Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021

1. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu- ghi mục.

2. Luyện đọc:

a. GV đọc toàn bài

- GV HD cách đọc

b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .

+ Đọc từng câu

- Hướng dẫn HS đọc từ khó

+ Đọc từng đoạn trước lớp

+ Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới.

+ cho HS đọc cả bài

3. Tìm hiểu bài :

- Các bạn nhỏ chơi bóng ở đâu ?

- Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu ?

- Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn ?

- Thái độ của các bạn như thế nào khi tai nạn xảy ra ?

- Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận khi mình gây ra tai nạn ?

- Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?

* GV chốt lại : Các em không được chơi bóng dưới lòng đường vì sẽ gây tại nạn

 

doc 25 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 7 :
 Ngày soạn: 18/10/2020. Ngày dạy: Thứ 2 ngày 19 tháng 10 năm 2020.
Buối sáng:
Tiết 1: CHÀO CỜ
 _________________________________
Tiết 2.Toán :
	 BẢNG NHÂN 7. 
I. Mục tiêu:
- Bước đầu thuộc bảng nhân 7.
- Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán.
II.Đồ dùng dạy- học:
- 10 tấm bài, mỗi tấm bìa có gắn 7 hình tròn .
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ:	- 2 HS lên bảng làm bài tập 1 
	-> GV nhận xét. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu – ghi mục.
2. Thành lập bảng nhân 7: 
- HS nhắc lại mục bài.
* HS lập và nhớ được bảng nhân 7 
- GV gắn tấm bìa 7 hình tròn lên bảng hỏi : Có mấy hình tròn ? 
- Có 7 hình tròn 
- 7 hình tròn được lấy mấy lần ? 
- 7 được lấy 1 lần 
-> 7 được lấy 1 lần nên ta lập được phép tính nhân 7 x 1 -> GV ghi bảng phép nhân này 
- Vài HS đọc 7 x 1 = 7 
- GV gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng 
- HS quan sát 
+ Có 2 tấm bìa mỗi tấm bìa có 7 hình tròn . Vậy 7 hình tròn được lấy mấy lần ? 
- 7 hình tròn được lấy 2 lần 
-Vậy 7 được lấy mấy lần ? 
- 7 được lấy 2 lần 
+ Hãy lập phép tính tương ứng với 7 được lấy 2 lần ? 
- Đó là phép tính 7 x 2 
- 7 nhân 2 bằng mấy ? 
- 7 nhân 2 bằng 14 
- Vì sao em biết 7 nhân 2 bằng 14 ?
-> Vì 7 x 2 = 7 + 7 = 14 nên 7 x 2 = 14
- GV viết lên bảng phép nhân 7 x 2 = 14 
- Vài HS đọc 
- GV HD phân tích phép tính 7 x 3 tương tự như trên 
+ Bạn nào có thể tìm được kết quả của phép tính 7 x 4 = ? 
- HS nêu : 7 x 4 = 7 + 7+ 7+ 7 = 28 
 7 x 4 = 28
- Yêu cầu HS tìm kết quả của phép tính nhân còn lại 
- 6 HS lần lượt nêu 
+ GV chỉ bảng nói : đây là bảng nhân 7 
- GV yêu cầu HS đọc bảng nhân 7 vừa lập được 
- Lớp đọc 2 – 3 lần 
- HS tự học thuộc bảng nhân 7 
- GV xoá dần bảng nhân cho HS đọc thuộc lòng 
- HS đọc thuộc lòng 
- GV tổ chức thi đọc thuộc lòng 
- HS thi đọc thuộc lòng 
3. Thực hành: 
Bài 1 : Củng cố cho HS bảng nhân 7 .
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV tổ chức cho HS nối tiếp nêu kết quả.
- HS nối tiếp nêu kết quả 
7 x 3 = 21 7 x 8 = 56 7 x 2 = 14 
7 x 5 = 35 7 x 6 = 42 7 x 10 = 70
7 x 7 = 49 7 x 4 = 28 7 x 9 = 63
-> GV nhận xét sửa sai cho HS 
Bài 2 : Củng cố về tuần lễ có liên quan đến bảng nhân 7 .
