kể về một ngày đi học.
- Em đi đến trường cùng ai?
- Thời tiết hôm đó thế nào?
- Đường đến trường hôm đó có gì đặc biệt?
- Ngày học hôm đó có gì đáng nhớ?
- HS sinh hoạt nhóm và kể về một ngày đi học của mình theo gợi ý.
- HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS đọc: Nêu cảm nghĩ của em sau một tháng học tập.
- HS trình bày trước lớp, HS khác có thể nêu câu hỏi. Sau đó đổi vai HS khác trình bày.
4. Vận dụng.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.
+ Cho HS quan sát video một số hoạt động của các bạn ở lớp, trường. 
+ GV nêu câu hỏi em hãy nêu các hoạt động của các bạn nhỏ khi đến trường, lớp?
+ Hoạt động đó có vui không? Có làm cho mình nhớ không?
- Các em có thể nêu mình đã quen vơi những hoạt động học tập nào chưa, em có cảm xúc thế nào sau mỗi ngày đến trường
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS quan sát video.
+ Trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
_________________________________________
CÁC TIẾT DẠY BUỔI CHIỀU
TOÁN
CHỦ ĐỀ 2: BẢNG NHÂN, BẢNG CHIA.
Bài 10: BẢNG NHÂN 7, BẢNG CHIA 7 (T2) – Trang 32
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Hoàn thành được bảng nhân 7, bảng chia 7.
- Vận dụng vào tính nhẩm, giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 7, bảng chia 7.
- Sử dụng được bảng nhân, chia để tính được một số số phép nhân, phép chia trong bảng.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức trò chơi “ Truyền điện” lần lượt đọc các phép tính trong bảng nhân 7 đã học ( hoặc đọc các phép tính trong bảng chia 7 đã học, HS nào đọc chậm hoặc sai là mất lượt chơi ) để khởi động bài học.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe
2. Luyện tập:
-Cách tiến hành:
Bài 1: (Làm việc cá nhân) Nêu các số còn thiếu?
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- GV cho HS làm bài vào phiếu học tập
- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2. (Làm việc cá nhân) .Số ?
-GV gọi HS nêu yêu cầu bài từng ý
-GV cho HS làm bài vào vở
- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau
-GV nhận xét, tuyên dương
Bài 3: (Làm việc cá nhân) : Có 42 cái cốc xếp đều vào 7 hộp . Hỏi mỗi hộp có mấy cái cốc?
- Gọi 2 HS đọc đề bài toán.
+ Bài toán cho bi ... ế nào ? 
+ Những hành động tham gia cộng động sẽ có ý nghĩa gì ? 
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- GV chốt lại nội dung và khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động kết nối cộng đồng của nhà trường tổ chức
- Học sinh quan sát hình 3, đọc yêu cầu bài, thảo luận nhóm đôi và tiến trình bày.
 - Các bạn trong tranh tham gia hoạt động đổi rác lấy quà
- Đổi rác lấy cây xanh 
- Các bạn rất tích cực và hào hứng.
- HS trả lời
- HS nhóm khác nhận xét.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
3. Luyện tập:
- Cách tiến hành:
Hoạt động 3. Kể tên các và ý nghĩa của hoạt động kết nối với xã hội của trường học. 
- GV tổ chức cho HS thảo luận chung cả lớp để tra lời các câu hỏi sau:
+ Kể tên những hoạt động kết nối với cộng đồng của trường em ?
+ Em đã tham gia hoạt động nào ? Em thích hoạt động nào nhất ? Vì sao ?
- GV mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương, khuyến khích học sinh tham gia những hoạt động kết nối với xã hội của trường học
- Học sinh đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- HS trình bày
+ Ủng hộ các bạn miền Trung gặp lũ lụt
+ Ủng hộ áo ấm cho bạn.
+ Đổi rác lấy quà, lấy cây xanh.
+ HS trả lời theo ý kiến riêng
- HS nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Vận dụng.
- Cách tiến hành:
- GV dặn HS về nhà kể với bố mẹ và người thân những hoạt động kết nối với xá hội của trường em đã tham gia
- Cùng các bạn trong nhóm chuẩn bị tư liệu, tranh ảnh,... về một hoạt động kết nối với cộng đồng mà em và các bạn tham gia để giới thiệu trước lớp
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
___________________________________________
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT LỚP:
SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ:QUÝ TRỌNG THỜI GIAN (BÀI 5)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
 * Sơ kết tuần:
 - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. 
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS biết tôn trọng vẻ bên ngoài của mình và mọi người.
 * Hoạt động trải nghiệm: 
- HS chia sẻ phản hồi về những góp ý của người thân về thời biểu và kết quả ban đầu của việc thực hiện thời gian biểu.
- Khẳng định thêm việc nhận diện được các nét khác biệt của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Trong lớp học, bàn ghế kê theo nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Tổng kết tuần. 
a. Sơ kết tuần 5:
- Từng tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 5.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: 
* Tồn tại
b. Phương hướng tuần 6:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
2. Hoạt động trải nghiệm.
a. Chia sẻ thu hoạc sau trải nghiệm: Chia sẻ về việc thực hiện thời gian biểu của em.
* Mục tiêu: HS chia sẻ được việc thực hiện thời gian biểu của mình.
+ Cách tiến hành:
- GV đưa câu hỏi cho HS trả lời
? Em đã thực hiện các việc theo thời gian biểu như thế nào?
? Em có hoàn thành hết công việc theo thời gian biểu không? Vì sao?
? Em đã điều chỉnh những hoạt động nào trong thời gian biểu cho hợp lý?
- GV yêu cầu HS chia sẻ theo cặp đôi về kết quả thực hiện thời gian biểu của mình.