- GV gọi HS đọc bài toán 
- HSHT đọc bài toán. 
- GV HD HS làm bài vào vở 
- HSHTT phân tích bài toán -> giải vào vở 
 Bài giải :
 4 tuần lễ có số ngày là :
 7 x 4 = 28 (ngày ) 
 Đáp số : 28 ngày 
-> GVđánh giá một số vở của HS. 
Bài 3 : Củng cố cho HS về cách đếm thêm 7. 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS đếm thêm 7 -> nêu miệng 
-> GV nhận xét. 
IV. Củng cố dặn dò :
- Cho HS đọc lại bảng nhân 7 ? 
- 1 HS đọc
- Về nhà dọc bài chuân bị bài sau 
Tiết 3+ 4.Tập đọc - Kể chuyện :
	 TRẬN BÓNG GIỮA LÒNG ĐƯỜNG
I. Mục tiêu: 
 Tập đọc:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểulời khuyên từ câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng.
Kể chuyện
- Đọc thành thạo câu chuyện
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện
 II. Đồ dùng dạy- học :
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK 
III. Các hoạt động dạy- học :
Tập đọc :
A. Bài cũ : 	
- Đọc bài : Nhớ lại buổi đầu đi học 
-> GV nhận xét .
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu- ghi mục.
2. Luyện đọc:
a. GV đọc toàn bài 
- HS nhắc lại mục bài.
- GV HD cách đọc 
- HS chú ý nghe 
b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
+ Đọc từng câu
- Hướng dẫn HS đọc từ khó 
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu
- HS đọc ĐT- CN 
+ Đọc từng đoạn trước lớp 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
+ Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới.
- HS nêu nghĩa các từ được chú giải ở SGK. 
+ cho HS đọc cả bài
- 3 em HTT đọc cả bài
- Lớp đọc đồng thanh bài 1 lần 
3. Tìm hiểu bài :
- Các bạn nhỏ chơi bóng ở đâu ? 
- Chơi bóng dưới lòng đường 
- Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu ? 
- Vì Long mải đá bóng suýt tông phải xe gắn máy 
- Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn ? 
- Quang sút bóng vào đầu 1 cụ già 
- Thái độ của các bạn như thế nào khi tai nạn xảy ra ? 
- Cả bọn hoảng sợ bỏ chạy 
- Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận khi mình gây ra tai nạn ? 
- Quang sợ tái cả người, Quang thấy chiếc lưng còng của ông cụ giống ông nội mình thế 
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? 
- HS nêu theo ý hiểu 
* GV chốt lại : Các em không được chơi bóng dưới lòng đường vì sẽ gây tại nạn
- HS chú ý nghe 
4. Luyện đọc lại :
- GV HD HS đọc lại đoạn 3 
-1 HS đọc lại 
-1 vài HS HTT thi đọc diễn cảm đoạn 3 và cả bài.
-> GV nhận xét
- Cho lớp đọc ĐT 
- Lớp đọc ĐT 
 Kể chuyện
GV nêu nhiệm vụ : Mỗi em sẽ nhập vai một nhân vật trong câu chuyện, kể lại một đoạn của câu chuyện .
2.GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập: 
- Câu chuyện vốn được kể theo lời của ai ? 
- Người dẫn chuyện 
- Có thể kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của những nhận vật nào ? 
- Kể đoạn 1: Theo lời Quang, Vũ, Long bác lái xe máy 
- Đoạn 2 : theo lời Quang, Vũ, Long , cụ già, bác đứng tuổi .
- Đoạn 3 : Theo lời Quang, ông cụ , bác đừng tuổi, bác xích lô.
- GV nhắc HS thực hiện đúng yêu cầu của kiểu bài tập " Nhập vai " 
- GV gọi HS kể mẫu 
- 1 HS kể mẫu đoạn 1 
- Cả lớp nghe 
- GV nhận xét lời kể mẫu -> nhắc lại cách kể 
- GV mời từng em kể 
- Từng HS kể 
-3- 4 HS khá , giỏi thi kể 
- > Lớp bình chọn người kể hay nhất 
-> GV nhận xét tuyên dương 
3.Củng cố dặn dò: 
- Em có nhận xét gì về nhân vật Quang ? 
- HS nêu 
- GV nhắc HS lời khuyên của câu chuyện 
- HS nghe.
- GV nhận xét tiết học
- Hướng dẫn học ở nhà. 
Tiết 2.Luyện Toán: 
ÔN TẬP
I.Lên lớp.
-Yêu cầu cả lớp làm vào vở THT 
-HS HT: yêu cầu làm bài 1,2.
-HS HTT : làm bài 1 đến bài 4
-GV hướng dẫn HS làm bài.
Tiết 3: Thủ công: 
 GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA ( T1)
I.Mục tiêu:
-Biết cách gấp, cát, dán bông hoa.
-Gấp cát, dán được bông hoa. Các cánh của bồn hoa tương đối đều nhau.
II. Chuẩn bị:
- Giấy thủ công. Kéo, keo
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: Kiểm tra nội dung môn học.
2.Bài mới : Giới thiệu bài- ghi đề.
Thời gian
ND-KT cơ bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
30’
10’
HĐ1:Giới thiệu bài.
HĐ2:Hướng dẫn gấp, cắt, dán bông hoa.
HĐ3:Thực hành.
HĐ4:Nhận xét, đánh giá
-GV đưa ra 1 số bông hoa 5 cánh, 8cánh, 4 cánh.
? Bông hoa 5 cánh được cắt giống cái gì đã được học?
? Em hãy nhắc lại cách cắt ngôi sao?
-Nhận xét.
-Gv đưa mẫu gấp bông hoa.
-GV gấp cho HS quan sát, vừa gấp vừa nói cách gấp.
+Gấp , cắt bông hoa 5 cánh:
Cắt tờ giấy hình vuông rồi gấp giấy giống như gấp ngôi sao 5 cánh, sau đó vẽ cắt theo đường cong, mở ra sẽ được
bông hoa 5 cánh.
+Gấp, cắt bông hoa 4 cánh: Gấp tờ giấy hình vuông thành 8 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt theo đường congsẽ được bông hoa 4 cánh.
+Gấp, cắt bông hoa 8 cánh : Gấp tờ giấy hình vuông thành 16 phần bằng nhau . Sau đó vẽ và cắt theo đường cong sẽ được bông hoa 8 cánh.
-GV treo tranh quy trình lên bảng.
*GV nhắc: HS có thể cắt các bông hoa 4 cánh, 8 cánh có các kích thước khác để trình bày cho đẹp.
-Yêu cầu HS thực hành gấp ,cắt trên giấy nháp
-GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS.
-GV cùng HS nhận xét bài làm của các em.
-Quan sát, nhận xét.
-Giống cắt ngôi sao 5 cánh.
-1 số em nhắc lại.
-HS mở ra và nêu cách gấp.
-Quan sát, theo dõi gv làm.
-HS quan sát.
-3-5 em lên chỉ vào tranh và nhắc lại các bước.
-HS thực hành.
-HS trưng bày sản phẩm, nhận xét.
-HS xem,rút kinh nghiệm.
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét giờ học.
-Về ôn lại các bài đã học, chuẩn bị giấy thủ công, bút màu, thước, chì, kéo, hồ dán.
Ngày soạn: 18/10/2020. Ngày dạy: Thứ 3 ngày 20 tháng 10 năm 2020.
Buối sáng:
Tiết 1. Đao đức: 
 QUAN TÂM CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA ME, ANH CHỊ EM(T1)
I .Mục tiêu
-Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
-Biết đượcvì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
-Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
*KNS:-KN lắng nghe ý kiến của người thân.
-Kn thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ, cảm xúc của người thân.
-KN đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong những công việc vừa sức.
II . Chuẩn bị:
+ Phiếu giao việc cho các nhóm.