- GV mời 2-3HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
=> Kết luận: Trong quá trình thực hiện thời gian biểu, nếu thấy chưa hợp lý, em có thể chỉnh sửa, bổ sung, thay đổi.
b. Hoạt động nhóm: 
Chơi trò chơi: “Giờ nào việc ấy”
Mục tiêu: Cùng tìm ra những điểm chung trong sinh hoạt hằng ngày với một số bạn để có động lực thực hiện thời gian biểu.
Cách tiến hành:
- GV làm quản trò và hướng dẫn HS cách chơi: Quản trò hô to giờ, có thể dùng một chiếc đồng hồ để tạo cảm xúc: “5 giờ chiều! Em làm gì?”; tất cả HS dưới lớp cùng thế hiện bằng động tác cơ thể một hoạt động.
- GV mời HS chơi trò chơi theo nhóm
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV kết luận: Có những thời gian mình thực hiện một hoạt động giống nhau, lúc ấy, hãy nghĩ xem bạn của mình đang làm gì ở nhà nhé!
3. Vận dụng: (3-5p)
- GV khuyến khích HS về nhà điều chỉnh thời gian biểu cho hợp lý..
- GV nhận xét tiết học
- GV dặn dò HS về tiếp tục thực hiện thời gian biểu mà mình đã lập ra. Và chuẩn bị bài sau.
- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.
- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 6.
- HS lắng nghe
+ HS trả lời theo ý hiểu của HS
- HS chia sẻ theo cặp đôi.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- HS lắng nghe.
- HS cùng làm theo cách chơi
- HS thực hiện theo nhóm.
- HS lắng nghe .
- HS ghi nhớ và thực hiện.
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________________
CÁC TIẾT DẠY BUỔI CHIỀU
KĨ NĂNG SỐNG
XỬ LÍ KHI GẶP NGƯỜI BỊ CO GIẬT
________________________________________________
KĨ NĂNG SỐNG
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI BỊ CHUỘT RÚT
____________________________________________________
CÔNG NGHỆ
(GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY)
______________________________________________
GIÁO DỤC THỂ CHẤT
CHỦ ĐỀ 1: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
BÀI 3: BIẾN ĐỔI ĐỘI HÌNH TỪ MỘT VÒNG TRÒN 
THÀNH HAI VÒNG TRÒN VÀ NGƯỢC LẠI ( TIẾT 2)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:
Đoàn kết, nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
Tích cực tham gia các trò chơi vận động, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi và hình thành thói quen tập luyện TDTT.
2Về năng lực: 
*Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Tự xem trước cách thực hiện biến đổi đội hình từ một vòng tròn thành hai vòng tròn và ngược lại trong sách giáo khoa.
Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.
*Năng lực đặc thù:
NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.
NL vận động cơ bản: Thực hiện được cách biến đổi đội hình từ một vòng tròn thành hai vòng tròn và ngược lại. 
- Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát độ ng tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được cách biến đổi đội hình từ một vòng tròn thành hai vòng tròn và ngược lại .
 II.ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm: Sân trường
Phương tiện:
+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi.
+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.
 III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Nội dung
Lượng VĐ
Phương pháp, tổ chức và yêu cầu
T. gian
S. lần
Hoạt động GV
Hoạt động HS
I. Phần mở đầu
Nhận lớp
Khởi động
- Xoay các khớp cổ
tay, cổ chân, vai,
hông, gối,...
- Trò chơi “Chạy theo số ”
5 – 7’
2-3’
2x8N
GV nhận lớp, thăm
hỏi sức khỏe học sinh
phổ biến nội dung,
yêu cầu giờ học
- GV HD học sinh
khởi động.
- GV hướng dẫn chơi
Đội hình nhận lớp
€€€€€€€€
€€€€€€€
€
HS khởi động theo GV.
HS Chơi trò chơi.
€€€€
€€€€
II. Phần cơ bản:
- Kiến thức.
- Ôn biến đổi đội hình từ một vòng tròn , thành 2 vòng tròn và ngược lại.
-Luyện tập
Tập đồng loạt
Tập theo tổ nhóm
Thi đua giữa các tổ
-Trò chơi “vòng tròn ”
Bài tập PT thể lực:
- Vận dụng:
16-18’
3-5’
3- 5’
lần
lần
lần
2 lần
- GV nhắc lại cách thực hiện và phân tích kĩ thuật động tác
- Cho 1 tổ lên thực hiện cách biến đổi đội hình.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá tuyên dương
GV hô - HS tập theo GV.
GV quan sát, sửa sai cho HS.
Y,c Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực.
Tiếp tục quan sát, nhắc nhở và sửa sai cho HS
-GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.
GV và HS nhận xét đánh giá tuyên
dương.
GV nêu tên trò
chơi, hướng dẫn cách chơi, tổ chức chơi trò chơi cho HS.
Nhận xét tuyên dương và sử phạt người phạm luật
Cho HS bật nhảy 3m
GV cho HS trả lời một số câu hỏi	
	Đội hình HS quan sát tranh
€€€€€€€€
€€€€€€€
€
-HS quan sát GV làm mẫu
-HS tiếp tục quan sát
- Đội hình tập luyện đồng loạt.
-ĐH tập luyện theo tổ
 GV€
Từng tổ lên thi đua
Chơi theo đội hình vòng tròn
HS trả lời
III.Kết thúc
- Thả lỏng cơ toàn thân.
Nhận xét, đánh giá chung của buổi học.
Hướng dẫn HS Tự ôn ở nhà
 -GV hướng dẫn
Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của HS.
VN ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
HS thực hiện thả lỏng
 - ĐH kết thúc
 €€€€€€€
 €€€€€€€
€
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
____________________________________________
NHẬN XÉT
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_05_nam_hoc_2022_2023_giao_vien_l.doc