+ Các bài thơ, bài hát, các câu chuyện về chủ đề gia đình .
III.Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ :
H : Thế nào là tự làm lấy việc của mình ?
H : Tại sao cần phải tự làm lầy việc của mình ? 
2 . Bài mới : Giới thiệu bài:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* HĐ 1 : HS kể về sự quan tâm chăm sóc của ông ba, cha mẹ dành cho mình 
-GV phát phiếu và yêu cầu HS thảo luận nhóm với nội dung sau : “Hãy nhớ lại và kể cho các bạn trong nhóm nghe về việc mình đã được ông bà, bố mẹ anh chị yêu thương, quan tâm , chăm sóc như thế nào ?
-Mời HS kể lớp nghe .
-GV nhận xét chung.
-YC lớp thảo luận .
H : Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gia đình dành cho em ?
H : Em nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta : Phải sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ ?
*GV kết luận :Mỗi người chúng ta đều cómột gia đình và được ông bà,cha mẹ, anh chị em yêu thương, quan tâm, chăm sóc...
* HĐ 2 : Kể chuyện “Bó hoa đẹp nhất”
-GV kể chuyện theo tranh (Sgk/43)
-YC thảo luận nhóm (GV phát phiếu học tập) theo các nội dung sau .
H : Chị em Ly đã làm gì nhân dịp sinh nhật mẹ ?
H : Vì sao mẹ LY lại nói rằng bó hoa mà chị em Ly tặng mẹ là bó hoa đẹp nhất ?
-YC đại diện nhóm trình bày .
* GV chốt ý kết luận :Con cháu có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình . Sự chăm sóc của các em sẽ mang lại niềm vui hạnh phúc cho ông bà, cha mẹ và mọi người trong gia đình 
* HĐ 3 : Đánh giá hành vi .
-GV đưa ra một số tình huống, 
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm, đưa ra cách đánh giá của mình.
-Theo dõi, nhận xét, bổ sung.
*KL: Mọi người trong gia đình cần quan tâm ,chăm sóc lẫn nhau.
-HS trao đổi theo nhóm 2.
-5-6 em kể, các bạn góp ý bổ sung .
- Hoạt động cá nhân .
- 2, 3 em trả lời, lớp bổ sung .
- 2, 3 em trả lời, lớp bổ sung .
-HS lắng nghe .
2-3 em nhắc lại trước lớp 
-HS quan sát lắng nghe .
-Thảo luận nhóm theo ... 
- HS thảo luận nhóm.
- Quan sát hình 1a, 1b trang 28.
Hoạt động 2: Chơi trò chơi thử phản xạ đầu gối và ai phản ứng nhanh
- GV hướng dẫn cách chơi: Thử phản xạ đầu gối
- HS đọc lại phần bài học SGK.
- HS nhắc lại.
- HS thảo luận nhóm.
- Các nhóm báo cáo kết quả nội dung các hình vẽ của nhóm mình. 
- Các nhóm báo cáo bổ sung.
- HS chơi theo nhóm.
- HS chơi trò chơi: Ai phản ứng nhanh.
- HS chơi theo sự hướng dẫn của GV và lớp trưởng.Lớp nhận xét – tuyên dương những nhóm chơi nhanh.
- HS đọc lại phần bài học SGK.
- Biết được tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động phản xạ.
4. Củng cố: 
- Hỏi lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tuyên dương những HS có phản xạ nhanh.
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài và làm bài tập và chuẩn bị bài sau Hoạt động thần kinh (tiếp theo)
Tiết 2.Toán :
	 	 LUYỆN TẬP .
I. Mục tiêu : 
- Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và vận dụng vào giải toán.
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
II. Đồ dùng dạy- học:
- SGK.
III. Các hoạt động dạy học .
A.Bài cũ:
 – Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào ? 
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu- ghi mục.
2. Luyện tập:
Bài 1: Củng cố gấp một số lên nhiều lần.
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS nhắc lại mục bài.
- HSHT nêu yêu cầu bài tập 
- 1 HSCHT đọc bài mẫu 
+ Em hãy giải thích cách làm ở bài mẫu 
- Gấp 4 lên 6 được 24 
( nhân nhẩm 4 x 6 = 24 ) 
- GV yêu cầu HS làm nháp , mời 3 HS lên bảng 
- HS làm bài vào nháp + 3 HSHTT lên bảng 
- Lớp nhận xét.
 7->35 gấp 5 lần 6-> 42 gấp 7 lần 
- GV nhận xét, sửa sai
 5 -> 40 gấp 8 lần 4 -> 40 gấp 10 lần
 Bài 2: 
* Củng cố về nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu bài tập 2
- GV yêu cầu HS thực hiện bảng con.
- GV nhận xét , sửa sai.
- HS làm vào bảng con.
 Bài 3:
* Vận dụng được quy tắc gấp 1 số lên nhiều lần để giải bài có lời văn.
- GV gọi HS nêu bài toán
- HS nêu bài toán
- GV hướng dẫn HS phân tích bài toán và giải.
- HSHTXS phân tích bài toán – giải vảo vở.
- Lớp đọc bài – nhận xét.
 Bài giải
 Số bạn nữ tập múa là:
 6 x 3 = 18 (bạn nữ)
- GV nhận xét – kết luận bài giải đúng 
 Đáp số: 18 bạn nữ
Bài4:
* Vẽ được các đoạn thẳng bằng cách vận dụng về gấp 1 số lên nhiều lần 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 4
- GV yêu cầu học sinh vẽ vào vở.
- HS dùng thước vẽ các đoạn thẳng có số đo cho trước vào vở
- 2 HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét – kết luận bài đúng
3. Củng cố dặn dò:
- Nêu lại ND bài?
- 1êm nêu.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Tập làm văn:
	 TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP 
I. Mục tiêu :
- Nghe- kể lại được câu chuyện Không nỡ nhìn.
- Bước đầu biết cùng các bạn tổ chức cuộc họp trao đổi về một vấn đề liên quan tới trách nhiệm của HS trong cộng đồng hoặc một vấn đề đơn giản do GV gợi ý. 
II. Đồ dùng dạy- học :
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK 
- Bảng lớp viết 4 gợi ý kể chuyện của BT 1 . 5 bước tổ chức cuộc họp 	
III. Các hoạt động dạy- học :
A. Bài cũ:	- 3 HS đọc lại bài viết : Nhớ lại buổi đầu em đi học. 
	 - GV + HS nhận xét 
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu- ghi mục.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- HS nhắc lại mục bài.
 Bài tập 1 : 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS nêu yêu cầu bài tập 1 
- GV yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh hoạ truyện, đọc thầm 4 câu hỏi gợi ý 
- HS quan sát tranh đọc thầm câu hỏi gợi ý 
- GV kể chuyện 
- HS chú ý nghe 
+ Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt ? 
- Anh ngồi 2 tay ôm mặt 
+ Bà cụ bên cạnh hỏi anh điều gì ?
Cháu nhức đầu à ? có cần dầu xoa không ? 
+ Anh trả lời thế nào ?
- Cháu không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng 
- GV kể 2 lần 
- HS chú ý nghe 
- GV gọi HS giỏi kể 
- 1 HS giỏi kể lại chuyện 
- Từng HS tập kể 
- GV nhận xét , bổ sung.
+ Em có nhận xét gì về anh thanh niên ?
- HS phát biểu theo ý mình 
-> GV chốt lại tính khôi hài của câu chuyện 
- HS chú ý nghe 
 Bài tập 2 :
- 1 HS đọc lại trình tự 5 bước của cuộc họp 
- GV nhắc HS cần chọn nội dung vấn đề 
được các tổ quan tâm 
- Từng tổ làm vịêc theo trình tự 
+ Chỉ định 2 người đóng vai tổ trưởng 
+Tổ trưởng chọn ND họp 
+ Họp tổ 
-> GV theo dõi HD các tổ họp 
- 2- 3 tổ thi tổ chức cuộc họp 
-> cả lớp nhận xét 
3. Củng cố dặn dò :
- Nêu lại ND bài ? 
- 1em
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau 
Buổi chiều:
Tiết 1.L.Toán
ÔN TẬP
Tiết 2.Luyện TV:
ÔN TẬP
Tiết 3.Luyện TV:
ÔN TẬP
Ngày soạn: 18/10/2020. Ngày dạy: Thứ 6 ngày 23 tháng 10 năm 2020.
Buối sáng:
Tiết 1.Toán :
	 	 	BẢNG CHIA 7
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu thuộc bảng chia 7.
- Vận dụng được phép chia 7 trong giải toán có lời văn( có một phép chia 7). 
II. Đồ dùng dạy- học :
- Các tấm bìa, mỗi tấm bài có 7 chấm tròn 	
III. Các hoạt động dạy- học :
A. Bài cũ:	- Đọc bảng nhân 7 ( 2 HS ) 
	- GV nhận xét 
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu- ghi mục.
2.Hướng dẫn HS lập bảng chia 7: 
- HS nhắc lại mục bài.
Yêu cầu lập và nhớ được bảng chia 7 
- GV cho HS lấy 1 tấm bìa ( có 7 chấm tròn ) 
- HS lấy 1 tấm bìa 
+ 7 lấy 1 lần bằng mấy ?
- 7 lấy 1 lần bằng 7 
- GV viết bảng : 7 x 1 = 7 
- GV chỉ vào tấm bìa có 7 chấm tròn và hỏi : 
+ Lấy 7 chấm tròn chia thành các nhóm 
mỗi nhóm có 7 chấm tròn thì được mấy nhóm ? 
- Thì được 1 nhóm 
- GV viết bảng : 7 : 7 = 1 
- GV chỉ vào phép nhân và phép chia ở trên 
- HS đọc 
- GV cho HS lấy 2 tấm bìa ( mỗi tấm có 7 chấm tròn )
- HS lấy 2 tấm bìa 
+ 7 Lấy 2 lần bằng mấy ? 
- 7 lấy 2 lần bằng 14 
- GV viết bảng : 7 x 2 = 14 
- GV chỉ vào 2 tấm bìa mỗi tấm bìa có 7 
chấm tròn và hỏi : Lấy 14 chấm tròn chia đều thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 chấm tròn thì được mấy nhóm ?
- Được 2 nhóm 
- GV viết lên bảng : 14 : 7 = 2 
- GV chỉ vào phép nhân và phép chia 
- HS đọc 
* Làm tương tự đối với 7 x 3 = 21 Và 
21 : 7 = 3 
- GV HD HS tương tự các phép chia còn lại 
- GV cho HS đọc lại bảng chia 7 
- HS luyện đọc lại theo ĐT, cá nhân 
- GV gọi HS luyện đọc bảng chia 7 
- 1 vài HS đọc thuộc bảng chia 7 
3.Thực hành :
 Bài 1 : Củng cố về bảng chia 7 
-HSCHT -HSHT
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu BT1 
- Yêu cầu HS nêu miệng kết quả 
- HS làm nhẩm -> nêu miệng kết quả 
 28 : 7 = 7 70 : 7 = 10 
 14 : 7 = 2 56 : 7 = 8 
 49 : 7 = 7 35 : 7 = 5 ..
-> cả lớp nhận xét 
-> GV nhận xét 
Bài 2 : Củng cố về mối quan hệ giữa nhân với chia .
-HSCHT- HT 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS tính nhẩm -> lên bảng làm. 
- HS tính nhẩm lần lượt lên bảng làm. 
 7 x 5 = 35 7 x 6 = 42 
 35 : 7 = 5 42 : 6 = 7 
 35 : 5 = 7 42 : 7 = 6 
- GV hỏi : 
+ Làm thế nào nhẩm nhanh được các phép tính chia ?
- Lấy tích chia cho 1 thừa số, được thừa số kia 
- Cả lớp nhận xét 
-> Gv nhận xét 
 Bài 3+ 4: * Giải được bài toán có lời văn về chia thành 7 phần bằng nhau 
Và chia theo nhóm 7 
Bài 3 : 
- GV gọi HS nêu bài toán 
- HS nêu bài toán 
- GV HD HS phân tích, giải 
- HS phân tích giải vào vở 
 Bài giải :
 Mỗi hàng có số HS là :
 56 : 7 = 8 ( HS ) 
 Đáp số : 8 HS 
-> GV nhận xét sửa sai cho HS 
 Bài 4 : - GV gọi HS nêu bài toán 
 - HS nêu yêu bài toán 
- GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm , lớp làm vào vở 
- HS làm vào vở, 1 HSHTXS lên bảng làm 
-> Lớp nhận xét 
 Bài giải :
 Xếp được số hàng là :
 56 : 7 = 8 ( hàng ) 
 Đáp số : 8 hàng 
-> GV đánh giá một số vở của HS 
4. Củng cố dặn dò : 
- Đọc lại bảng chia 7 
- 1 HS 
- Về nhà đọc lại bài chuẩn bị bài sau 
Tiết 2.GDKNS:
CHỦ ĐIỂM THÁNG 10: HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
Tiết 3.TN và HX:
HOẠT ĐỘNG THẦN KINH (TIẾP THEO)
I. Mục tiêu
- Kiến thức: 
+ Nêu được ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống.
- Kĩ năng: 
+ Thực hành một số phản xạ.
+ Phân tích được các hoạt động phản xạ. 
+ Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh phán đoán hành vi có lợi và có hại; làm chủ bản thân: Kiểm soát cảm xúc và điều khiển hoạt động suy nghĩ; ra quyết định để có những hành vi tích cực, phù hợp.
- Thái độ:
+ HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ quan thần kinh.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: 
+ Các hình trong SGK.
- Học sinh:
+ SGK.
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu các cơ quan thần kinh?
- Kiểm tra một vài vở BT của HS.
- Nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài: 
- Hôm nay các em học bài Hoạt động thần kinh. 
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Em phản ứng như thế nào?
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
+ Em phản ứng khi nào?
+ Cơ quan nào điều khiển phản ứng đó?
- Yêu cầu HS kể thêm.
Hoạt động 2: Thực hành thử phản xạ đầu gối
- Học tập theo nhóm sau đó trả lời câu hỏi.
- Em đã tác động như thế nào vào cơ thể?
- Phản ứng của chân như thế nào?
- Do đâu chân có phản ứng như thế?
Hoạt động 3: Trò chơi ai phản ứng nhanh
-Yêu cầu HS chia thành nhóm. Mỗi nhóm đứng thành một vòng tròn.
- GV hướng dẫn cách chơi, cho HS chơi thử, sau đó cả lớp cùng chơi.
- HS lắng nghe nhắc lại.
- HS thảo luận trả lời theo nhóm. 
- Các nhóm khác bổ sung.
- HS kể.
- HS thực hành thử phản xạ.
- HS chia thành các nhóm lần lượt bạn này ngồi, bạn kia thử phản xạ đầu gối.
- HS tham gia chơi tích cực.
- HS nêu. 
- Lắng nghe và thực hiện.
- Nêu ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
4. Củng cố: 
- Hỏi lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học 
5. Dặn dò: 
- Về nhà làm BT và học thuộc bài. 
- Chuẩn bị bài sau Vệ sinh thần kinh
Tiết 5: HĐTT
 SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Đánh giá một số hoạt động trong tuần 7 
- Triển khai kế hoạch tuần 8
II. Các nội dung cụ thể:
1.Lớp trưởng điều hành 
- Yêu cầu các tổ báo cáo
- Đại diện các tổ lên báo cáo( Tổ trưởng)
+ Nề nếp; Học tập;Các hoạt động khác
- Bình chọn cá nhân có thành tích
2. Giáo viên triển khai kế hoạch tuần 8:
+ Nề nếp: Duy trì nề nếp học tập. Sinh hoạt 15 phút đầu giờ đúng nội dung.
Không được vắng học vô lí do.
+ Học tập: Học bài và làm bài ngay tại lớp. Về nhà ôn lại kiến thức đã học và xem trước bài mới.
3. Các hoạt động khác: 
+ Tích cực chăm sóc bồn hoa cây cảnh
+ Vệ sinh lớp và khu vực phân công sạch sẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_7_nam_hoc_2020_2021.doc